Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conu

thuonglatao said:
thi văn nếu bắt phân tích 1 bài thơ thì đề bài có trích dẫn thơ ko???
Có chứ, nhất định là phải có, kể cả thơ, cả văn xuôi đều phải có, ko những thế còn phải có thêm cả trích dẫn những dẫn chứng của những câu thơ câu văn các tác phẩm khác để so sánh, các ý kiến, danh ngôn của những nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học hay những người nổi tiếng, và 1 số khái niệm của lý luận Văn học... Tóm lại bây giờ ko nên đặt câu hỏi này nữa, bạn phải trang bị cho mình 1 kiến thức rộng mới đủ để đi thi.
 
T

tranquang

conu said:
Mình chưa được cô giáo giảng cặn kẽ về cái này, nhưng theo cảm nhận của mình và qua 1 vài người nói, mình thấy, câu hát ru cuối Đời thừa như 1 lời cật vấn cái xã hội xấu xa thời ấy. Sau khi Hộ tự thú nhận: "anh chỉ là 1 thằng khốn nạn" sau cơn say hôm qua đã hành hạ vợ, Từ đã biện hộ, bào chữa thay chồng: "Ko, anh chỉ là người khổ sở", như Chu Văn Sơn đã có ý kiến: "Đó cũng chính là lời bào chữa của Nam Cao: Khổ sở đã biến con người thành khốn nạn". Câu hát ru khép lại thiên truyện = câu hỏi tu từ, lại đặt bâng quơ, nhưng đó là 1 lời kết án, kết án cái xã hội đê mạt đã quay lưng với ước mơ tốt đẹp của con người, tha hóa con người, vậy "chính khổ sở đã biến con người thầnh khốn nạn" như tiến sỹ Chu văn Sơn đã nói, thì nguyên nhân của mọi khổ sở chính là cái xã hội khốn nạn ấy. Điệp từ "ai làm cho..." như lời oán trách cất lên trong tuyệt vọng, càng như hằn sâu những vết cứa đã thành vết thương đang ứa máu mang nỗi đau của biết bao cảnh đời như Từ và như Hộ.
Đó là vài suy nghĩ của mình.

@wuyettam: Lời giải thích đầy đủ đó em. Anh không có ý kiến gì cần bàn thêm về 4 câu hát ru của Từ. Em có thể tham khảo lời của conu.

@conu: Rất cám ơn những đóng góp của em!
 
K

kakas

thuonglatao said:
thi văn nếu bắt phân tích 1 bài thơ thì đề bài có trích dẫn thơ ko???


Cũng còn tùy! Nhưng thường thì các đề thi đại học từ các năm trước, đề văn khi bắt phân tích 1 bài thơ đều trích dẫn thơ cho học sinh, không bắt chép hay học thuộc đâu.

Điều quan trọng là việc học và nắm nội dung bài thơ ấy thôi!

@conu: Ông em hiểu sai ý của câu hỏi rồi!
 
R

rainndance

Có cái năm 2006 phân tích Sóng không có văn bản đó thôi. Nhiều người chết vì không thuộc văn bản cái lần ấy.
Đương nhiên đối với thơ đa số đề đều cung cấp văn bản nhưng dựa vào cái đó thì đúng là buồn cười.
Học văn cái tối thiểu là thơ phải thuộc lòng văn bản, văn xuôi phải thuộc tóm tắt.
Phân tích văn mà không nắm rõ văn bản từ đó bám vào để nói ra cái hay cái đẹp thì biết bám vào đâu?
:)
 
T

thanhlan85

chào các bác
em là 1 mem mới, tuy chưa có bài viết nào nhưng hôm nay ghé forum nay thấy hứng thú quá đi thui
 
C

conu

@kakas: à uh`, ko để ý kĩ. :p
Nhưng em muốn hướng đến cái khác nữa, dù đề bài có trích dẫn cho, thì vẫn phải thuộc VB thơ, tại sao? Nhiều bạn hay vì lý do trên mà bỏ qua khâu thuộc VB.
Vì nhiều khi phân tích 1 đoạn thơ, bình giảng 1 khổ thơ đều phải đặt nó trong tương quan chung của toàn bài, để so sánh, để liên hệ, để từ cái chung thấy được cái riêng, từ khái quát thấy được chi tiết. Nội dung của tổng thể bao giờ cũng quyết định hướng đi của từng lát cắt VB. Mình cũng đồng ý với raindance về điều này.
 
T

tranquang

rainndance said:
Có cái năm 2006 phân tích Sóng không có văn bản đó thôi. Nhiều người chết vì không thuộc văn bản cái lần ấy.
Đương nhiên đối với thơ đa số đề đều cung cấp văn bản nhưng dựa vào cái đó thì đúng là buồn cười.
Học văn cái tối thiểu là thơ phải thuộc lòng văn bản, văn xuôi phải thuộc tóm tắt.
Phân tích văn mà không nắm rõ văn bản từ đó bám vào để nói ra cái hay cái đẹp thì biết bám vào đâu?
:)

1. Thuộc văn bản thơ, thuộc những đoạn văn tiêu biểu! Vì những cái đó là nguyên liệu để có thể viết văn đúng và hay!

2. Có 1 số phương pháp học thuộc mà ngày xưa anh có áp dụng:
- Nếu là thơ thì viết tắt các chữ cái đầu rồi ngồi và luận, bên cạnh đó thì ở mỗi khổ => ý chính của khổ thơ là gì?

- Nếu là văn xuôi thì ghi chép đoạn đó ra 1 cuốn sổ nhỏ. Ok lắm!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
S

sunflower0610

cho minh` hỏi khi phân tích khổ thứ 2 bai` thơ TÂY TIẾN:"doanh trại...hoa đong đưa"cân` những í cơ bản j`?
 
T

tranquang

sunflower0610 said:
cho minh` hỏi khi phân tích khổ thứ 2 bai` thơ TÂY TIẾN:"doanh trại...hoa đong đưa"cân` những í cơ bản j`?

Mở đầu phần hai là sự nối tiếp cái hương vị “thơm nếp xôi” ấy. “Hội đuốc hoa” đã trở thành kỉ niệm đẹp trong lòng nhà thơ, và đã trở thành hành trang trong tâm hồn các chiến binh Tây Tiến:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

“Đuốc hoa” là cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn, từ ngữ được dùng trong văn học cũ: “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa” (Truyện Kiều – 3096). Quang Dũng đã có một sự nhào nặn lại: hội đuốc hoa – đêm lửa trại, đêm liên hoan trong doanh trại đoàn binh Tây Tiến. “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười tưng bừng rộn rã. Sự xuất hiện của “em”, của “nắng” làm cho hội đuốc hoa mãi mãi là kỉ niệm đẹp một thời chinh chiến. Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô phù xao Lào xinh đẹp, duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ, cùng với tiếng khèn “man điệu” đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Chữ “kìa” là đại từ để trỏ, đứng đầu câu “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” như một tiếng trầm trồ, ngạc nhiên, tình tứ. Mọi gian khổ, mọi thử thách,… như đã bị đẩy lùi và tiêu tan.

Xa Tây Tiến mới có bao ngày thế mà nhà thơ “nhớ chơi vơi”, nhớ “hội đuốc hoa”, nhớ “chiều sương Châu Mộc ấy”. Hỏi “người đi” hay tự hỏi mình “có thấy” và “có nhớ”. Bao kỉ niệm sâu sắc và thơ mộng lại hiện lên và ùa về:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Chữ “ấy” bắt vần với chữ “thấy”, một vần lưng thần tình, âm điệu câu thơ trĩu xuống như một nốt nhấn, một sự nhắc nhở trong hoài niệm nhiều bâng khuâng. Nữ sĩ xưa nhớ kinh thành Thăng Long là nhớ “hồn thu thảo”, nay Quang Dũng nhớ là nhớ “hồn lau”, nhớ cái xào xạc của gió, nhớ những cờ lau trắng trời. Có “nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” thì mới có nhớ và “có thấy hồn lau” trong kỉ niệm. “Có
thấy”… rồi lại “có nhớ”, một lối viết uyển chuyển tài hoa, đúng là “câu thơ trước gọi câu thơ sau” như những kỉ niệm trở về… Nhớ cảnh (hồn lau) rồi nhớ người (nhớ dáng người) cùng con thuyền độc mộc “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh “hoa đong đưa” là một nét vẽ lãng mạn gợi tả cái “dáng người trên độc mộc” trôi theo thời gian và dòng hoài niệm. Đoạn thơ gợi lên một vẻ đẹp mơ hồ, thấp
thoáng, gần xa, hư ảo trên cái nền “chiều sương ấy”. Cảnh và người được thấy và nhớ mang nhiều man mác bâng khuâng. Bút pháp, thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn để lại dấu ấn tài hoa qua đoạn thơ này.

Giữa những “bến bờ”, “độc mộc”, “dòng nước lũ” là “hồn lau”, là “dáng người”, là “hoa đong đưa” tất cả được phủ mờ bởi màn trắng mỏng của một “chiều sương” hoài niệm. Tưởng là siêu thực mà lãng mạn, tài hoa.

-----------------

Hi vọng chút ít tài liệu đó có thể giúp em cũng như các mem hiểu rõ hơn nội dung đoạn thơ.

Chào thân ái và quyết thắng!
 
L

lemon_ice

Cho em hỏi về 2 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
gục bên súng mũ bỏ quên đời"
Ở đây nói đến cái chết của người lính hay là giấc ngủ man sau một chặng đường hành quân gian khổ?Giúp em phân tích rõ 2 câu thơ này đc ko ạ!Em xin cảm ơn rất nhìu!
 
T

traitimthienthan_2511

lemon_ice said:
Cho em hỏi về 2 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
gục bên súng mũ bỏ quên đời"
Ở đây nói đến cái chết của người lính hay là giấc ngủ man sau một chặng đường hành quân gian khổ?Giúp em phân tích rõ 2 câu thơ này đc ko ạ!Em xin cảm ơn rất nhìu!

Hai câu thơ này vừa nói đến cái chết của ngừoi lính lại vừa nói đến hình ảnh những ngừoi lính Tây Tiến chìm vào giấc ngủ sau chặng đừong dài hành quân

Cụ thể là :
-Nhà thơ đau xót nhớ về bóng dáng đồng đội kiệt sức trên đừong hành quân .Có thể hiểu là ngừoi lính hành quân quá mỏi mệtchìm vào giấc ngủ đến quên đời ,cũng có thẻ hiểu ngừoi lính kiệt sức chết giữa đừong hành quân.chữ "dãi dầu"nói đựoc lòng yêu mến xót thưong đối với đồng đội
-Hình ảnh cái chết mang ý nghĩa xả thân cho lí tửong.Nhà thơ tả cái mất mát với cảm hứng bi tráng với niềm thưong yêu thành kính.Vì vậy hình ảnh cái chết có ý nghĩa nâng tâm hồn con ngừoi lên
 
W

wuyettam

lemon_ice said:
Cho em hỏi về 2 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
gục bên súng mũ bỏ quên đời"
Ở đây nói đến cái chết của người lính hay là giấc ngủ man sau một chặng đường hành quân gian khổ?Giúp em phân tích rõ 2 câu thơ này đc ko ạ!Em xin cảm ơn rất nhìu!
Cô dạy văn của mình nói..nếu gặp đoạn nào có 2 tầng nghĩa thì cứ nêu 2 cách hỉu ra..rùi thích cái nào thì đi sâu vào 1 chút?OK? ;)
 
W

wuyettam

pà con giúp mình đề này với ;"phân tích CHỦ NGHĨA ANH HÙNG trong Tây Tiến ,Rừng Xà Nu ,và Mảnh Trăng Cuối Rừng....chỉ ra nét chung và riêng"
:(
 
W

wuyettam

conu said:
wuyettam said:
SP Quang ! giải thích giùm Mem đề này với...." phân tích ý nghĩa 4 câu hát ru của Từ cuối tác phẩm Đời Thùa" :)
Mình chưa được cô giáo giảng cặn kẽ về cái này, nhưng theo cảm nhận của mình và qua 1 vài người nói, mình thấy, câu hát ru cuối Đời thừa như 1 lời cật vấn cái xã hội xấu xa thời ấy. Sau khi Hộ tự thú nhận: "anh chỉ là 1 thằng khốn nạn" sau cơn say hôm qua đã hành hạ vợ, Từ đã biện hộ, bào chữa thay chồng: "Ko, anh chỉ là người khổ sở", như Chu Văn Sơn đã có ý kiến: "Đó cũng chính là lời bào chữa của Nam Cao: Khổ sở đã biến con người thành khốn nạn". Câu hát ru khép lại thiên truyện = câu hỏi tu từ, lại đặt bâng quơ, nhưng đó là 1 lời kết án, kết án cái xã hội đê mạt đã quay lưng với ước mơ tốt đẹp của con người, tha hóa con người, vậy "chính khổ sở đã biến con người thầnh khốn nạn" như tiến sỹ Chu văn Sơn đã nói, thì nguyên nhân của mọi khổ sở chính là cái xã hội khốn nạn ấy. Điệp từ "ai làm cho..." như lời oán trách cất lên trong tuyệt vọng, càng như hằn sâu những vết cứa đã thành vết thương đang ứa máu mang nỗi đau của biết bao cảnh đời như Từ và như Hộ.
Đó là vài suy nghĩ của mình.
cám ơn nhìu ! =D> Bạn này cảm nhận sâu sắc thiệt!
 
T

tranquang

lemon_ice said:
Cho em hỏi về 2 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
gục bên súng mũ bỏ quên đời"
Ở đây nói đến cái chết của người lính hay là giấc ngủ man sau một chặng đường hành quân gian khổ?Giúp em phân tích rõ 2 câu thơ này đc ko ạ!Em xin cảm ơn rất nhìu!

Theo anh nên hiểu hai câu th[ theo một nghĩa như thế này:
"Quang Dũng cũng nói đến sự hy sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương. "
 
L

lemon_ice

tranquang said:
lemon_ice said:
Cho em hỏi về 2 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
gục bên súng mũ bỏ quên đời"
Ở đây nói đến cái chết của người lính hay là giấc ngủ man sau một chặng đường hành quân gian khổ?Giúp em phân tích rõ 2 câu thơ này đc ko ạ!Em xin cảm ơn rất nhìu!

Theo anh nên hiểu hai câu th[ theo một nghĩa như thế này:
"Quang Dũng cũng nói đến sự hy sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương. "
Vâng,em cũng nghĩ như vậy,và nếu nói thêm cách hiểu còn lại như cách nói của bạn wuyettam cũng hay do chứ :)
 
L

lemon_ice

Em xin hỏi thêm câu nữa nà.Trong tp "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân,tại sao nói cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"? Ý nghĩa của hành động cho chữ? :)
 
T

thanhlan85

trước đây em cũng có dự định thi đại học khối D, em ôn một chút phần thơ Mới nhưng mừ đọc mãi em vẫn không cảm được cái mạch ngầm trong bài thơ " Tràng Giang". huhu. em mong được sự chỉ giáo của các bác
 
T

thanhha12a4

Anh Quang ơi! giúp em bình giảng khổ thơ cuối bài "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu với, dàn ý chi tiết thì càng tốt ạ( nhất là việc khi sang thân bài cần chuyển ý như thế nào ý ạ???)
cám ơn anh trước nha, mọi người cùng giải quyết cùng mình nhá!^^
 
4

4allpeople

đã post nhầm chỗ

Xin lỗi, mình định post 1 thắc mắc nhưng lại tạo nhầm thành bài mới mất rồi. Các bạn có thể vào xem bài viết mình vừa mới post để góp ý thêm được không? Cảm ơn trước nhé!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom