Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
F

faustvn01

vuonglinhbee said:
làm thế nào để nắm được kiến thức ( mà không cảm thấy đau đầu )khi học những tác phẩm đồ sộ như:" Đất nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm), Việt Bắc ( đoạn trích trong sgk Văn 12 của Tố Hữu???

thú thực, tớ rất "ít" cảm hứng khi học những bài thơ thuộc dạng "chính luận -trữ tình" hay "trữ tình-chính trị" kiểu này, đã thế lại còn dài, cảm tưởng như các bác làm thơ chủ yếu bằng lí trí ý, nản lắm!!! :(

Thực sự thì lúc anh ôn thi đại học, hai bài này cùng với Người lái đò sông Đà là những tác phẩm học khó và khổ nhất. Nhìn vào số đề thi rơi vào mỗi tác phẩm mà "đau lòng nhức óc". Và cho đến bây giờ, thực sự, anh cũng không biết cách nào để học các bài ấy "mà không cảm thấy đau đầu". Chỉ muốn nói với em đôi điều trải nghiệm và cảm nhận của mình.

Có một điều lạ là khi lên đại học, đọc lại những bài thơ mà mình rất thích hồi cấp ba lại thấy nó nhàn nhạt. Trong khi đọc lại những dòng thơ tự do, không vần, không hạn định câu chữ (ngày trước rất khó nhớ khó thuộc) của Đất nước lại thấy xúc động lạ. Thơ tự do, chủ đề lớn, nhưng cảm xúc không dàn trải mà vô cùng tập trung và cô đọng. Đọc những câu thơ bình dị như những câu nói thường ngày: "Tóc mẹ thì để sau lưng, tóc cha thì búi sau đầu - Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lại thấy cái gì đó rưng rưng. Em nói rất đúng tính chất chính luận - trữ tình của đoạn thơ, nhưng thực sự, tính chính luận ấy, theo anh cảm nhận, không khô khan, gượng ép, lên gân hay "khẩu hiệu" mà nó chân thực: cảm xúc thực, trải nghiệm thực, lí tưởng thực của một thế hệ thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, sống có trách nhiệm với đất nước, quê hương. (Nguyễn Khoa Điềm cùng với nhiều nhà thơ trẻ cùng thời như Trần Vàng Sao, Trần Quang Long... là những gương mặt rất tiêu biểu cho thơ trẻ trong vùng đô thị tạm chiếm. Nổi bật lên trong thơ họ không phải là câu chữ hoa mĩ, gọt giũa, vần nhịp hài hòa, đăng đối... mà là cảm xúc, là lửa nhiệt tình, là tình yêu nước nồng cháy. Chắc chắn anh sẽ viết một cái gì đó về đó về những bài thơ ấy trên diễn đàn, khi đã hiểu nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn). Ai nghĩ sao mặc lòng, với anh, đoạn thơ Đất nước của NKĐ vẫn là một trong những đoạn thơ hay nhất anh từng được đọc.
Nếu có một lời khuyên, anh chỉ biết nói rằng:Hãy gắng đồng cảm với tác giả, đọc ra những nhịp cảm xúc trong những câu thơ tưởng như không vần nhịp. Mà điều này có khó không nhỉ, khi chúng ta đều còn trẻ (trẻ như Nguyễn Khoa Điềm ngày ấy), chung dòng máu Việt Nam, chung đất nước Việt Nam.
 
T

tuan1905

wuyettam said:
ah ha! bài VI HÀNH bên phân ban là bài đọc thêm ,còn TG thì học ở lớp 11..ah! nhưng bên ban C thì Vi Hành là bài chính thức
Tuan95:..bạn này cũng học phân ban A ở miền Nam hả? giông mình rùi ! bạn này ở đâu zay? bít đâu chúng ta chung trường ^^

@ wuyettam : Mình học ở TP.HCM , quận 3 :)

Mấy bạn có bài Vi Hành & bài Tràng Giang thì share mình nha , mà năm ngoái ra Tràng Giang rùi nên năm nay chắc không ra nữa :D chẳng biết nữa ... thanks kiu mấy bạn trước ;)
 
V

vuonglinhbee

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
vuonglinhbee said:
làm thế nào để nắm được kiến thức ( mà không cảm thấy đau đầu )khi học những tác phẩm đồ sộ như:" Đất nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm), Việt Bắc ( đoạn trích trong sgk Văn 12 của Tố Hữu???

thú thực, tớ rất "ít" cảm hứng khi học những bài thơ thuộc dạng "chính luận -trữ tình" hay "trữ tình-chính trị" kiểu này, đã thế lại còn dài, cảm tưởng như các bác làm thơ chủ yếu bằng lí trí ý, nản lắm!!! :(

Thực sự thì lúc anh ôn thi đại học, hai bài này cùng với Người lái đò sông Đà là những tác phẩm học khó và khổ nhất. Nhìn vào số đề thi rơi vào mỗi tác phẩm mà "đau lòng nhức óc". Và cho đến bây giờ, thực sự, anh cũng không biết cách nào để học các bài ấy "mà không cảm thấy đau đầu". Chỉ muốn nói với em đôi điều trải nghiệm và cảm nhận của mình.

Có một điều lạ là khi lên đại học, đọc lại những bài thơ mà mình rất thích hồi cấp ba lại thấy nó nhàn nhạt. Trong khi đọc lại những dòng thơ tự do, không vần, không hạn định câu chữ (ngày trước rất khó nhớ khó thuộc) của Đất nước lại thấy xúc động lạ. Thơ tự do, chủ đề lớn, nhưng cảm xúc không dàn trải mà vô cùng tập trung và cô đọng. Đọc những câu thơ bình dị như những câu nói thường ngày: "Tóc mẹ thì để sau lưng, tóc cha thì búi sau đầu - Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lại thấy cái gì đó rưng rưng. Em nói rất đúng tính chất chính luận - trữ tình của đoạn thơ, nhưng thực sự, tính chính luận ấy, theo anh cảm nhận, không khô khan, gượng ép, lên gân hay "khẩu hiệu" mà nó chân thực: cảm xúc thực, trải nghiệm thực, lí tưởng thực của một thế hệ thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, sống có trách nhiệm với đất nước, quê hương. (Nguyễn Khoa Điềm cùng với nhiều nhà thơ trẻ cùng thời như Trần Vàng Sao, Trần Quang Long... là những gương mặt rất tiêu biểu cho thơ trẻ trong vùng đô thị tạm chiếm. Nổi bật lên trong thơ họ không phải là câu chữ hoa mĩ, gọt giũa, vần nhịp hài hòa, đăng đối... mà là cảm xúc, là lửa nhiệt tình, là tình yêu nước nồng cháy. Chắc chắn anh sẽ viết một cái gì đó về đó về những bài thơ ấy trên diễn đàn, khi đã hiểu nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn). Ai nghĩ sao mặc lòng, với anh, đoạn thơ Đất nước của NKĐ vẫn là một trong những đoạn thơ hay nhất anh từng được đọc.
Nếu có một lời khuyên, anh chỉ biết nói rằng:Hãy gắng đồng cảm với tác giả, đọc ra những nhịp cảm xúc trong những câu thơ tưởng như không vần nhịp. Mà điều này có khó không nhỉ, khi chúng ta đều còn trẻ (trẻ như Nguyễn Khoa Điềm ngày ấy), chung dòng máu Việt Nam, chung đất nước Việt Nam.
hix, thứ nhất là cảm ơn ông anh, thứ hai là em có 1 góp ý nho nhỏ cho phần trình bày của anh nè:
trong trích đoạn "ĐẤT NƯỚC" của Nyễn Khoa Điềm, anh trích sai thơ rùi!!!
..." Tóc mẹ thì bới sau đầu" chứ không phải là :" Tóc mẹ thì để sau lưng, tóc cha thì bới sau đầu" như anh viết
em miễn comment cái này, nhưng dù sao cũng hiểu hơn một số điều
thanks :D
 
F

faustvn01

vuonglinhbee said:
thứ hai là em có 1 góp ý nho nhỏ cho phần trình bày của anh nè:
trong trích đoạn "ĐẤT NƯỚC" của Nyễn Khoa Điềm, anh trích sai thơ rùi!!!
..." Tóc mẹ thì bới sau đầu" chứ không phải là :" Tóc mẹ thì để sau lưng, tóc cha thì bới sau đầu" như anh viết

Hì, mình trở thành người "đồng sáng tạo" với tác giả lúc nào không hay :( . sr cả nhà nhé, bệnh nhầm (lú) lẫn của người ... thấp tuổi. Mà đọc lại thấy câu thơ "của mình" cũng hay đâu kém gì của NKĐ đâu, nhỉ ! :D
 
E

enchanter

:) các anh chị cho em hỏi câu này với:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du"
2. Trình bày sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Em biết mấy cái nè có trong sgk rùi nhưng mà trong đấy ngắn lắm có mỗi mấy cái gạch đầu dòng. Đến lúc đi thi em không biết phải làm thế nào với những câu hỏi như thế này đâu :(( =((
 
T

tranquang

enchanter said:
:) các anh chị cho em hỏi câu này với:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du"
2. Trình bày sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Em biết mấy cái nè có trong sgk rùi nhưng mà trong đấy ngắn lắm có mỗi mấy cái gạch đầu dòng. Đến lúc đi thi em không biết phải làm thế nào với những câu hỏi như thế này đâu :(( =((



Enchanter thân mến!

2. Sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

>>>Em xem lại trang 8 của topic này hoặc click vào đường link dưỡi đây:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=11652

1. Tác phẩm "Kính gửi cụ Nguyễn Du" - Tố Hữu:

>>>

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Giữa lúc nhân dân ta còn chống Mỹ, vùng Hà Tĩnh quê hương của Nguyễn Du ở trong tuyến lửa dữ dội. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của thi hào, lại có dịp đi vào Khu Bốn, Tố Hữu “cảm tác” ra bài thơ này để thể hiện những cảm xúc, những nung nấu từ lâu về Nguyễn Du và Truyện Kiều (Lưu ý thời kỳ này rất nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này).

1/ Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát mượt mà mà Nguyễn Du đã từng dùng để tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ. Tất cả gồm 34 câu đựơc phân bố một cách có dụng ý.
Hai câu đầu là không gian và thời gian tạo gợi cảm xúc. Sau đó cảm xúc được triển khai. Năm khổ thơ đều đặn sáu câu có tính chất suy ngẫm bàng bạc một nỗi niềm hướng về quá khứ. Khổ sáu, câu thứ nhất nói về mối thương cảm với thân phận nàng Kiều… Tiếp theo là sự cảm thông với Nguyễn Du. Hai khổ “Tiếng đàn… hại người” là liên hệ với thời đại ngày nay để khẳng định sức sống lâu dài và giá trị của tác phẩm. Khổ tiếp theo Tố Hữu đánh giá cao với lòng trân trọng và biết ơn Nguyễn Du. Hai câu cuối trở về thơ hiện tại sôi động và của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

2/ Câu thơ “Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều”là cảm hứng bao trùm bài thơ và nói lên tâm trạng rất phù hợp của Tố Hữu. Khi “nửa đêm qua huyện Nghi Xuân”. Những suy ngẫm có dịp trỗi dậy để tác giả nhớ “người xưa”.
Tố Hữu xúc cảm nhất đối với nàng Kiều là nghĩ đến một thân phận bơ vơ, tâm trạng ngổn ngang đau đớn không lối thoát, đành phó thác cuộc đời mình cho số phận (Những tâm trạng ba đào và cảnh ngộ đáng thương của Kiều nhi được biểu hiện gợi cảm nhất ở các từ láy: “tê tái, lênh đênh, ngẩn ngơ…”)
Chỉ mấy câu mà tác giả gợi được cả cuộc đời Kiều và cho thấy niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật này.
Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà thơ vịnh Kiều, say Kiều, và Tố Hữu đóng góp một tiếng nói rất riêng của mình, của thời đại mình để chia sẻ với thân phận và tâm sự của Kiều. Tố Hữu thấy Kiều số phận lênh đênh, bơ vơ và tâm trạng luôn ngổn ngang, ngẩn ngơ. Không phải ngẫu nhiên mà ở thời điểm hiện tại câu thơ “Nửa đêm” lại liên tưởng đời Kiều.”Trời đêm biết giữ thân mình nơi nao”. Quả là cái bi kịch không thể tìm được đường đi, không có lối thoát cho số phận là một bi kịch của một thời đại và của chính Nguyễn Du nữa”Đau đời có cứu được đời đâu” (Huy Cận), “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời…” … “Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi” (Chế Lan Viên).

3/ Phần chính của bài thơ dành những câu thấm thía cho sự tưởng nhớ, cảm thông và trân trọng biết ơn Nguyễn Du.
Điều đặc sắc là tác giả dùng rất nhiều câu thơ nguyên văn cũng như những ý thơ của Nguyễn Du để nói về nhà thi hào đồng thời thể hiện niềm trân trọng cảm thông sâu sắc với tâm sự của Nguyễn Du.
Tố Hữu cho rằng, đáng trân trọng nhất ở Nguyễn Du là tình đời, là tấm lòng của một nhà thơ đã từng quan niệm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Vì thế những từ “tơ lòng”, “nhân tình”,”lòng người”,”tình đời” được Tố Hữu sử dụng tập trung với ý nhấn mạnh.

4/ Tập trung nhất là tác giả đánh giá Nguyễn Du:
Tiếng thơ ai động… những ngày
Tiếng thơ Nguyễn Du là kết tinh của cả nghìn năm văn hiến và nó sẽ vang dội đến nghìn năm sau nữa. Nghĩa là thơ Nguyễn Du tồn tại mãi mãi bất chấp quy luật nghiệt ngã của thời gian. Bởi vì đó là tiếng nói của tình đời, tình người, là tình thương của lòng mẹ. Cho nên nó sẽ có ảnh hưởng mãi các thế hệ đời sau.

5/ Bài thơ mang đậm tính dân tộc. Nó thể hiện sự quý trọng và vận dụng truyền thống thơ ca dân tộc của tác giả.
Những câu thơ lục bát có âm điệu cổ điển gợi ta nhớ tới những câu Kiều. Nhiều câu được lấy lại Kiều, nhiều câu vận dụng ý của Kiều (lối “tập Kiều”). Thế nhưng tình ý vẫn là của tác giả. Ngay cả khi nói về thời đại mình, tác giả cũng có dụng ý dùng lối nói ước lệ, tượng trưng và kết thúc là hình ảnh gợi không khí trang nghiêm cổ kính.
Bài thơ đã làm một vạch nối giữa quá khứ với hiện tại. Nó đã nói lên sự trân trọng những giá trị tinh thần trong quá khứ. Nó nói lên tấm lòng của chúng ta với thiên tài Nguyễn Du và Truyện Kiều bất hủ của ông.

-------------------------------------------------

Hi vọng giúp em được phần nào những nội dung em cần tìm!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
E

enchanter

Cho em hỏi thêm 1 câu nữa:
Phân tích lý do đợi tầu của "2 đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam.
Em cảm ơn!
 
T

tranquang

enchanter said:
Cho em hỏi thêm 1 câu nữa:
Phân tích lý do đợi tầu của "2 đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam.
Em cảm ơn!

>>>

Trước khi đi vào phân tích giúp em, anh muốn hỏi: Em hiểu về tác phẩm này như thế nào?

Vì khi anh chưa biết em hiểu thế nào về tác phẩm thì rất khó phân tích để em hiểu!

Hãy trình bày nhận định của bản thân đã rồi hãy hỏi. OK? Cần phải lao động chứ?

Chào thân ái và quyết thắng!
 
E

enchanter

tranquang said:
enchanter said:
Cho em hỏi thêm 1 câu nữa:
Phân tích lý do đợi tầu của "2 đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam.
Em cảm ơn!

>>>

Trước khi đi vào phân tích giúp em, anh muốn hỏi: Em hiểu về tác phẩm này như thế nào?

Vì khi anh chưa biết em hiểu thế nào về tác phẩm thì rất khó phân tích để em hiểu!

Hãy trình bày nhận định của bản thân đã rồi hãy hỏi. OK? Cần phải lao động chứ?


Với cái bài đề 2ĐT này em hiểu ntnày:
Đoàn tàu là một thế giới mới khác hẳn với cái huyện nghèo đối với cả L, A + 2đtrẻ đã từng một thời sống ở Hà Nội nơi nhộn nhịp đầy ánh sáng -> Vì thế L và A đợi tàu là một nhu cầu của chúng muốn trong chốc lát được thoát khỏi cuộc sông buồn chán tẻ nhạt ở hiện tại -> niềm khao khát được sống
Qua đó thể hiện niềm cảm thông thương xót với người dân xứ huyện và nvăn muốn đem đến cho người dân nơi đây một hi vọng vào cuộc sống sẽ good hơn

Không biết em hiểu như thế đã đầy đủ chưa chỗ nào còn thiếu anh giúp em với nhé, dàn ý càng chi tiết càng tốt ạ . em xin thanks you
;;) :>
 
W

wnht

Mọi người ơi cho mình hỏi: Tại sao Tô Hoài xem Đôi mắt của Nam Cao như 1 tuyên ngôn nghệ thuật.
Hãy phân tích cách nhìn của Hoàng và Độ để thấy rõ sự khác nhau, từ đó tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao đã được thể hiện ra như thế nào thông qua sự khác nhau đó?

Cho em hỏi, có bao nhiêu tác phẩm ko có trong chương trình phân ban? Nếu vậy mình phải ôn thế nào với những tác phẩm ấy mà vẫn giảm tải được.
Cảm ơn nhiều! :)
 
W

wuyettam

wnht said:
Cho em hỏi, có bao nhiêu tác phẩm ko có trong chương trình phân ban? Nếu vậy mình phải ôn thế nào với những tác phẩm ấy mà vẫn giảm tải được.
Cảm ơn nhiều! :)
những tác phẩm ko có trong phân ban (khối A) :"MTC Rừng" ,"MLac","VCAPhu","DTVDa","DMTToi","BKSDuong","Giải Đi Sớm","Đôi Mắt,"Đời Thừa" ,"Thơ D""KGCNDu"..
Nếu bạn này quyết định thi theo chương trình phân ban thì cứ yên tâm dẹp mấy bài này sang 1 bên mà ôn kĩ những gì được dạy trong SGK Phân Ban...đừng "tay xách nách mang".. ;) khổ lém :>
sắp thi rùi...CHÚC CẢ NHÀ THI TỐT NHÁ" ;) ;) ;)
 
L

lemon_ice

Bài tâm tư trong tù chương trình ko phân ban có thi ko nhỉ,bài đó cô mình chẳng ôn nên mình cũng học qua qua :D
 
K

kidbandersth

A. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945:
I. Phong trào Thơ mới (hay là thơ lãng mạn Việt Nam 30/45):
- Nỗi buồn trong Thơ mới.
- Cái "Tôi" cá nhân trong Thơ mới.
- Thiên nhiên trong Thơ mới.
- Phong cách cá nhân của tác giả Thơ mới.

Hix ! Em mem mới !! Zô Dei học lóm đã lâu..xin anh TQ zúp zùm phần này..gấp gấp zùm..coàn cóa mí ngày..hix hix
 
T

tuan1905

Bạn nào có thể cung cấp cho mình dàn ý về 5 tác giả : Nam Cao , HCM , Nguyễn Tuân , Tố hữu , Xuân Diệu được không ? mình nghe nói đề thi DH có hỏi thông tin về những tác giả này . Bạn nào có share mình nha , thanks kiu :)
 
T

tuan1905

wuyettam said:
những tác phẩm ko có trong phân ban (khối A) :"MTC Rừng" ,"MLac","VCAPhu","DTVDa","DMTToi","BKSDuong","Giải Đi Sớm","Đôi Mắt,"Đời Thừa" ,"Thơ D""KGCNDu"..
Nếu bạn này quyết định thi theo chương trình phân ban thì cứ yên tâm dẹp mấy bài này sang 1 bên mà ôn kĩ những gì được dạy trong SGK Phân Ban...đừng "tay xách nách mang".. ;) khổ lém :>
sắp thi rùi...CHÚC CẢ NHÀ THI TỐT NHÁ" ;) ;) ;)

Cậu ơi giải đáp tớ với ... tớ học phân ban khối A ... tớ thi Cao Đằng khối D ngày 9,10 sắp tới nè . Hổng biết đề có ra phân ban hoàn toàn không cậu ? hay là chỉ 3 hoặc 2 điểm phân ban thôi ... Tớ co tham khảo đề thi DH năm ngoái ... giời ơi nó hỏi Vi Hành :(( Lỡ năm nay nó cho đề nó hỏi Mùa Lạc hay Mảnh Trăng gì đây chắc tớ chết mất ... chương trình PB A tớ kô có bài đấy.... cậu góp ý tớ cách ôn cho Phân Ban khối A với :( thanks kiu cậu
 
W

wuyettam

[quote="tuan1905"[/quote]

Cậu ơi giải đáp tớ với ... tớ học phân ban khối A ... tớ thi Cao Đằng khối D ngày 9,10 sắp tới nè . Hổng biết đề có ra phân ban hoàn toàn không cậu ? hay là chỉ 3 hoặc 2 điểm phân ban thôi ... Tớ co tham khảo đề thi DH năm ngoái ... giời ơi nó hỏi Vi Hành :(( Lỡ năm nay nó cho đề nó hỏi Mùa Lạc hay Mảnh Trăng gì đây chắc tớ chết mất ... chương trình PB A tớ kô có bài đấy.... cậu góp ý tớ cách ôn cho Phân Ban khối A với :( thanks kiu cậu[/quote]
He he! mình cũng học phân ban A nè. ;;) .bạn này cứ yên tâm đi ..đề thi sẽ có câu 3 điểm dành riêng cho phân ban ,(ở phần tự chon á)..còn câu 5 điểm và 2 đ thì chắc chắn nằm ở phần giao nhau của hai chương trình ;) ..à bên phân ban A ko được học về phần tác giả riêng đâu..nên phải học ké bên ko phân ban( bạn này trở về mấy trang đầu ..có vài bài pót về tác gia đó)..
HÔM NAY LÊN ĐƯỜNG ĐI THI...CHÚC MỌI NGƯỜI THI ĐẬU NHÁ!!!!! :x :x
 
T

thanhlan85

Ngày mai các sĩ tử nhà lên đường rùi. Mong rằng các mem nhà mình sẽ thi thật tốt. Sau này đỗ rùi nhớ báo anh em một tiếng nhá! " Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông" Cố lên!
 
C

conu

Thi xong một môn rồi, nhẹ người.
Môn Văn mình lại phải thi 2 lần mới mệt chứ. Khối H, lo nhất môn Văn, mấy môn năng khiếu cũng hòm hòm đôi chút.
 
L

little_dragonfly01

Everyday starts with a smile!

Y-em cũng là một mem mới, nhiệt liệt ủng hộ ý tưởng này! Y-em có thể xin một chân tổ trưởng hay bàn trưởng gì đó được hok ạ?;)

The world is like a mirror, if you face it smiling, it smiles right back!

Always keep smiling, cả nhà nhé!:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom