Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tranquang

vấn đề là mọi người có định ra 1 chủ đề gì đó không, lập topic mà chẳng có ai góp gạo nè trời


>>> Hi all,
Việc đưa ra tác phẩm cần giải quyết là tự các em chứ?
Còn việc của Mod cũng như anh là chỉ định hướng giải quyết đề, tác phẩm gặp khúc mắc cho các em mà thôi!

=> Hãy đưa ra những tác phẩm mà bọn em cảm thấy chưa rõ hoặc hiểu cặn kẽ lên đây
>>> Anh cùng các Mod # sẽ có những gợi mở hoặc giải thích cho các em thật cụ thể!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
G

g.babo

Topic này hình như thấy treo biển mở cửa lâu lắm rồi mà đã thấy hoạt động tẹo nào đâu ! HiZ....thi đến nơi rồi mà còn chưa thấy khởi động. Khởi động ih rồi cho em xin một vé với ;)

Ok ! Vậy để em khai màn.
Anh giúp em " khai phá " cái đề này coi : Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong " Đất nước " ( mặt đường khát vọng ) :)
Thi học kì vào cái này mà hôm đấy em lại k đi học....hóc quá, chẳgn bik sao nữa :(

Ớ mà này các bác này ! K biết lập dàn ý, đi thi ĐH có nguy cơ " chết tươi " k các pác nhẩy :D Em k bik lập dàn ý, bắt em lập dàn ý chắc em cắn bút đến hết giờ. Bảo em viết luôn thì em lại viết được =)) ( chẳng qua không biết nó đúng sai, hay dở, thiếu đủ dư lào thôi ) nhưg khổi nỗi em k biết lập dàn ý thật. Ai cứu em với ihhhhhhhhhhhhhhh !!!

------------

Lưu ý: Nghiêm cấm mọi hình thức spam trong lớp ôn thi. Ok em?
 
Last edited by a moderator:
T

tranquang

Ok ! Vậy để em khai màn.
Anh giúp em " khai phá " cái đề này coi : Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong " Đất nước " ( mặt đường khát vọng ) :)
Thi học kì vào cái này mà hôm đấy em lại k đi học....hóc quá, chẳgn bik sao nữa :(

>>> Với đề bài này của em, cần giải quyết được 2 luận điểm:
1. Cảm nhận về Đất nước
2. Tư tưởng Đất nước của Nhân dân
Sau đó rút ra những cảm nhận cho chính bản thân mình.

Dưới đây là chi tiết các ý mà em cần có:

1/ Cảm nhận về Đất nước:

a) Đoạn thơ về Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người:
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày
xưa mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

b) Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả khai thác các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất nước là để khai thác cách
quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. Ở nhiều ngôn ngữ khác, Đất nước thường được cấu tạo từ những gốc là nơi sinh, quê hương… Nhưng trong tiếng Việt, Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và “Nước”. Cách truy tìm từ gốc, cách “chiết tự” có thể dẫn đến nguy cơ hiểu sai lạc ý nghĩa, hoặc máy móc giản đơn khi giải thích các khái niệm khoa học. Nhưng ở đây, tư duy nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không gian mênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Về mặt không gian địa lí, Đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm. Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (Những ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau…).
Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ (cha mẹ thương nhau bằng rừng cay muối mặn… Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…)
Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử. Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…

c) Đến đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước, cũng là điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:
“Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất nước”
Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
“Em ơi em, Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…”

2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân
Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân.
Đây là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất nước trong phần này, cũng là đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất nước của thơ chống Mĩ.

a) Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của phần hai, từ “những người vợ nhớ chồng…” đến “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). “Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…) gắn liền với con người,
được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu, cũng như thế nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ của vùng núi đồi xung quanh đền vua Hùng…) Đoại thơ bằng cách qui nạp hàng loạt hiện tượng để đưa đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, những cuộc đời đã hóa núi sông ta…)

b) Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị:
Có biết bao nhiêu người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết,
Giản di và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
Tiếp đó bài thơ khai triển thêm ý này: Những con người vô danh và bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã tên làng… Họ cũng là những người khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại”
“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt giống ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua rơm con củi
Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi cuộc di dân”
Nói đến Đất nước và dân tộc là nói đến lãnh thổ chủ quyền và văn hóa. Nhưng tất cả các giá trị đó lại được tạo nên bởi người, bởi nhân dân. Trong từng tấc đất, từng di tích lịch sử, từng câu hò xứ sở, quan họ quê hương… đâu đâu cũng hiện lên bóng dáng nhân dân – giá trị cao nhất trong mỗi giá trị – “Nhân dân vô danh nhưng thật là vĩ đại – Họ đã làm ra mọi của cải giá trị vật chất tinh thần, làm ra đất nước”.

c) Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là Đất nước của Nhân dân” Cũng từ điểm này chúng ta hiểu thêm những ý thơ trên. Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả trở về với nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Câu thơ ở hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất nước… thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc: thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi) quý trọng tình nghĩa (quý công cầm vàng những ngày lặn lội) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu…)
Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo, không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
Tư tưởng Đất nước của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa. Những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trong nhân dân (Nguyễn Du với văn Chiêu hồn, Truyện Kiều). Đến nền văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng quan điểm Mác-xít về nhân dân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau Cách mạng Tháng Tám đã đạt đến một nhận thức sâu sắc về nhân dân và cảm hứng về đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ ca kháng chiến chống Pháp là một ví dụ tiêu biểu. Có thể nhớ đến các bài: Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm…). Đến giai đoạn chống Mỹ, tư tưởng Đất nước của Nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kỳ ác liệt này.
Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách thấm thía qua sự trải nghiệm của chính mình như những thành viên của nhân dân, cùng chia sẻ mọi gian lao, hi sinh và được che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân (Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy, các trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đều tập trung nói về những gương mặt của các con người bình thường, vô danh trong nhân dân và không phải ngẫu nhiên mà đều bắt đầu bằng hình ảnh người mẹ).
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về Đất nước thời chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân và Đất nước.
 
T

trinhluan

em có một câu hỏi mong mọi người giúp đỡ: Ai có thể nói rõ hơn cho em biết câu cuối trong bài thơ "đàn ghi ta của lor ca" ko? "li-lali-lali-la"
nó có ý nghĩa như thế nào không?
 
P

phaodaibatkhaxampham

câu thơ đó là lời mô phỏng âm thanh tiếng đàn nó kết hợp với âm thanh li la ở đầu bài thơ làm cho cấu tứ bài thơ như

một bản đàn

âm thanh li la ấy cũng là âm thanh ngân vang trong toàn bài thơ , tiếng lila , hương hoa lila. tiếng đàn của người nghệ

sĩ lorca cứ mãi ngân vang bất diệt
 
P

phaodaibatkhaxampham

hahahaha hôhohohohoh

cho tới hôm nay tôi đã giải đáp được câu hỏi đem ra từ hồi tháng 11 sống đẹp là gì ? ôi sống đẹp là gì ?

đó là sống có đạo đức đẹp

có lí tưởng đẹp

có hành động đẹp

sống đẹp là sốg đẹp cho bản thân mình

cho gia đình mình

cho xã hội , cho tổ quốc mình

sống đẹp là sống biết yêu quý và tôn trọng thiên nhiên
 
J

jun11791

Các Mod chắc hẳn học rất siêu môn Văn hem. Vạy cho em học tập bí quyết các Mod với. Em năm nay thi đh ban D đây mà thấy môn văn bế tắc wá, mặc dù điểm tb môn khoảng 6,8 - 7,4.

Đọc tp, chỉ 1 số tp là em TỰ thấy hay, rồi học rất kĩ bài đó. Nhg phần n` tp khi đọc xong em ko biết phân tích xem cái hay của nó ở đâu mà toàn phải đọc thêm sách, đi học thêm, rồi lấy ý, thỉnh thoảng chêm vào bài của mình ý của ng` khác. Em ko hiểu học văn như thế có tốt ko khi mà mình luôn phải phụ thuộc vào ý kiến, nhận xét của ng` khác, mà văn lại là 1 môn đòi hỏi sự sáng tạo và cảm nhận rất n`. Em cảm giác như em học văn kiểu "mì ăn liền", cứ đọc bài làm có sẵn của ng` khác rồi tự rút ra bài của mình vậy, ko hiểu có n` ng` đang học như em ko?

Mỗi lần kiểm tra 1 tiết văn thì lớp em rất ồn, các bạn toàn tán phét, rồi đến cuối giờ mới vắt chân lên cổ mà viết, nên em ko thể làm bài trg lớp hay đc dù tc' đó có lập sẵn dàn ý. Vì vậy mà em chỉ có thể làm bài trc' ở nhà, học thuộc ròi đến lớp thì "chép" lại. Nhg lớp 12 rồi, n` bài vở wá, mà mỗi lần em làm bài thì rất mất thời jan, mà mỗi tp học chỉ trg 2,3 tiết rất nhanh, chưa kịp ngấm thì đã wa tp khác rồi, rồi lại đến ngay bài kt1 tiết, rất nhanh. Mà 1 tp thì lại có n` đề bài xoay quanh tp đó, em sợ bây giờ em ko thử làm mà chỉ làm dàn ý thôi thì lúc ra thi đh em sẽ ko làm bài tốt và có khi ko kịp thời gian. Nên em muốn hỏi làm sao có thể học tốt môn văn trg khi thời gian dành học các môn khác cũng rất ít, mà bây giờ em lại phải kham tốt nghiệp theo ban A (vì giờ em đã lỡ đăng kí ban A rồi), lại vừa thi đh ban D.

Mong các anh chị, csc bạn tư vấn cách học văn sao cho hiệu quả nhất.
 
C

conu

Chào em, anh rất đồng cảm với cái khó khăn mà em đang gặp phải và đó cũng là khó khăn chung của rất nhiều học sinh.
Điểm tổng kết 6,8 đến 7,4 thì cũng ko phải là quá thấp để đi thi ĐH, nhưng em nên tối thiểu từ 7,5 trở lên. Tất nhiên điểm cũng ko phải là tất cả, nhưng đó là thước đo để ta kiểm nghiệm lực của mình đến đâu. Tuy nhiên, từ bây giờ em vẫn còn cơ hội để cố gắng, ít nhất là thông qua mỗi bài kiểm tra em xem lại năng lực viết của mình.

Thông thường, đọc một tác phẩm muốn hiểu được tận gốc tận rễ, thì ta phải có 1 trình độ văn hoá nhất định, phải có 1 cái vốn tương đối. Nếu em muốn "giải mã" được tác phẩm, thì nên đặt tác phẩm vào bối cảnh ra đời của nó, có những thông điệp mà nhà văn muốn ngầm gửi thông qua các hình tượng văn học, em phải xem mối quan hệ của hình tượng với thời đại mà nhà văn đặt vào. Bên cạnh đó em phải đọc nhiều tác phẩm để dần tạo cho mình 1 khả năng suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, nhạy bén. MÀ ĐA SỐ HỌC SINH LẠI CHƯA CÓ ĐƯỢC NĂNG LỰC NÀY.

Nên, ta buộc phải đi bằng con đường: nghe cô giảng bài trên lớp, và chịu khó học thêm sách để hiểu cho bằng được tác phẩm, vì cuối cùng đi thi người ta vẫn chỉ kiểm tra cái hiểu của em đối với tác phẩm mà thôi, chứ người ta ko cần biết em có được những ý trong bài viết là do em giỏi nên tự nghĩ ra được, hay em học từ cô, đọc từ sách hay đi học thêm. Nên cuối cùng vẫn phải là ĐỦ Ý, ĐÚNG Ý, RÕ Ý.
Từ đó kết luận, em vẫn phải lấy ý của người khác để viết bài, chương trình học thế nào sẽ sinh ra cách học đó, với chương trình của bộ, em vẫn phải học theo cách "mì ăn liền" như vậy để đảm bảo bài thi của mình ko bị "sót ý". Tư duy của học sinh khác với sinh viên đại học, cao hơn là cao học hoặc nghiên cứu sinh... Đó là tư duy vận dụng chứ chưa phải là tư duy sáng tạo, tư duy nghiên cứu. Nên đa số học sinh học toán, học lý hoá... chưa thể nghiên cứu phát minh ra 1 công thức toán học mới, 1 hiện tượng vật lý mới, 1 hợp chất hoá học mới, mà chỉ là làm cho thành thạo những bài toán đã có cách giải, đáp án...Tương tự, học sinh học văn chưa thể có những bài luận nghiên cứu tác phẩm dưới một góc độ hoàn toàn mới, vì học sinh đã được học gì về phương pháp luận nghiên cứu, về lịch sử văn học, học sâu về lý luận văn học, về thi pháp học, ngôn ngữ học...hay đủ vốn về tác phẩm văn học đâu mà đòi phải tự phát hiện ra thông điệp sâu sắc mà tác phẩm muốn gửi gắm 1 cách đầy đủ, đúng đắn, khoa học. Nên chúng ta vẫn phải dựa vào những ý mà người đi trước đã đề ra, mà khoa học, giới nghiên cứu đã công nhận (ko còn tranh cãi) để hiểu, để ngấm và biến thành cái vốn của mình rồi "nhào nặn" vào bài văn.

Tuy nhiên, học như thế ko có nghĩa là ko có đất cho sự sáng tạo, nói như thế k có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn sự sáng tạo của học sinh khi học Văn.
Khi viết văn, học sinh buộc phải viết đủ ý theo nội dung chương trình, theo đáp án của Bộ, muốn viết được đầy đủ, chính xác, học sinh phải hiểu bài học, hiểu tác phẩm. Bên cạnh đó, học sinh hoàn toàn có thể TRÌNH BÀY những cái hiểu đó theo CÁCH của mình, miễn là những điều viết ra phải ĐÚNG và ĐỦ. Cái trình bày mà anh muốn nói chính là sắp xếp bố cục bài Văn, diễn đạt nội dung được viết trong bài Văn, sắp xếp thì có nhiều cách sắp xếp (trình tự thời gian, không gian, thứ bậc, bổ ngang, bổ dọc...), diễn đạt thì phải hay, có cảm xúc, hình ảnh, hấp dẫn, mới lạ (tức là học sinh phải có năng lực cảm thụ, trường liên tưởng phong phú, xúc cảm dồi dào, khả năng sáng tạo).
Thêm nữa, trong bài văn, học sinh hoàn toàn có thể có những PHÁT HIỆN, KIẾN GIẢI riêng, miễn là phải đúng đắn, có cơ sở khoa học hợp lý.
=> Đó chính là đất, là điều kiện để học sinh bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng cảm thụ... là nơi để phân loại giữa học sinh khá, giỏi và học sinh bình thường.

Nên em cứ yên tâm học tập cho thật tốt, theo đúng phương pháp mà em cho là hiệu quả nhất, miễn là phải đạt được những yêu cầu nói trên.
Để hiểu hơn yêu cầu của 1 bài văn thi ĐH và phương pháp học Văn hiệu quả, em có thể tham khảo thêm ở đây:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=20982

Chuyện ồn ào trong lớp em, anh cũng rất thông cảm. Nhưng khi mình nhập tâm làm 1 việc gì đó thì xung quanh có ồn ào đến đâu cũng ko còn là trở ngại quá lớn. Trước kia, kiểm tra văn anh thường tận dụng thời gian nghỉ 5 phút giữa 2 tiết để viết thêm, đó là lúc ồn ào nhất, nhưng anh vẫn có thể tập trung viết được. Nên em cũng ko cần phải để ý xung quanh, mà hãy chăm chú chăm chút cho bài văn của mình, đầu chỉ nghĩ về tác phẩm, hãy sống cùng nhân vật ,ko khí của tác phẩm, cùng cảm xúc của tác giả. Và hơn nữa muốn viết được nhanh và tập trung, hãy đảm bảo là lúc đó ko còn lo lắng mình đã nắm được bài chưa, có đủ ý không, đến đây cần viết tiếp cái gì, lúc em đang lúng túng về điều đó, thì tự nhiên công việc viết sẽ bị trì hoãn, dẫn đến những thứ xung quanh sẽ lôi kéo sự quan tâm của em ra khỏi bài làm. Vì vậy em phải nắm thật chắc hệ thống ý của bài phân tích tác phẩm và biết hướng giải quyết với đề bài đã ra (với đề bài đó thì cần những ý gì, viết như thế nào => hãy luyện tập với các bộ đề và đáp án của chúng).

Anh cũng cần nói thêm, em ko phải học thuộc cả 1 bài phân tích mẫu nào cả, mà chỉ cần nắm dàn ý, hiểu tác phẩm nói gì, nhớ dẫn chứng, có kĩ năng giải quyết các dạng đề bài, thành thạo viết văn nghị luận là đến khi vào phòng thi tự khắc em sẽ có phản xạ, sẽ biết phải làm gì, viết thế nào, các ý sẽ gọi nhau mà tổ chức thành bài văn. Lúc đó, kiến thức đã ngấm vào thành của mình khi đã ôn tập kĩ lưỡng đến nỗi mình cũng ko ngờ. Cái này gọi là vận dụng kiến thức đã được học chứ ko thể gọi là "chép" lại được.
Hiện nay chương trình của Bộ tương đối nặng, dẫn đến kiểu học "Cưỡi ngựa xem hoa", đòi hỏi học sinh phải tự học, tự ôn rất nhiều, với thời lượng trên lớp là ko đủ để đi thi ĐH. Nhưng khi đã xác định mình thi khối gì thì hãy tập trung cao độ cho khối đó, giành nhiều thời gian cho các môn quan trọng nhất, còn việc ôn thi tốt nghiệp, thì đảm bảo nắm kiến thức trên lớp và giải những bài tập cơ bản là được rồi, thực ra, đề thi tốt nghiệp giữa ban cơ bản và nâng cao cũng sẽ ko chênh nhau nhiều. Em có thể yên tâm, nếu em thi ban D, em sẽ phải học tốt các môn của ban D, vậy thì thi tốt nghiệp Toán, Văn, Anh, em sẽ đương nhiên phải được điểm cao các môn này, nhất là ban D lại có lợi thế tất cả các môn của ban D chắc chắn sẽ có trong kì thi tốt nghiệp, các môn còn lại chưa biết, nhưng đi thi TỐT NGHIỆP để đạt từ điểm 5 trở lên cũng đâu có gì là khó khăn.

Vì thế, em vẫn có đủ thời gian dành cho Văn nếu biết thu xếp hợp lý. Tốt nhất bây giờ thay vì lo lắng em hãy dành hết tâm trí cho việc ôn tập thật tốt.
Chúc em thành công.
 
Last edited by a moderator:
N

nutac98

Chào em, anh rất đồng cảm với cái khó khăn mà em đang gặp phải và đó cũng là khó khăn chung của rất nhiều học sinh.
Điểm tổng kết 6,8 đến 7,4 thì cũng ko phải là quá thấp để đi thi ĐH, nhưng em nên tối thiểu từ 7,5 trở lên. Tất nhiên điểm cũng ko phải là tất cả, nhưng đó là thước đo để ta kiểm nghiệm lực của mình đến đâu. Tuy nhiên, từ bây giờ em vẫn còn cơ hội để cố gắng, ít nhất là thông qua mỗi bài kiểm tra em xem lại năng lực viết của mình.
Thông thường, đọc một tác phẩm muốn hiểu được tận gốc tận rễ, thì ta phải có 1 trình độ văn hoá nhất định, phải có 1 cái vốn tương đối. Nếu em muốn "giải mã" được tác phẩm, thì nên đặt tác phẩm vào bối cảnh ra đời của nó, có những thông điệp mà nhà văn muốn ngầm gửi thông qua các hình tượng văn học, em phải xem mối quan hệ của hình tượng với thời đại mà nhà văn đặt vào. Bên cạnh đó em phải đọc nhiều tác phẩm để dần tạo cho mình 1 khả năng suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, nhạy bén. MÀ ĐA SỐ HỌC SINH LẠI CHƯA CÓ ĐƯỢC NĂNG LỰC NÀY.
Nên, ta buộc phải đi bằng con đường: nghe cô giảng bài trên lớp, và chịu khó học thêm sách để hiểu cho bằng được tác phẩm, vì cuối cùng đi thi người ta vẫn chỉ kiểm tra cái hiểu của em đối với tác phẩm mà thôi, chứ người ta ko cần biết em có được những ý trong bài viết là do em giỏi nên tự nghĩ ra được, hay em học từ cô, đọc từ sách hay đi học thêm. Nên cuối cùng vẫn phải là ĐỦ Ý, ĐÚNG Ý, RÕ Ý.
Từ đó kết luận, em vẫn phải lấy ý của người khác để viết bài, chương trình học thế nào sẽ sinh ra cách học đó, với chương trình của bộ, em vẫn phải học theo cách "mì ăn liền" như vậy để đảm bảo bài thi của mình ko bị "sót ý". Tư duy của học sinh khác với sinh viên đại học, cao hơn là cao học hoặc nghiên cứu sinh... Đó là tư duy vận dụng chứ chưa phải là tư duy sáng tạo, tư duy nghiên cứu. Nên đa số học sinh học toán, học lý hoá... chưa thể nghiên cứu phát minh ra 1 công thức toán học mới, 1 hiện tượng vật lý mới, 1 hợp chất hoá học mới, mà chỉ là làm cho thành thạo những bài toán đã có cách giải, đáp án...Tương tự, học sinh học văn chưa thể có những bài luận nghiên cứu tác phẩm dưới một góc độ hoàn toàn mới, vì học sinh đã được học gì về phương pháp luận nghiên cứu, về lịch sử văn học, học sâu về lý luận văn học, về thi pháp học, ngôn ngữ học...hay đủ vốn về tác phẩm văn học đâu mà đòi phải tự phát hiện ra thông điệp sâu sắc mà tác phẩm muốn gửi gắm 1 cách đầy đủ, đúng đắn, khoa học. Nên chúng ta vẫn phải dựa vào những ý mà người đi trước đã đề ra, mà khoa học, giới nghiên cứu đã công nhận (ko còn tranh cãi) để hiểu, để ngấm và biến thành cái vốn của mình rồi "nhào nặn" vào bài văn.
Tuy nhiên, học như thế ko có nghĩa là ko có đất cho sự sáng tạo, nói như thế k có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn sự sáng tạo của học sinh khi học Văn.
Khi viết văn, học sinh buộc phải viết đủ ý theo nội dung chương trình, theo đáp án của Bộ, muốn viết được đầy đủ, chính xác, học sinh phải hiểu bài học, hiểu tác phẩm. Bên cạnh đó, học sinh hoàn toàn có thể TRÌNH BÀY những cái hiểu đó theo CÁCH của mình, miễn là những điều viết ra phải ĐÚNG và ĐỦ. Cái trình bày mà anh muốn nói chính là sắp xếp bố cục bài Văn, diễn đạt nội dung được viết trong bài Văn, sắp xếp thì có nhiều cách sắp xếp (trình tự thời gian, không gian, thứ bậc, bổ ngang, bổ dọc...), diễn đạt thì phải hay, có cảm xúc, hình ảnh, hấp dẫn, mới lạ (tức là học sinh phải có năng lực cảm thụ, trường liên tưởng phong phú, xúc cảm dồi dào, khả năng sáng tạo).
Thêm nữa, trong bài văn, học sinh hoàn toàn có thể có những PHÁT HIỆN, KIẾN GIẢI riêng, miễn là phải đúng đắn, có cơ sở khoa học hợp lý.
=> Đó chính là đất, là điều kiện để học sinh bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng cảm thụ... là nơi để phân loại giữa học sinh khá, giỏi và học sinh bình thường.
Nên em cứ yên tâm học tập cho thật tốt, theo đúng phương pháp mà em cho là hiệu quả nhất, miễn là phải đạt được những yêu cầu nói trên.
Để hiểu hơn yêu cầu của 1 bài văn thi ĐH và phương pháp học Văn hiệu quả, em có thể tham khảo thêm ở đây:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=20982
Chuyện ồn ào trong lớp em, anh cũng rất thông cảm. Nhưng khi mình nhập tâm làm 1 việc gì đó thì xung quanh có ồn ào đến đâu cũng ko còn là trở ngại quá lớn. Trước kia, kiểm tra văn anh thường tận dụng thời gian nghỉ 5 phút giữa 2 tiết để viết thêm, đó là lúc ồn ào nhất, nhưng anh vẫn có thể tập trung viết được. Nên em cũng ko cần phải để ý xung quanh, mà hãy chăm chú chăm chút cho bài văn của mình, đầu chỉ nghĩ về tác phẩm, hãy sống cùng nhân vật ,ko khí của tác phẩm, cùng cảm xúc của tác giả. Và hơn nữa muốn viết được nhanh và tập trung, hãy đảm bảo là lúc đó ko còn lo lắng mình đã nắm được bài chưa, có đủ ý không, đến đây cần viết tiếp cái gì, lúc em đang lúng túng về điều đó, thì tự nhiên công việc viết sẽ bị trì hoãn, dẫn đến những thứ xung quanh sẽ lôi kéo sự quan tâm của em ra khỏi bài làm. Vì vậy em phải nắm thật chắc hệ thống ý của bài phân tích tác phẩm và biết hướng giải quyết với đề bài đã ra (với đề bài đó thì cần những ý gì, viết như thế nào => hãy luyện tập với các bộ đề và đáp án của chúng).
Anh cũng cần nói thêm, em ko phải học thuộc cả 1 bài phân tích mẫu nào cả, mà chỉ cần nắm dàn ý, hiểu tác phẩm nói gì, nhớ dẫn chứng, có kĩ năng giải quyết các dạng đề bài, thành thạo viết văn nghị luận là đến khi vào phòng thi tự khắc em sẽ có phản xạ, sẽ biết phải làm gì, viết thế nào, các ý sẽ gọi nhau mà tổ chức thành bài văn. Lúc đó, kiến thức đã ngấm vào thành của mình khi đã ôn tập kĩ lưỡng đến nỗi mình cũng ko ngờ. Cái này gọi là vận dụng kiến thức đã được học chứ ko thể gọi là "chép" lại được.
Hiện nay chương trình của Bộ tương đối nặng, dẫn đến kiểu học "Cưỡi ngựa xem hoa", đòi hỏi học sinh phải tự học, tự ôn rất nhiều, với thời lượng trên lớp là ko đủ để đi thi ĐH. Nhưng khi đã xác định mình thi khối gì thì hãy tập trung cao độ cho khối đó, giành nhiều thời gian cho các môn quan trọng nhất, còn việc ôn thi tốt nghiệp, thì đảm bảo nắm kiến thức trên lớp và giải những bài tập cơ bản là được rồi, thực ra, đề thi tốt nghiệp giữa ban cơ bản và nâng cao cũng sẽ ko chênh nhau nhiều. Em có thể yên tâm, nếu em thi ban D, em sẽ phải học tốt các môn của ban D, vậy thì thi tốt nghiệp Toán, Văn, Anh, em sẽ đương nhiên phải được điểm cao các môn này, nhất là ban D lại có lợi thế tất cả các môn của ban D chắc chắn sẽ có trong kì thi tốt nghiệp, các môn còn lại chưa biết, nhưng đi thi TỐT NGHIỆP để đạt từ điểm 5 trở lên cũng đâu có gì là khó khăn.
Vì thế, em vẫn có đủ thời gian dành cho Văn nếu biết thu xếp hợp lý. Tốt nhất bây giờ thay vì lo lắng em hãy dành hết tâm trí cho việc ôn tập thật tốt.
Chúc em thành công.

anh conu ơi ;))( xưng anh đấy ;)) ) vẫn cái kiểu viết toét cả mắt ra hok đọc dc à =))
viết rõ ràng từng ý chứ ;))
 
C

conu

Sorry bạn nutac ;))
Nhưng mình viết phải chuyển tải 1 lượng tương đối nhiều trong thời gian ngắn nên chưa trình bài hiệu quả được. Cái này mình sẽ sửa lại.
 
T

thanhloanhappy_263

khi làm bài văn phân tích mình rất hay làm lẫn wa văn giải thích-chứng minh===>lạc đề=>0đ. có bạn nào giúp mình phân biệt một cách rõ ràng về hai thể loại này đc ko?
còn nữa: nếu đề bài yêu cầu mình ohân tích chỉ vài câu trong bài thơ(vd:em oi em hãy nhìn rất xa/ vào 4nghìn năm dất nước/..........con gái con trai bằng tuổi chúng ta/ thì mình có cần phải phân tích sơ sơ về cả bài thơ "Đất nước"-nguyễn khoa điềm hay ko. vì theo mình nghỉ nếu phân tích chỉ gói gọn trong vài câu thơ đó thì sẽ rất ít ý tưởng của mình muốn truyền tải thông wa cả bài thơ. THANKS nhiu
 
G

giangho342

hình ảnh người đang bơi qua sông trong Cây Đàn Ghi Ta của Lorca có phải là hình ảnh trừu tượng không ạ !!!
Làm ơn phân tích giúp mình hình ảnh này
 
J

jun11791

khi làm bài văn phân tích mình rất hay làm lẫn wa văn giải thích-chứng minh===>lạc đề=>0đ. có bạn nào giúp mình phân biệt một cách rõ ràng về hai thể loại này đc ko?
còn nữa: nếu đề bài yêu cầu mình ohân tích chỉ vài câu trong bài thơ(vd:em oi em hãy nhìn rất xa/ vào 4nghìn năm dất nước/..........con gái con trai bằng tuổi chúng ta/ thì mình có cần phải phân tích sơ sơ về cả bài thơ "Đất nước"-nguyễn khoa điềm hay ko. vì theo mình nghỉ nếu phân tích chỉ gói gọn trong vài câu thơ đó thì sẽ rất ít ý tưởng của mình muốn truyền tải thông wa cả bài thơ. THANKS nhiu

Phân tích là bám sát vào câu từ, từng con chứ, từng cách sd ngôn từ (nghệ thuật) của tp mà làm bật lên ý tưởng, thông điệp (nội dung) mà tác giả muốn truyền tải wa tp đó. Phân tích có thể chêm vào ý kiến, cảm nhận chủ wan của cá nhân mình, hoặc trich dẫn lời nx của ng` khác, hoặc liên hệ so sánh với các tp khác (nhớ phải cho vào ngoặc kép phần trích dẫn).

Giải thích chứng minh thì đòi hỏi ngôn từ chính xác, biện luân chặt chẽ thg` là về 1 vấn đề đã có sẵn (bạn cứ liên hệ với việc đi c/m 1 công thức toán học nào đó đó !). C/m, gt cũng có dẫn chứng nhg thg` là dẫn chứng về n~ con số, ko cần cho vào ngoạc kép.

Nếu 1 bài văn phân tích tp mà bạn đi diễn xuôi lại nội dung của nó thì bạn đnag lạc vào văn tự sự, tóm tắt ay giải thích nó. Vì cũng 1 tp, nhg wa lăng kính cảm nhận của mỗi ng` sẽ cho ra 1 bài phân tích tp khác nhau, chứ ko như văn c/m chỉ có 1 dàn bài chung, có khác thì cũng chỉ khác ở dẫn chứng. Bởi vậy mà thg` đề thi tn, đh toàn là "Anh(chị) hãy phân tích....." đó thôi, đúng ko nào?

p/s: phần trả lời này là mình đang làm văn giải thích cho bạn thì phải ~.^
 
J

jun11791

Chào em, anh rất đồng cảm với cái khó khăn mà em đang gặp phải và đó cũng là khó khăn chung của rất nhiều học sinh.
Điểm tổng kết 6,8 đến 7,4 thì cũng ko phải là quá thấp để đi thi ĐH, nhưng em nên tối thiểu từ 7,5 trở lên. Tất nhiên điểm cũng ko phải là tất cả, nhưng đó là thước đo để ta kiểm nghiệm lực của mình đến đâu. Tuy nhiên, từ bây giờ em vẫn còn cơ hội để cố gắng, ít nhất là thông qua mỗi bài kiểm tra em xem lại năng lực viết của mình.

Thông thường, đọc một tác phẩm muốn hiểu được tận gốc tận rễ, thì ta phải có 1 trình độ văn hoá nhất định, phải có 1 cái vốn tương đối. Nếu em muốn "giải mã" được tác phẩm, thì nên đặt tác phẩm vào bối cảnh ra đời của nó, có những thông điệp mà nhà văn muốn ngầm gửi thông qua các hình tượng văn học, em phải xem mối quan hệ của hình tượng với thời đại mà nhà văn đặt vào. Bên cạnh đó em phải đọc nhiều tác phẩm để dần tạo cho mình 1 khả năng suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, nhạy bén. MÀ ĐA SỐ HỌC SINH LẠI CHƯA CÓ ĐƯỢC NĂNG LỰC NÀY.

Nên, ta buộc phải đi bằng con đường: nghe cô giảng bài trên lớp, và chịu khó học thêm sách để hiểu cho bằng được tác phẩm, vì cuối cùng đi thi người ta vẫn chỉ kiểm tra cái hiểu của em đối với tác phẩm mà thôi, chứ người ta ko cần biết em có được những ý trong bài viết là do em giỏi nên tự nghĩ ra được, hay em học từ cô, đọc từ sách hay đi học thêm. Nên cuối cùng vẫn phải là ĐỦ Ý, ĐÚNG Ý, RÕ Ý.
Từ đó kết luận, em vẫn phải lấy ý của người khác để viết bài, chương trình học thế nào sẽ sinh ra cách học đó, với chương trình của bộ, em vẫn phải học theo cách "mì ăn liền" như vậy để đảm bảo bài thi của mình ko bị "sót ý". Tư duy của học sinh khác với sinh viên đại học, cao hơn là cao học hoặc nghiên cứu sinh... Đó là tư duy vận dụng chứ chưa phải là tư duy sáng tạo, tư duy nghiên cứu. Nên đa số học sinh học toán, học lý hoá... chưa thể nghiên cứu phát minh ra 1 công thức toán học mới, 1 hiện tượng vật lý mới, 1 hợp chất hoá học mới, mà chỉ là làm cho thành thạo những bài toán đã có cách giải, đáp án...Tương tự, học sinh học văn chưa thể có những bài luận nghiên cứu tác phẩm dưới một góc độ hoàn toàn mới, vì học sinh đã được học gì về phương pháp luận nghiên cứu, về lịch sử văn học, học sâu về lý luận văn học, về thi pháp học, ngôn ngữ học...hay đủ vốn về tác phẩm văn học đâu mà đòi phải tự phát hiện ra thông điệp sâu sắc mà tác phẩm muốn gửi gắm 1 cách đầy đủ, đúng đắn, khoa học. Nên chúng ta vẫn phải dựa vào những ý mà người đi trước đã đề ra, mà khoa học, giới nghiên cứu đã công nhận (ko còn tranh cãi) để hiểu, để ngấm và biến thành cái vốn của mình rồi "nhào nặn" vào bài văn.

Tuy nhiên, học như thế ko có nghĩa là ko có đất cho sự sáng tạo, nói như thế k có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn sự sáng tạo của học sinh khi học Văn.
Khi viết văn, học sinh buộc phải viết đủ ý theo nội dung chương trình, theo đáp án của Bộ, muốn viết được đầy đủ, chính xác, học sinh phải hiểu bài học, hiểu tác phẩm. Bên cạnh đó, học sinh hoàn toàn có thể TRÌNH BÀY những cái hiểu đó theo CÁCH của mình, miễn là những điều viết ra phải ĐÚNG và ĐỦ. Cái trình bày mà anh muốn nói chính là sắp xếp bố cục bài Văn, diễn đạt nội dung được viết trong bài Văn, sắp xếp thì có nhiều cách sắp xếp (trình tự thời gian, không gian, thứ bậc, bổ ngang, bổ dọc...), diễn đạt thì phải hay, có cảm xúc, hình ảnh, hấp dẫn, mới lạ (tức là học sinh phải có năng lực cảm thụ, trường liên tưởng phong phú, xúc cảm dồi dào, khả năng sáng tạo).
Thêm nữa, trong bài văn, học sinh hoàn toàn có thể có những PHÁT HIỆN, KIẾN GIẢI riêng, miễn là phải đúng đắn, có cơ sở khoa học hợp lý.
=> Đó chính là đất, là điều kiện để học sinh bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng cảm thụ... là nơi để phân loại giữa học sinh khá, giỏi và học sinh bình thường.

Nên em cứ yên tâm học tập cho thật tốt, theo đúng phương pháp mà em cho là hiệu quả nhất, miễn là phải đạt được những yêu cầu nói trên.
Để hiểu hơn yêu cầu của 1 bài văn thi ĐH và phương pháp học Văn hiệu quả, em có thể tham khảo thêm ở đây:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=20982

Chuyện ồn ào trong lớp em, anh cũng rất thông cảm. Nhưng khi mình nhập tâm làm 1 việc gì đó thì xung quanh có ồn ào đến đâu cũng ko còn là trở ngại quá lớn. Trước kia, kiểm tra văn anh thường tận dụng thời gian nghỉ 5 phút giữa 2 tiết để viết thêm, đó là lúc ồn ào nhất, nhưng anh vẫn có thể tập trung viết được. Nên em cũng ko cần phải để ý xung quanh, mà hãy chăm chú chăm chút cho bài văn của mình, đầu chỉ nghĩ về tác phẩm, hãy sống cùng nhân vật ,ko khí của tác phẩm, cùng cảm xúc của tác giả. Và hơn nữa muốn viết được nhanh và tập trung, hãy đảm bảo là lúc đó ko còn lo lắng mình đã nắm được bài chưa, có đủ ý không, đến đây cần viết tiếp cái gì, lúc em đang lúng túng về điều đó, thì tự nhiên công việc viết sẽ bị trì hoãn, dẫn đến những thứ xung quanh sẽ lôi kéo sự quan tâm của em ra khỏi bài làm. Vì vậy em phải nắm thật chắc hệ thống ý của bài phân tích tác phẩm và biết hướng giải quyết với đề bài đã ra (với đề bài đó thì cần những ý gì, viết như thế nào => hãy luyện tập với các bộ đề và đáp án của chúng).

Anh cũng cần nói thêm, em ko phải học thuộc cả 1 bài phân tích mẫu nào cả, mà chỉ cần nắm dàn ý, hiểu tác phẩm nói gì, nhớ dẫn chứng, có kĩ năng giải quyết các dạng đề bài, thành thạo viết văn nghị luận là đến khi vào phòng thi tự khắc em sẽ có phản xạ, sẽ biết phải làm gì, viết thế nào, các ý sẽ gọi nhau mà tổ chức thành bài văn. Lúc đó, kiến thức đã ngấm vào thành của mình khi đã ôn tập kĩ lưỡng đến nỗi mình cũng ko ngờ. Cái này gọi là vận dụng kiến thức đã được học chứ ko thể gọi là "chép" lại được.
Hiện nay chương trình của Bộ tương đối nặng, dẫn đến kiểu học "Cưỡi ngựa xem hoa", đòi hỏi học sinh phải tự học, tự ôn rất nhiều, với thời lượng trên lớp là ko đủ để đi thi ĐH. Nhưng khi đã xác định mình thi khối gì thì hãy tập trung cao độ cho khối đó, giành (--> hình như chỗ này phải là "dành" chứ) nhiều thời gian cho các môn quan trọng nhất, còn việc ôn thi tốt nghiệp, thì đảm bảo nắm kiến thức trên lớp và giải những bài tập cơ bản là được rồi, thực ra, đề thi tốt nghiệp giữa ban cơ bản và nâng cao cũng sẽ ko chênh nhau nhiều. Em có thể yên tâm, nếu em thi ban D, em sẽ phải học tốt các môn của ban D, vậy thì thi tốt nghiệp Toán, Văn, Anh, em sẽ đương nhiên phải được điểm cao các môn này, nhất là ban D lại có lợi thế tất cả các môn của ban D chắc chắn sẽ có trong kì thi tốt nghiệp, các môn còn lại chưa biết, nhưng đi thi TỐT NGHIỆP để đạt từ điểm 5 trở lên cũng đâu có gì là khó khăn.

Vì thế, em vẫn có đủ thời gian dành cho Văn nếu biết thu xếp hợp lý. Tốt nhất bây giờ thay vì lo lắng em hãy dành hết tâm trí cho việc ôn tập thật tốt.
Chúc em thành công.

Huhu e cũng muốn đọc n` sách lắm, đặc biệt có mấy tp e thik nên cũng lên thư viện mượn, thik lắm, nhg phải kiềm chế anh ạ. Mắc công sa đà vào 1 tp, 1 tác gỉa wá lại wên ko học tp khác. Nhất là Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử, rồi Chế Lan Viên nè chao ôi vào thư viện n` sách viết về họ lắm nhg chỉ dám chọn ra 2 cuỗn mỗi ng` để đọc thôi, có n~ cuốn kể về cuộc đời, giai thoại hay.... cũng tại e tò mò đọc tp của các tg này nên muốn xem ngoài đời họ ntn. N` khi ước vào đh để tha hồ có n` thời gian đc tìm hiểu thêm nhgko biết là có chen vào đc đh ko. Kiểu này thì e cũng sẽ như lời anh nói thôi, lập ý chính cho từng bài phân tích tp, học các câu văn hay, câu nx hay, câu thơ hay để vận dụng vào tp, chứ ko kịp thời gian để làm nguyên bài văn hoàn chỉnh. Vâng, ĐÚNG, ĐỦ VÀ RÕ Ý là trên hết %%-
 
C

conu

Em đã hiểu ra vấn đề rồi đấy.
Cứ học theo 1 số bài hướng dẫn anh đã post ở topic Kinh nghiệm học và ôn thi môn Ngữ Văn, ôn tập theo những cách đó và tuân thủ thì sẽ có kết quả khả quan thôi.
Đúng ý, đủ ý, rõ ý và cao hơn là có những Ý sâu, Ý mới, Ý hay.
 
M

money_22

Mình có một đề văn luyện thi ĐH thử rất hay, post lên để cả nhà tham khảo nhá:( Cái này của thầy giáo dạy thêm cho đấy, kiên trì ngồi 180p xem làm được đến đâu)
I/ Phần chung
câu 1: Nêu NT sử dụng và giá trị ý nghĩa của các chất liệu văn hoá dân gian trong" Đất nước" của NKĐ
câu 2: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường mà con mình học, tổng thống Mĩ Abraham Lincol viết :" Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng, có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho bất cứ ai trả giá cao nhất nhưng ko cho phép ai trả giá đối với trái tim và tâm hồn mình"hãy viết 1 bài luận ko quá 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên
II/ Phần riêng
Câu 3a: Vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng của các dòng sông trên đất nước Việt qua đoạn trích bài bút kí " Ai đã dặt tên cho dòng sông" của HPNT và đoạn trích " Người...." của NTuân
Câu 3b: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng tiếng đàn và bản sắc Dân tộc của hình tượng Lor-ca trong bài thơ " Đàn ghita của Lor-ca
".( mình khoái câu này!!!!:D)
 
J

jun11791

uồy sao đề cho ra toàn tp mới thế này(trừ Đất nước của NKĐ) Phần a có thể làm đc (nhg ko có cảm xúc lắm), còn câu b thì bài đàn ghita của Lorca thì nói thực hầu như tớ ko hiểu nội dung của bài là gì, mà bài này lại quá mới. Mà năm nay xu hướng các trg` thpt thi hk vừa rồi hay cho các tp mới này lắm, may mà trg` tớ vưa rồi cho khổ của bài Tây Tiến, chưa ôn gì nhg còn hiểu nên làm vẫn có cảm xúc ( bài đó tớ được 7,5đ cũng hoi thấp so với dự kiến, cũng tại chưa phân bố đc thời gian viết, còn 1,2 ý nhg chưa kịp viết hết, hết giờ phải kết bài luôn. Mà tớ viết văn lúc nào cũng vậy, gần hết giờ thì tự dưng ý ở đâu cứ tuôn ra, viết như ma đuổi ).

có gì bạn gợi ý cho mình câu câu 3b và câu 1 thì càng tốt
 
M

money_22

Úi, mình cũng đang chật vật với nó đấy- hi! Nhưng câu 1 mình nghĩ là nên có 2 ý chính:
Kế thừa chất liêu Văn hoá dân gian và sử dụng sáng tạo văn hoá dân gian => ý nghĩa! cái này cậu xem lại SGK, có lẽ cũng ko khó mấy đâu!
Còn câu 3b( ặc, tớ cũng chết đây, rất thích nhưng ý tứ lộn xộn lắm):
Tiếng đàn :
- gợi âm thanh=> tính nhạc, biểu tượng của nghệ thuật( cái này bạn có thể đọc bài viết của thầy Chu văn Sơn để thấy rõ hơn, rất hay đấy;)
- "Tiếng ghita lá xanh biết mấy...."=> gợi âm thanh qua màu sắc= đặc điểm thơ tượng trưng=> biểu tượng cho nến nghệ thuật mới và số phận của nó
( về hình tượng tiếng đàn chỉ có ý nghĩa lớn là biểu tượng cho nền nghệ thuật thôi, còn lại cậu phải tự linh hoạt bổ sung và triển khai ý cho đầy đủ, vì nó có rất nhiều ý nghĩa nhỏ trong mỗi câu thơ:D)
Bản sắc DT của hình tượng Lor-ca:( tất tần tật những câu thơ về Lorca đều liên quan đến TBN-hic hic)
- Hình tượng người nghệ sĩ hát rong với cây Tây ban cầm( chủ yếu nằm ở khổ 1)
- Hình tượng nhà cách tân nghệ thuật: Sống ở thời điểm đất nước TBN dưới sự cai trị của chế độ độc tài đã trở nên phản động về chính trị, già cỗi về nghệ thuật, Lorca vừa nồng nhiệt cổ vũ ND đấu tranh chống mọi thế lực áp chế đòi quyền sống chính đáng, đồng thời cũng khởi xướng và thúc đẩy cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật lorca được coi là đại biểu của thế hệ nghệ sĩ mới xứ sở bò tót: đầy tinh thần công dân và ý thức cách tân nghệ thuật( chọn lọc phân tích những chi tiết về L từ khổ 2 trở đi)
Thầy giáo tớ gợi ý, đặt lời tựa cho bài viết là: " Nếu tôi trượt, hãy chôn tôi với họ hàng nhà Lorca":p
( Tớ cũng còn "gà" lắm, chỉ thảo luận với cậu chút thôi, cố gắng nhá. Chúc cậu thành công, chúc cả nhà thành công:) )
 
Last edited by a moderator:
V

vuvankhoi

cho tôi hởi có thể dow đề trên hocmai.vn được ko?
Nếu có.cóo thể dow ở đâu?
 
C

crazy_91

Mình ghét bài đàn ghita này.Đọc mãi mà k thấm đc.Nó cứ ngang ngang thế nào ý
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom