Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
W

wuyettam

Theo mình ,thì giờ đây chúng ta k còn nhìu thời gian để mà bàn cãi nên học thế này hay thế kia đâu (sặc!! chỉ còn 3 tuần thui à )........... nên mình nghĩ nếu muốn ôn luyện có hiệu quả thì phải có một kế hoạch rõ ràng..để thống nhất hoạt động của nhóm..chứ k thể mỗi người một phách được!!!! ..như vậy mới nâng cao hiêu suất và dễ dàng cho mod trong việc quản lí và giúp đỡ hơn..........Còn cái vụ sắp xếp lịch trình học thi phải nhờ mod sắp xếp và thông báo thui....
Mình nghĩ cái y kiến học đem cũng hay đó chứ...lúc đó k mem nào bận chạy show học thêm...mà giờ đó mạng nhanh nữa
Mọi người nghĩ seo.....?[
 
P

phalaibuon

sắp thi rùi
mọi người pải thống nhất ý kiến chứ nếu hok đến ngày thi cũng chẳng được j đâu
àh cho mình hỏi chút nhá
về bài ''''''''''' rừng xà nu '''''''''' và '''''''''''đất nước _ NGuyễn khoa Điềm ''''''''''
thì có những đề j vậy ???
2 bài này mình mù tịt
chẳng bít j ! thi vào thì chết chắc
giúp mình với nha
;)
 
T

tranquang

Ý kiến của conu, anh xin ghi nhận và tiếp thu có sửa chữa:

1. Chúng ta vẫn sẽ giữ hình thức ôn tập theo nhóm. Các nhóm sẽ vẫn có trưởng nhóm và hoạt động bình thường như trước.

2. Có sự thay đổi đó là khi gặp khúc mắc về ôn tập hãy post câu hỏi mà các em thấy thắc mắc lên topic này (mọi lúc) anh sẵn sàng giải đáp chung cho nhóm (cũng là cho các nhóm khác). Chúng ta nên ôn tập trung cả về các chuyên đề cũng như nơi ôn tập >>> Tiện theo dõi chung!

3. Hàng tuần, Anh sẽ ra đề cho từng chuyên đề và thời gian là 2 ngày để các mem post bài viết lên đây. Anh sẽ là người trực tiếp chấm bài và nhận xét.

Đó là các ý kiến của anh. Các em cho ý kiến thống nhất để chúng ta đi đến việc ôn tập một cách nhanh chóng nhất!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
T

tranquang

phalaibuon said:
àh cho mình hỏi chút nhá
về bài ''''''''''' rừng xà nu '''''''''' và '''''''''''đất nước _ NGuyễn khoa Điềm ''''''''''
thì có những đề j vậy ???
2 bài này mình mù tịt
chẳng bít j ! thi vào thì chết chắc
giúp mình với nha
;)


1. Về tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, qua việc theo dõi các năm thì tần suất đê rơi vào 3 đề cụ thể sau:

Đề 1: Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 2: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành.
Đề 3: Phân tích tác phẩm để làm rõ cảm hứng sử thi trong tác phẩm.

2. Tác phẩm "Đất nước" Nguyễn Khoa Điềm

Đề 1: Phân tích đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của
Nguyễn Khoa Điềm).
Đề 2: Bình giảng:
a) “Và ở đâu … núi sông ta”
b) “Trong anh và em … muôn đời”
Đề 3. So sánh cảm hứng yêu nước trong tác phẩm "Bên kia sông Đuống" và "Đất nước"của Nguyễn Khoa Điềm.
 
T

tranquang

Anh cũng sẽ post tiếp phần kiến thức cơ bản về 2 tác phẩm này, để các mem tiện theo dõi và ôn tập.

1. RỪNG XÀ NU:
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1/ Chủ đề tác phẩm : Từ nỗi đau riêng của bản thân đến nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc đã khiến Tnú quật khởi và dân làng Xô-man đồng khởi diệt giặc để tự cứu mình và góp phần giải phóng dân tộc.

2/ Hình ảnh cây xà nu và rừng xà nu trong truyện có tác dụng tạo nền cho câu chuyện. Bằng những hình tượng nghệ thuật có giá trị tạo hình, có ý nghĩa tượng trưng và bằng thủ pháp nhân hóa làm cho cây xà nu cũng như rừng xà nu hiện hình sống động trước mắt người đọc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Rồi “… nhựa ứa ra, tràn trề… rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Thế nhưng “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Và có khi “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn xanh rợn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
Bức tranh phong cảnh sống động như được khắc, được chạm thành đường nét chắc khỏe, những hình khối vững chãi với những màu sắc và mùi vị đặc biệt: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè, gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn…”.
Cây xà nu là một loại cây đặc biệt sinh trưởng nơi núi rừng Tây Nguyên, là loại cây “ham ánh sáng mặt trời” như con người Tây Nguyên luôn vươn tới ánh sáng chân lí. Nó lại có sực sống vững bền: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn…” như con người Tây Nguyên luôn quật khởi kiên cường. Cây xà nu, rừng xà nu đã gắn bó với con người Tây Nguyên tự bao đời nay, như một lẽ tự nhiên và khi cần “rừng xà nu ưỡm tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”. Ở một tầng nghĩa cao hơn, rừng xà nu tiêu biểu cho sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên. Các thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau lớn lên tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô-man, nói rộng ra là các thế hệ nhân dân Việt Nam.


3/ Trong bối cảnh núi rừng hùng vĩ và trang nghiêm nổi lên bốn hình tượnng nhân vật:
Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Mỗi nhân vật, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành, đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp và sâu sắc.
- Cụ Mết: là một “già làng” với hình dáng bên ngoài “quắc thước”, “râu đã dài tới ngực và đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược; Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn” – “Ông không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!” – Những khi vừa ý nhất ông chỉ nói “Được!”. Giọng nói của ông ồ ồ “dội vang trong ngực”.
Là một người giàu kinh nghiệm sống, lời nói của ông mang ý nghĩa chân lí: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Mệnh lệnh chiến đấu ông phát ra đơn giản và chắc nịch:
“Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên…” Tính cách của ông tiêu biểu cho tính cách quật cường, bất khuất của dân tộc ta, tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống của dân tộc.
- Tnú: Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đi làm liên lạc cho cán bộ, anh vượt sông ở những quãng nước chảy xiết nhất, những chỗ mà giặc không ngờ. Bị giặc phục kích bắt được, Tnú nuốt thư vào bụng: Cộng sản ở đây nè! Bị giặc đốt mười ngón tay, Tnú không kêu. Anh căm giặc đến “mất cảm giác đau đớn”. Nét gan góc đó chính là tinh thần dũng cảm, kiên cường của dân tộc.
- Dít: Cô em vợ Tnú. Cô cũng gan góc không kém gì Tnú. Giặc bắt cô đứng giữa sân, lên đạn bắn qua tai, qua tóc, cày đất quanh hai chân cô. Váy rách từng mảng, Dít khóc. Nhưng đến viên thứ mười, cô đứng im, nhìn bọn địch bình thản. Khi chị của Dít là Mai bị giặc giết, Dít không khóc, không ngủ. Ngồi cho tới gà gáy, Dít đi giã gạo, gần đủ 30 lon gạo trắng cho Tnú mang đi.
Lớn lên, Dít làm công tác lãnh đạo, được quần chúng tin cậy vì cô bình tĩnh, gan dạ, giàu tình cảm mà có tính nguyên tắc. Khi nghe tin Tnú về, câu hỏi đầu tiên của cô về Tnú với giọng hơi lạnh lùng: “- Đồng chí về có giấy không?”. Nhưng xem giấy xong, đưa trả lại cho Tnú rồi chị mới cười và đổi cách xưng hô:
- “… Sao anh về có một đêm thôi?”
Cả Tnú và Dít đều tượng trưng cho lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu tranh cách mạng hiện tại, là sự tiếp nối tự nhiên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
- Bé Heng: là thế hệ đàn em, là hình ảnh hôm qua của Tnú. Bé Heng hồn nhiên, tươi mát, sống động, đáng tin tưởng của tương lai. Hình tượng nhân vật này hứa hẹn một sự phát triển không ngờ sau này. Đó là thành phần kế tục sự nghiệp cách mạng của cha ông.
 
N

ngoisaotim

phalaibuon said:
sắp thi rùi
mọi người pải thống nhất ý kiến chứ nếu hok đến ngày thi cũng chẳng được j đâu
àh cho mình hỏi chút nhá
về bài ''''''''''' rừng xà nu '''''''''' và '''''''''''đất nước _ NGuyễn khoa Điềm ''''''''''
thì có những đề j vậy ???
2 bài này mình mù tịt
chẳng bít j ! thi vào thì chết chắc
giúp mình với nha
;)
Theo mình thì còn một đề nữa có thể ra là "Phân tích hình tượng bàn tay Tnú"!
 
P

phalaibuon

có thể poss bài pt truyện ngắn RXN để làm sáng rõ cảm hứng sử thi
đc hok vậy
oak ! bàn tay TNú áh
chỉ có vài ý
pân tich làm sao đc chứ
hic :(
 
T

tranquang

2. ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1/ Tìm hiểu về bài thơ:

- Tác giả tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ của những năm chống Mỹ. Trong thơ
của họ nổi bật ý thức tuổi trẻ, vai trò và trách nhiệm của mình trong thời đại và đặc biệt là sự nhận thức của họ đối với đất nước với nhân dân và với cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Chủ đề “ Đất nước”bao trùm trong thơ Việt Nam 1945-1975. Tuy nhiên, bài thơ
này được viết trong thời kỳ chống Mỹ nên nó mang dấu ấn của một thời với cách nhận cảm của thế hệ trẻ qua chính những trắc nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cốt lõi của những bài thơ này là tư tưởng nhân dân đã chi phối toàn bộ những cảm hứng chủ đạo cũng như câu tứ và hình tượng thơ.
- Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ hàng loạt các trường ca ra
đời. Điểm khác biệt là các tác phẩm này không dựa vào cốt truyện tự sự mà nó viết theo sự vận động ý thức của tác giả. “Mặt đường khát vọng” là sự thức tỉnh của thanh niên trí thức thành thị Miền Nam trước hiện tình của đất nước. Họ nhận rõ kẻ thù, ý thức về đất nước về nhân dân đồng thời đề ra trách nhiệm cho thế hệ là phải đứng dậy tranh đấu.
Bài thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về đất nước trong cái nhìn tổng hợp và toàn
vẹn, nó mang đậm tư tưởng nhân dân. Bài thơ đã sử dụng các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp với tư tưởng nhân dân của tác phẩm.


2/ Phần thứ nhất:
+ Bốn câu thơ đầu viết dài ra những câu văn xuôi êm ả, như lời kể chuyện cổ tích,
trầm lắng, tha thiết, ngọt ngào.Mỗi câu thơ đều có từ “ Đất nước”và do đó, cả bốn câu bị chi phối, bị cuốn hút, bị bện chặt bởi cái chủ đề đất nước. Những câu thơ dài, mênh mông, không có sự hiệp vần. Nó là một câu chuyện kể.
+ Đoạn thơ mở đầu bình dị tạo nên một sự gần gũi thân thiết chứ không trang trọng
dõng dạc như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Đất nước trong trừu tượng, nó ở ngay trong cuộc sống của chúng ta. Từ lời kể của Mẹ, miếng trầu của bà cho đến phong tục tập quán rất riêng ( “tóc bới sau đầu”). Đất nước là tình nghĩa thủy chung của cha mẹ, là hạt gạo ta ăn hàng ngày, là cái kèo, cái cột trong nhà v.v …
+ Hai câu thơ đóng và khép của đoạn đầu tạo dựng được không khí. “Khi ta lớn lên” là thời điểm hiện tại “Đất nước đã có rồi” là thời gian quá khứ.
“Đất nước có từ ngày đó”là đẩy đối tượng vào dòng thời gian hun hút xa xăm. Điều khẳng định về đất nước là “ Có rồi” “Có từ ngày đó” “Có trong những cái ngày xửa ngày xưa”… Đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo.
+ Tiếp đó là sự nhận cảm Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả định
nghĩa Đất nước không giống các nhà chuyên môn về lịch sử – địa lý đã đành mà cũng không định nghĩa theo hướng khái quát trong “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Tác giả chia cắt thành tố “ Đất”và “Nước”trong bản thân từ “ Đất nước”.Cách chiết từ này có thể dẫn tới sự giải thích sai lầm hoặc giản đơn hoá khái niệm. Nhưng tư duy nghệ thuật lại làm cho định nghĩa đất nước trở nên vô cùng sinh động và độc đáo ( đất nước đã được cụ thể hoá cao độ và đem đến một thông báo rất mới mẻ có tác động đến tình cảm thẩm mỹ cao).
- Đất nước được cảm nhận trên phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịch
sử:

Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Từ huyền thoại:
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Cho đến truyền thuyết vua Hùng và ngày giỗ Tổ ( 10 -3 âm lịch).
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

( Truyền thuyết vua Hùng đã được nhắc lại ở phần hai của bài thơ: Chín mươi chín
con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương).
Kết hợp với sự khẳng định “Đã có rồi” ở trên kia, tác giả muốn nói lên bề dày, chiều sâu lịch sử của nước Việt nam chúng ta. Về mặt không gian địa lý đất nước không chỉ là núi rừng:
“Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”không chỉ là biển cả: “Con cá ngư ông móng nước biển khơi” mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đó là nơi nảy nở tình yêu lứa đôi.

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm (một không gian rất nhỏ, chỉ có hai người biết, hai người hay). Đó cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu thế hệ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Tác giả đã sử dụng những câu ca dao, những nội dung của truyền thuyết dân gian
với một ngôn ngữ rất tự nhiên nhuần nhị. Chính vì thế mà những câu thơ vừa có cá tính sáng tạo mới mẻ vừa mang nét gần gũi thân thương.
- Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
- Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
(Bài ca dao: “ Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất”…)
+ Tìm giá trị của đất nước trên cái khoảng rộng của không gian và cái chiều dài chiều sâu của thời gian (một không gian có tính chất địa lý và một thời gian có tính chất lịch sử). Đất nước là sự thống nhất các phương diện văn hoá truyền thống, phong tục các đời thường hàng ngày và cái vĩnh hằng mãi mãi, giữa sự sống của cá thể và sự sống của cộng đồng…
Ý thơ tập trung vào tụ điểm cuối cùng của tư tưởng trong Phần một của bài thơ.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần của đất nước
Thì ra đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì
mỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em”nên nó có tính chất tâm sự riêng tư không lên gân giả tạo theo kiểu “giáo huấn”.
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…


3/ Phần thứ hai của bài thơ:
Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng đất nước của nhân dân.
+ Cách nhìn những thắng cảnh của địa lý có chiều sâu của sự phát hiện mới mẻ (Những người vợ … núi sông ta).
- Cảnh thiên nhiên kỳ thú đã gắn bó máu thịt với đời sống dân tộc. Nó được những
thế hệ, những lớp ngưới đi trước tiếp nhận và cảm thụ qua tâm hồn, qua cảnh ngộ của những hoàn cảnh, của những cuộc đời, của lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng trong những cuộc chiến tranh li tán thì không có Đá Vọng Phu. Nếu không có truyền thuyết vua Hùng dựng nước thì không cảm nhận được sự linh thiêng và hùng vĩ của cảnh quan núi đồi trùng điệp….
Đoạn thơ đã khái quát:
“Và ở đâu trên khắp ruộng gò bãi… núi sông ta”
+ Tác giả “nhìn vào bốn nghìn năm Đất Nước” không điểm lại các thời đại hào hùng như Nguyễn Trãi (trải từ Triệu, Đinh… ) như Chế Lan Viên (nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê, thành nước Việt nhân dân trong mát suối) mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh.
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình dân
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
+ Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là ở phần cuối.
“Đất nước này là Đất nước nhân dân”
- Vì là của nhân dân nên nó là “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Đây là một định
nghĩa giản dị mà khá độc đáo.
- Tác giả chọn ba dẫn chứng trong ca dao thần thoại để nói về truyền thống của nhân
dân, của dân tộc.
+ “Yêu em từ thuở trong nôi” tức là tình yêu rất đắm say.
“Biết quí công cầm vàng…” là biết quí trọng tình nghĩa.
“Biết trông trẻ”… nhắc tới tích Thánh Gióng để nói đến sự quyết liệt trong căm thù
và trong chiến đấu. (Huy Cận đã từng phát hiện đức tính có vẻ như đối lập này của dân tộc
Việt Nam:
“Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”
Mặc dầu bốn ngàn năm chưa hề ngơi tắt ngọn lửa chiến tranh, nhiệm vụ chiến đấu
luôn luôn sẵn sàng trong mọi thế hệ người Việt. Cái gì đã tạo cho nước Việt Nam tồn tại mà không xóa nhòa bản sắc của mình? Cái gì đã tạo cho con người Việt Nam có một truyền thống văn hiến rực rỡ? Chính là Nhân dân Việt Nam đã sống rất đôn hậu, đời thường, sống giàu tình nghĩa ngay cả những khi hoàn cảnh lịch sử phá vỡ đời sống bình thường đó. Dân Việt Nam phản ứng quyết liệt khi có kẻ thù nhưng họ không phải là kẻ hiếu chiến: “Trồng tre” là để tự vệ chứ không phải ưa đổ máu!
+ Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã có từ rất lâu. Đến những vần thơ của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm… đã hình thành rất rõ. Nhưng đến thời kỳ chống Mĩ tư tưởng này được Nguyễn Khoa Điềm nhận thức sâu sắc hơn, thắm thía hơn bởi vai trò cũng như sự đóng góp hi sinh vô bờ bến của nhân dân trong cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt
này.


4/ Đất nước là bài thơ trữ tình – chính luận:
Nó có sự kết hợp hai yếu tố hữu cơ cho nên làm tập trung và nổi rõ tư tưởng của tác giả.
+ Tác giả thành công trong việc tạo ra không khí giọng điệu, không gian và thời gian thích hợp để đưa vào thế giới gần gũi, bay bỗng của ca dao dân ca, của truyền thuyết và đời sống văn hóa của dân tộc. Đồng thời cũng cảm nhận một tư duy mới mẻ và hiện đại trong những câu thơ phóng khoáng, tự do (điều đặc biệt là bài thơ rất ít vần, nó có “chất thơ” nhờ vào việc xây dựng hình ảnh, vào giọng điệu trầm bổng và chuyển đổi…).
+ Tuy nhiên nhiều chỗ chất trữ tình và chính luận không kéo dính với nhau khiến
cho khi bài thơ khá nặng nề, khi thì cảm xúc tràn lan dường như không kiểm soát được. Nhiều chỗ còn trùng lặp, dàn trải, nhiều hình ảnh và cách lí giải chưa thật sự mới mẻ và sâu sắc.
 
T

tranquang

phalaibuon said:
có thể poss bài pt truyện ngắn RXN để làm sáng rõ cảm hứng sử thi
đc hok vậy
oak ! bàn tay TNú áh
chỉ có vài ý
pân tich làm sao đc chứ
hic :(

Anh đã cung cấp cho em phần kiến thức cơ bản của tác phẩm "Rừng xà nu"... Qua đó em có thể tự mình phân tích được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để làm rõ cảm hứng sử thi qua đó.

Anh muốn nói thêm 1 chút đó là khi làm rõ cảm hứng sử thi em chú ý đến các điểm sau:
- Nhân vật mang tính đại diện cho một cộng đồng.
- Ngôn ngữ mang tính sử thi: Giọng điệu hùng hồn...
- Nội dung mang tính chất cao cả cho một gia đoạn lịch sử...
Ai có thể bổ sung thêm cho anh nhỉ?
 
P

phalaibuon

uhm em hiểu roài
cảm ơn anh nha
anh cũng thi xã hội nhân văn àh
;;)
còn 1 bài ngôi sao tím nói '''' pân tích hình tượng bàn tay TNú ''''''
vậy bài này pải làm thế nào hả anh
???
:-/
 
T

tranquang

Hiểu rồi thì tốt rồi :)
Ngày xưa anh cũng thi KHXH&NV!

Còn cái đề của Ngoisaotim nói thì đó chỉ là một chi tiết nhỏ. Và anh chắc với đề thi đại học theo nguyên tắc 3 chung, không khi nào cho vào những dạng đề như thế >>> Em có thể yên tâm!

Còn nếu để giải quyết đề như vậy!

1. Nói tổng quát tất cả con người Tnú: hành động, việc làm, tính cách, cuộc đời...

2. Chú ý phân tích hình tượng bàn tay: hoàn cảnh diễn ra, nội dung ra sao, sau đó là ý nghĩa của hình tượng đó.

3. Liên hệ: Với hình tượng cây xà nu, liên hệ hình tượng của Cụ Mết và bé Heng... Thế hệ trước và sau Tnú... để thấy rõ hơn ý nghĩa của hình tượng bàn tay Tnú.

 
Q

quicker

tranquang said:
Cái đề của Ngoisaotim nói thì đó chỉ là một chi tiết nhỏ. Và anh chắc với đề thi đại học theo nguyên tắc 3 chung, không khi nào cho vào những dạng đề như thế >>> Em có thể yên tâm!

Còn nếu để giải quyết đề như vậy!

1. Nói tổng quát tất cả con người Tnú: hành động, việc làm, tính cách, cuộc đời...

2. Chú ý phân tích hình tượng bàn tay: hoàn cảnh diễn ra, nội dung ra sao, sau đó là ý nghĩa của hình tượng đó.

3. Liên hệ: Với hình tượng cây xà nu, liên hệ hình tượng của Cụ Mết và bé Heng... Thế hệ trước và sau Tnú... để thấy rõ hơn ý nghĩa của hình tượng bàn tay Tnú.

Em ko nghĩ như anh, theo em câu này hoàn toàn có thể ra. Phân tích 1 hình tượng, 1 chi tiết trong tác phẩm là điều có khả năng.
Khi làm 1 số đề dạng như này, nếu sâu sắc ra thì theo em cần làm theo hướng
1. Giới thiệu qua về tác phẩm, tác giả--> đây là điều đương nhiên.
2. Hình tượng là gì? --> rất khó đối với trình độ HSPT nhưng nếu em nào nêu được cách hiểu đơn giản, phục vụ trực tiếp được cho bài viết thì tạo đc ấn tượng rất tốt. (Ở đây các bạn cần phân biệt hình tượng với chi tiết. Chi tiết chỉ là những phần để xây dựng hình tượng, hình tượng mang ý nghĩa khái quát, tránh nhầm nhé)
3. Đi vào nhân vật Tnú --> hình tượng bàn tay trong RXN. Những chi tiết liên quan đến "bàn tay". Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện hình tượng bàn tay. Tại sao khi nhớ đến Tnú, ngta lại nhớ đến "bàn tay"?
Có thể liên hệ với 1 số hình tượng đáng chú ý khác trong thơ văn: chị Trần Thị Lý trong thơ Tố Hữu chẳng hạn: Em là ai....
4. Từ đó có thể liên hệ với những chi tiết khác để nhận xét về nhân vật Tnú.
5. Liên hệ với các hình tượng khác trong RXN như anh đã nói.
6. Rút ra mối liên hệ với toàn bộ chủ đề tác phẩm (nhớ là chủ đề, chứ ko phải nội dung). Liên hệ sâu sắc hơn với tuổi trẻ VN trong những ngày kháng chiến chống Mĩ.
Mong mọi người góp ý, bổ sung

:)
 
T

tranquang

quicker said:
Em ko nghĩ như anh, theo em câu này hoàn toàn có thể ra. Phân tích 1 hình tượng, 1 chi tiết trong tác phẩm là điều có khả năng.
Khi làm 1 số đề dạng như này, nếu sâu sắc ra thì theo em cần làm theo hướng
1. Giới thiệu qua về tác phẩm, tác giả--> đây là điều đương nhiên.
2. Hình tượng là gì? --> rất khó đối với trình độ HSPT nhưng nếu em nào nêu được cách hiểu đơn giản, phục vụ trực tiếp được cho bài viết thì tạo đc ấn tượng rất tốt. (Ở đây các bạn cần phân biệt hình tượng với chi tiết. Chi tiết chỉ là những phần để xây dựng hình tượng, hình tượng mang ý nghĩa khái quát, tránh nhầm nhé)
3. Đi vào nhân vật Tnú --> hình tượng bàn tay trong RXN. Những chi tiết liên quan đến "bàn tay". Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện hình tượng bàn tay. Tại sao khi nhớ đến Tnú, ngta lại nhớ đến "bàn tay"?
Có thể liên hệ với 1 số hình tượng đáng chú ý khác trong thơ văn: chị Trần Thị Lý trong thơ Tố Hữu chẳng hạn: Em là ai....
4. Từ đó có thể liên hệ với những chi tiết khác để nhận xét về nhân vật Tnú.
5. Liên hệ với các hình tượng khác trong RXN như anh đã nói.
6. Rút ra mối liên hệ với toàn bộ chủ đề tác phẩm (nhớ là chủ đề, chứ ko phải nội dung). Liên hệ sâu sắc hơn với tuổi trẻ VN trong những ngày kháng chiến chống Mĩ.
Mong mọi người góp ý, bổ sung

:)

Quá tốt cho một dàn ý chi tiết.

Phần gợi ý của mình chỉ là gợi ý đơn giản, do đó còn thiếu. Và các phần còn thiếu thì U đã bổ sung rồi đó.

Mình có một góp ý vào phần cuối, để bài viết thêm sinh động và mang tính thực tế là liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam nước mình ngày nay!
 
F

faustvn01

Anh muốn nói thêm 1 chút đó là khi làm rõ cảm hứng sử thi em chú ý đến các điểm sau:
- Nhân vật mang tính đại diện cho một cộng đồng.
- Ngôn ngữ mang tính sử thi: Giọng điệu hùng hồn...
- Nội dung mang tính chất cao cả cho một gia đoạn lịch sử...
Ai có thể bổ sung thêm cho anh nhỉ?

Em nhớ không nhầm thì hình như trên diễn đàn mình cũng đã có một topic bàn về khái niệm Cảm hứng sử thi và các biểu hiện của cảm hứng sử thi trong tác phẩm văn học (nhưng không thể rõ là ở topic nào). Nhân đây, xin đóng góp vài ý kiến của em về nội dung này (chỉ là những ý kiến cá nhân, rất mong mọi người góp ý).

Thứ nhất: về khái niệm Cảm hứng sử thi.
Nhìn vào hình thức khái niệm cũng thấy được đó là một khái niệm hợp thành từ hai khái niệm: Cảm hứng (ở đây được hiểu là Cảm hứng nghệ thuật, là nội dung nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, thể hiện những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà trong tác phẩm) và Sử thi (một thể loại văn học dân gian còn được gọi là Anh hùng ca, trường ca...là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca...).
Vậy khái niệm Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
Đây là Cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong thời kì kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ (vì hơn lúc nào hết, các nhà văn ý thức rõ về sự tồn vong của dân tộc trong cuộc đấu tranh quyết liệt đánh bại kẻ thù xâm lược).
 
F

faustvn01

Phần trên kia mình trình bày qua cách hiểu về khái niệm Cảm hứng sử thi (dù đã cố gắng ngắn gọn nhưng cũng khá dài dòng, lí luận khô khan :( ). Sau đây mình sẽ trình bày một số biểu hiện chủ yếu của Cảm hứng sử thi trong tác phẩm.

Với tư cách là cảm hứng nghệ thuật chủ đạo, Cảm hứng sử thi là yếu tố chi phối toàn bộ các yếu tố trong tác phẩm, từ bình diện nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, nhân vật) đến các bình diện thuộc về hình thức của tác phẩm (kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ...). Phải thú thật, để trình bày đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này, cần có nhiều thời gian (cả không gian vì nó vượt quá quy mô một bài viết) cũng như vốn kiến thức của người viết. Và điều đó vượt quá khả năng của mình. Nhưng mình xin nêu một số ý mà mình cho là quan trọng và phù hợp để các bạn có thể có những định hướng khi gặp những đề liên quan đến nội dung này.

Thứ nhất, Cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Ví như cuộc đối đầu quyết liệt của đồng bào Tây Nguyên (cũng như dân tộc ta) với Đế quốc và tay sai trong truyện ngắn Rừng xà nu. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Thứ hai: trong việc xây dựng hình tượng.
Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cả hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của cả cộng đồng. Đó là những Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh đoàn quân hừng hực khí thế trong Việt Bắc: "Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên". Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào... thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa (nhất là với thơ). Các nhân vật thường được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ (núi rừng Tây Nguyên, "những đường Việt Bắc"...) để tôn nổi tấm vóc của nhân vật...

Thứ ba: Ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc...

Thứ tư: Một số thủ pháp nghệ thuật.
Các thủ pháp nghệ thuật thường được tác giả sử dụng là thủ pháp cường điệu, so sánh nhằm khắc họa nổi bật hình ảnh những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp và ý chí, khát vọng của cả cộng đồng. Trong truyện Rừng xà nu, cách tổ chức kết cấu kiểu truyện trong truyện, đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) cũng góp phần chuyển tải tư tưởng và cảm hứng sử thi của tác phẩm...

Trên đây là một số nét về các biểu hiện của cảm hứng sử thi trong tác phẩm, chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng để chúng ta cùng tham khảo. Mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các bạn.
 
S

sakak

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Phần trên kia mình trình bày qua cách hiểu về khái niệm Cảm hứng sử thi (dù đã cố gắng ngắn gọn nhưng cũng khá dài dòng, lí luận khô khan :( ). Sau đây mình sẽ trình bày một số biểu hiện chủ yếu của Cảm hứng sử thi trong tác phẩm.

Với tư cách là cảm hứng nghệ thuật chủ đạo, Cảm hứng sử thi là yếu tố chi phối toàn bộ các yếu tố trong tác phẩm, từ bình diện nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, nhân vật) đến các bình diện thuộc về hình thức của tác phẩm (kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ...). Phải thú thật, để trình bày đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này, cần có nhiều thời gian (cả không gian vì nó vượt quá quy mô một bài viết) cũng như vốn kiến thức của người viết. Và điều đó vượt quá khả năng của mình. Nhưng mình xin nêu một số ý mà mình cho là quan trọng và phù hợp để các bạn có thể có những định hướng khi gặp những đề liên quan đến nội dung này.

Thứ nhất, Cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Ví như cuộc đối đầu quyết liệt của đồng bào Tây Nguyên (cũng như dân tộc ta) với Đế quốc và tay sai trong truyện ngắn Rừng xà nu. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Thứ hai: trong việc xây dựng hình tượng.
Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cả hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của cả cộng đồng. Đó là những Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh đoàn quân hừng hực khí thế trong Việt Bắc: "Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên". Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào... thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa (nhất là với thơ). Các nhân vật thường được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ (núi rừng Tây Nguyên, "những đường Việt Bắc"...) để tôn nổi tấm vóc của nhân vật...

Thứ ba: Ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc...

Thứ tư: Một số thủ pháp nghệ thuật.
Các thủ pháp nghệ thuật thường được tác giả sử dụng là thủ pháp cường điệu, so sánh nhằm khắc họa nổi bật hình ảnh những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp và ý chí, khát vọng của cả cộng đồng. Trong truyện Rừng xà nu, cách tổ chức kết cấu kiểu truyện trong truyện, đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) cũng góp phần chuyển tải tư tưởng và cảm hứng sử thi của tác phẩm...

Trên đây là một số nét về các biểu hiện của cảm hứng sử thi trong tác phẩm, chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng để chúng ta cùng tham khảo. Mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các bạn.

Thật là đầy đủ, bravo tinh thần của U. Cao thủ!

Nhưng có một vấn đề em đang thắc mắc: Đó là việc nắm bắt kiến thức khi đụng đến mảng "Thơ Mới". Nội dung và nghệ thuật! Bác nào có lòng thì làm ơn chỉ giáo giúp em!

Cái cần học trong những tác phẩm thuộc trào lưu "Thơ mới" là... gì ạ?
 
T

tranquang

sakak said:
Thật là đầy đủ, bravo tinh thần của U. Cao thủ!

Nhưng có một vấn đề em đang thắc mắc: Đó là việc nắm bắt kiến thức khi đụng đến mảng "Thơ Mới". Nội dung và nghệ thuật! Bác nào có lòng thì làm ơn chỉ giáo giúp em!

Cái cần học trong những tác phẩm thuộc trào lưu "Thơ mới" là... gì ạ?

Anh nghĩ thế này, trong vấn đề Thơ Mới, cần học:

1. Nội dung:
1.1. Cái Tôi cá nhân trong Thơ Mới.
1.2. Phong cảnh thiên nhiên trong Thơ Mới.
1.3. Tư tưởng yêu nước trong Thơ Mới.

2.Nghệ thuật:
2.1. Thể thơ.
2.2. Ngôn ngữ thơ.

Hiện tại anh mới thống kê được đến thế. Ai có ý kiến đóng góp thêm cùng anh nhé?
 
T

thanhha12a4

ANH QUANG A` cho em hỏi đề nài nhé:
" Em hãy phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn MInh Châu."
 
W

wuyettam

thanhha12a4 said:
ANH QUANG A` cho em hỏi đề nài nhé:
" Em hãy phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn MInh Châu."
cho mình góp một chút ý kiến nhé!! ;)
Nhân vật N được NMC xây dưng bằng bút pháp lãng mạn ...,mang vẻ đẹp toàn diện về cả ngoại hình lẫn tâm hồn(đén đây thì ta có thể phân tích như phân tích nhân vật...)
Vẻ đẹp lãng mạn của Nguyệt còn được gắn liền và song hành với mảnh trăng...từ đó làm tôn thêm , nổi bật nét đẹp trong tâm hồn N (phân tích về nét đẹp của N dưới ánh trăng và sau khi trăng k còn nữa)
Dó là y kiến phiến diện của mình thui...mong moi người chỉnh sửa giúp...! ;)
 
K

kingjames

Mình cần giúp 2 phần:
-Cần học những gì về tác gia Nam Cao
-Về tác phẩm Chí Phèo thì có thể ra những đề như thế nào ?

Mong các bạn nói chi tiết,thx >:D<
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom