Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
L

leejunki18

thấy cô tớ bảo thế

ko biết đường nào mà lần...

mà tớ bảo...cậu vào Google mà search...sau đó thì đem in ra...có sách học ngay..mà chỉ cần in những cái mình cần...thế là ổn...

Tớ áh...xa tít mù tắp...biết Hưng Yên ko...biết Phố Hiến ko...........là chỗ tớ đó...:D:D:D
 
B

bum_bum

:D thế thì đúng là.....xa tít tắp mù khơi goày, tớ cũng search trên mạng rùi, nhưng mà...mỗi nơi một kiểu (ngay cái bài Hầu trời cũng...dị bản quá chừng) nên tốt nhất là mua sách giáo khoa cho chắc :D

Mừ mới đi loanh quanh tìm hiểu cái 4rum này thì hình như thía bạn lee hơi bị.....giỏi giang thì phải ;)) hờ hờ, thía cho bắt tay mần quen cái nè, mà hiện lee học 12 à, hay là tốt nghiệp goày ????
 
Last edited by a moderator:
L

leejunki18

tớ áh.....giỏi giang áh......

cứ như nhầm với ai í...hjz...chưa bị ban nik là may lắm ròy.........giỏi giang gì đâu.......

hồi xưa bị anh mod cảnh cáo đấy.......!!!

có gì pm qua nik yh cho tớ

dưới sign ấy....
 
T

trinhluan

theo mọi người tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong bài thơ việt bắc
mọi người cùng thảo luận nhé! xin mọi người cho ý kiến.
 
M

mala

cấu trúc đề thi môn văn

đề thi môn văn sẽ cò cấu trúc như sau;
đề thi môn văn sẽ có 3 câu hỏi; 1câu 2d, 1câu 3d, 1 câu 5d
câu 2d có thể bắt nêu: hoàn cảnh sáng tác,hay một tác gia( cò thể là quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật,sự nghiệp văn chương)
câu 3d có thể bình giảng một đoạn thơ
câu 5d phan tích một nhân vật trong một tác phẩm tự sự
câu 3d,5d co thể trao độ cho nhau tuỳ theo độ dài ngắn nhất là đối với thơ
chú ý: câu 5d sẽ là phần giao thoa giưa chương trình ngữ văn phân ban va không phân ban.
 
L

leejunki18

theo mọi người tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong bài thơ việt bắc
mọi người cùng thảo luận nhé! xin mọi người cho ý kiến.


Tính dân tộc thể hiện trong nội dung & hình thức thể hiện

Nếu viết bài nỳ tôi nghĩ là nên đưa ra hình thứac thể hiện rồi lồng vào đó nội dung ông Luân ạh

-Kết cấu đối đáp trong ca dao để thể hiện tình cảm
-Vận dụng sáng tạo cặp đại tư f"mình- ta"
-S/d thể thơ lục bát
-Tính sử thi hùng tráng ( đoạn cuối,cảnh hành quân.........)

Với mỗi ý trên,nêu hiệu quả của nó vào việc thể hiện nội dung của tác phẩm.Cái đánh gía nhận xét thì ông coi ở chỗ đánh giá nghệ thuật thơ Tố Hữu ấy/........

Tôi biết đến thế thôi....có gì ông tự bổ sung nhé
 
U

u_mashimaro

chương trình mới lu bu quá,giờ mình k bit phải ôn ra sao nữa..mình đã mua sách ngữ văn lớp 11 và 12 tập 1.có cần phải mua thêm tập 2 k?phần lớp 11 học từ đâu đến đâu?có bài nào trong chương trình mới k thi đại học k?hocmai.vn nói là có các bài giảng theo chương trình mới mà mình tìm hoài có thấy đâu!bạn nào bit chỉ cho mình với...mình học tại nhà chứ k có đi luyện thi nên k bit j het!
 
S

sirapollo

đề thi môn văn sẽ cò cấu trúc như sau;
đề thi môn văn sẽ có 3 câu hỏi; 1câu 2d, 1câu 3d, 1 câu 5d
câu 2d có thể bắt nêu: hoàn cảnh sáng tác,hay một tác gia( cò thể là quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật,sự nghiệp văn chương)
câu 3d có thể bình giảng một đoạn thơ
câu 5d phan tích một nhân vật trong một tác phẩm tự sự
câu 3d,5d co thể trao độ cho nhau tuỳ theo độ dài ngắn nhất là đối với thơ
chú ý: câu 5d sẽ là phần giao thoa giưa chương trình ngữ văn phân ban va không phân ban.

Vậy là 100% ko có phần nghị luận xã hội phải ko ạ, tại vì 1 lần lên baigiang.bachkim.vn để tham khảo thì em thấy có 1 đề thi đại học thử, trong đó câu 3 điểm là yêu cầu nghị luận xã hội T_T
 
T

tranquang

Vậy là 100% ko có phần nghị luận xã hội phải ko ạ, tại vì 1 lần lên baigiang.bachkim.vn để tham khảo thì em thấy có 1 đề thi đại học thử, trong đó câu 3 điểm là yêu cầu nghị luận xã hội T_T

>>> sirapollo thân mến!

Thực ra đề thi văn ĐH của chúng ta năm chưa chắc đã có đề nghị luận xã hội, vì cần rất nhiều ở khâu chuẩn bị.

Em cứ yên tâm học và ôn thi đi nhé!
 
K

kimthuyhp

Em thấy có vẻ đề văn thi ĐH học còn thiếu sáng tạo, và hầu như là chính nó đang dập tắt sự sáng tạo của học sinh < cái quan trọng nhất của 1 người học văn> . Hình như chưa từng có năm nào người ta dám thử ra 1 đề mở cả. Toàn là phân tích, bình luận, làm sáng tỏ ( 1 diều gì đó)... trong tác phẩm ( nào đó).... đc ý nào cho điểm ý đấy ( làm cho việc học văn cũng trở lên hơi công thức thì phải), < mặc dù nó còn chấm cả lỗi diễn đạt, cách hành văn ...> nhưng ko mấy lột tả hết cái tài và sức sáng tạo của học sinh.
( các trường chuyên hình như bây h tuyển sinh toàn cho đề mở => Thi ĐH cũng là để chọn nhân tài mà vậy sao ko làm vậy? :D)
Bộ muốn cho thi kép < trong đó có 1 lí do là các nước tiên tiến chẳng nước nào thi 2 kì thi cả > => vậy sao việc ra đề văn ta ko học tập các nước khác, như đề văn thi ĐH Trung Quốc toàn đề mở
Liệu sẽ có 1 ngày, học sinh VN đc thử sức với 1 đề mở ??
 
B

binhnguyen123

Thưa các thầy cô ban biên tập hoc mai .vn . Sao em chưa thấy chương trình ôn tập đại học mới là 2009 đối với môn toán lí hoá. Cuối cùng cảm ơn
 
A

aapp

theo mọi người tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong bài thơ việt bắc
mọi người cùng thảo luận nhé! xin mọi người cho ý kiến.

- thể thơ lục bát truyền thống được Tố hữu vận dụng tài tình trong bài thơ, vừa tạo nên một âm hưởng thống nhất mà lại có sự biến hoá đa dạng, phong phú. Câu thơ lúc thì dung dị, dân dã, gắn với ca dao, lúc lại cân xứng, nhịp nhàng, nhuần nhị, trong sáng một cách cổ điển.
- lối kết cấu đối đáp như trong ca dao và việc sử dùng 2 đại từ mình, ta rất phù hợp với nội dung bài thơ và cảm xúc của người viết
- chất liệu văn học và văn hoá dân gian được vận dụng đa dạng
- sử dụng thích hợp ngôn ngữ giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống tạo nên phong vị ca dao và chất cổ điển trong bài thơ
 
T

thanhphu_binhdinh_91

cho hỏi chút nha! làm thế nào để trở thành, thành viên của lớp????????? chỉ dùm mình di. xin càm ơn
 
N

nc_arthur

NHẬN DIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ ÔN THI ĐẠI HỌC!

************************************************** ********************

A. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945:
I. Phong trào Thơ mới (hay là thơ lãng mạn Việt Nam 30/45):
- Nỗi buồn trong Thơ mới.
- Cái "Tôi" cá nhân trong Thơ mới.
- Thiên nhiên trong Thơ mới.
- Phong cách cá nhân của tác giả Thơ mới.

II. Văn xuôi 30/45:
1. Truyện ngắn lãng mạn:
- Con người tài hoa uyên bác, khí phách... (Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân)
- Cuộc sống tàn tạ, leo lét của những kiếp người nhỏ bé ("Hai đứa trẻ" của Thạch Lam).

2. Truyện ngắn hiện thực phê phán 30/45:
- Người cố nông bị tha hóa... ("Chí Phèo" của Nam Cao).
- Bi kịch tinh thần dai dẳng của người trí thức nghèo ("Đời thừa" của Nam Cao).
- Một xã hội lố lăng, bịp bợm... ("Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng)

3. Dòng văn học Cách mạng:
- Vi hành của Nguyễn Ái Quốc: Bóc trần bộ mặt thực dân và phong kiến.
- "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh: Chân dung nhà cách mạng, nhà văn hóa, nhà yêu nước vĩ đại.
- "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu: Tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu tha thiết cuộc sống, niềm khao khát tự do và ý chí kiên định với cách mạng.

B. Văn học kháng chiến 1945 - 1975:
I. Thơ ca kháng chiến:
1. Đề tài người lính: "Tây Tiến" của Quang Dũng.
2. Cảm hứng đất nước:
- "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm
- "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi
- "Việt Bắc" và "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu.
- "Đất nước..." của Nguyễn Khoa Điềm.
3. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa:
- "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên.
- "Các vị la hán chùa Tây Phương" của Huy Cận
4. Tình yêu tuổi trẻ: với "Sóng" của Xuân Quỳnh

II. Văn xuôi:
1. "Đôi mắt": Tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn cách mạng thời kỳ mới.
2. Thân phận người lao động trong xã hội cũ và sự hồi sinh trong thời kỳ mới:
- Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
- Vợ nhặt của Kim Lân
- Mùa lạc của Nguyễn Khải.
3. Chủ nghĩa sử thi cách mạng anh hùng:
- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

III. Chính luận và kí:
1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
2. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.


Trên đây, là những nhận diện cơ bản về chương trình các tác phẩm sẽ thi đại học môn Văn. Các mem tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng!
Điều quan trọng là để chúng ta hình dung có hệ thống các tác phẩm và đề tài của tác phẩm văn học. Thời gian sau chúng ta sẽ đi vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể!
Chào thân ái và quyết thắng!
Ai cho em hỏi phần này ở trong topic ôn thi đh 2008 có sử dụng để ôn tiếp dc ko ạ
 
C

conu

@ nc_authur:
Phần mà bạn vừa trích ở topic ôn thi đh 2008 có thể dùng lại được để ôn theo giai đoạn.
Nhưng chú ý, theo sách giáo khoa mới, họ lại sắp xếp chương trình học theo Thể loại. Nên ta học theo giai đoạn (sách cũ) là để dễ ôn tập, dễ nhớ, và hiểu được đặc trưng, bản chất của các tác phẩm trong từng thời kì lịch sử, nhưng ko được quên Thể loại.
Ngoài ra, chương trình mới về cơ bản vẫn không khác nhiều chương trình cũ, nhưng minh sẽ bỏ đi 1 vài tác phẩm ở sách cũ và thêm vào 1 vài tác phẩm ở sách mới, ngoài ra, nội dung cũng thêm 1 số nội dung kiến thức khác, mình phải bổ sung vào so với trên kia, học theo phạm vi kiến thức của chuẩn ôn thi ĐH 2009.
Chúc bạn học tốt.
 
N

nc_arthur

Ngoài ra, chương trình mới về cơ bản vẫn không khác nhiều chương trình cũ, nhưng minh sẽ bỏ đi 1 vài tác phẩm ở sách cũ và thêm vào 1 vài tác phẩm ở sách mới, ngoài ra, nội dung cũng thêm 1 số nội dung kiến thức khác, mình phải bổ sung vào so với trên kia, học theo phạm vi kiến thức của chuẩn ôn thi ĐH 2009.
Chúc bạn học tốt.
Thk anh conu, anh có thể tốn chút thời gian viết 1 bộ sườn theo thể loại cũng như bỏ hay thêm các tác phẩm như anh nói được ko ạ ? Em hiện học 11 nhưng văn ko đc khá cho lắm nên muốn có 1 bộ sườn ôn dần từ bây giờ để cải thiện phần nào. Môt lần nữa cám ơn anh..
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom