Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tranquang

- Rất cảm ơn thanhlan85 vì những bài viết ấn tượng và giúp rất nhiều cho các mem lớp 12 đang ôn thi!

- Anh có ý kiến với các mem thế này! Khi muốn trích dẫn của ai đó thì chỉ trích dẫn phần của người đó thôi. Đừng trích dẫn lộn xộn, tránh tình trạng như mấy bài viết ở trên, trích dẫn nhiều, và người đọc ko biết là người viết trích dẫn cái gì, phần nào?
Thêm nữa phần trích dẫn rất dài, còn phần nhận định của cá nhân chỉ có chút xíu!

- Tranquang trong thời gian tới sẽ cố gắng cùng các mem giải quyết vấn đề được đưa ra!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
T

thanhha12a4

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
Ủa, sao mọi người chưa làm nốt phần còn lại của đề vậy " Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả. "
EM đưa ra ý kiến nè:
-Tả cảnh để khắc họa nội tâm: đêm mùa đông dài và buồn, cỏ gianh vàng úa, không gian lạnh lẽo, hình ảnh ngọn lửa là hơi ấm duy nhất trong đêm tối.
-Miêu tả sự chuyển biến tâm trạng do 1 tác nhân kích thích phù hợp, diễn ra một cách từ từ: Giọt nước mắt của A Phủ là 1 chi tiết đặc sắc.
-Nghệ thuật độc thoại nội tâm: những suy nghĩ của Mị trước khi quyết định cởi trói cho A Phủ.
-Sự thay đổi đột ngột của suy nghĩ , tâm lí Mị nhưng vẫn hợp lý. Mị đứng lặng trong bóng tối--> có sự giằng xé nên đi hay ở lại và Mị đã chạy theo A Phủ. Đó là biểu hiện của con người bị tù túng, kìm nén trong nô lệ, tiềm ẩn khao khát tự do cháy bỏng.
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D

>>> thanhha12a4 đã có một dàn ý khá đầy đủ cho câu hỏi này. Sau đây anh chỉ bổ sung một chút, để các mem lấy làm tài liệu tham khảo về việc phân tích tâm lí nhân vật Mị (cụ thể là phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ):

- Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa để sưởi, Mị đã thấy A Phủ bị trói, Mị bị A Sử đánh vì ngứa chân ngứa tay nhưng cô vẫn cứ ra sưởi. “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Mị đã sống vô ý thức, tâm hồn đã vô cảm, chai sần.

- Đêm nay nhìn thấy nước mắt A Phủ, Mị nhớ lại đêm năm trước bị A Sử trói, khi “sợi dây gai dưới bắp chân vừa lỏng ra, Mị ngã gục xuống”. Đêm ấy Mị đã khóc, còn bây
giờ đây Mị dường như không còn biết khóc nữa. Chính dòng nước mắt nhân tình khổ đau đã thành dòng nham thạch nung chảy tâm hồn đã đóng băng của Mị. Thì ra đôi mắt “trừng trừng”, những cái đấm đá và bao nhiêu hành động phi nhân mà Mị phải chịu đã trở thành cuộc đời thường của cô. Cho nên dòng nước mắt chính là sự kiện bất bình thường gợi khơi cô nhớ lại quá khứ. Vừa thương mình, vừa căm phẩn lũ người tàn ác vừa bị ám ảnh bởi cái chết, ám ảnh bởi con ma nhà thống lí, vừa nhớ tới một người đàn bà cùng thân cùng phận như mình đã chết trong quá khứ vừa nghĩ tới số phận phải chết vô lí của A Phủ… Tâm hồn Mị nổi sóng bấn loạn. Vậy là dòng nước mắt của A Phủ đã làm mị nhớ tới nước mắt của mình, Mị nhớ tới cái chết nhãn tiền của A Phủ. Từ số kiếp A Phủ, Mị lại nghĩ tới mình đã về “trình ma nhà nó rồi” không phương thoát khỏi nhưng A Phủ không lí gì phải chết…

- Những ý nghĩ ấy thực ra nó thúc đẩy bắt buộc phải có hành động đáp ứng. Mị cởi trói cho A Phủ và đặt mình phải lựa chọn con đường chạy theo A Phủ hay là được trói đứng như ngày nào cho đến chết. Thời điểm hệ trọng này “con ma” cũng không đủ sức giữ chân Mị lại, Mị cứu A Phủ là tự cứu mình mà cô đã không biết. Chẳng cưới xin, họ đã trở thành vợ chồng từ cái đêm đầy ý nghĩa ấy, cái đêm vì nghĩa trước lúc vì tình”.

- Đây là đoạn văn bản lề khép mở hai cuộc đời. Đóng lại một kiếp khổ nhục, nô lệ để đi vào một cuộc đời chồng vợ chủ động xây dựng cuộc sống mới. Tô Hoài đã làm cho mạch truyện chuyển biến hợp lí, khiến cho tác phẩm không có những vết cắt, và những chỗ ghép giả tạo. Cũng cần lưu ý giọng văn ở đoạn này rất đa dạng. Giọng kể, giọng bán trực tiếp của nhân vật của và giọng nhân vật,.. Những giọng này góp phần mổ xẻ tâm trạng, Mị khá thành công, khá sinh động và có sức thuyết phục người đọc khá cao.
 
T

tranquang

wuyettam said:
Xa khơi k phải là biển đâu!!
"xa khơi " gợi nên môt không gian mênh mông ,rông lớn" và thơ mộng..
"mưa xa khơi"=>làn mưa mịt mùng,trắng trời ,trắng đất,..gợi nên tính chất hư ảo, đầy chất thơ,và lãng mạng...từ đó làm nổi bật lên hình ảnh "nhà ai" thấp thoáng ,ẩn hiện trong làn mưa=> cảm hưng lãng mạng của tác phẩm...
"xa khơi" là từ gợi cảm xúc cảm giác chứ k phải là từ tượng hình...:)


>>> Đây là cách hiểu mà anh thấy ổn nhất về câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

Còn đây là ý hiểu của anh về câu thơ trên:

Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.


Có ai có ý kiến gì thêm về câu thơ này nữa không nhỉ?

Chào thân ái và quyết thắng!
 
T

thanhha12a4

Anh Quang ơi em thấy cái bài" Các vị La Hán chùa Tây Phương"-Huy Cận khó bình giảng lắm vì em hay nhầm giữa hình tượng tượng và ông cha ta, lúc nào là tả thực, lúc nào là suy tưởng.???????
 
V

vuonglinhbee

học văn thi đại học theo Bee nghia tốt nhất là học cho thuộc, bài viết cân đối 3 câu, diễn đạt trôi chảy lưu loát, kiến thức đầy đủ, lấy 8 thui
 
V

vuonglinhbee

thanhha12a4 said:
Anh Quang ơi em thấy cái bài" Các vị La Hán chùa Tây Phương"-Huy Cận khó bình giảng lắm vì em hay nhầm giữa hình tượng tượng và ông cha ta, lúc nào là tả thực, lúc nào là suy tưởng.???????

sr, bạn hỏi Mr P nhưng cho tớ hóng hớt mấy câu nhá ;)
tớ thì hiểu về bài thơ ấy như thế này: (đại ý)
trước hết phải hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ, tức là cái quá trình ấp ủ thai nghén lâu dài( 20 năm í)
_Nhà thơ đến thăm chùa tây Phương lần đầu năm 1940, và ngay lập tức đã bị ám ảnh bởi 18 bức tượng La Hán( vì nỗi khổ đau in rõ lên cả vẻ mặt của họ), nhưng nhà thơ thiếu đi một điều quan trọng để có thể sáng tác bài thơ: đó là nguyên nhân dẫn đến những khổ đau ấy. Những boăn khoăn vương vấn trong lòng ông đã để lại trong hai câu thơ mở đầu rất đỗi dung dị tự nhiên sau này:
" Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương..."
_Hai mươi năm sau, thời kì mà Đảng đã soi đường cho cuộc sống mới, những năm miên Bắc nước ta đang hòa chung không khí phấn chấn của công cuộc xây dựng chủ nghĩ xã hội, cũng là lúc hồn thơ Huy Cận sung sức trở lại sau một thời gian dài vắng bóng trên thi đàn, ông đã sáng tác bài thơ. Nhà thơ lúc này vừa trải qua một khoa triết học dài 18 tháng. Sự trưởng thành hơn về nhận thức đã giúp ông lý giải được nguyên nhân của những đau khổ bế tắc đó:
Cuộc sống mới giống như luồn ánh sáng giải thoát thực tại, soi rọi những đau khổ bế tắc của cha ông ta.


---> Như vậy , nhà thơ cho rằng: nhưng nghệ nhân xưa muốn mượn chuyện Phật để nói chuyện đời. Bài thơ hay, tiêu biểu của Huy Cận giai đoạn sáng tác sau Cách Mạng, chứa đựng những xúc cảm đẹp đẽ mang tính nhân văn sâu sắc:
Càng tin yêu cuộc sống mới, nhà thơ càng ngậm ngùi khi nghĩ về quá khứ của cha ông



:D Tranh thủ lè nhè nốt mấy dạng đề của bài thơ có thể ra:
+Phân tích những khổ thơ tiêu biểu( k2,3,4)
+Sức mạnh tạo hình của ngòi bút Huy Cận trong bài thơ ( đề này hơi nặng)


-----đang ôn thi nên tớ tranht hủ lè nhè, thời gian hok còn nhiều, tất cả chúng ta cùng cố gắng nhá!!!!!-------
 
V

vuonglinhbee

Ặc , xin trả lời tiếp câu hỏi ấy:( của thanhha)
chính vì bản chất vấn đề như tớ trình bày ở trên, nên, theo quan điểm của tớ, 8 khổ đầu là thành công nhất về nghệ thuật( tạc tượng bằng thơ), phần còn lại có thể xem như " giải mã ý nghĩa của 18 phong tượng".
Thực ra, phần đầu cũng không hoàn toàn tả thực, vì không có pho tượng thật nào "giống hệt" như miêu tả của Huy Cận, nhà Văn chỉ tả bằng khái quát tổng thể các pho tượng mà thôi
nhưng phần đầu cũng có thể tạm coi là " hình tượng tượng " như cách nói của bạn, còn phần sau nói về cái thời đại đau khổ của ông cha ta ( thời Nguyên Du)
nói " tả thực " thì cũng chỉ đúng một phần, và chắc là tập trung ở phần đầu; còn chất "suy tưởng triết liys", theo tớ, rải rác ở cả bài thơ nhưng tập trung ở phần sau nhiều hơn

-----khẹc khẹc---------
 
T

thanhha12a4

vuonglinhbee said:
Ặc , xin trả lời tiếp câu hỏi ấy:( của thanhha)
chính vì bản chất vấn đề như tớ trình bày ở trên, nên, theo quan điểm của tớ, 8 khổ đầu là thành công nhất về nghệ thuật( tạc tượng bằng thơ), phần còn lại có thể xem như " giải mã ý nghĩa của 18 phong tượng".
Thực ra, phần đầu cũng không hoàn toàn tả thực, vì không có pho tượng thật nào "giống hệt" như miêu tả của Huy Cận, nhà Văn chỉ tả bằng khái quát tổng thể các pho tượng mà thôi
nhưng phần đầu cũng có thể tạm coi là " hình tượng tượng " như cách nói của bạn, còn phần sau nói về cái thời đại đau khổ của ông cha ta ( thời Nguyên Du)
nói " tả thực " thì cũng chỉ đúng một phần, và chắc là tập trung ở phần đầu; còn chất "suy tưởng triết liys", theo tớ, rải rác ở cả bài thơ nhưng tập trung ở phần sau nhiều hơn

-----khẹc khẹc---------
Cậu đúng là không hỉu ý tớ :) , khi bình giảng thì khổ nào chả có cấu tứ song song nói tương nhưng thực chất là liên tưởng đến hình ảnh con người mà điều quan trong làm thế nào để không nhầm lẫn 2 kái đó khi bình giảng nếu ko bài văn sẽ rất chối và buồn cười.
 
W

wuyettam

thanhha12a4 said:
Anh Quang ơi em thấy cái bài" Các vị La Hán chùa Tây Phương"-Huy Cận khó bình giảng lắm vì em hay nhầm giữa hình tượng tượng và ông cha ta, lúc nào là tả thực, lúc nào là suy tưởng.???????
theo minh nghí thì thât ra khi viết bài chúng ta ko nhất thiết cứ phải chỉ ra thật rõ ràng đâu là tả thực ..đâu là suy tương đâu..thứ nhất là vì VIẾT tức là LÁCH..cái nào ko nắm vững thì lách nó đi :D ..thú hai,bạn này ko phân biệt được cũng dễ hiểu thui..vì tả thực và suy tưởng lồng vào nhau mừ..khi tả thực chính là lúc HC đang suy tưởng .tả tượng nhưng thật ra đang ngẫm về XH đương thời...chứ mấy cái tượng đó có gì đẹp đâu mừ tả thực^^ ;)
 
V

vuonglinhbee

thanhha12a4 said:
vuonglinhbee said:
Ặc , xin trả lời tiếp câu hỏi ấy:( của thanhha)
chính vì bản chất vấn đề như tớ trình bày ở trên, nên, theo quan điểm của tớ, 8 khổ đầu là thành công nhất về nghệ thuật( tạc tượng bằng thơ), phần còn lại có thể xem như " giải mã ý nghĩa của 18 phong tượng".
Thực ra, phần đầu cũng không hoàn toàn tả thực, vì không có pho tượng thật nào "giống hệt" như miêu tả của Huy Cận, nhà Văn chỉ tả bằng khái quát tổng thể các pho tượng mà thôi
nhưng phần đầu cũng có thể tạm coi là " hình tượng tượng " như cách nói của bạn, còn phần sau nói về cái thời đại đau khổ của ông cha ta ( thời Nguyên Du)
nói " tả thực " thì cũng chỉ đúng một phần, và chắc là tập trung ở phần đầu; còn chất "suy tưởng triết liys", theo tớ, rải rác ở cả bài thơ nhưng tập trung ở phần sau nhiều hơn

-----khẹc khẹc---------
Cậu đúng là không hỉu ý tớ :) , khi bình giảng thì khổ nào chả có cấu tứ song song nói tương nhưng thực chất là liên tưởng đến hình ảnh con người mà điều quan trong làm thế nào để không nhầm lẫn 2 kái đó khi bình giảng nếu ko bài văn sẽ rất chối và buồn cười.


khẹc khẹc, đúng là tớ không hiểu ý cậu thật, và cậu cũng chẳng hiểu gì ý tớ thật
tớ muốn nói là hiểu được hoàn cảnh ra đời, nội dung sáng tác thì sẽ chẳng thể nhầm nổi mấy thứ cậu nói
theo tớ sự nhầm lẫn ấy chỉ có thể xảy ra khi cậu chưa hiểu cặn kẽ thấu đáo bản chất vấn đề thôi

có lẽ cậu cho ràng một số thứ " chuối" và " buồn cười", nhưng tớ chẳng nghĩ ra cái gì buồn cười trong cái bài thơ đầy khổ đau như thế cả
thế nhá, good luck B-)

...vô duyên đối diện bất tương phùng...
 
V

vuonglinhbee

thêm nưa nhá, cậu đên shcuaf Tây Phương bao giờ chưa?
nếu chưa đến thì hãy đọc và suy ngẫm kĩ hơn những gì tớ viết, tớ không nghĩ la nó " thừa " hay không cần thiết cho câu hỏi của cậu
tớ chỉ muốn trả lời cho ngọn ngành, thấu đáo, đi từ bản chất vấn đề thôi

trong bài thơ, nếu nói có hình ảnh " tả thực " như cậu thì không đúng, vì không có bức tượng nào giống ý hệt như nhà thơ miêu tả cả( as mentioned), thế thì lấy đau ra mà nhầm???

thôi, phải chăng tớ không nên viết thêm, vì nó chỉ gây ra sự " chuối " và "buồn cười", lại là trong mấy hôm cuối cùng thế này...
 
T

tranquang

Để giải thích phần nào, anh post lên đây một bài văn tham khảo về việc phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng của Huy Cận :

------------------------------


Đề 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả pho tượng trong bài “Các vị La Hán chùa Tây
Phương” của Huy Cận.

* Bài văn tham khảo

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo dựng trên núi Câu Lâu. Trong chùa có nhiều pho tượng được tạc với trình độ nghệ thuật cao, tiêu biểu cho điêu khắc Việt Nam thế kỉ XVII, trong đó có mười tám pho tượng La Hán đặt ở nhà hành lang chùa. Và trong những dịp đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc, Huy Cận đã đến:
“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương”

Huy Cận vấn vương với cái hữu tình của cửa chùa, vấn vương với những bức họa
chạm khắc đẹp ư? Hơn thế nữa là những bồi hồi, xao xuyến về nhân sinh và một thời đại lịch sử mà xã hội “quằn quại, khổ đau trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra”.

Có người xem đoạn thơ này là những bức “điêu khắc bằng lời” làm sống lại các pho
tượng gỗ chùa Tây Phương. Những nghệ nhân vô danh nhưng thiên tài và không dễ ai nhận ra điều ấy. Tất cả những pho tượng gỗ bất động có nét chung: Ai nấy cũng có khuôn mặt đau thương vật vã, quằn quại về thể xác và đầy bão táp trong lòng. Bởi vì cuộc đời họ là điển hình cho hàng ngàn vạn cuộc đời đau thương, đang “cuồn cuộn chảy dưới trời” Huy Cận đã nghi ngờ:
“Há chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?”
Bởi vì đến nơi xứ Phật là một nơi yên tĩnh, vĩnh hằng không có bể khổ luân hồi,
trong tâm con người không còn lục dục thất tình và sống thanh thản, siêu thoát ở cõi Niết Bàn. Nhưng những pho tượng mà Huy Cận thấy lại khác, lại trĩu nặng những nét đau thương rất người. Ở đoạn sau nữa Huy Cận xác nhận đây là: “mặt con người” chứ không nói “mặt La Hán”. Có lẽ đây không thật đúng là xứ Phật chăng? Ta không thể phủ nhận như thế mà phải thấy rõ cái độc đáo của những nghệ nhân tạc tượng. Bài thơ nói đến Phật, cõi thoát tục nhưng nó lại đặt ra một vấn đề trần thế. Mỗi bức tượng La Hán nếu nhìn kĩ chính là một loại chúng sinh chứ không là Phật, chính là cuộc đời trần trụi hóa thân vào đấy . Chân dung của những con người đã được bàn tay tài hoa các nghệ sĩ tạc thành những điển hình xuất sắc. Trong các dáng hình các vị La Hán dường như nói lên số phận cá nhân trong một thời đại “Bóng tối đùn ra ngọn khói đen”.
“Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Từ bấy ngồi y cho đến nay”.

Huy Cận như tạc vào lòng độc giả những đau đớn, vật vã, quằn quại, chua xót… Ông như cho ta thấy ấn tượng gầy còm, khô héo bởi đau khổ của pho tượng thứ nhất này bởi vì luôn trăn trở, phải thức không thể thanh thản an giấc được, nỗi đau khổ tâm can từ bên trong dường như phát ra một thứ năng lượng độc hại tiêu hao sinh lực co rút con người lại. Cuộc đời của một nhà tư tưởng chìm đắm trong những suy tư, thấp thỏm đến khô héo cả hình hài. Những nét đặc tả đó hẳn là hiện thân cho những số phận trong cuộc đời thực có rất nhiều đau khổ, tội nghiệp, héo mòn, chua xót và rất muốn cải biến nó đi. Nhà tư tưởng này với những suy nghĩ nung nấu trong tâm can có thể thiêu đốt cả thân xác, cho thấy được con người đó phải là con người có những ý tưởng mạnh mẽ và sâu sắc. Bên cạnh đó ta thấy tuy
là tâm linh đang biến động nhưng vị này vẫn “trầm ngâm đau khổ”. Nhà thơ làm nổi rõ được tài năng của nghệ sĩ điêu khắc: dùng cái tĩnh mà nói đến cái động, vừa khắc hoạ ngoại hình cũng đồng thời diễn tả nội tâm.

Sang pho tượng thứ hai, khác với cái bất lực đành yên vị thì pho tượng này bộc lộ ra bên ngoài cái nội tâm giận dữ, sôi sục đầy suy tư:
“Có vị mắt giương mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo,
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”

Huy Cận chỉ cho chúng ta thấy khuôn mặt thôi nhưng tất cả đều bất thường. Khổ thơ với hàng loạt động từ và trạng từ diển tả những động tác và trạng thái rất căng thẳng, mạnh mẽ. Ấn tượng cho thấy nhà tư tưởng này cũng đang chứng kiến cuộc đời. Những chuyển động của thân thể biểu hiện ngay khuôn mặt: “mắt giương mày nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, gân vặn, mạch máu sôi”… Nếu ta chứng kiến có lẽ ta cảm thấy tội nghiệp cho số phận. Tại sao khuôn mặt lại có những đường nét đớn đau như thế? Bởi vì sự dồn nén sôi sục của tâm linh tưởng như muốn phá tung những giới hạn thân xác chịu đựng nó: Một sự trăn trở dữ dội nhưng cũng chẳng thể có một hành động tích cực. “Câu hỏi lớn” dường như vẫn rơi vào bế tắc, không thể giải thích. Nó rơi vào bi kịch khổ đau.

Ở pho tượng thứ ba, nhà thơ chú ý đến tư thế và một hình hài khác lạ:
“Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…”
Một nhà tư tưởng nữa cũng đang đi tìm lời giải thích nhưng theo một cách khác: Án
binh bất động. Trái những pho tượng trên, ở đây con người dường như không có một vận động nào cả, mà bắt mình thụ động nhìn cuộc đời và tìm ra cho mình một lời giải đáp. Và vị này có lẽ đã hoàn toàn xa lánh ngoại giới chăng, đã đạt đến sự tịch liệt, vô cảm?
Khái niệm “tựa thể chiếc thai non” rất hay. Ở đây, con người đang muốn trở về với
thời hoang sơ của nó. (Jêsu từng nói: “Ta không cấm các con làm điều ác, nhưng hãy làm cái ác như con trẻ”. Kinh Thánh, kinh Phật khuyên mọi người hãy sống hồn nhiên, vô tư, không có xung đột thì sẽ có hạnh phúc. Pho tượng thứ ba có ý muốn sống như trẻ thơ nhưng “mũ ni che tai” làm sao được? Những nghệ nhân tạc tượng đã đặc biệt diễn tả một đôi tai khác thường “rộng dài ngang gối”. Đôi tai quá dài, quá rộng tưởng đầy phúc thọ nhưng lại sống trong thời đại quá ghê gớm, quá nhiều bế tắc nên pho tượng thứ ba lại tiếp tục “cả cuộc đời nghe đủ”chuyện đau thương. Cố tình muốn tránh nỗi khổ, nhưng càng như thế lại càng nghe những nỗi đau của chúng sinh trong cõi trần gian. Và như thế thì pho tượng này vẫn dằn vặt với “Câu hỏi lớn chưa lời đáp”.
Cả ba pho tượng này đều có sự giày vò dữ dội ở tâm linh rối ren . Tất cả đều tìm
những giải pháp để mở cánh cửa cuộc đời “im ỉm khóa” nhưng đều bất hạnh:
“Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền”

Mỗi vị La Hán có những nét rất riêng là một “người lạ” nhưng lại là một người lạ đã
quen biết ở xã hội đương thời, xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra. Đây không phải là một cá nhân đau khổ mà là một “nhân loại” của một quá khứ đau thương, tụ tập dưới mái chùa này.
“Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời”

Huy Cận với những cảm xúc mạnh mẽ và trí tưởng tượng phong phú nên nhìn những pho tượng gỗ bất động như là những sinh thể vật vã đau thương, tâm linh sôi sục. Tác giả cho thấy là cuộc tụ họp của những chứng nhân lịch sử đầy “lạ lùng trăm vật vã…”.Ngoài ý muốn nhấn mạnh rằng thánh cũng là người thì câu thơ Mỗi người một vẻ mặt con người có lẽ là một nét vẽ hơi thừa.Bởi vì chỉ cần nói Mỗi người một vẻ … là đủ rồi.

Từ những pho tượng này, Huy Cận cảm nhận nỗi khao khát tìm lối ra của cha ông
trong thời đại của đêm dài phong kiến với bao số phận bất hạnh, những bi kịch thật nhức nhối. Những bạn đương thời của “Nguyễn Du” chắc có lẽ đồng tâm sự với Tố Như tiên sinh.
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn”

Huy Cận đã miêu tả các pho tượng với một nghệ thuật quan sát tinh tế và khả năng
miêu tả giàu sức gợi hình với bút pháp già giặn, vừa sinh động, vừa cô đúc… Bên cạnh cái độc đáo từ những pho tượng, Huy Cận có gởi gắm những ẩn ý sâu sắc. Ở đây ý đồ chính không lộ liễu, Huy Cận đánh giá mức đau khổ của cha ông, ca tụng thời kì hiện đại, và phần nào tri âm thời đại Nguyễn Du, lắng tiếng lòng nghe sự thổn thức của các bạn của Nguyễn Du cách đây hai trăm năm. Lắng nghe để mà cảm ơn nỗi khổ đau của cha ông xưa:
“Đất nước mình nghèo hỡi em yêu
Cho đến những giọt lệ cha ông cũng có ích cho ta nhiều”
Suy gẫm quá khứ thấy bế tắc của cha ông để chỉ ra rằng thời buổi này ta có Đảng và Đảng mở đường cho một đất nước tự do, tươi đẹp đang chờ ta ra tay xây dựng. Đến đây,
vào lúc này chúng ta đã trả lời câu hỏi lớn của cha ông bởi:
“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”

Tóm lại nhìn các pho tượng chùa Tây Phương tác giả đã thực sự cảm xúc và gửi niềm suy tưởng sâu xa với sự đồng cảm thật sâu sắc! Và phải chăng Huy Cận đã thấu hiểu được nỗi lòng và ý tưởng của các nghệ nhân tài hoa ngày xưa đã gửi vào những pho tượng được xem như đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam những tâm sự đến đau lòng.
Cha ông ta đã bế tắc đã “đấm nát bàn tay trước cửa cuộc đời” mà “cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá, những pho tượng trong chùa Tây Phương không biết cách trả lời” (Chế Lan Viên) thì ngày hôm nay, sống trong niềm hạnh phúc mới ta mới thấy giá trị của cuộc sống hiện tại.
“Có phải cha ông thì đến sớm chăng?
Và cháu con thì lại muộn?
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng mơ được sống phút giây bây giờ
Buổi đất nước Hùng Vương có Đảng
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ”
(Chế Lan Viên)

- Cảm ơn thanhha đã đặt câu hỏi.
- Cảm ơn vuonglinhbee đã tham gia trả lời. Lâu rồi mới lại được gặp em. Giật mình nhận ra em thật giống 123konica!
 
T

tranquang

có người hỏi thế này said:
cho em hỏi đề Văn này với ạ:
Khám phá riêng và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc"
dạ, ngày xưa cô có cho bọn em đề này nhưng hok thấy gợi ý lời giải, anh giúp em với nhá, mấy hôm nữa em thi, em cảm ơn anh ạ

>>> Đây là một đề không đơn giản và rất có thể gặp trong kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới. Anh muốn đưa lên đây để các mem cùng giải quyết, OK?

Theo anh thì nên đi theo 2 hướng:
1. Khám phá riêng của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc" là gì?

2. Khả năng phân tích tâm lí của Nguyễn Khải thể hiện qua những gì?

Hi vọng sớm nhận được ý kiến phản hồi của các mem!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
W

wuyettam

tranquang said:
có người hỏi thế này said:
cho em hỏi đề Văn này với ạ:
Khám phá riêng và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc"
dạ, ngày xưa cô có cho bọn em đề này nhưng hok thấy gợi ý lời giải, anh giúp em với nhá, mấy hôm nữa em thi, em cảm ơn anh ạ

>>> Đây là một đề không đơn giản và rất có thể gặp trong kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới. Anh muốn đưa lên đây để các mem cùng giải quyết, OK?


cho Mem mạn phép góp ý kiến:
khám phá riêng:trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới,các nhà văn thường ca ngợi những thay đối lớn lao của XH,cúa cuộc sống,sự hân hoan. họ nhìn thấy đâu cũng là mùa xuân lớn,ngày hội lớn...NK ko đi phân tích ,hay nói về XH(hướng ngoại) mà ông tập trung khai thác sự thay đỗi trong tâm hồn con người trong XH mới(hướng nội)..đó là nét độc đáo của ML so với các tf cùng thời... :)
còn khả năng pt tâm lí..thì khai thác sự chuyển biến trong tâm lí của nhan vạt Dào
 
W

wuyettam

seo dạo này diễn đàn hoạt đọng thưa thớt we! chắc các sỉ tử lo dùi mài kinh sử cả rùi!:).."có kẻ theo thời bỏ cuộc chơi":)
 
T

thanhlan85

Ờ, Đề 4:
Câu1 (2 đ) Nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nam Cao.
Câu2 (3 đ) Bình giảng khổ cuối bài thơ" Tống biệt hành" của Thâm Tâm :
" Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say"
Câu3 (5 đ) Phân tích tư tưởng" Đất Nước của Nhân Dân" qua đoạn thơ :
"Những người vợ nhớ chồn
những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp minh dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang,
Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..."
(" Đất Nước"- Nguyễn Khoa Điềm)[/quote] Đọan này tư tưởng đất nước là của nhân dân chủ yếu được NK Điềm khẳng định qua không gian địa lý- một trong những phương diện tạo thành đất nước …
- Xưa nay hễ nói tới những danh lam thắng cảnh của đất nước người ta thường ngợi ca sự hào phóng của thiên nhiên, cảm tạ công lao của tạo hóa. Vậy mà ở đây qua cái nhìn của tác giả, tất cả đều là tặng vật của nhân dân. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu nhất để khám phá và khẳng định rằng chính nhân dân đã tạo nên toàn bộ không gian địa lý của đất nước. họ sáng tạo bằng cách truyền tâm hồn vào cảnh vật để núi non, sông suối đều trở nên có linh hồn, và tràn đầy sức sống
+ Nếu không có bao nhiêu thế hệ phụ nữ đang mồn mỏi chờ chồng thì núi mãi mãi chỉ là viên đá vô tri mà thôi. Chính tình yêu, nỗi đau, sự thủy chung son sắt đã biến núi thành những nàng Vọng Phu vòi vọi giữa trời.
+ nhân dân với trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn đã tặng cho vùng biển cả những hình ảnh trống – mái nghiêng đầu bên nhau trên sóng nước. Cảnh đẹp ấy của thiên nhiên chắc chắn đã nảy sinh từ trái tim của cặp vợ chồng yêu thương đằm thắm trong hạnh phúc lứa đôi.
(Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái…)
- Sự sáng tạo của nhân dân còn bắt nguồn từ truyền thống bất khuất kiên cường, từ tinh thần đoàn kết dân tộc. với cái nhìn ấy họ đã biến những ao đầm thành vết chân ngựa Gióng, thành dấu tích của những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Không chỉ thế 99 ngọn núi nơi đất tổ hùng vương cũng biến thành hình ảnh đàn voi biết cúi đầu hướng về nơi thánh địa- cội nguồn của dân Việt.
- Không gian được mở rộng hơn ra sông suối, bờ bãi và khắp mọi nơi, ở nơi nào nhà thơ cũng thấy bằng chứng của một chân lý: nhân dân là những người sáng tạo nên đất nước. họ biến những sự vật tưởng như rất nhỏ bé, bình thường( con cóc, con gà<…) thành vẻ đẹp tô điểm cho non sông, gấm vóc. Đến cả người học trò nghèo cũng tặng cho đất nước những “ tháp bút, non nghiên” bằng những giấc mơ, những khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn. Nhà thơ còn mượn một loạt những địa danh quen thuộc ở Nam bộ để tô đậm vai trò to lớn của nhân dân. Ngay cả những con ngươi tưởng như bình thường nhất, bé nhỏ nhất cũng có thể tặng cho đất nước những cái tên của mình (ông Trọng, ông Đốc,bà Đen. bàĐiểm…). phải chăng đó là những con người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất ấy và chính họ đã đem những giọt mồ hôi của mình tưới tắm cho đất để có những làng mạc, ruộng đồng, bờ bãi? Hay đó là những con người đã gửi vào đó cả cuộc đời mình để đất trở thành máu thịt thiêng liêng
- Từ cái nhìn độc đáo khi quan sát không gian địa lý, nhà thơ đã khái quát và ngợi ca công lao to lớn của nhân dân ( và ở đâu trên khắp…núi sông ta)
Dấu ấn tâm hồn của nhân dân trong từng cảnh vật, trong mọi khoảng không gian. ở nơi dâu cũng hiện lên công lao to lớn của hàng vạn kiếp người đã không tiếc mồ hôi, xương máu để tạo lập nên nước non này. Bằng đôi bàn tay cần cù và nhẫn nại họ đã khai phá mở mang bờ cõi, truyền lại cho ta những ruộng đồng bờ bãi…Ẩn sau hình hài của núi sông cũng chính là vóc dáng, là ước mơ, là lối sống của nhân dân ta. Có thể nói nhân dân đã nhập thân vào cái vỏ núi sông để núi sông mang linh hồn của một đất nước.
 
T

tranquang

có người hỏi thế này said:
cho em hỏi đề Văn này với ạ:
Khám phá riêng và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc"
dạ, ngày xưa cô có cho bọn em đề này nhưng hok thấy gợi ý lời giải, anh giúp em với nhá, mấy hôm nữa em thi, em cảm ơn anh ạ


Theo anh thì nên đi theo 2 hướng:
1. Khám phá riêng của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc" là gì?
>>> Khác với những tác phẩm cùng thời, “Mùa lạc” lại khai thác vấn đề lối sống, đạo đức, mối quan hệ của con người và con người trong cuộc sống mới. Nguyễn Khải có đề cập tới hiện thực và những chủ trương chính sách của một thời kỳ nhưng trung tâm sự chú ý của ông vẫn là vấn đề số phận con người.

2. Khả năng phân tích tâm lí của Nguyễn Khải thể hiện qua những gì?
>>> Tập trung khai thác khả năng phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Khải qua phân tích nhân vật trung tâm Đào... Đồng thời đừng bỏ sót các nhân vật phụ khác như Huân, Duệ... nhưng ít thôi nhé?

Một chút ý kiến cá nhân, hi vọng giúp các mem nhận định được phần nào nội dung và định hướng cần làm!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
V

vuonglinhbee

Anh Phát cho em hỏi^^
đề : Tình huống truyện của "Mảnh trăng cuối rưng" giải như thế nào ạ?
(dù thi tốt nghiệp MTCR rồi nhưng em vẫn muốn hỏi lại đề này)

bạn nào có cách giải hay giúp tớ với nhá!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom