Có nhà phê bình văn học đã nhận xét tùy bút "Sông Đà" là loại "tùy bút - bút ký". Đọc tùy bút "Người lái đò Sông Đà", ta tiếp nhận được bao kiến thức mới lạ về địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục, về một xứ sở, một dòng sông, về cảnh và người Tây Bắc... Chỉ nói về thơ ca, ta thấy được một Nguyễn Tuân rất sành điệu, tài hoa và uyên bác. Hai câu thơ "đề từ" mà ít người biết được xuất xứ ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của sông nước, của vẻ đẹp độc đáo của Đà giang: "Đẹp vậy thay, tiếng hát bên dòng sông", và "Chung thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu". cũng như con sống Trường Giang, con sông Đà của ta cũng mang vẻ đẹp " Đường thi" như một câu thơ tuyệt bút của Lý Bạch hơn 1300 năm về trước:
"Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu".
Lúc thì Nguyễn Tuân nhắc lại câu ca nói về chuyện thần Sông, thần Núi tranh giành người đẹp như dẫn hồn ta trở về huyền thoại: "Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Thi sĩ Tản Đà với Nguyễn Tuân là đôi bạn vong niên. Ta bắt gặp hai câu thơ Tản Đà trong bài tùy bút, thật là thú vị:
"Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình".
Qua đó, ta càng cảm thấy, tình sông núi cũng là tình tri âm tri kỷ.
Nói về truyền thống yêu nước anh hùng của đồng bào Tây Bắc "xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng", nhà văn đã không quên chọn hai câu thơ cảu Nguyễn Quang Bích - bậc sĩ phu kiên cường chống Pháp cuối thế kỷ 19 - để đưa vào bài ký:
"Lòng trung không nỡ bỏ Tây Châu
Giữ lấy Thao, Đà dải thượng lưu".
Trang văn của Nguyễn Tuân có lúc tưởng như hội tụ tinh hoa văn hóa cổ kim đông tây. Tâm hồn người đọc như được nâng lên một tầm cao nhân văn, trí tuệ được khơi dậy, trở nên bừng sáng và giàu có. "Người lái đò Sông Đà" đúng là một giai phẩm mà Nguyễn Tuân đã góp vào, làm đẹp thêm vườn hoa văn nghệ Việt Nam.
Ai đã từng đọc "Vang bóng một thời" chắc cảm nhận được cái sắc sảo, lịch lãm, tài hoa của Nguyễn Tuân khi ông nói về thư pháp, về uống trà, chơi đèn trung thu... của những nhà nho thuở trước. Mà lòng thêm thư thái tự hào vè bản sắc tốt đẹ của nền văn hóa Việt Nam được kết tinh trong tâm hồn dân tộc qua hàng nghìn năm.
Đọc tùy bút "Người lái đò Sông Đà", ta vui thú thấy Nguyễn Tuân đã "đề thơ vào sông nước". Ông đã khám phá sự vật - con Sông Đà - ở phương diện văn hóa, nghệ thuật, đã miêu tả, nhận diện con người - ông lái đò - ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Tả cảnh thì biến hóa trong bốn mùa, trong mọi thời gian. Nói về thác ghềnh thì đa thanh, phức điệu, bằng tất cả cảm giác tinh tế, bao liên tưởng đầy thi vị, với bao cảm giác mạnh đầy màu sắc và góc cạnh với một kho từ ngữ giàu có, sáng tạo. Văn của Nguyễn Tuân đúng là những giiọt mật của con ong yêu hoa, cần mẫn và sáng tạo, đem thơm thảo cho đời. Câu văn xuôi rất đẹp, lúc thì vang vọng âm ba của thác ghềnh, lúc thì mênh mang dư vị của hương nguồn hoa núi.
Đọc "Người lái đò Sông Đà", ta thêm yêu con ngưuời Việt Nam cần cù, dũng cảm, ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là quà tặng của thiên nhiên, là hồn thiêng đất Việt.
MỎI TAY QUÁ!!!!!!!!!!