Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tranquang

hose said:
tui có ý kiến là:"CHỦ NHẬT HẰNG TUẦN CHÚNG TA SẼ HỌP LẠI VÀ HỎI,TRẢ LỜI"
OK?

ANH THẤY ĐÂY LÀ MỘT Ý KIẾN KHÁ HAY VÀ THÚ VỊ, NHƯNG HIỀM MỘT NỖI THỜI GIAN... ANH NGHĨ LÀ NẾU BỌN EM CÓ THẮC MẮC GÌ TRONG MÔN HỌC VÀ CẦN BÀI GIẢNG CỦA NHỮNG TÁC PHẨM NÀO? CÂU THƠ, ĐOẠN VĂN NÀO KHÓ HIỂU? HÃY UP LÊN TOPIC NÀY...
TÔI VÀ CHÚNG TA SẼ CÙNG CHUNG TAY GIẢI QUYẾT! MỤC TIÊU CUỐI CÙNG CHÚNG TA HƯỚNG ĐẾN LÀ PHỤC VỤ CHO MÔN VĂN THI ĐẠI HỌC!

CHÀO THÂN ÁI VÀ QUYẾT THẮNG!
 
T

tranquang

hanhle said:
Mọi người cùng làm bài này nhé .Đề của trường mình
"Đối với tôi văn chương ko phải là một cách đưa đến cho người đọc sự thoát li hay quên , trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao mà chúng ta có ,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác ,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Hãy bình luận ý kiến trên của Thạch Lam.

Đây là đề bài của em đúng không? Tối nay anh sẽ đưa ý kiến của anh lên nhé? Còn hiện tại thì chưa thể... Ok?
 
K

kakas

hanhle said:
Mọi người cùng làm bài này nhé .Đề của trường mình
"Đối với tôi văn chương ko phải là một cách đưa đến cho người đọc sự thoát li hay quên , trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao mà chúng ta có ,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác ,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Hãy bình luận ý kiến trên của Thạch Lam.

Với cái đề này cần nêu được các ý chủ đạo sau:

1. Văn chương là gì?

2. Thế nào là sự thoát li hay quên khi đọc các tác phẩm văn chương.

3. Thế nào là thứ khí giới thanh cao? Và vai trò của văn chương và nhà văn đối với việc định hướng xã hội ra sao?

4. Tổng kết và nhận định những ý kiến đánh giá của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về vai trò của văn học đối với xã hội. Nó tạo tiền đề gì cho sự phát triển xã hội.

Trên đây chỉ là những ý kiến mang tính cá nhân (có tính chất tham khảo), chư vị đọc và cho ý kiến để em còn chỉnh sửa bản thân!
 
H

hanhle

Như thế thì chung chung quá. Cần nhấn mạnh một vài luận điểm rõ ràng và nên đi sâu vào một vấn đề cụ thể.
 
T

tranquang

kakas said:
hanhle said:
Mọi người cùng làm bài này nhé .Đề của trường mình
"Đối với tôi văn chương ko phải là một cách đưa đến cho người đọc sự thoát li hay quên , trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao mà chúng ta có ,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác ,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Hãy bình luận ý kiến trên của Thạch Lam.

Với cái đề này cần nêu được các ý chủ đạo sau:

1. Văn chương là gì?

2. Thế nào là sự thoát li hay quên khi đọc các tác phẩm văn chương.

3. Thế nào là thứ khí giới thanh cao? Và vai trò của văn chương và nhà văn đối với việc định hướng xã hội ra sao?

4. Tổng kết và nhận định những ý kiến đánh giá của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về vai trò của văn học đối với xã hội. Nó tạo tiền đề gì cho sự phát triển xã hội.

Trên đây chỉ là những ý kiến mang tính cá nhân (có tính chất tham khảo), chư vị đọc và cho ý kiến để em còn chỉnh sửa bản thân!

Anh nghĩ không chung chung đâu em ạ! Khi em trả lời được hết các câu hỏi đó thì em hoàn thành được bài viết của mình rồi đấy!
Anh chỉ bổ sung là em nên dùng những tác phẩm của Thạch Lam như "Gió lạnh đầu mùa"; "Nhà mẹ Lê"; "Hai đứa trẻ"... để chứng minh cho những luận điểm của mình. Đồng thời cũng có thể dùng những tác phẩm cùng thời để chứng minh như "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân chẳng hạn!
Chúc em thành công!
 
H

hongnhi12anh

Nè ai có thể so sánh giùm mình mùa thu xưa và mùa thu nay trong bài "Đất nước" không???Mình không cảm nhận được nhìu ở bài này nên không hỉu lắm.
 
T

tranquang


Em hãy đọc tham khảo bài viết dưới đây xem sao nhé? Hi vọng em sẽ tìm thấy được điều gì đó có ích cho bài viết của riêng mình!


Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Ta nhớ những ngày thu đã xa...

"Những ngày thu đã xa" là những ngày thu nào vậy? Phải chăng, đó là một nỗi buồn trong thơ Bích Khê:

Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi... thu mênh mông!

Hay trong thơ Chế Lan Viên trước đó:

Thu đến đây, chừ biết nói răng
Chừ đây buồn giận biết sao ngăn
Tìm trong những sắc hoa đang rụng
Ta kiếm trong hoa chút sắc tàn!

Không phải vậy, nỗi nhớ mùa thu năm xưa là một mùa thu rất khác. Đó là mùa thu năm 1946, đất nước sau bao cố gắng của Bác Hồ, vẫn phải một lần nữa đứng lên đánh Pháp, đấy là mùa thu nhà thơ trẻ phải rời Thủ đô Hà Nội thân yêu một lần nữa để trở lại chiến khu Việt Bắc, với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi". Phút chia tay với Thủ đô yêu dấu chưa đầy một tuổi Dân chủ Cộng hòa, tâm trạng nhà thơ mới bồi hồi, xao xuyến, xa xót làm sao:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!

Mùa thu nay khác rồi!

Chỉ với năm chữ mở đầu của khổ thơ thứ ba "Mùa thu nay khác rồi" ta thấy tâm thế của người thơ đã chuyển, đã vươn tới một vị thế cao hơn, tự tin và sung mãn hơn trong tầm vóc của một nội lực lớn. Hình tượng của nhà thơ bỗng cao sừng sững:

Ta đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười, thiết tha...

Nhận thức về "nội hàm" của một mùa thu mới là vô cùng sáng rõ và cách tân, bởi đây là mùa thu khác, mùa thu của những người đã có quyền làm chủ núi đồi, làm chủ những rừng tre phấp phới, và là một "mùa thu thay áo mới", một mùa thu "trong biếc, nói cười, thiết tha!".

Câu cuối của khổ thơ này thật tài hoa, và nó là đặc sản của thi tài Nguyễn Đình Thi.

Sự kết hợp của những tính từ - động từ - trạng từ, bất ngờ đến nỗi làm ta phải sững sờ trong chiêm cảm một vẻ đẹp ngôn ngữ Việt mà trước đây chưa bao giờ có. Ai trong biếc? Ai nói cười? Ai thiết tha? Chính là hồn của mùa thu mới, hồn của dân tộc vậy!

Một câu thơ mà làm sáng cả non sông, đất nước và làm cho chúng ta tự hào, tự tin biết bao. Một đất nước, với những ngày thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn. Đó là chủ quyền của người Việt, của giống nòi dân Việt. Trong cảm hứng hào sảng ấy ông viết tiếp:

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông chảy nặng phù sa...

Để rồi, vang vọng những câu thơ hào sảng nhất về giống nòi:

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ngày xưa nói về gì vậy?
Những buổi ngày xưa nói gì đây?

Và ông trả lời như một bích họa thắm đỏ máu xương, rằng:

Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai xé nát trời chiều

Và: Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Tôi gọi những câu thơ này là những câu thơ thăng hoa nhất của người chiến sĩ - nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi. Ngoài những gì hay và đẹp nhất mà ông đã dâng hiến cho nền thi ca hiện đại Việt Nam, những câu thơ trên, ông đã tự khiêm nhường bộc lộ một thiên tài thi ca, ít ai sánh nổi:

Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Một đất nước từng Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn! Rồi ông nói, như hai triệu người dân chết đói nói, như tiếng vọng của những âm hồn:

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...

Đau buồn ấy là đau buồn ký sự, đau buồn nhiếp ảnh, đau buồn hội họa. Còn đau buồn và phản kháng thơ phải cao bút lên như thế này, sâu thẳm và triết luận trong một so sánh và phương pháp tư tưởng đầy nghịch lý, minh triết như thế này:

Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà...

Những câu thơ tưởng như một lời đại ngôn ấy, bỗng làm người đọc xúc động và thẩm thấu một ý nghĩa quan trọng trong triết học về lẽ sống. Ai giết nổi chim và hoa? Ai bắn được "lòng dân ta yêu nước thương nhà!" Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng, chỉ là sự thất bại mà thôi!

Chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu đã thất bại hoàn toàn vì chân lý giản dị ấy, và Nguyễn Đình Thi - với một chiêm cảm lớn, đã tổng kết qua thơ.

Càng đọc Đất nước, chúng ta càng cảm nhận và thấu suốt, đó là một bài thơ lớn, được viết từ một tâm hồn, tâm hồn của một nghệ sĩ đồng hành với lòng dân, biết tôn vinh một giá trị vĩnh hằng, đó là tấm lòng cửa người dân với quê hương, đất nước. Non sông nước Việt vẫn trường tồn, đã trường tồn, đang trường tồn và sẽ trường tồn bởi một giá trị văn hóa vĩnh hằng, đó chính là: "Lòng dân ta yêu nước, thương nhà!

Trong những ngày mùa thu tháng Tám, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa!

Những câu thơ ấy cho ta gặp lại một mùa thu năm xưa, một mùa thu định mệnh của toàn dân tộc, và bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, sạch trong "mát trong như sáng năm xưa".


Chúc em thành công!
Chào thân ái và quyết thắng!



 
H

hongnhi12anh

Cám ơn anh nhìu lắm :D .Giờ anh có thể giải thích giùm em ý nghĩa 4 câu đề từ trong "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên được không?
"Tây Bắc ư?Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa con tàu
Khi đất nước bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây bắc chứ còn đâu?"
 
T

tranquang

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu,
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

- Nếu con tàu là biểu tượng cho khát vọng ra đi, thì Tây Bắc ngoài nghĩa là một địa danh cụ thể còn là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi đã khắc ghi những kỷ niệm không quên của đời người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa qua, cũng là nơi đang vẫy gọi mọi người chung sức xây dựng cuộc sống mới.

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

- Với người nghệ sĩ nói chung, nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng, Tây Bắc chính là tâm hồn, là cuộc sống khi người nghệ sĩ biết mở rộng lòng mình với cuộc sống rộng lớn. Nói cách khác, qua khổ thơ đề từ và cả bài thơ, Chế Lan Viên muốn khẳng định vai trò của cuộc sống với sáng tạo nghệ thuật. Ý tưởng này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong bài thơ.

- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
- Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ

- Nếu bài thơ là tiếng hát lên đường thì khổ thơ đề từ là khúc dạo đầu mang tính khái quát tạo âm điệu chung cho cả bài thơ. Đó là người nghệ sĩ phải dấn thân vào cuộc đời rộng lớn mới mong tạo được sức sống cho ngòi bút.

- Từ ý nghĩa nhan đề và khổ thơ đề từ ta hiểu được những hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống trong bài thơ.

- Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc.


Em có thể tham khảo các ý ngắn nêu trên để phục vụ cho bài viết của mình!
Chúc em thành công!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
Y

yeuducanh

Bản thân em cảm thấy mấy khổ cuối cùng trong bài "Tiếng hát con tàu" rất hay (đặc biệt là hai khổ cuối cùng). Nhưng cô giáo cho em nói rằng hai khổ thơ này đậm chất Chế Lan Viên, tức là nó có tầng tầng lớp lớp những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, cô nói rằng vì vậy mà người ta sẽ không bao giờ cho đề thi vào những khổ thơ đó, cô cũng không giảng dạy hay nói gì thêm về những khổ thơ này...em không lo lắm về chuyện có thi vào cái chỗ đó hay không nhưng em vẫn muốn nghe ý kiến của các anh chị về mấy khổ thơ này...em thấy thơ Chế Lan Viên rất hay và trí tuệ!
 
H

hanhle

Mọi người cùng làm nhá?
Anh(chị) hãy phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ chí Minh trong đoạn văn sau đây:
"Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền ko ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc''.
Lời bất hủ ấy ở trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản "Tuyên ngôn nhan quyền và Dân quyền" của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :

" Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi , và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi "
Đó là những lẽ phải ko ai có thể chối cãi được".
 
Y

yeuducanh

Cái đề thi HSG Văn của thành phố Hải Phòng năm nay thật là...
Đề:"Nếu ai đó gõ cửa nhà bạn..."
Cái đề này còn kinh khủng hơn những đề thi về tác phẩm cụ thể
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom