Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
N

ngoisaotim

1) Về tác gia Nam Cao: cần nắm được quan điểm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn (dễ ra lắm :D ), cũng nên chú ý môt chút đến tiểu sử, sau này lỡ có phân tích một vài tác phẩm của Nam Cao (như Chí Phèo chẳng hạn) sẽ có cái để liên hệ!
2) Theo mình thì có thể ra một số đề như sau:
*Phân tích tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.
*Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
*Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong 6 ngày cuối cùng của cuộc đời (cái này hơi khó ra :) )
*Phân tích giá trị hiện thực/giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Chí Phèo".
*Phân tích các nhân vật khác (Bá Kiến, Thị Nở...)
Tạm thời mình chỉ nghĩ được đến thế thui :p
 
T

tranquang

ngoisaotim said:
1) Về tác gia Nam Cao: cần nắm được quan điểm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn (dễ ra lắm :D ), cũng nên chú ý môt chút đến tiểu sử, sau này lỡ có phân tích một vài tác phẩm của Nam Cao (như Chí Phèo chẳng hạn) sẽ có cái để liên hệ!
2) Theo mình thì có thể ra một số đề như sau:
*Phân tích tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.
*Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
*Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong 6 ngày cuối cùng của cuộc đời (cái này hơi khó ra :) )
*Phân tích giá trị hiện thực/giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Chí Phèo".
*Phân tích các nhân vật khác (Bá Kiến, Thị Nở...)
Tạm thời mình chỉ nghĩ được đến thế thui :p

Câu trả lời này cũng là khá đầy đủ cho câu hỏi của "kingjames". Anh xin bổ sung thêm một vài ý kiến!

1. Học về tác giả Nam Cao: Chia theo thời gian để học (Được phân chia theo cách: Trước Cách mạng tháng Tám và Sau Cách mạng tháng Tam - 1945... thì con người và phong cách nghệ thuật cùng nội dung tác phẩm có sự thay đổi ra sao)

Tất cả các tác giả như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân... cũng có thể áp dụng cách này!

2. Còn về tác phẩm Chí Phèo thì quan trọng và chủ yếu nhất vẫn là đề về phân tích nhân vật Chí Phèo và đề phân tích giá trị hiện thực/ giá trị nhân đạo của tác phẩm này!

Ok?
 
S

sakak

Học về Chí Phèo, cứ chia giai đoạn cuộc đời nó ra mà học: Dễ nhớ!

1. Trước khi đi tù: Hắn thế nào? => Nam Cao gửi gắm cái gì vào đó?

2. Sau khi đi tù về: Hắn ra sao? => Nam Cao muốn nói gì?

3. Cuộc "thác loạn" với Thị Nở đã đem lại cho Chí cảm nhận gì về cuộc đời! ;))

Nên chia theo kiểu cây thư mục => bà con sẽ thấy là môn Văn không khó và nó cũng có quy tắc riêng đấy!
 
T

thanhha12a4

wuyettam said:
thanhha12a4 said:
ANH QUANG A` cho em hỏi đề nài nhé:
" Em hãy phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn MInh Châu."
cho mình góp một chút ý kiến nhé!! ;)
Nhân vật N được NMC xây dưng bằng bút pháp lãng mạn ...,mang vẻ đẹp toàn diện về cả ngoại hình lẫn tâm hồn(đén đây thì ta có thể phân tích như phân tích nhân vật...)
Vẻ đẹp lãng mạn của Nguyệt còn được gắn liền và song hành với mảnh trăng...từ đó làm tôn thêm , nổi bật nét đẹp trong tâm hồn N (phân tích về nét đẹp của N dưới ánh trăng và sau khi trăng k còn nữa)
Dó là y kiến phiến diện của mình thui...mong moi người chỉnh sửa giúp...! ;)
cảm ơn bạn nhé!!
Còn đề nài thì sao?
" Em phân tích hình tượng li khách trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm."
 
W

wnht

Anh tranquang và các bạn ơi, cho em hỏi cách làm bài và những dàn ý cần có trong đề sau:
"Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc là một thành công về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Mảnh Trăng cuối rừng"
Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện đặc sắc đó để làm rõ ý kiến trên.
 
W

wnht

Em cũng xin hỏi thêm, một tác phẩm Văn học có rất nhiều khía cạnh, vấn đề để hỏi. Đề thì cũng rất phong phú, có thể xoay đảo nhiều chiều bằng nhiều cách hỏi để ko bị trùng lặp.
Bọn em thì hay chỉ được học trên nhà trường những đề quen thuộc và đơn giản như Phân tích tác phẩm và làm như bình thường dựa trên tất cả những gì cô cung cấp, chỉ cần nhớ đủ ý của cô là được.
Nhưng đi thi ĐH, đề ko hỏi như thế. Nó lại hay hỏi kiểu như đề trên về MTCR, buộc phải biết chọn lọc ý và phân tích đúng hướng.
Làm thế nào để khi đứng trước cái đề có cách hỏi hơi lạ mà xác định được hướng làm và những ý nào là đúng và bao nhiêu là đủ.
Mọi người giúp em nhé.
 
D

dinhquyet1990

Một câu hỏi hay đấy cô giáo e cũng toàn ra đề kiểu vậy hok ah`..........Em lo wa phân tích bt còn sợ ko đủ mà theo mấy cái đề kia sao tụi e chịu cho thấu
 
W

wuyettam

thanhha12a4 said:
wuyettam said:
thanhha12a4 said:
ANH QUANG A` cho em hỏi đề nài nhé:
" Em hãy phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn MInh Châu."
cho mình góp một chút ý kiến nhé!! ;)
Nhân vật N được NMC xây dưng bằng bút pháp lãng mạn ...,mang vẻ đẹp toàn diện về cả ngoại hình lẫn tâm hồn(đén đây thì ta có thể phân tích như phân tích nhân vật...)
Vẻ đẹp lãng mạn của Nguyệt còn được gắn liền và song hành với mảnh trăng...từ đó làm tôn thêm , nổi bật nét đẹp trong tâm hồn N (phân tích về nét đẹp của N dưới ánh trăng và sau khi trăng k còn nữa)
Dó là y kiến phiến diện của mình thui...mong moi người chỉnh sửa giúp...! ;)
cảm ơn bạn nhé!!
Còn đề nài thì sao?
" Em phân tích hình tượng li khách trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm."
sorry bạn này nhá!! Hồi học lớp 11..mình k được học tác phẩm "Tống Biêt Hành.." mặc dù rất thích :( ...cái này bạn này phải hỏi các sư phụ thui..mình cũng rất mún bít.,, :-/
 
W

wuyettam

ah ! bạn nào có bài phân tích về các tp "Thơ Duyên"."Tống biêt hành","Đây Mùa Thu Tới".."Đây Thon Vĩ Dạ"...đưa lên diễn đàn cho mình xem với...!mình k được học mấy tp đó..nên bi giờ k bít gì cả..:(
nếu người ta cho đề vào mấy tác phẩm đó thì ..sẽ như thế nào nhỉ....?nếu có thì ...đưa cả dàn ý chi tiêt nhé..:)
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
cảm ơn bạn nhé!!
Còn đề nài thì sao?
" Em phân tích hình tượng li khách trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm."

Trong Thi nhân Việt Nam nhà phê bình Hoài Thanh thật tinh tế khi cho
rằng: “Trong bài Tống biệt hành thấy sống lại cái khoâng khí riêng của nhiều bài thơ
cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại". Bài thơ khó hiểu vì từ ngữ trong thơ hàm súc, dồn nén, nhiều chỗ tỉnh lược; giữa các dòng thơ có nhiều khoảng trống tạo thành một vẻ đẹp bí ẩn và cổ kính rất hiếm thấy trong thơ hiện đại.
Hình tượng "người li khách" nên phân tích theo hai hướng sau đây:

1. Đoạn đầu bài thơ (Đưa người ta không đưa qua sông --> mẹ già cũng đừng mong): Sự quyết chí của người ra đi, và bên cạnh đó là nỗi lòng của người đưa tiễn

2. Đoạn 2 cũng là đoạn cuối bài thơ (Ta biết người buồn ... như hơi rượu say): Nỗi lòng của "li khách" hiện lên trong sự hồi tưởng của người đưa tiễn.

Các mem có thể cho thêm ý kiến đóng góp... và hiện tại anh cũng chỉ đưa ra được các vấn đề cơ bản như vậy!


 
T

tranquang

wnht said:
Anh tranquang và các bạn ơi, cho em hỏi cách làm bài và những dàn ý cần có trong đề sau:
"Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc là một thành công về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Mảnh Trăng cuối rừng"
Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện đặc sắc đó để làm rõ ý kiến trên.

>>> Về vấn đề này thì anh nghĩ em nên đi sâu vào phân tích tình huống truyện và hình ảnh của tác phẩm:

1. TÌnh huống 2 người trao đổi thư từ qua một người trung gian

2. Tình huống 2 người cùng gặp nhau trên 1 chuyến xe băng rừng Trường Sơn

3. Tình huống cả 2 cùng trải qua những giây phút nguy hiểm

=> Tất cả nhằm 1 dụng ý của tác giả, đưa đến cho đọc giả nhiều cảm xúc khi đọc truyện. Rồi một cái kết nửa vời, cái kết mở trong tác phẩm cũng cần phải nói đến

4. Cần phân tích đôi chút về hình ảnh "mảnh trăng cuối rừng" => chất xúc tác tuyệt vời để cho những tình huống truyện độc đáo thăng hoa.
 
T

tranquang

wnht said:
Em cũng xin hỏi thêm, một tác phẩm Văn học có rất nhiều khía cạnh, vấn đề để hỏi. Đề thì cũng rất phong phú, có thể xoay đảo nhiều chiều bằng nhiều cách hỏi để ko bị trùng lặp.
Bọn em thì hay chỉ được học trên nhà trường những đề quen thuộc và đơn giản như Phân tích tác phẩm và làm như bình thường dựa trên tất cả những gì cô cung cấp, chỉ cần nhớ đủ ý của cô là được.
Nhưng đi thi ĐH, đề ko hỏi như thế. Nó lại hay hỏi kiểu như đề trên về MTCR, buộc phải biết chọn lọc ý và phân tích đúng hướng.
Làm thế nào để khi đứng trước cái đề có cách hỏi hơi lạ mà xác định được hướng làm và những ý nào là đúng và bao nhiêu là đủ.
Mọi người giúp em nhé.

Theo anh nghĩ thì việc học ở trên lớp là cô giáo đã cung cấp cho bọn em những phần kiến thức cơ bản của tác phẩm đó. Nó giống như nguyên liệu thô để các em xây, đắp thành 1 bài văn hoàn chỉnh!

Việc đề thi ĐH rất phong phú, đa dạng, nhưng nó luôn xoay quanh các vấn đề nội dung mà bọn em đã có. Chỉ cần hỏi cái gì thì ta viết xoay quanh vấn đề được hỏi. Cần lập dàn ý để tránh tình trạng dàn trải và lan man khi viết bài.

Yên tâm đi, đề theo nguyên tắc 3 chung không quá khó, nhưng đủ tầm để bọn em phát huy. Và 7 điểm Văn khi thi Đh cũng không phải là chuyện khó đâu.

Chúc các em tự tin hơn nữa!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
T

thanhha12a4

Còn đây là ý kiến của em :
MB: Giới thiệu Thâm Tâm, hồn thơ Thâm Tâm , bài Tống biệt hành trong " Thơ Thâm Tâm" có tác dụng ntn đối với việc đưa TT có vị trí nhất định trong làng Thơ Mới và giới thiệu hình tượng li khách với những đặc diểm nổi bật.
TB: ( ta sẽ phân tích bổ dọc)
Phân tích giọng điệu, dáng vẻ, mâu thuẫn nội tâm của hình tượng li khách. Cụ thể là giữa cái bên ngoài(1)/ tính chân thực của hình tượng( dáng vẻ, khẩu khí) với cái bên trong( tâm lý, nội tâm) hay giữa lí trí và tình cảm, giữa lí tưởng anh hùng( chí lớn) và lí tưởng nhân văn( tình nhà)(2)
Biểu hiện ở: (1) Rắn rỏi ngang tàng: " mắt trong"; dáng vẻ, tư thế dửng dưng, lạnh lùng hiên ngang; khẩu khí hào hùng, ngang tàn giống người chinh phụ (.) thời p/kiến( gợi điển tích Kinh Kha trên sông Dịch)--> Khổ 2+3 câu kết.
(2) ở" hoàng hôn trong mắt trong"; "buồn từ chiều hôm trước" đến "sáng hôm nay"; bị níu kéo từ nhiều phía(h/cảnh g/đình éo le..); giọng điệu"thà coi" đau xót.
KB:- Dựng lên 1h/tượng có vẻ đẹp hoành tráng.
- Giải thích người ra đi là ai, đi đâu.
- Đánh giá cách nhìn và tấm lòng của t/giả( cách nhìn nhiều chiều, nhân bản)
*chú ý:Tấm lòng cảm thấm không khí bi tráng của thời đại=>ám ảnh, cổ vũ thanh niên đg thời( là mẫu người lí tưởng)=> nhà thơ lồng vào lòng yêu nc' kín đáo.
Bài thơ vẫn phủ 1 lớp sương khói l/mạn vì nhà thơ ko nói rõ là người ra đi là ai.
Nếu như có gì thiếu sót mong mọi người chỉnh sửa giúp! >:D< ;;)
 
T

thanhha12a4

tranquang said:
wnht said:
Anh tranquang và các bạn ơi, cho em hỏi cách làm bài và những dàn ý cần có trong đề sau:
"Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc là một thành công về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Mảnh Trăng cuối rừng"
Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện đặc sắc đó để làm rõ ý kiến trên.

>>> Về vấn đề này thì anh nghĩ em nên đi sâu vào phân tích tình huống truyện và hình ảnh của tác phẩm:

1. TÌnh huống 2 người trao đổi thư từ qua một người trung gian

2. Tình huống 2 người cùng gặp nhau trên 1 chuyến xe băng rừng Trường Sơn

3. Tình huống cả 2 cùng trải qua những giây phút nguy hiểm

=> Tất cả nhằm 1 dụng ý của tác giả, đưa đến cho đọc giả nhiều cảm xúc khi đọc truyện. Rồi một cái kết nửa vời, cái kết mở trong tác phẩm cũng cần phải nói đến

4. Cần phân tích đôi chút về hình ảnh "mảnh trăng cuối rừng" => chất xúc tác tuyệt vời để cho những tình huống truyện độc đáo thăng hoa.
anh quang ơi thế còn nếu như phân tích nhân vật Lãm thì sao?????( câu này có thể đc 3 điểm đấy :) )
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
anh quang ơi thế còn nếu như phân tích nhân vật Lãm thì sao?????( câu này có thể đc 3 điểm đấy :) )

Nếu là phân tích nhân vật thì có 1 mô-típ luôn luôn là:

1. Ngoại hình.

2. Tính cách.

=> Tất cả đó nhằm thể hiện một con người ra sao?

(Lưu ý: Các vấn đề mình phân tích như ngoại hình hay tính cách thì đều phải đặt nhân vật trong tình huống truyện để thấy rõ nhất; đồng thời cũng cần đạt cạnh các nhân vật khác trong tác phầm; và có thể là so sánh với các nhân vật thuộc các tác phẩm khác cùng thời)

Ok em?
 
F

faustvn01

wnht said:
Anh tranquang và các bạn ơi, cho em hỏi cách làm bài và những dàn ý cần có trong đề sau:
"Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc là một thành công về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Mảnh Trăng cuối rừng"
Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện đặc sắc đó để làm rõ ý kiến trên.

Một đề rất hay. Mình xin bổ sung một chút cho phần gợi ý của anh tranquang phía trên.

1. Khái niệm tình huống truyện:
Khái niệm này hiện nay còn chưa được hiểu một cách dứt khoát và thống nhất trong giới nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, trên đại thể, có thể hiểu như sau:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm. (cụ thể là các tác phẩm tự sự)
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.

2. Tình huống truyện trong Mảnh trăng cuối rừng.

- Tình huống truyện: đó là tình huống vô cùng độc đáo, rất lãng mạn nhưng cũng hợp lí trong hoàn cảnh chiến tranh: tình huống Lãm và Nguyệt, hai người vốn đã quen biết nhau (qua thư) nhưng chưa hề gặp mặt, tình cờ gặp gỡ nhau trên cung đường Trường Sơn những năm chiến tranh ác liệt. Hai người, cho đến khi chia tay, vẫn chưa nhận ra nhau, mặc dù trong suốt cuộc hành trình, có nhiều lúc Lãm đã "ngờ ngợ" như đó là cô Nguyệt mà mình quen biết.

Tác giả "cố tình" tạo nên một ranh giới để hai người chưa thể nhận ra nhau trong suốt cuộc hành trình: Đơn vị Nguyệt có tới 3 người cùng tên với cô, có lần Lãm đến thăm nhưng không gặp được Nguyệt. trong cuộc hành trình, Lãm cũng đã "ngờ ngợ" nhưng không thể biết dứt khoát. Hơn nữa, toàn bộ câu chuyện được bao phủ trong một bầu không khí lãng mạn của ánh trăng thượng huyền, của màn sương núi mong manh, hư ảo. (các bạn có thể phân tích chi tiết hơn).

- Vai trò, tác dụng của tình huống truyện:
+ Làm cho câu chuyện mang một không khí lãng mạn độc đáo, tác phẩm trở nên thú vị, hấp dẫn. Độc giả là người hiểu được mối quan hệ của hai nhân vật, hồi hộp theo dõi câu chuyện cho đến kết thúc.
+ Thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: ngợi ca tình đồng đội vô tư, ngợi ca tình yêu, niềm tin, lí tưởng của một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc KC chống Mĩ.
Thể hiện quan niệm và phong cách nghệ thuật của tác giả: Vẻ đẹp của nhân vật không hiển hiện lộ liễu mà kín đáo, bao phủ trong không khí mong manh (hư ảo như một huyền thoại), vẻ đẹp lí tưởng mà con người ngưỡng vọng, khao khát, kiếm tìm ---> Quan niệm nghệ thuật của tác giả" Tôi muốn đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong hồn người".
Một vài suy nghĩ của mình. Có nhiều chỗ còn sơ lược mong các bạn tiếp tục góp ý nhé.
 
W

wuyettam

SP Quang ! giải thích giùm Mem đề này với...." phân tích ý nghĩa 4 câu hát ru của Từ cuối tác phẩm Đời Thùa" :)
 
C

conu

Em thấy các anh phân tích rất chí lý về đề "Mảnh trăng cuối rừng". Anh neuemkophaigiacmo đã đưa thêm phần kiến thức Lý luận văn học khiến mọi người hiểu rõ về định nghĩa để vận dụng cho sát, cho sâu.
Em có vài suy nghĩ.
Tình huống truyện trước hết ở cuộc tình éo le. Đó là những tình huống éo le đã làm nên cái trớ trêu của cuộc tình. Hai người khi đã biết mà chưa gặp mặt, đến khi muốn gặp thì lại ko có mặt: khi đã gặp thì lại ko biết, và khi đã biết thì lại đi mất... Nó cứ như 1 trò chơi hết sức ma mãnh của số phận vậy. Và trường đoạn miêu tả cuộc gặp trên con đường tình yêu giăng mắc ánh trăng thượng tuần chằng chịt hố bom của Nguyệt và Làm có lẽ cũng nói rất rõ về cái tình huống đặc sắc đó, ta cần đi sâu phân tích diễn biến của nó, đồng thời trước đó và sau đó cũng nói về trước và sau khi gặp nhau của 2 người đã xảy ra những gì ---> càng thấy rõ hơn cái oái oăm đến dở khóc dở cười của cuộc tình 2 người. Khi phân tích ta không quá đi sâu vào các chi tiết trong truyện mà cũng phải nói qua chỉ nhằm mục đích nói thấy rõ đặc sắc của tình huống.
Nêu tác dụng:
Tình huống đã khiến câu chuyện cuộc tình thêm thi vị, thấm đượm màu thơ.
Tình huống đã nói lên sự hi sinh lớn lao của 1 thế hệ cha anh thời chống Mỹ, họ đã phải chịu nhiều thiệt thòi cá nhân để hiến dâng tuổi xuân cho đất nước.
Tình huống đã khiến nhân vật trong tác phẩm bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, ngoại hình.
Tình huống đã cho ta thấy nét đẹp của Nguyệt ko lộ liễu, mà là cái đẹp ẩn giấu, ko dễ gì nắm bắt, phải kiếm tìm, khám phá ---> hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn...
 
C

conu

wuyettam said:
SP Quang ! giải thích giùm Mem đề này với...." phân tích ý nghĩa 4 câu hát ru của Từ cuối tác phẩm Đời Thùa" :)
Mình chưa được cô giáo giảng cặn kẽ về cái này, nhưng theo cảm nhận của mình và qua 1 vài người nói, mình thấy, câu hát ru cuối Đời thừa như 1 lời cật vấn cái xã hội xấu xa thời ấy. Sau khi Hộ tự thú nhận: "anh chỉ là 1 thằng khốn nạn" sau cơn say hôm qua đã hành hạ vợ, Từ đã biện hộ, bào chữa thay chồng: "Ko, anh chỉ là người khổ sở", như Chu Văn Sơn đã có ý kiến: "Đó cũng chính là lời bào chữa của Nam Cao: Khổ sở đã biến con người thành khốn nạn". Câu hát ru khép lại thiên truyện = câu hỏi tu từ, lại đặt bâng quơ, nhưng đó là 1 lời kết án, kết án cái xã hội đê mạt đã quay lưng với ước mơ tốt đẹp của con người, tha hóa con người, vậy "chính khổ sở đã biến con người thầnh khốn nạn" như tiến sỹ Chu văn Sơn đã nói, thì nguyên nhân của mọi khổ sở chính là cái xã hội khốn nạn ấy. Điệp từ "ai làm cho..." như lời oán trách cất lên trong tuyệt vọng, càng như hằn sâu những vết cứa đã thành vết thương đang ứa máu mang nỗi đau của biết bao cảnh đời như Từ và như Hộ.
Đó là vài suy nghĩ của mình.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom