Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

K

ken_crazy

câu 7:
Câu 7: Trong tế bào ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau đây:1. ADN kết hợp với prôtêin theo tỷ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản;2. Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin theo tỷ lệ tương đương tạo thành sợi nhiễm sắc;3. Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin;4. Prôtêin enzim (Pôli III) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN;5. Prôtêin (Represson) đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích gen khởi động;6. Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN.Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền.
A. 3, 4, 5, 6; B. 1, 3, 4, 5; C. 1, 4, 5, 6; D. 2, 3, 4, 6;
Câu này gthich theo mình như sau:
1.Sai .Đối với sợi cơ bản thì 146 cặp Nu thì chỉ có 8 protein histon tỷ lệ này ko tương đương
2.Sai. Sợi nhiễm sắc là do sợi cơ bản xoắn cuộn tạo thành
3.Đúng . Ko ji bàn cả
4.Đúng .Các enzim hầu hết có bản chất là protein kể cả enzim ADN polimeraza
5.Đúng .Theo sách mới thì nó sẽ ức chế lên vùng vận hành O
6.Đúng. như 4
Câu này chỉ cần xác định chắc rằng 1,2 sai thì chọn dc rồi
 
K

ken_crazy

câu 11 : gthich rõ cthuc giúp nha dinhmanha3
câu 12 : Sao ko là đầu 5' mà là 3'

Câu 19 : Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. B. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.
Nếu gphan 1, 2 bthuong : tạo ra giao tử n
GPhan 1 ko bthuong và gphan 2 bthuong sẽ tạo ra các giao tử sau: n+1 , n-1
Kết hợp lại ta dc đáp án đầy đủ như câu D : 2n= n+n ; 2n-1= (n-1)+ n ; 2n+1= (n+1) +n ; 2n-2 = 2(n-1) ; 2n+2= 2(n+1)

Câu 20: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 3,75%. B. 18,75%. C. 56,25%. D. 37,5%.
ta có:
p^2=9q^2
p+q=1
=> p ,q .Sau đó thế vào cthuc : p^2AA + 2pqAa + q^2aa =1
câu 22:
Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng; thuận tay phải do gen trội B, thuận tay trái do gen b; gen nằm trên NST thường. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông, thuận tay phải lấy chồng bị bệnh máu khó đông, thuận tay trái. Tần số alen B trong quần thể người là 0,8. Xác suất họ đẻ 1 con trai máu đông bình thường, thuận tay trái là:
A. 8,33 %. B. 12,5%. C. 16,66%. D. 25%.
Áp dụng dluat hacdi-vandec cho gen thuận tay
=> BB =0,64 ; Bb=0,32
=> để con trai thuận tay trái thì mẹ phải có Kgen Bb => T/suat me có Kgen di hợp là : 1/3
Xác suất sinh con có máu đông bthuong : 1/2
Xác suất sinh con trai có máu đông bthuong : 1/2
=> Xác suất sinh con trai máu đông bthuong và thuận tay trái là : 1/2*1/2*1.3= 0,0833=> A
 
D

dinhmanh3a

Bạn có thể giải thích rõ hơn về cái công thức ấy dc ko?
mình nghĩ như thế này, với 4 giá trị T,T,L,L như bạn đã làm làm thì sẽ có 4! trường hợp có thể xảy ra gồm 2!.2! trường hợp giống nhau (đây là hoán vị có lặp). trong các bài toán tổ hợp, có mấy bài toán dạng này đấy
(ví dụ:cho 2 chữ số 1 và 2. có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số trong đó có hai chữ số 1 và hai chữ số 2 [TEX]\Rightarrow\frac{4!}{2!.2!}=6 )[/TEX]
 
K

ken_crazy

Cái này mới sưu tầm :
# Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn.
- Trường hợp 1: loài có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k:
Số loại giao tử = 2^(n + k)
- Trường hợp 2: Loài có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không xảy ra cùng lúc với n > Q:
Số loại giao tử = 2^n.3^Q
- Trường hợp 3: loài có n cặp NST, có m cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không cùng lúc và 2 trao đổi đoạn cùng lúc:
Số loại giao tử: 2^(n + 2m)

Theo đề bài :
Câu 11: Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép; các cặp còn lại PLĐL. Số loại trứng khác nhau về thành phần NST là:

A. 16 loại; B. 256 loại; C. 6 loại. D. 128 loại;
Thì ta áp dụng cthuc của Trường HỢp 3
Giải thích như dinhmanha3 ko phù hợp
Vì nếu chọn như bạn thì b=2 còn c =2
=> kq = 2^(4+2+2*2)=
 
A

anyds

tớ nghĩ thế này: với với a cặp nhiễm sắc thể trong, a cặp đó nếu có b cạp trao đổi đơn và c cặp trao đổi kép ( 2 trao đổi đơn) thì số loại giao tử có thể tạo ra là:
[TEX]2^{a+b+2c}[/TEX]
trao đổi chéo tại 1 điểm là dạng AB\ab tao 4 loại gtu(hoán vị gen) trao đổi chéo tại 2 điểm cùng thởi điểm là dang ABC\abc tạo 8 loại gtu(tính lun chéo kép) còn trao do trao đổi chéo tại 2 điểm ko cùng thời điểm là dạng ABC\abc tạo 6 loại gtu (ko tính chéo kép)
như vậy câu đó dc tính là
[TEX]2^2*8*8=256[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

anyds

Câu 12: Khi tARN vân chuyển axit amin đến tiếp xúc với ribôxôm để giải mã thì đầu…của tARN gắn với nhóm…,của axit amin.

A. -3’OH của ARNt gắn với –NH2 của axit amin

B. - 5’P của ARNt gắn với –NH2 của axit amin

C. -3’OH của ARNt gắn với -COOH của axit amin

D. -5’P của ARNt gắn với -COOH của axit amin
Câu này chiều của tARN thì mình giải thích rồi.Còn OH gắn với COOH vì giống ADN OH gắn vào ptu axit thì ở đây cũng vậy(đây là do tự mình suy luận ko thấy sách nào ghi hết)
 
L

lamanhnt

forum.hoahoc.org /showthread.php?p=57510#post57510
Một số đề sinh mình mới sưu tầm được.
 
K

ken_crazy

Câu này chiều của tARN thì mình giải thích rồi.Còn OH gắn với COOH vì giống ADN OH gắn vào ptu axit thì ở đây cũng vậy(đây là do tự mình suy luận ko thấy sách nào ghi hết)
Đồng ý với cách suy luận này. Mình cũng hỉu thế . Nếu có thầy nào chỉ giúp thì hay biết mấy
CÁc bạn còn có câu nào thắc mắc tiếp ko mình giải quyết luôn . Nếu ko có ji tối nay sẽ đưa lên đề mới ...
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

hùm, tớ đã hỏi thầy về vấn đề này sẽ phản hồi sớm:D
Tớ check lại link rồi vẫn ổn. Cái trang này sắp hết băng thông nên sập xòe là chuyện bt.
 
L

lamanhnt

Câu 12: Khi tARN vân chuyển axit amin đến tiếp xúc với ribôxôm để giải mã thì đầu…của tARN gắn với nhóm…,của axit amin.

A. -3’OH của ARNt gắn với –NH2 của axit amin

B. - 5’P của ARNt gắn với –NH2 của axit amin

C. -3’OH của ARNt gắn với -COOH của axit amin

D. -5’P của ARNt gắn với -COOH của axit amin
tớ mới tìm được tài liệu liên quan đến vấn đề này
://www.mediafire.com/?otwmlyxog1e
 
L

lamanhnt

còn đây là đề số 2. Mời các bạn cùng thử sức.
://www.mediafire.com/?yydtynizvmm
 
A

anyds

người ta không sử dụng phương pháp nào để thu lấy gen cần chuyển ở người trước khi cần chuyển vào vi khuẩn e coli
A.chuyển nhân tb người vào vk ecoli
B.tách mARN trưởng thành sau đó phiên mã ngược
C.tổng hợp ADN bằng pp hoá học- trong ống nghiệm
D.tách trưc tiếp gen đó từ ADN trên NST người
cùng thảo luận câu nảy đi các bạn.Mình chọn D................................
 
K

ken_crazy

Mình Chọn Câu này là A . Mà sao có thể chuyển nhân tế bào người vào được vì nhân tế bào người đâu thể nào sống dược ở ngoài cơ thể người. Chỉ có thể là 1 đoạn gen nào đó thôi , chứ ko thể nào là cả bộ nhiễm sắc thể người dc.
Còn câu D chính xác hoàn toàn .Vì đây là 1 cách lấy gen trực tiếp trong bộ gen của con người để kết hợp với thể truyền làm thành ADN tái tổ hợp . Lúc đầu phân vân A với C . Nhưng câu A sai rõ ràng quá, còn câu C thì chưa bít có thực hiện dc ko nên hênh xui. mình chọn A
 
L

lamanhnt

Câu 1: theo đac-uyn, nguyên nhân của sự tiến hóa là:
A sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến quá trình chọn lọc tự nhiên.
B tác dụng trực tiếp của cơ thể sinh vật lên sinh vật trong quá trình phát triển của cơ thể và loài.
C chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D tác động của sự thay đổi ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài.
Với câu hỏi này phương án lựa chọn của mình là C. Có thể trả lời ngắn gọn nguyên nhân của sự tiến hóa chính là chọn lọc tự nhiên. Như sách sinh học cơ bản có nói:” trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể.Theo quần thể, số lượng cả thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đác uyn gọi quá trình này là tiến hóa.

Câu 4: để chọn giống lúa có đặc tính chống chịu: chịu mặn, chịu phèn ...đồng hợp về tất cả các gen thì cần áp dụng phương pháp:
A tạo dòng tế bào xôma có biến dị. B gây đột biến nhân tạo.
C nuôi cấy hạt phần D chuyển gen.
Cần để ý câu hỏi đề cập đến hai vấn đề:
1/tạo được ra các giống lúa có các đặc tính chống chịu
2/đồng hợp về tất cả các gen
-->câu trả lời đúng là C. PP nuôi cấy hạt phần có hiệu quả cao khi chọn các cây có đặc tính: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu mặn, kháng bệnh… và các dòng nhận được đều thuần chủng vì chúng được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu, tính trạng chọn lọc sẽ rất ổn định.
Câu 5: Dựa vào màu sắc của các loại tảo thì nhóm tảo nào có khả năng quang hợp ở dưới nước sâu nhất
A tảo vàng. B tảo nâu C tảo đỏ D tảo lục

cái này thì liên quan đến quá trình quang hợp, kiến thức lớp 11. Mình nghĩ là ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Ở vùng sâu đại dương, ánh sáng xâm nhập tới có bước sóng rất khác so với các thủy vực nông, trong điều kiện đó phycobilin có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn so với chlorophyl a. Điều này đã giải thích tại sao tảo đỏ có thể phân bố tới độ sâu 268m.-->C
Câu 7: / những dấu hiệu ở ngưoiừ: cơ quan thoái hóa, hiện tượng lại giống, sự phát triển phôi người lặp lại các giai đoạn lịch sử phát triển đã chứng minh quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật:
A không xương sống, đặc biệt quan hệ gần gũi với thú
B có xương sống, đặc biệt quan hệ gần gũi với bò sát
C có xương sống, đặc biệt quan hệ gần gũi với chim
D có xương sống, đặc biệt quan hệ gần gũi với thú.
Câu này thì đơn giản rồi D.Quan trọng là nhắc lại các đơn vị kiến thức cần ghi nhớ trong vấn đề này là:
Cơ quan thoái hóa: chính là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trường thành. Do đk sống của loài thay đổi nên các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu tiêu giảm và hiện chỉ để lại vài vết tích xưa kia. VD như là: lỗ huyệt ở trăn, di tích đai hông, xương đùi, xương chày ở cá voi…
Hiện tượng lại giống: sự biểu hiện những tính trạng của tổ tiên. Các tính trạng xuất hiện ở người và cả động vật.
VD như là: người có lông, có đuôi, rắn có chi...

Tình hình là từ chỗ mình cop ra ngoài này hơi bất tiện. Bị lệch phông tùm lum cảm, cũng khó trao đổi nếu không cop câu hỏi ra.Hocmai không có hỗ trợ Vntime. Khó nghĩ thật. Tối mình sẽ post tiếp ý kiến những câu hỏi khác hey.Mấy câu tính toán mình sẽ post riêng vào một chỗ để mọi người tiện trao đổi. Hỏng hết phông rồi8-}
 
Top Bottom