Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhlan85

vuonglinhbee said:
Anh Phát cho em hỏi^^
đề : Tình huống truyện của "Mảnh trăng cuối rưng" giải như thế nào ạ?
(dù thi tốt nghiệp MTCR rồi nhưng em vẫn muốn hỏi lại đề này)

bạn nào có cách giải hay giúp tớ với nhá!
cau nay hoi mr Q, hehe, nhung to cung " hong hot" mot chut :D vi thay de nay quen quen. ban thu doc lai may trang truoc nhe! bit dau se tim thay cau tra loi day! hi hi :D
 
T

tranquang

vuonglinhbee said:
Anh Phát cho em hỏi^^
đề : Tình huống truyện của "Mảnh trăng cuối rưng" giải như thế nào ạ?
(dù thi tốt nghiệp MTCR rồi nhưng em vẫn muốn hỏi lại đề này)

bạn nào có cách giải hay giúp tớ với nhá!

>>> Cụ thể: Em xem lại trang 6 của topic này! Ok?

Chào thân ái và quyết thắng! >:D<
 
V

vuonglinhbee

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
wnht said:
Anh tranquang và các bạn ơi, cho em hỏi cách làm bài và những dàn ý cần có trong đề sau:
"Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc là một thành công về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Mảnh Trăng cuối rừng"
Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện đặc sắc đó để làm rõ ý kiến trên.

Một đề rất hay. Mình xin bổ sung một chút cho phần gợi ý của anh tranquang phía trên.

1. Khái niệm tình huống truyện:
Khái niệm này hiện nay còn chưa được hiểu một cách dứt khoát và thống nhất trong giới nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, trên đại thể, có thể hiểu như sau:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm. (cụ thể là các tác phẩm tự sự)
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.

2. Tình huống truyện trong Mảnh trăng cuối rừng.

- Tình huống truyện: đó là tình huống vô cùng độc đáo, rất lãng mạn nhưng cũng hợp lí trong hoàn cảnh chiến tranh: tình huống Lãm và Nguyệt, hai người vốn đã quen biết nhau (qua thư) nhưng chưa hề gặp mặt, tình cờ gặp gỡ nhau trên cung đường Trường Sơn những năm chiến tranh ác liệt. Hai người, cho đến khi chia tay, vẫn chưa nhận ra nhau, mặc dù trong suốt cuộc hành trình, có nhiều lúc Lãm đã "ngờ ngợ" như đó là cô Nguyệt mà mình quen biết.

Tác giả "cố tình" tạo nên một ranh giới để hai người chưa thể nhận ra nhau trong suốt cuộc hành trình: Đơn vị Nguyệt có tới 3 người cùng tên với cô, có lần Lãm đến thăm nhưng không gặp được Nguyệt. trong cuộc hành trình, Lãm cũng đã "ngờ ngợ" nhưng không thể biết dứt khoát. Hơn nữa, toàn bộ câu chuyện được bao phủ trong một bầu không khí lãng mạn của ánh trăng thượng huyền, của màn sương núi mong manh, hư ảo. (các bạn có thể phân tích chi tiết hơn).

- Vai trò, tác dụng của tình huống truyện:
+ Làm cho câu chuyện mang một không khí lãng mạn độc đáo, tác phẩm trở nên thú vị, hấp dẫn. Độc giả là người hiểu được mối quan hệ của hai nhân vật, hồi hộp theo dõi câu chuyện cho đến kết thúc.
+ Thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: ngợi ca tình đồng đội vô tư, ngợi ca tình yêu, niềm tin, lí tưởng của một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc KC chống Mĩ.
Thể hiện quan niệm và phong cách nghệ thuật của tác giả: Vẻ đẹp của nhân vật không hiển hiện lộ liễu mà kín đáo, bao phủ trong không khí mong manh (hư ảo như một huyền thoại), vẻ đẹp lí tưởng mà con người ngưỡng vọng, khao khát, kiếm tìm ---> Quan niệm nghệ thuật của tác giả" Tôi muốn đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong hồn người".
Một vài suy nghĩ của mình. Có nhiều chỗ còn sơ lược mong các bạn tiếp tục góp ý nhé.


cảm ơn thanhlan85, tại lâu lắm tớ hok ghé 4rum nên lạc hậu wa'

rất đồng yas với form làm bài của phần trên, nhưng có 1 số chỗ tớ làm khác, post cho mọi người cũng tham khảo nhé

2. Tình huống truyện trong MTCR:
@ Kì lạ
(ở bản thân câu chuyện tình, thời gian hẹn gặp và cả điểm hẹn)
@ Bất ngờ và thú vị:
Gặp rồi mà lại là chưa gặp , chưa gặp mà lại là đã gặp
Thiên nhiên ( mảnh trăng) với vai trò đặc biệt của nó cũng góp phần tạo nên sự bất ngờ thú vị)

---> đây là dựa theo ý kiến của thầy Chu Văn Sơn đấy
tớ thấy từ những ya chính đó triển khai ra sẽ rất triệt để và thấu đáo :D


___Good luck_____
 
S

sulk

thanhha12a4 said:
Anh Quang ơi em thấy cái bài" Các vị La Hán chùa Tây Phương"-Huy Cận khó bình giảng lắm vì em hay nhầm giữa hình tượng tượng và ông cha ta, lúc nào là tả thực, lúc nào là suy tưởng.???????

Theo mình, bạn tách rời hai vấn đề tả thực và suy tưởng của tác phẩm không phải là cách hay để phân tích bài. Bạn cứ thử nghĩ đơn giản: Đã là cảm xúc thì làm sao phân định rạch ròi được. Cách tốt nhất là bạn hãy bám thật chặt vào văn bản.

(Ngoài lề một chút: theo Sulk, phân tích văn là mổ xẻ. Nhưng, vấn đề là phải mổ sao cho khéo, chứ không thì tác phẩm đó chết mất. Và, khi mổ xong ta không thể quăng nó đấy được, phải may vá nó lại cho lành lặn đẹp đẽ, đó là điều các bạn hay quên khi phân tích tác phẩm ^^)

Quay trở lại vấn đề, Sulk không trả lời bạn thanhha theo ý của bạn được, nội dung dưới đây Sulk viết mong là sẽ gợi ý được cho bạn phần nào.

Nội dung về ba khổ thơ chính thì bài viết trước của anh tranquang đã nói rõ và đủ ý cả rồi, giờ Sulk sẽ trình bày phần cuối của tác phẩm (cũng như của bài văn)


Cuối cùng, nhà thư thâu tóm thần thái của cả quần thể tượng:
"Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu...
"

Đó là "cuộc họp lạ lùng trăm vật vã", một cuộc tìm đường chung, một nỗ lực lần cuối, là nỗi đau "quằn quại run lần chót", là cơn đau dữ dội cuối cùng để đi vào cõi tịch diệt. Nhưng ở các vị La Hán này, nỗi đau ấy chưa có cách gì giải thoát được. Các vị vẫn "đau theo lòng chúng nhân" và "câu hỏi lớn" vẫn "không lời đáp".

Đó là hình ảnh đau khổ và bế tắc của một thời đại - thời đại này, theo liên tưởng của tác giả, là thời đại của Nguyễn Du, thời đại "giông bão nổ trăm miền" mà những con người có tâm huyết với đời phải chịu đựng nỗi "đau đời" nhưng "có cứu được đời đâu".

Cuộc đời đau thương, bế tắc dưới chế độ phong kiến, sự đòi hỏi bức bối một lối thoát, một con đường đi ra khỏi bế tắc mà không có được, chưa tìm ra được, nỗi suy tư đau khổ và dằn vặt của cả một thời đại, tất cả những điều đó đều được nhà thơ diễn tả thành những đường nét, hình khối, màu sắc của các pho tượng.

Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ ở tám khổ thơ đầu này vừa có giá trị tạo hình vừa có giá trị diễn tả những tư tưởng, triết lý sâu xa về cuộc đời.

Đoạn thơ nói về nỗi đau, nỗi bất hạnh của một dân tộc, một thời đại dưới chế độ phong kiến quằn quại, bế tắc, không tìm được "lối ra", đồng thời ghi nhận một phong cách của thơ Huy Cận: giọng điệu thơ triết lý về cuộc đời, về con người, về vũ trụ. Nhà thơ viết về cõi thoát tục mà đặt ra những vấn đề của trần thế, giá trị nhân văn của tác phẩm toát lên từ đấy.



Mong những ý trên có thể giúp cho các bạn.
Sulk
 
T

thanhha12a4

Mình đây, mình rất cảm ơn các bạn và cả anh Quang nữa đã rút kinh nghiệm cho mình. cho cái tính hậu đậu, không hiểu rõ vấn đề của bài thơ. Cám ơn các bạn nhiều lắm vì từ giờ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" -Huy Cận không còn là nỗi" kinh hoàng" khi binhg giảng của mình nữa.
Chúc các bạn thi tốt!^^
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
Mình đây, mình rất cảm ơn các bạn và cả anh Quang nữa đã rút kinh nghiệm cho mình. cho cái tính hậu đậu, không hiểu rõ vấn đề của bài thơ. Cám ơn các bạn nhiều lắm vì từ giờ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" -Huy Cận không còn là nỗi" kinh hoàng" khi binhg giảng của mình nữa.
Chúc các bạn thi tốt!^^

>>> Không cần đa lễ ;))
 
T

thanhha12a4

Uhm, hum nay em có đề 5( đề cuối đấy vì em đang tu mà^^)
Câu 1 ( 5 đ) : Em hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn " Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Câu 2 ( 5 đ) : Em hãy phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà".
Vì đây là câu 5 điểm nên mình mong mọi người đưa ra dàn ý chi tiết hơn. Thanks nhiều^^
@anh Quang: ^^
 
T

tranquang

thanhha12a4 said:
Uhm, hum nay em có đề 5( đề cuối đấy vì em đang tu mà^^)
Câu 1 ( 5 đ) : Em hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn " Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Câu 2 ( 5 đ) : Em hãy phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà".
Vì đây là câu 5 điểm nên mình mong mọi người đưa ra dàn ý chi tiết hơn. Thanks nhiều^^
@anh Quang: ^^

>>> thanhha12a4 thân mến: Tất cả các vấn đề câu 1 và câu 2 mà em đề cập đến đều đã được các mem cùng anh giải quyết xong rồi mà.

Em hãy xem lại trang 5 của topic này nhé?
- Bài của anh và "neu_em_khong_phải_giac_mo": Về "Rừng xà nu"
- Bài của ngoisaotim: Về "Người lái đò sông Đà" rồi đó.

>>> Hi vọng là em tìm thấy điều mình cần trong trang 5.

Chào thân ái và quyết thắng!
 
S

sulk

Theo hướng ra đề thi năm nay, Sulk cho rằng khả năng cho ra những đề tổng hợp là rất lớn. Sulk có hai vấn đề lớn muốn cho mọi người tham khảo:

1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn xuôi VN 1945-1975 ("Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài & "Vợ nhặt" - Kim Lân)

2. Chủ nghĩa anh hùng CM VN trong văn xuôi thời chống Mĩ ("Rừng xà nu"-Nguyễn Trung Thành" & "Mảnh trăng cuối rừng"-Nguyễn Minh Châu)



Mình sẽ đưa ra dàn bài sơ lược cho các bạn có được định hướng làm bài:


I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
(mở bài)


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Xác định cụ thể vấn đề
2. Phân tích + Chứng minh
3. Nhận xét khái quát


III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
(kết luận)



Chúc các bạn học tốt ^^~
 
W

wuyettam

sulk said:
Theo hướng ra đề thi năm nay, Sulk cho rằng khả năng cho ra những đề tổng hợp là rất lớn. Sulk có hai vấn đề lớn muốn cho mọi người tham khảo:

1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn xuôi VN 1945-1975 ("Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài & "Vợ nhặt" - Kim Lân)

2. Chủ nghĩa anh hùng CM VN trong văn xuôi thời chống Mĩ ("Rừng xà nu"-Nguyễn Trung Thành" & "Mảnh trăng cuối rừng"-Nguyễn Minh Châu)

He he..mình chác chán sẽ ko ra 2 đề trên đâu. :p .vì thường đề tống hợp sẽ chiếm 5 điểm...nhưng phải là giao giữa 2 chương trình kìa..bên phân ban bọn này ko có học "MTCR" và chỉ đọc thêm "VCAP" thui! mấy bạn này nên tìm hỉu kĩ vấn đề này để on trọng tâm ;)
 
T

thanhha12a4

tranquang said:
thanhha12a4 said:
Uhm, hum nay em có đề 5( đề cuối đấy vì em đang tu mà^^)
Câu 1 ( 5 đ) : Em hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn " Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Câu 2 ( 5 đ) : Em hãy phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà".
Vì đây là câu 5 điểm nên mình mong mọi người đưa ra dàn ý chi tiết hơn. Thanks nhiều^^
@anh Quang: ^^

>>> thanhha12a4 thân mến: Tất cả các vấn đề câu 1 và câu 2 mà em đề cập đến đều đã được các mem cùng anh giải quyết xong rồi mà.

Em hãy xem lại trang 5 của topic này nhé?
- Bài của anh và "neu_em_khong_phải_giac_mo": Về "Rừng xà nu"
- Bài của ngoisaotim: Về "Người lái đò sông Đà" rồi đó.

>>> Hi vọng là em tìm thấy điều mình cần trong trang 5.

Chào thân ái và quyết thắng!
Hì, em biết roài ạ, cảm ơn anh đã chỉ giúp em.^^
Dạ nếu hỏi câu này thì sao ạ: Em hãy chứng tỏ rằng bài thơ "Tống biệt hành" đã thể hiện lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ Thâm Tâm.( nếu các bạn trả lời roài thì anh pm lại cho em nhá^^)
 
T

thanhlan85

lâu lắm ko online, hum nay ghé qua diễn đàn đã thấy các bạn đưa ra nhìu vấn đề mới mẻ rùi. tuy nhiên đề 4 còn câu 2 không thấy ai có ý kiến thanhlan85 đành đưa ra một số gợi ý cá nhân vậy. dù sao mình cũng cho rằng ( cũng lại là cá nhân và chủ quan thui) bài thơ Tống Biệt Hành năm nay sẽ không thi.trong sgk mới cơ bản của lớp 11 không thấy có bài này. tyu nhiên cũng tham khảo chút xem sao.hihi
Dòng thơ đầu được ngắt thành hai câu ngắn: một câu hỏi và một câu trả lời. đây là một cuộc đối thoại đang diễn ra trong lòng người đưa tiễn - tự mình hỏi chính mình. Lời hỏi và lời đáp ấy đều diễn tả cảm giác bàng hoàng, thoảng thốt như không muốn tin vào sự thật phũ phàng.
- đã biết cuộc tiễn đưa này chỉ dành cho “ người ấy” mà khi người ấy ra đi vẫn cúa ngỡ ngàng, hẫng hụt như chưa bao giờ nghĩ tới
- bang hoàng, thoảng thốt còn vì người đưa tiễn thấu hiểu hơn ai hết nỗi lòng li khách ( ta biết…ta biết…) vì vậy bây giờ không dám tin rằng người li khách lại có thể dứt bỏ cả khối tình riêng nặng trĩu kia để cất bước lên đường.
3 câu cuối bài thơ Tống Biệt Hành
- do tính hàm súc của ngôn từ thơ ca nên những câu thơ cuối của bài thơ này thường gợi nhiều cách hiểu khác nhau
+ chủ thể của những động từ là những người than thuộc nhất mà li khách vừa dứt bỏ để ra đi. Người ra đi mong mẹ hãy coi mình như là chiếc lá, chị hãy coi em như là hạt bụi, em hãy coi anh như hơi rượu say. Nếu đã không thể nào ở lại thì mọi người hãy coi li khách chỉ là một cái gì đó nhỏ nhoi, mong manh, vô nghĩa
+ chủ thể của động từ chính là li khách. Để có thể quyết tâm dứt áo ra đi chàng có dằn lòng mình lại, tự nhủ với lòng mình, tự gồng mình lên để coi những người thân thuộc ở lại như chiếc lá như hạt bụi, như hơi rượu say…điệp khúc “ thà coi”.. chất chứa đầy khổ đau, khắc khoải. “ thà coi” là vốn không phải như thế mà đành bắt buộc phải làm thế, nghĩ thế…Xót ca vô cùng
---> >:D< song, dẫu hiểu thế nào thì những câu thơ trên vẫn đọng lại trong lòng người đọc những nỗi buồn thương day dứt khôn nguôi. Và hiện lên rõ nhất ở khổ thơ cuối vẫn là hình ảnh ngang tàng, kiêu hãnh của một con người quyết tâm rũ bỏ tình riêng để theo đuổi một khát vọng lớn lao, đi theo tiếng gọi của chí lớn. Thế nhưng người li khách của Thâm Tâm không bị lẫn vào hình ảnh những tráng sĩ trong thơ xưa bởi lẽ anh vẫn mang theo trong tâm hồn một khối tình thân sâu nặng. Quả thực đoạn thơ vừa làm sống dậy “ cái hồn trí trượng phu cỏ điển vừa thể hiện được cái bâng khuâng khó hiểu của thời đại” ( Hoài Thanh)
 
T

thanhlan85

tranquang said:
có người hỏi thế này said:
cho em hỏi đề Văn này với ạ:
Khám phá riêng và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc"
dạ, ngày xưa cô có cho bọn em đề này nhưng hok thấy gợi ý lời giải, anh giúp em với nhá, mấy hôm nữa em thi, em cảm ơn anh ạ


Theo anh thì nên đi theo 2 hướng:
1. Khám phá riêng của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc" là gì?
>>> Khác với những tác phẩm cùng thời, “Mùa lạc” lại khai thác vấn đề lối sống, đạo đức, mối quan hệ của con người và con người trong cuộc sống mới. Nguyễn Khải có đề cập tới hiện thực và những chủ trương chính sách của một thời kỳ nhưng trung tâm sự chú ý của ông vẫn là vấn đề số phận con người.

2. Khả năng phân tích tâm lí của Nguyễn Khải thể hiện qua những gì?
>>> Tập trung khai thác khả năng phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Khải qua phân tích nhân vật trung tâm Đào... Đồng thời đừng bỏ sót các nhân vật phụ khác như Huân, Duệ... nhưng ít thôi nhé?

Một chút ý kiến cá nhân, hi vọng giúp các mem nhận định được phần nào nội dung và định hướng cần làm!

Chào thân ái và quyết thắng!
ở đề này phần 2 em hoàn toàn đống ý với ý kiến của MR Quang. tuy nhiên phần 1 ý của em hơi khác một chút. Nếu đi sâu vào NGuyễn Khải chúng ta sẽ thấy rắng về phong cách thì Nguyễn Khải là nhà văn triết lý. tuy nhiên ông tự chia sáng tác của mình thành 2 giai đoạn. Mùa Lạc nằm trong giai đoạn đầu, vì thế phong cách triết lý của ông chưa rõ nét.
Viết về đề tài lao động và những con người lao động trong cuộc đời mới thì còn có rất nhìu những cây bút khác như Nguyễn Tuân , Tô Hoài....thậm chí Nguyễn khải còn là một cây bút thuộc thế hệ sau. nếu nói rằng việc đi sâu viết về số phận con người là cái khác của nhà văn này thì e rằng chưa chính xác lắm. Bởi vì khai thác số phận con người là một đề tài rất quen thuộc của các nhà văn khi viết về con người trong thời đại mới. Theo em thì cái đặc biệt của Nguyễn khải so với các cây bút khác ở đây chính là ông viết về cuộc sống mới với góc nhìn hiện thực ( một số nhà nghiên cứu cho rằng ngòi bút của ông lạnh lùng). Nếu đọc kĩ tác phẩm một chút chúng ta sẽ thấy rất rõ, tuy nông trường Điện Biên đang thay da đổi thịt nhưng dấu tích của chiến tranh vẫn còn khắp mọi nơi, chiến tranh để lại biết bao vết thương trên da thịt của miền đất nông trường và trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó, Nguyễn Khải để cho cuộc sống hiện ra qua cái nhìn của nv Huân- một người từng trải qua chiến tranh, và trân trọng từng thanh âm của cuộc sống dường như vô cùng bé nhỏ mà không ai để ý: từ tiếng dép đi loẹt quẹt, từ tiếng trẻ con khóc cho tới những tấm rèm làm bằng vải xô trắng....Hạnh phúc là gì? đối với những con người, những đất nước vừa trải qua chiến tranh hạnh phúc chính là có được một cuộc sống yên bình, thường nhật. Đó thực sự là một cuộc sống vĩ đại. Nguyễn Khải không hề lý tưởng hóa cuộc sống sau chiến tranh, chính vì thế người đọc cảm thấy rằng cuộc sống đang hồi sinh một cách từ từ, hồi sinh nhờ bàn tay của những con người lao động.Đằng sau cái nhìn rất thật, tưởng như rất lạnh lùng ấy vẫn là một trái tim ấm áp đầy yêu thương đối với những số phận bất hạnh.
Và điều đặc biệt nữa của tác phẩm này đúng như giáo sư Nguyễn Văn Long đã nhận đinh đó chính là ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật ( điều này có thể xem thêm phần tiểu dẫn trong sgk), khi viết bài chúng ta sẽ đề cập ở phần 2.
ý kiến này của em chắc hẳn còn khá nhìu thiếu sót, mong các bác bổ sung thêm. hì hì :D , ở nhà em cũng có một số tài liệu về tác giả này nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn sau 1977, thành ra hơi khó để tổng hợp :-S
 
K

kieugicungdo

Hjc...ai giúp e với..:
1/Về tác giả Nam cao, Xuân diệu.
2/ Bình giảng đoạn thơ:
" Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.."
3/ Phân tích giá trị nhân đạo của "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
Thanks!
 
V

vuonglinhbee

thanhlan85 said:
tranquang said:
có người hỏi thế này said:
cho em hỏi đề Văn này với ạ:
Khám phá riêng và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc"
dạ, ngày xưa cô có cho bọn em đề này nhưng hok thấy gợi ý lời giải, anh giúp em với nhá, mấy hôm nữa em thi, em cảm ơn anh ạ


Theo anh thì nên đi theo 2 hướng:
1. Khám phá riêng của Nguyễn Khải trong "Mùa lạc" là gì?
>>> Khác với những tác phẩm cùng thời, “Mùa lạc” lại khai thác vấn đề lối sống, đạo đức, mối quan hệ của con người và con người trong cuộc sống mới. Nguyễn Khải có đề cập tới hiện thực và những chủ trương chính sách của một thời kỳ nhưng trung tâm sự chú ý của ông vẫn là vấn đề số phận con người.

2. Khả năng phân tích tâm lí của Nguyễn Khải thể hiện qua những gì?
>>> Tập trung khai thác khả năng phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Khải qua phân tích nhân vật trung tâm Đào... Đồng thời đừng bỏ sót các nhân vật phụ khác như Huân, Duệ... nhưng ít thôi nhé?

Một chút ý kiến cá nhân, hi vọng giúp các mem nhận định được phần nào nội dung và định hướng cần làm!

Chào thân ái và quyết thắng!
ở đề này phần 2 em hoàn toàn đống ý với ý kiến của MR Quang. tuy nhiên phần 1 ý của em hơi khác một chút. Nếu đi sâu vào NGuyễn Khải chúng ta sẽ thấy rắng về phong cách thì Nguyễn Khải là nhà văn triết lý. tuy nhiên ông tự chia sáng tác của mình thành 2 giai đoạn. Mùa Lạc nằm trong giai đoạn đầu, vì thế phong cách triết lý của ông chưa rõ nét.
Viết về đề tài lao động và những con người lao động trong cuộc đời mới thì còn có rất nhìu những cây bút khác như Nguyễn Tuân , Tô Hoài....thậm chí Nguyễn khải còn là một cây bút thuộc thế hệ sau. nếu nói rằng việc đi sâu viết về số phận con người là cái khác của nhà văn này thì e rằng chưa chính xác lắm. Bởi vì khai thác số phận con người là một đề tài rất quen thuộc của các nhà văn khi viết về con người trong thời đại mới. Theo em thì cái đặc biệt của Nguyễn khải so với các cây bút khác ở đây chính là ông viết về cuộc sống mới với góc nhìn hiện thực ( một số nhà nghiên cứu cho rằng ngòi bút của ông lạnh lùng). Nếu đọc kĩ tác phẩm một chút chúng ta sẽ thấy rất rõ, tuy nông trường Điện Biên đang thay da đổi thịt nhưng dấu tích của chiến tranh vẫn còn khắp mọi nơi, chiến tranh để lại biết bao vết thương trên da thịt của miền đất nông trường và trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó, Nguyễn Khải để cho cuộc sống hiện ra qua cái nhìn của nv Huân- một người từng trải qua chiến tranh, và trân trọng từng thanh âm của cuộc sống dường như vô cùng bé nhỏ mà không ai để ý: từ tiếng dép đi loẹt quẹt, từ tiếng trẻ con khóc cho tới những tấm rèm làm bằng vải xô trắng....Hạnh phúc là gì? đối với những con người, những đất nước vừa trải qua chiến tranh hạnh phúc chính là có được một cuộc sống yên bình, thường nhật. Đó thực sự là một cuộc sống vĩ đại. Nguyễn Khải không hề lý tưởng hóa cuộc sống sau chiến tranh, chính vì thế người đọc cảm thấy rằng cuộc sống đang hồi sinh một cách từ từ, hồi sinh nhờ bàn tay của những con người lao động.Đằng sau cái nhìn rất thật, tưởng như rất lạnh lùng ấy vẫn là một trái tim ấm áp đầy yêu thương đối với những số phận bất hạnh.
Và điều đặc biệt nữa của tác phẩm này đúng như giáo sư Nguyễn Văn Long đã nhận đinh đó chính là ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật ( điều này có thể xem thêm phần tiểu dẫn trong sgk), khi viết bài chúng ta sẽ đề cập ở phần 2.
ý kiến này của em chắc hẳn còn khá nhìu thiếu sót, mong các bác bổ sung thêm. hì hì :D , ở nhà em cũng có một số tài liệu về tác giả này nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn sau 1977, thành ra hơi khó để tổng hợp :-S
thanks!
bạn viết rất "sâu" (theo cách nghĩ của 1 học sinh phổ thông lười học như tớ)
tớ đã đọc tuyển tập truyện ngắn của NK, nhưng hiểu biết về nhà văn vẫn còn rất hạn chế---> thanks phát nữa


tớ muốn hỏi các bạn và các anh chị( Mr P, Mr neu_em_khong_phai_la_giac_mo,...)
làm thế nào để nắm được kiến thức ( mà không cảm thấy đau đầu )khi học những tác phẩm đồ sộ như:" Đất nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm), Việt Bắc ( đoạn trích trong sgk Văn 12 của Tố Hữu???

thú thực, tớ rất "ít" cảm hứng khi học những bài thơ thuộc dạng "chính luận -trữ tình" hay "trữ tình-chính trị" kiểu này, đã thế lại còn dài, cảm tưởng như các bác làm thơ chủ yếu bằng lí trí ý, nản lắm!!! :(
 
T

tuan1905

Àh cho mình hỏi , mình học bên hệ Phân Ban : vừa có 1 câu hỏi bên Toán .. bây giờ cho mình hỏi 1 câu bên Văn nhé .
Mình đã ôn kỹ văn 12 rồi ... nhưng sao mình thấy đề thì DH năm ngoái có bài " Tràng Giang " gì đấy chưa nghe bao giờ ... rồi bài Vi Hành gì đấy cũng chưa từng học qua ...:(

Vậy cho mình hỏi thì học phân ban nên ôn văn những bài nào vậy , giúp mình với :D

Cảm ơn mấy bạn :)
 
S

sunflower0610

ho*, tớ học phân ban ma`.Có Vi hành lù lù trong SGK 12 và Tràng gjang trg SGK 11
ấy có sao ko đấy?
hay ấy học ban A?ko có thì phải?
 
T

tuan1905

sunflower0610 said:
ho*, tớ học phân ban ma`.Có Vi hành lù lù trong SGK 12 và Tràng gjang trg SGK 11
ấy có sao ko đấy?
hay ấy học ban A?ko có thì phải?

Mình ở trong miền Nam , Mình học ban A phân ban ... chưa từng nghe bài Vi Hành :(
Còn Tràng Giang thì thật sự lâu lắm rồi .. hình như cũng thật sự không có trong chương trình học :((
 
W

wuyettam

ah ha! bài VI HÀNH bên phân ban là bài đọc thêm ,còn TG thì học ở lớp 11..ah! nhưng bên ban C thì Vi Hành là bài chính thức
Tuan95:..bạn này cũng học phân ban A ở miền Nam hả? giông mình rùi ! bạn này ở đâu zay? bít đâu chúng ta chung trường ^^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom