Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
W

wuyettam

lemon_ice said:
Em xin hỏi thêm câu nữa nà.Trong tp "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân,tại sao nói cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"? Ý nghĩa của hành động cho chữ? :)
"Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy" vì ở đây có sự hoán đổi ngôi vị:đó là tư thế ung dung,đĩnh đạc cúa người tù"cổ đeo gông ,chân vướng xiềng, đang đậm tô những nét chữ><sự khúm núm, sợ sệt của thầy thơ lại và vien wan ngục...,đối lập giữa cảnh cho chữ thanh cao và không gian cho chữ chật hẹp tối tăm...trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy ta gặp sự giao cảm giữa ba tâm hồn ,3 con người vốn đối đàu nhau trong wan hệ XH(tử tù và người đại diện fap luật) nhưng là tri âm tri kỉ trong thế giơi nghệ thuật....
Y NGHĨA:
- Cho thấy nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị, mà chính cái đẹp, dũng, thiện đang làm chủ.

- Với cảnh cho chữ này, nhà ngục tối tăm đã đổ sụp bởi không còn kể phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp.

- Với HC, nhữn nét chữ hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông, lời di huấn của ông về đạo lí làm người còn mãi

- Đây là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn, cũng chính là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Cái Đẹp, vì thế trở thành bất tử.
;) cá bạn nghĩ seo?
 
T

thanhlan85

lemon_ice said:
Em xin hỏi thêm câu nữa nà.Trong tp "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân,tại sao nói cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"? Ý nghĩa của hành động cho chữ? :)
Theo tớ để giải quyết câu hỏi nay cần có mấy ý sau:
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
+ hoàn cảnh, địa điểm chưa từng có: việc cho chữ thông thường diễn ra ở những nơi thư phòng trong sạch, thanh cao, còn ở đây nó diễn ra trong nhà tù – nơi ngự trị của bóng tối, của cái ác những thứ thù địch với cái Đẹp.
+ tư thế của những người cho chữ, nhận chữ cũng là xưa nay chưa từng có:

. về quyền uy:kẻ có quyền hành thì không có quyền uy ( quản ngục). Uy quyền thuộc về Huấn Cao- một kẻ tử tù, người đáng lẽ không còn một chút quyền uy nào hết.
. về thái độ: Người nắm quyền sinh, quyền sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung đường bệ.
. về giáo dục: kẻ tử tù là người lên tiếng khuyên quản ngục về lẽ sống còn quản ngục thì cúi đầu bái lĩnh.
Trên đây là một loạt các nghịch lý, tạo nên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có :D :D
- Ý nghĩa:
+ Làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng với bóng tối, cái Đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn của cái Thiện với cái Ác.
+ Dù trong hoàn cảnh nào thì cái Đẹp vẫn mang sức sống tiềm tàng. Nó có thể hình thành và ra đời trong môi trường cái Xấu, cái Ác. Nhưng không vì thế mà nó lụi tàn.
+ Gốc của cái Đẹp chính là thiên lương. Muôn thưởng thức cái Đẹp phải giữ cho thiên lương lành vững.
+ Cái Đẹp, cái Thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Đó là sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện
- Tuy nhiên ở khi phân tích nội dung vẫn phải gắn liền với nghệ thuật nhất là khi tìm hiểu văn chương tài hoa của Nguyễn Tuân. Bạn nên chú ý tới một số biện pháp nghệ thuật:
+ đối lập, tương phản
+ nhịp điệu câu văn chậm, giàu hình ảnh gợi liên tưởng tới một đoạn phim quay chậm ( thủ pháp điện ảnh)
Đặc biệt nhấn mạnh sự vận động từ bóng tối tới ánh sáng, từ hôi hám, nhơ bẩn tới cái Đẹp. Có như vậy mới khẳng định được niềm tin của tác giả vào cái Đẹp, cái Thiện.
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
Anh Quang ơi! giúp em bình giảng khổ thơ cuối bài "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu với, dàn ý chi tiết thì càng tốt ạ( nhất là việc khi sang thân bài cần chuyển ý như thế nào ý ạ???)
cám ơn anh trước nha, mọi người cùng giải quyết cùng mình nhá!^^

Nguyễn Du nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người buồn mà cảnh cũng buồn. Buồn nhất là sự trống vắng và cảnh chia lìa. Cả bài thơ
Gợii ý này, nhưng đến đọan cuối nhà thơ mới nói trực tiếp như muốn đưa ra một kết
Luận chăng:
Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Tuy nhiên cảm giác về mùa thu, tâm sự về mùa thu là một cái gì mông
lung, làm sao có thể kết luận thành một ý nào rõ rệt. Vậy thì tốt nhất là nói lửng lơ:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Lời kết luận nằm trong lòng những người thiếu nữ đứng tựa cửa bâng khuâng. Nét mặt các cô thì buồn và cặp mắt các cô thì nhìn ra xa, nghĩa là không nhìn một cái gì cụ thể - chắc hẳn là đang chìm vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ mông lung khi mùa thu tới. Lời kết luận không nói gì rõ rệt nhưng lại gợi mở rất nhiều cảm nghĩ cho người đọc.
Trong tập “Trường ca”, Xuân Diệu từng viết: Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn. Và người nào chỉ có một thân thì cần một người khác (…) Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thảo ra những tiếng thở dài để gọi nhau”.
Đó phải chăng là cũng là tâm trạng của tác giả “Đây màu thu tới” và của những thiếu nữa trong bài thơ này chăng?

Vấn đề chuyển ý sang thân bài cũng không có gì khó em à! Cách đơn giản nhất có thể làm là nêu trực tiếp yêu cầu cần giải quyết ở phần thân bài trong đoạn cuối của mở bài.
Cách khơi mào tốt nhất cho phần thân bài là : Nhận xét 1 cách tổng quan nhất tác phẩm đó, hoặc vấn đề cần giải quyết ở đề bài, có thể là định nghĩa vấn đề (Ví dụ như Chủ nghĩa yêu nước là, cảm hứng sử thi là...)

Chào thân ái và quyết thắng!
>:D<
 
T

tranquang

lemon_ice said:
Em xin hỏi thêm câu nữa nà.Trong tp "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân,tại sao nói cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"? Ý nghĩa của hành động cho chữ? :)

Về phần này thì ở phía dưới có thanhlan85 và wuyettam đưa ra vấn đề giải quyết cùng cách hiểu khá hợp lí.
Hi vọng em tìm thấy được câu trả lời cho riêng mình!

Chào thân ái và quyết thắng!
>:D<
 
T

thanhha12a4

thanhlan85 said:
trước đây em cũng có dự định thi đại học khối D, em ôn một chút phần thơ Mới nhưng mừ đọc mãi em vẫn không cảm được cái mạch ngầm trong bài thơ " Tràng Giang". huhu. em mong được sự chỉ giáo của các bác
Theo mình nghĩ cái mạch ngầm trong bài thơ chính là cấu tứ song song của bài thơ: tràng giang thiên nhiên hữa hình// tràng giang tâm hồn vô hình(tâm hồn tg) hay nhà thơ miêu tả tràng giang để nói về nỗi buồn..
Ta cũng có thể nói như thế này.Trong bài thơ có hai khối, một là tảng băng nhìn thấy: tràng giang thiên nhiên; hai là lớp nước dưới tảng băng đó chính là tâm trạng của thi nhân.
Đồng thời ta còn có thể nhắc đến nghệ thuật đối lập xuyên suốt bài thơ : hệ thống h/ảnh vô hạn(t/nh)><hệ thống h/ảnh hữu hạn(con ng)-->thể hiện cảm quan vũ trụ
Và nghệ thuật ẩn dụ ngầm chỉ những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất hạnh trong XH và trong đó có cả thi nhân...
Vẻ đẹp cổ điển:từ HV, thi liệu...
Trên đây là những nét chung nhất của bài thơ "Tràng giang" ;)
 
T

thanhha12a4

tranquang said:
Vấn đề chuyển ý sang thân bài cũng không có gì khó em à! Cách đơn giản nhất có thể làm là nêu trực tiếp yêu cầu cần giải quyết ở phần thân bài trong đoạn cuối của mở bài.
Cách khơi mào tốt nhất cho phần thân bài là : Nhận xét 1 cách tổng quan nhất tác phẩm đó, hoặc vấn đề cần giải quyết ở đề bài, có thể là định nghĩa vấn đề (Ví dụ như Chủ nghĩa yêu nước là, cảm hứng sử thi là...)

Chào thân ái và quyết thắng!
>:D<
Uhm anh hỉu nhầm ý của em roài. Ý em là chuyển bài trong bài bình giảng này ý????
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
Uhm anh hỉu nhầm ý của em roài. Ý em là chuyển bài trong bài bình giảng này ý????

Theo ý anh thì thế này: Tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất do đó khi bình giảng một khổ hay một phần nào đó của tác phẩm, việc đầu tiên là chúng ta nhận định chung toàn bộ tác phẩm, sau đó em sẽ dùng 1 câu để chuyển ý sang đoạn em cần phân tích.

Lưu ý thêm: Khi phân tích, hay bình giảng một khổ trong bài thơ, mình vẫn không được phép bỏ rơi các khổ trước, khổ sau mà vẫn cần nói đến!

Cứ tưởng tượng, khi ta miêu tả đôi chân của con người thì cần phải nhìn nhận và đánh giá con người có hai chân, hai tay, 1 cái đầu, 2 cái tai, đôi mắt, cái miệng... trong đó thì đặc sắc, đặc biệt nhất nhất là đôi chân...>>> Sau đó đi miêu tả đôi chân >>> đi vào chi tiết của vấn đề!
Sau đó lật ngược lại, nếu chỉ có đôi chân thì con người cũng ko phải là thể hoàn chỉnh và không ý nghĩa >>> Nói đến mối tương quan với các bộ phận còn lại (nhưng với dung lượng ngắn)!

Không biết em có hiểu ko?
 
T

thanhha12a4

tranquang said:
thanhha12a4 said:
Uhm anh hỉu nhầm ý của em roài. Ý em là chuyển bài trong bài bình giảng này ý????

Theo ý anh thì thế này: Tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất do đó khi bình giảng một khổ hay một phần nào đó của tác phẩm, việc đầu tiên là chúng ta nhận định chung toàn bộ tác phẩm, sau đó em sẽ dùng 1 câu để chuyển ý sang đoạn em cần phân tích.

Lưu ý thêm: Khi phân tích, hay bình giảng một khổ trong bài thơ, mình vẫn không được phép bỏ rơi các khổ trước, khổ sau mà vẫn cần nói đến!

Cứ tưởng tượng, khi ta miêu tả đôi chân của con người thì cần phải nhìn nhận và đánh giá con người có hai chân, hai tay, 1 cái đầu, 2 cái tai, đôi mắt, cái miệng... trong đó thì đặc sắc, đặc biệt nhất nhất là đôi chân...>>> Sau đó đi miêu tả đôi chân >>> đi vào chi tiết của vấn đề!
Sau đó lật ngược lại, nếu chỉ có đôi chân thì con người cũng ko phải là thể hoàn chỉnh và không ý nghĩa >>> Nói đến mối tương quan với các bộ phận còn lại (nhưng với dung lượng ngắn)!

Không biết em có hiểu ko?
Anh Q nói thía làm e buồn wa', em hỉu chứ nhưng em hay kém phần chuyển ý ấy lắm nhất là các bài của XD và em bị cô nhắc luôn:((, thui em hỉu roai` cám ơn anh nha, đi thi em sẽ cố rèn kĩ năng này ở nhà để ko bị lúng túng;)
 
W

wuyettam

wuyettam said:
pà con giúp mình đề này với ;"phân tích CHỦ NGHĨA ANH HÙNG trong Tây Tiến ,Rừng Xà Nu ,và Mảnh Trăng Cuối Rừng....chỉ ra nét chung và riêng"
:(
ơ hơ ! ko ai giải giúp mình đề này à! :(( SP Quang ..giúp em với [-O<
 
T

thanhha12a4

Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
 
D

dieuvalsehoatuyet

văn học là nhân học

hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
 
T

thanhha12a4

Re: văn học là nhân học

dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
Tớ đưa ra ý kiến về câu 2 trước đã nhé
- đây là đoạn cuối trong bài thơ " Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu. Sau khi đưa ra quan niệm nhân sinh quan mới mẻ nhà thơ đem đến cho người đọc triết lý sống vội vàng của mình. ông cho rằng con người phải tăng nhịp sống để tận hưởng hạnh phúc và để mỗi giây phút trong cuộc sống đều có ý nghĩa. Điều đó được tác giả chuyển tải bằng một loạt những nghệ thuật thơ đặc sắc trong đoạn cuối này
- giữa những câu thơ dài ( ở phần trên) nhà thơ đột ngột chen vào 1 câu thơ ngắn chỉ có 3 chữ" ta muốn ôm" , câu thơ này lại được đặt giữa hai phần thơ như gợi lên hình ảnh một con người đang dang rộng vòng tay ôm, níu giữ sự quấn quýt của sự sống mơn mởn non tơ
- nghệ thuật trùng điệp cũng góp phần diễn tả cũng diễn tả sự cuồng nhiệt nồng nàn muốn tận hưởng niềm hạnh phúc
+ điệp ngữ "ta muốn" kết hợp với hình thức điệp cấu trúc câu lặp đi lặp lại...gợi nhịp điệu hối hả như hơi thở gấp gáp thể hiện niềm khát khao giao cảm với đới của nhà thơ
+điệp ngữ " ta muốn" còn kết hợp với một loạt các động từ mạnh chỉ trạng thái sống ngày càng mạnh mẽ nồng nàn hơn: ôm- riết- say- thâu. Dường như những động từ ấy đang gợi lên niềm vui sóng tột cùng con người như đang ở tư thế chủ động chạy đua với thời gian
- điệp từ "cho" được nhắc lại cũng với nhịp tăng tiến nhấn mạnh: cho chuếnh choáng- cho đã đầy- cho no nê....chúng nhấn manh các cấp hưởng thụ đạt đến mức trọn vẹn, đầy đủ nhất
- cách sử dụng định ngữ di kèm với danh từ: mây - đưa; gió- lượn, cái hôn-nhiều;cỏ-rạng;thời -tươi... chứng tỏ Xuân Diệu không chịu được sự xuất hiện mờ nhạt của sự vật. mỗi sự vật phải có những nét riêng, phải thể hiện ở mức độ cao nhất, cực điểm. Điều này cũng bắt nguồn từ lòng yêu đời và khát vọng sóng" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối..."
- Niềm khát khao yêu đời khiến thi sĩ cảm nhận cuộc sống, tận hưởng cuộc sống với một loạt các giác quan: thị giác, khứu giác, vị giác và đọng lại tập trung ở xúc giác: " hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi". Mùa xuân vô hình được hình tượng hóa hữu hình như đôi má của nguời thiếu nữ đang dâng mời rạo rựcvà người thi sĩ bỗng chốc trở thành một gã tình si
- quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu khác về bản chất với lối sống thực dụng, gấp gáp thiên về hưởng thụ chỉ biết có cá nhân mình mà nhiều khi vô trách nhiệm với cuốc sống. Xuân Diệu cho rằng cuộc sống có ý nghĩa đích thực là phải tăng nhịp điệu sống để vừa tận hưởng niềm hạnh phúc vừa làm cho mỗi giây phút của cuộc dời mình tươi đẹp hơn. Không chỉ biết tận hưởng mà còn biết tận hiến. Đó là một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
thanhlan85 said:
trước đây em cũng có dự định thi đại học khối D, em ôn một chút phần thơ Mới nhưng mừ đọc mãi em vẫn không cảm được cái mạch ngầm trong bài thơ " Tràng Giang". huhu. em mong được sự chỉ giáo của các bác
Theo mình nghĩ cái mạch ngầm trong bài thơ chính là cấu tứ song song của bài thơ: tràng giang thiên nhiên hữa hình// tràng giang tâm hồn vô hình(tâm hồn tg) hay nhà thơ miêu tả tràng giang để nói về nỗi buồn..
Ta cũng có thể nói như thế này.Trong bài thơ có hai khối, một là tảng băng nhìn thấy: tràng giang thiên nhiên; hai là lớp nước dưới tảng băng đó chính là tâm trạng của thi nhân.
Đồng thời ta còn có thể nhắc đến nghệ thuật đối lập xuyên suốt bài thơ : hệ thống h/ảnh vô hạn(t/nh)><hệ thống h/ảnh hữu hạn(con ng)-->thể hiện cảm quan vũ trụ
Và nghệ thuật ẩn dụ ngầm chỉ những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất hạnh trong XH và trong đó có cả thi nhân...
Vẻ đẹp cổ điển:từ HV, thi liệu...
Trên đây là những nét chung nhất của bài thơ "Tràng giang" ;)
cảm ơn bạn thanhha12a4 nhìu nhìu,thế nhưng câu trả lời này mình thấy chưa được thỏa mãn lém. bạn và mọi nguời có thể giúp mình về vấn đề này sâu thêm chút không?cụ thể là mình muốn bít cái mạch ngầm tâm trạng ấy của nhà thơ Huy Cận được thể hiện và biến đổi như thế nào qua từng khổ thơ? mỗi lần mình phân tích bài thơ này mình đều làm một cách rất " tràng giang" vì cứ nghĩ mãi mình cũng ko tìm ra mạch liên kết giữa các đoạn với nhau. ặc ặc :((
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
bi giờ toiứ lượt câu 3 nè :D
Hồ Chí Minh đưa ra hai dẫn chứng:
- Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ
- Bản tuyên ngôn dân quyền, nhân quyền của cách mạng Pháp 1701
“ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng…..
Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ……..”
- Bản tuyên ngôn là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc đầy hi sinh, thấm bao xương máu của nhân dân, chiến sĩ. Chính quyền cách mạng vừa giành được còn non trẻ đang đứng trước bao thử thách, nguy cơ đáng lo ngại. Quân Đồng Minh lấy cớ là vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất là muốn tiêu diệt chính quyền của chúng ta, để Pháp trở lại Đông Dương. Nền độc lập có nguy cơ bị đe dọa, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Pháp đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần 2 của mình, chúng tung ra trước dư luận những lí lẽ của bọn ăn cướp: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp đã khai hóa Việt Nam nên có quyền trở lại Việt Nam.
- Như vậy tuyên ngôn không chỉ tuyên bố mà còn tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới. HCM lấy chính lí lẽ của những tên đế quốc đầu xỏ để đập lại luận điệu xảo trá của chúng, Người đã có một sự suy luận rất sáng tạo : “ suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng..” Câu suy ra quả là một đóng góp lớn lao của HCM với nhân loại. từ quyền tự do bình đẳng của con người Bác suy ra quyền tự do bình đẳng của dân tộc, mọi dân tộc : cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của dân tộc mình. Và có thể coi đây là phát súng đầu tiên khởi đầu cho các dân tộc thuộc địa

- sau khi đưa ra câu văn trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ Bác hạ kết luận : “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được ..” , Người đã sử dụng nghệ thuật ‘gậy ông đập lưng ông’
- nhắc lại lí lẽ của Pháp và Mĩ, HCM có ý thức đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau, bình đẳng với nhau, 3 nền độc lập ngang nhau. Trong đó Bác con thể hiện niềm tự hào dân tộc VN vốn có truyền thống từ xa xưa. Chính Pháp và Mĩ đưa ra những chân lí ấy nên 80 năm qua chúng ta chiến đấu cũng chỉ để thêm sáng tỏ chân lí mà thôi. Đồng thời HCM cũng phân tích trước dư luận thế giới rằng Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, chính chúng đã vấy bùn lên chính lá cờ tự do, bác ái. Những luận điệu chúng đưa ra chỉ là xảo trá, lừa bịp dư luận
Dư luận thế giới hiểu rằng VN đấu tranh là để bảo vệ quyền tự do bình đẳng chính đáng của mình, cuộc đấu tranh của ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Người đã dùng lập luận để buộc dư luận thế giới phải đồng tình với chúng ta, thừa nhận cuộc đấu tranh và nền độc lập của dân tộc VN
- chỉ qua một đoạn đầu ngắn ngủi, với cách lập luận chặt chẽ, hợp lý, mạch lạc, rõ ràng và đầy thuyết phục người đọc cũng có thể thấy rằng Tuyên ngôn độc lập là một áng văn mẫu mực của thể loại chính luận.
 
T

thanhlan85

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
câu 3:Trước tiên chúng ta cần thấy rằng triết lý mà tác giả muốn nói đến ở đây là triết lí về sự hồi sinh. Cảm hứng ấy được thể hiện ấy đã được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên và cuộc sống trên đất Điện Biên
1. thiên nhiên
- mùa xuân năm trước: vùng đất của nông trường Hồng Cúm còn in hằn bao nhiêu dấu vết của chiến tranh…chỉ cần nhìn vào những dấu vết còn lại ấy đã có thể hình dung được bao mất mát hi sinh của miền đất này
Cũng vào mùa xuân ấy những con người vừa mới đặt chân lên Điện Biên đã phải đối mặt với biết bao nhiêu gian khổ thiếu thốn, với cả khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng núi “ có người đã hi sinh, có người mang thương tật, dây thép gai chọc nát bàn tay, mồ hôi thấm rách từng loại quần áo….”. Đó là mùa xuân còn mang đầy thương tích của chiến tranh. Đó là những tháng ngày con người như lọt thỏm giữa một vùng rừng núi hoang vu, khắc nghiệt
1năm sau bằng đôi bàn tay và bằng cả tình yêu với mảnh đất Điện Biên, những con người ấy đã thắp lên sự sống ở chính mảnh đất này. Một thiên nhiên hoang dã phải nhường chỗ cho những sắc màu của sự sống” “màu xanh thẫm của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ….”. bằng những màu sắc tưởng như rất bình thường Nguyễn Khải đã vẽ lên cả một bức tranh của sự hồi sinh. Mảnh đất ấy như đang thay da đổi thịt, sức mạnh của con người đã chiến thắng cả thiên nhiên khắc nghiệt, đã xóa đi tất cả những dấu vết của đau thương vất vả trên đất ĐB
2. cuộc sống
- Trên nền của thiên nhiên đang hồi sinh tác giả tô đậm một cuộc sống bình thường mà ấm áp, khỏe khoắn, vĩ đại. tác giả đã chọn lựa một loạt những chi tiết đời thường: 1 mảnh xô trắng làm rèm cửa, 1 giàn liễu leo, màu vàng ửng của khóm đu đủ, tiếng dép….Mỗi chi tiết là một lời khẳng định về cuộc sống thanh bình nơi đây. Đó là một cuộc sống không có khói lửa bom đạn, không phải cận kề cái chết. Sự hồi sinh ấy được NK khái quát bằng một câu văn ngắn nhưng chứa đựng biết bao hân hoan, sung sướng: “ cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”
con người: mỗi người mang theo những đoạn đời khác nhau. Họ xuất hiện với những tính cách da dạng, phong phú song hầu hét đã tìm thấy một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trên mảnh đất này
+ Huân: từng chiến đấu trên chiến trường ĐB ác liệt. Trong kí ức của anh còn in đậm một quá khứ đau thương, mất mát, hi sinh. Nhưng dù đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt ấy nhưng người chiến sĩ không hề mất đi cái sức sống mãnh liệt cả về thể chất lẫn tâm hồn. cuộc sống mới không chỉ làm anh hồi sinh về thể xác mà còn làm cho tâm hồn anh thêm sâu lắng, trong trẻo nhờ sự từng trải và thử thách mà anh đã di qua.’
Song cảm hứng hồi sinh rõ nét nhất ở nhân vật Đào
+ Trước khi lên nông trường Đb: chị có một quãng đời chồng chất những đau thương mất mát….những đau khổ trong quá khứ đã biến đổi chị cả về hình hài lẫn tâm hồn. chị trở nên tiều tụy khô héo như không có sức sống ( gò má, tàn hương…), lúc nào chị cũng hờn giận cho mình và ghen tị với mọi người. chị che giấu vết thương bằng cách tỏ ra đanh đá, chua cay, đáo để…
+ sau khi lên nông trường: Những ngày đầu chị không dám nghĩ đến sự đổi thay nào trong số phận của mình, nhưng trái với ý nghĩ ấy chị hòa mình vào tập thể, hăng say lao động, thậm chí viết báo tường.....và khi nhìn thấy đôi cánh tay cháy nắng đỏ rực của Huân chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. Mọi khổ đau bất hạnh không thể vùi dập được sức sống mãnh liệt của chị. Đặc biệt khi nhận được thư “ tỏ tình” của thiếu úy Dịu, Đào đã hoàn toàn trở lại là một người phụ nữ đích thực ( chú ý tới diễn biến tâm lý của nv Đào)
Như vậy chính trên mảnh đất ĐB này Đào đã tìm lại được tất cả những gì số phận đã tước đoạt của chị. Chị tìm được quê hương và tìm thấy điều quý giá nhất của đời một người phụ nữ đó là tình yêu và hạnh phúc. Tương lai giờ không còn tăm tối mù mịt mà hiện lên sinh động, ấm áp trước mắt chị.
Trên đây là những cảm nhận cảu tớ về đề bài này, câu hỏi chia ra làm hai phần nhưng khi phân tích theo tớ nên dồn trọng tâm vào phân tích sự đổi thay của nhân vật Đào. Sau đó khái quát thêm một chút về sức mạnh của những con người mới ( còn có giá trị đối với thế hệ ngày nay). Đây là một câu hỏi trong sgk nhưng khá là “ khoai” nhỉ? Mọi người xem giúp và góp ý nhé !
 
T

thanhlan85

wuyettam said:
wuyettam said:
pà con giúp mình đề này với ;"phân tích CHỦ NGHĨA ANH HÙNG trong Tây Tiến ,Rừng Xà Nu ,và Mảnh Trăng Cuối Rừng....chỉ ra nét chung và riêng"
:(
ơ huhu
hơ ! ko ai giải giúp mình đề này à! :(( SP Quang ..giúp em với [-O<
:((
đề này rộng quá đi mất, lại khó nữa. nếu thi đại học mình nghĩ họ sẽ không ra
. Nhưng bác nào có khả năng gợi ý cho mọi người nhé! khó quá đimất :-S
 
T

thanhha12a4

thanhlan85 said:
wuyettam said:
wuyettam said:
pà con giúp mình đề này với ;"phân tích CHỦ NGHĨA ANH HÙNG trong Tây Tiến ,Rừng Xà Nu ,và Mảnh Trăng Cuối Rừng....chỉ ra nét chung và riêng"
:(
ơ huhu
hơ ! ko ai giải giúp mình đề này à! :(( SP Quang ..giúp em với [-O<
:((
đề này rộng quá đi mất, lại khó nữa. nếu thi đại học mình nghĩ họ sẽ không ra
. Nhưng bác nào có khả năng gợi ý cho mọi người nhé! khó quá đimất :-S
Ờ mình cũng đồng ý với thanhlan85, đây là đề tổng hợp chỉ dành cho thi chọn HSG B-)
 
T

thanhha12a4

Chị thanhlan85 thật tuyệt, những dàn ý của chị thật chi tiết, thanks chị ná. Còn về bài "tràng giang" thì em thấy năm ngoái ra rồi nên năm nay ko ra nữa đâu^^, phải hôn???
 
T

thanhha12a4

Re: văn học là nhân học

thanhlan85 said:
thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
câu 3:Trước tiên chúng ta cần thấy rằng triết lý mà tác giả muốn nói đến ở đây là triết lí về sự hồi sinh. Cảm hứng ấy được thể hiện ấy đã được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên và cuộc sống trên đất Điện Biên
1. thiên nhiên
- mùa xuân năm trước: vùng đất của nông trường Hồng Cúm còn in hằn bao nhiêu dấu vết của chiến tranh…chỉ cần nhìn vào những dấu vết còn lại ấy đã có thể hình dung được bao mất mát hi sinh của miền đất này
Cũng vào mùa xuân ấy những con người vừa mới đặt chân lên Điện Biên đã phải đối mặt với biết bao nhiêu gian khổ thiếu thốn, với cả khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng núi “ có người đã hi sinh, có người mang thương tật, dây thép gai chọc nát bàn tay, mồ hôi thấm rách từng loại quần áo….”. Đó là mùa xuân còn mang đầy thương tích của chiến tranh. Đó là những tháng ngày con người như lọt thỏm giữa một vùng rừng núi hoang vu, khắc nghiệt
1năm sau bằng đôi bàn tay và bằng cả tình yêu với mảnh đất Điện Biên, những con người ấy đã thắp lên sự sống ở chính mảnh đất này. Một thiên nhiên hoang dã phải nhường chỗ cho những sắc màu của sự sống” “màu xanh thẫm của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ….”. bằng những màu sắc tưởng như rất bình thường Nguyễn Khải đã vẽ lên cả một bức tranh của sự hồi sinh. Mảnh đất ấy như đang thay da đổi thịt, sức mạnh của con người đã chiến thắng cả thiên nhiên khắc nghiệt, đã xóa đi tất cả những dấu vết của đau thương vất vả trên đất ĐB
2. cuộc sống
- Trên nền của thiên nhiên đang hồi sinh tác giả tô đậm một cuộc sống bình thường mà ấm áp, khỏe khoắn, vĩ đại. tác giả đã chọn lựa một loạt những chi tiết đời thường: 1 mảnh xô trắng làm rèm cửa, 1 giàn liễu leo, màu vàng ửng của khóm đu đủ, tiếng dép….Mỗi chi tiết là một lời khẳng định về cuộc sống thanh bình nơi đây. Đó là một cuộc sống không có khói lửa bom đạn, không phải cận kề cái chết. Sự hồi sinh ấy được NK khái quát bằng một câu văn ngắn nhưng chứa đựng biết bao hân hoan, sung sướng: “ cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”
con người: mỗi người mang theo những đoạn đời khác nhau. Họ xuất hiện với những tính cách da dạng, phong phú song hầu hét đã tìm thấy một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trên mảnh đất này
+ Huân: từng chiến đấu trên chiến trường ĐB ác liệt. Trong kí ức của anh còn in đậm một quá khứ đau thương, mất mát, hi sinh. Nhưng dù đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt ấy nhưng người chiến sĩ không hề mất đi cái sức sống mãnh liệt cả về thể chất lẫn tâm hồn. cuộc sống mới không chỉ làm anh hồi sinh về thể xác mà còn làm cho tâm hồn anh thêm sâu lắng, trong trẻo nhờ sự từng trải và thử thách mà anh đã di qua.’
Song cảm hứng hồi sinh rõ nét nhất ở nhân vật Đào
+ Trước khi lên nông trường Đb: chị có một quãng đời chồng chất những đau thương mất mát….những đau khổ trong quá khứ đã biến đổi chị cả về hình hài lẫn tâm hồn. chị trở nên tiều tụy khô héo như không có sức sống ( gò má, tàn hương…), lúc nào chị cũng hờn giận cho mình và ghen tị với mọi người. chị che giấu vết thương bằng cách tỏ ra đanh đá, chua cay, đáo để…
+ sau khi lên nông trường: Những ngày đầu chị không dám nghĩ đến sự đổi thay nào trong số phận của mình, nhưng trái với ý nghĩ ấy chị hòa mình vào tập thể, hăng say lao động, thậm chí viết báo tường.....và khi nhìn thấy đôi cánh tay cháy nắng đỏ rực của Huân chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. Mọi khổ đau bất hạnh không thể vùi dập được sức sống mãnh liệt của chị. Đặc biệt khi nhận được thư “ tỏ tình” của thiếu úy Dịu, Đào đã hoàn toàn trở lại là một người phụ nữ đích thực ( chú ý tới diễn biến tâm lý của nv Đào)
Như vậy chính trên mảnh đất ĐB này Đào đã tìm lại được tất cả những gì số phận đã tước đoạt của chị. Chị tìm được quê hương và tìm thấy điều quý giá nhất của đời một người phụ nữ đó là tình yêu và hạnh phúc. Tương lai giờ không còn tăm tối mù mịt mà hiện lên sinh động, ấm áp trước mắt chị.
Trên đây là những cảm nhận cảu tớ về đề bài này, câu hỏi chia ra làm hai phần nhưng khi phân tích theo tớ nên dồn trọng tâm vào phân tích sự đổi thay của nhân vật Đào. Sau đó khái quát thêm một chút về sức mạnh của những con người mới ( còn có giá trị đối với thế hệ ngày nay). Đây là một câu hỏi trong sgk nhưng khá là “ khoai” nhỉ? Mọi người xem giúp và góp ý nhé !
Chị hơi lạc đề roài, câu này đầu tiên phải bình luận câu nói của Nguyễn khải có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Đó là triết lý muôn đời. Đồng thời phải giảng giải những từ ngữ trong câu nói đó, sao lại có sự vô lý : đã chết rồi thì không còn có sự sống, đã hi sinh, gian khổ rồi thì ko có hạnh phúc---> Sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt. Ta lấy thêm ví dụ từ thực tế để chứng minh cho triết lý đó trước( sự kì diệu qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân chống P và Mĩ). Giải thích"đường cùng", "ranh giới", "sức mạnh"...
Rôi sau đó ta mới đi chứng minh tư tưởng này thông qua thiên nhiên và số phận nhân vật.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom