Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phanminhthien

Smee gợi cho 1 ý nhé vận dụng ca dao vào ở hai từ "thân cò" ---> đó là sự sáng tạo độc đáo vì nó là từ ghép của "thân em" trong câu "thân em như tấm lụa đào , phất phơ giữa chợ biết vào tay ai "
và từ "Con cò " trong câu ca dao " con cò lặn lội bờ sông , gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non"
---> hai hình ảnh ay duoc tổng hợp lại thành ra từ " thân cò " dưong nhiên lúc này nghĩa của từ "thân cò " cũng là hình ảnh tổng hợp từ hai hình ảnh ở trên .Tác giả đã khéo léo gộp hai hình tựong đẹp dẽ , những sự hi sinh cao quí của ngừoi phụ nữ việt nam dể miêu tả vợ mình một cách tài tình thi vị .
(bạn chắc tự hiểu dựoc hai câu ca dao trên nói lên những điều gì của ngừoi phụ nữ mà đúng ko)
 
H

hanhle

Thi đại hoc năm 2008 sẽ thi từ Xuân Diệu cho nên việc ôn luyện cũng nằm trong tầm kiểm soát của ta . Vì vậy mọi người cùng cố gắng là Ok
 
C

conu

Theo mình nghĩ nó sẽ theo hướng mở, kiến thức rộng và nắm vững các vấn đề văn học sử và lý luận văn học.
 
T

tranquang

NHẬN DIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ ÔN THI ĐẠI HỌC!

**********************************************************************

A. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945:
I. Phong trào Thơ mới (hay là thơ lãng mạn Việt Nam 30/45):
- Nỗi buồn trong Thơ mới.
- Cái "Tôi" cá nhân trong Thơ mới.
- Thiên nhiên trong Thơ mới.
- Phong cách cá nhân của tác giả Thơ mới.

II. Văn xuôi 30/45:
1. Truyện ngắn lãng mạn:
- Con người tài hoa uyên bác, khí phách... (Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân)
- Cuộc sống tàn tạ, leo lét của những kiếp người nhỏ bé ("Hai đứa trẻ" của Thạch Lam).

2. Truyện ngắn hiện thực phê phán 30/45:
- Người cố nông bị tha hóa... ("Chí Phèo" của Nam Cao).
- Bi kịch tinh thần dai dẳng của người trí thức nghèo ("Đời thừa" của Nam Cao).
- Một xã hội lố lăng, bịp bợm... ("Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng)

3. Dòng văn học Cách mạng:
- Vi hành của Nguyễn Ái Quốc: Bóc trần bộ mặt thực dân và phong kiến.
- "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh: Chân dung nhà cách mạng, nhà văn hóa, nhà yêu nước vĩ đại.
- "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu: Tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu tha thiết cuộc sống, niềm khao khát tự do và ý chí kiên định với cách mạng.

B. Văn học kháng chiến 1945 - 1975:
I. Thơ ca kháng chiến:
1. Đề tài người lính: "Tây Tiến" của Quang Dũng.
2. Cảm hứng đất nước:
- "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm
- "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi
- "Việt Bắc" và "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu.
- "Đất nước..." của Nguyễn Khoa Điềm.
3. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa:
- "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên.
- "Các vị la hán chùa Tây Phương" của Huy Cận
4. Tình yêu tuổi trẻ: với "Sóng" của Xuân Quỳnh

II. Văn xuôi:
1. "Đôi mắt": Tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn cách mạng thời kỳ mới.
2. Thân phận người lao động trong xã hội cũ và sự hồi sinh trong thời kỳ mới:
- Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
- Vợ nhặt của Kim Lân
- Mùa lạc của Nguyễn Khải.
3. Chủ nghĩa sử thi cách mạng anh hùng:
- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

III. Chính luận và kí:
1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
2. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.


Trên đây, là những nhận diện cơ bản về chương trình các tác phẩm sẽ thi đại học môn Văn. Các mem tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng!
Điều quan trọng là để chúng ta hình dung có hệ thống các tác phẩm và đề tài của tác phẩm văn học. Thời gian sau chúng ta sẽ đi vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
1

153

anh ui thế thi tốt nghiệp thì sao ????
hướng thế nào ?
chẳng nhẽ chỉ ôn thi đại học thôi à ?
 
C

crazyfrog

Để có thể thi tốt nghiệp nghĩa là đã phải có qua đại học chỉ khác tốt nghiệp chỉ nằm trong chương trình văn học lớp 12 còn ĐH là chương trình 11+12.
 
C

crazyfrog

sao pahỉ buồn. Như vậy nghĩa là khả năng vào Đại học sẽ cao hơn bây giờ. Không bao giờ có ai lại đi thụt lùi cả :))
 
H

hanhle

Thật ra thi đại học cũng chỉ là những kiến thức mà ta chỉ cần nắm vững là ổn thui .Cũng may la mình có trí nhớ tốt nên chỉ cần đọc qua một lần là có thể nhớ nên việc ôn luyện cũng đỡ hơn
 
G

geminidl

Cho em hỏi, em học 12 chuyên ban có 1 số vấn đề khác với chương trình đại trà như bài Đời Thừa của Nam Cao em chưa được học còn đại trà thì học hết rồi.Em có đi học ngoài mà cô chỉ dạy phương phap thôi,còn đôi lúc cô có đi đến bài Đời Thừa để chứng minh cho bài giảng của cô thì em ko hiểu gì cả. Em lo quá, học thì học chuyên ban mà thi thì của đại trà :-S
 
T

tranquang

Lo cũng không thể giải quyết vấn đề gì đâu em? Nếu em cần thì anh có thể cung cấp bài đó cho em? Qua mail hoặc post lên đây cũng được... OK?
 
Q

quanghse

Mọi người tán ra tán vào thì nhièu mà chả thấy bài viết nào đưa lên để anh em hoc hỏi cả. Lính mới là mình đây xin mạnh dạn đưa lên một số nội dung, đầu tiên là thân thế và sự nghiệp cảu Tố Hữu - Cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng Việt Nam
 
Z

zinkitino

quanghse said:
Mọi người tán ra tán vào thì nhièu mà chả thấy bài viết nào đưa lên để anh em hoc hỏi cả. Lính mới là mình đây xin mạnh dạn đưa lên một số nội dung, đầu tiên là thân thế và sự nghiệp cảu Tố Hữu - Cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng Việt Nam

đâu?
 
H

hanhle

Mọi người cùng làm bài này của trường mình nhé
Trong sách văn học lớp 12 , tập 2 có viết "Các tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm giúp độc giả hiểu người ,hiểu mình ,từ đó cho ta hiểu thêm về kinh nghiệm sống phong phú hơn"
Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào
Thông qua tác phẩm "Chí Phèo "của Nam Cao anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó


mình nhớ đề như thế nhưng những câu chữ chưa chính xác cho lắm
 
C

conu

hanhle said:
Mọi người cùng làm bài này của trường mình nhé
Trong sách văn học lớp 12 , tập 2 có viết "Các tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm giúp độc giả hiểu người ,hiểu mình ,từ đó cho ta hiểu thêm về kinh nghiệm sống phong phú hơn"
Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào
Thông qua tác phẩm "Chí Phèo "của Nam Cao anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó


mình nhớ đề như thế nhưng những câu chữ chưa chính xác cho lắm
Đây là 1 đề thuộc phần lý luận Văn học, nó bao hàm 2 nội dung thuộc phần lý luận Văn học cuối sách văn học tập 2 lớp 12, đó là bài các giá trị Văn học và bài tiếp nhận Văn học. Bạn nên học kỹ lý thuyết phần này để biết đường vận dụng vào phân tích tác phẩm Chí Phèo ở các khía cạnh để làm nổi bật các luận điểm. Ngoài ra cũng cần có 1 số khái niệm cơ bản về tác phẩm Văn học, nhân vật điển hình là gì, sức khái quát của tác phẩm Văn học là gì... để vận dụng khi viết.
Giá trị của tác phẩm thì gồm 3 giá trị: nhận thức, tư tưởng tình cảm và thẩm mỹ, cần đi phân tích 3 nét trên thể hiện qua tác phẩm Chí Phèo, chỉ khi đạt được đầy đủ 3 yếu tố trên thì 1 tác phẩm mới thục sự có giá trị. Tuy nhiên, cần nhất là đi sâu vào giá trị nhận thức, đặc biệt quan tâm đấy vì đây là yêu cầu cao nhất của đề trên, sau đó là đến tư tưởng tình cảm, và giá trị nghệ thuật chỉ cần nói qua 1 chút thôi, nếu quá kỹ phần thẩm mỹ thì sẽ bị thừa vì đề ko yêu cầu, mình chỉ cần nói giá trị thẩm mỹ đã có tác dụng chuyển tải tốt như thế nào để làm người đọc thấm sâu hai giá trị kia, đặc biệt là giá trị nhận thức.
Và, mình từ bố cục đó, nối tiếp vào bằng cách liên hệ nó có sức ảnh hưởng thế nào đến kinh nghiệm sống, hoặc nó đã giúp mình hiểu hơn những gì ở cuộc đời, ở con người...Phần này để làm rõ cho ý sau của đề bài.
Cần nắm vững kỹ năng làm văn và phân tích đề để viết cho đúng và cho hay. ko thể với đề trên mà đi phân tích cả bài, sẽ sai, phải hiểu đề yêu cầu những gì, những gì đặt ra mà mình phải giải quyết để ko thừa ko thiếu, nhắm đúng trọng tâm. Đấy là những vấn đề đặt ra, và trong quá trình làm bài mình phải đặt ra những câu hỏi cho mình như thế để có hướng giải quyết hợp lý, còn khâu nữa cũng rất quan trọng là bài viết cụ thể của bạn thì nó là trên thực tế bạn làm được đến đâu.
 
H

hanhle

Thôi chết mình rùi ,bài này mình cũng phân tích về giá trị nhận thức nhưng không sâu lắm
lần này chết chắc rồi ,lại cứ chăm chăm đi phân tích bài "CHì Phèo" thế mới chán chứ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom