Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhha12a4

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
Chị hơi lạc đề roài, câu này đầu tiên phải bình luận câu nói của Nguyễn khải có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Đó là triết lý muôn đời. Đồng thời phải giảng giải những từ ngữ trong câu nói đó, sao lại có sự vô lý : đã chết rồi thì không còn có sự sống, đã hi sinh, gian khổ rồi thì ko có hạnh phúc---> Sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt. Ta lấy thêm ví dụ từ thực tế để chứng minh cho triết lý đó trước( sự kì diệu qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân chống P và Mĩ). Giải thích"đường cùng", "ranh giới", "sức mạnh"...
Rôi sau đó ta mới đi chứng minh tư tưởng này thông qua thiên nhiên và số phận nhân vật.
Nhất là câu nói này đề cập đến vấn đề cảm hứng hồi sinh là sai( chưa đúng đề yêu cầu)
Về phần chứng minh ta nên chứng minh thiên nhiên, cuộc sống chung ở chiến trường ĐBP trước. Qua các nhân vật thì chỉ cần nói Duệ và Đào( nhiều hơn) chứ ko cần nói Huân( chỉ trong đề bài phân tích nhân vật H hoặc cảm hứng hồi sinh của tp) đồng thời mỗi lần chứng minh cần theo tuần tự:
-Gặp những khó khăn gì?
-Ranh giới cần bước qua là gì?
-Đã bước qua nó như thế nào?
Tổng kết trong cuộc sống mới, mọi thứ đều đổi thay bằng chính sức mạnh riêng của mỗi người và họ đều đã tìm thấy hạnh phúc của đời mình.
Đây là ý kiến của em, nếu có gì sai xin nhắc nhở luôn.
 
T

toru_yukiyo

Tây Tiến

Các anh chị cho em hỏi: Hum nay em đi học thêm, thấy thầy giáo có giảng bài Tây Tiến (Quang Dũng) nhưng em vẫn còn thắc mắc 4 vấn đề này, nên muốn nhờ các anh chị giảng giải thêm ^^
1/ Ở câu thơ: "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là "nhớ về rừng núi" chứ không phải là nhớ về đồng bằng vì họ là những người hs trí thức HN, sau khi sống ở rừng núi (địa bàn hoạt động của họ ở rừng núi mà) thì ấn tượng với rừng núi nên mới nhớ như thế, chứ nếu họ sinh ra ở rừng núi thì hẳn rừng núi không phải là nơi họ nhớ đến đầu tiên.
--> Em cho rằng ai đi xa thì cũng nhớ đến quê mình đầu tiên, nhớ da diết, thì làm sao có thể phân tích như trên được?

2/ Vẫn câu thơ "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là nhạc thơ đi lên, nhưng em thấy "chơi vơi" dùng 2 thanh bằng -> ngân dài, sang ngang, sao lại là đi lên?

3/ Ở câu thơ "... súng ngửi trời", thầy nói chữ "ngửi" là hay nhất, hợp nhất vì giả sử thay bàng "đụng, chạm" thì chỉ là sự đụng chạm cơ học, còn "ngửi" là sinh học --> sinh động, gợi cảm hơn...mà vẫn gợi tả được độ cao...
--> Em muốn hỏi là nếu nói thế thì tại sao không thể thay chữ "ngửi" bằng "hít" chẳng hạn?

4/ Ở câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", thầy nói là "từ 1 điểm cao phóng tầm mắt để bắt gặp 1 vẻ đẹp hoang dã mà thơ mộng của chốn núi rừng", nhưng tại sao lại phải là "cao"?

Anh chị có thể giúp em giải thích những thắc mắc trên được không ạ? :x
 
1

123konica

1. Quang Dũng viết "Tây Tiến" theo trí nhớ. Khi viết "Tây Tiến", ông đang ở làng Phù Lưu Chanh chứ không phải đang ở chiến trường mà nhớ về quê hương đầu tiên em ạ :D

2. Chữ chơi vơi là thanh bằng, nhưng là phù bình thanh ("ngân dài, ngang ngang" đấy ;))) nên đúng là nhạc thơ đi lên thật. (Hiểu thêm thì em phải hỏi những người chuyên nghiệp í, giải thích cụ thể nhạc thơ nhạc thẩn cơ ;)), chị amateur ko biết gì đâu :p)

3. Chữ ngửi so với "đụng" và "chạm" thì thầy nói rồi đấy, còn "hít" >>> em cứ thử thay nó vào xem còn nhạc điệu của câu thơ nữa hay ko? :))

4. Hiểu mang máng nhưng ko chắc chắn nên ko nói nữa. Nhờ những người khác giải thích giúp :D


P/S: lâu rồi không đụng chạm đến văn, đâm ra... ;))
 
T

thanhlan85

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
thanhlan85 said:
thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
câu 3:Trước tiên chúng ta cần thấy rằng triết lý mà tác giả muốn nói đến ở đây là triết lí về sự hồi sinh. Cảm hứng ấy được thể hiện ấy đã được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên và cuộc sống trên đất Điện Biên
1. thiên nhiên
- mùa xuân năm trước: vùng đất của nông trường Hồng Cúm còn in hằn bao nhiêu dấu vết của chiến tranh…chỉ cần nhìn vào những dấu vết còn lại ấy đã có thể hình dung được bao mất mát hi sinh của miền đất này
Cũng vào mùa xuân ấy những con người vừa mới đặt chân lên Điện Biên đã phải đối mặt với biết bao nhiêu gian khổ thiếu thốn, với cả khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng núi “ có người đã hi sinh, có người mang thương tật, dây thép gai chọc nát bàn tay, mồ hôi thấm rách từng loại quần áo….”. Đó là mùa xuân còn mang đầy thương tích của chiến tranh. Đó là những tháng ngày con người như lọt thỏm giữa một vùng rừng núi hoang vu, khắc nghiệt
1năm sau bằng đôi bàn tay và bằng cả tình yêu với mảnh đất Điện Biên, những con người ấy đã thắp lên sự sống ở chính mảnh đất này. Một thiên nhiên hoang dã phải nhường chỗ cho những sắc màu của sự sống” “màu xanh thẫm của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ….”. bằng những màu sắc tưởng như rất bình thường Nguyễn Khải đã vẽ lên cả một bức tranh của sự hồi sinh. Mảnh đất ấy như đang thay da đổi thịt, sức mạnh của con người đã chiến thắng cả thiên nhiên khắc nghiệt, đã xóa đi tất cả những dấu vết của đau thương vất vả trên đất ĐB
2. cuộc sống
- Trên nền của thiên nhiên đang hồi sinh tác giả tô đậm một cuộc sống bình thường mà ấm áp, khỏe khoắn, vĩ đại. tác giả đã chọn lựa một loạt những chi tiết đời thường: 1 mảnh xô trắng làm rèm cửa, 1 giàn liễu leo, màu vàng ửng của khóm đu đủ, tiếng dép….Mỗi chi tiết là một lời khẳng định về cuộc sống thanh bình nơi đây. Đó là một cuộc sống không có khói lửa bom đạn, không phải cận kề cái chết. Sự hồi sinh ấy được NK khái quát bằng một câu văn ngắn nhưng chứa đựng biết bao hân hoan, sung sướng: “ cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”
con người: mỗi người mang theo những đoạn đời khác nhau. Họ xuất hiện với những tính cách da dạng, phong phú song hầu hét đã tìm thấy một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trên mảnh đất này
+ Huân: từng chiến đấu trên chiến trường ĐB ác liệt. Trong kí ức của anh còn in đậm một quá khứ đau thương, mất mát, hi sinh. Nhưng dù đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt ấy nhưng người chiến sĩ không hề mất đi cái sức sống mãnh liệt cả về thể chất lẫn tâm hồn. cuộc sống mới không chỉ làm anh hồi sinh về thể xác mà còn làm cho tâm hồn anh thêm sâu lắng, trong trẻo nhờ sự từng trải và thử thách mà anh đã di qua.’
Song cảm hứng hồi sinh rõ nét nhất ở nhân vật Đào
+ Trước khi lên nông trường Đb: chị có một quãng đời chồng chất những đau thương mất mát….những đau khổ trong quá khứ đã biến đổi chị cả về hình hài lẫn tâm hồn. chị trở nên tiều tụy khô héo như không có sức sống ( gò má, tàn hương…), lúc nào chị cũng hờn giận cho mình và ghen tị với mọi người. chị che giấu vết thương bằng cách tỏ ra đanh đá, chua cay, đáo để…
+ sau khi lên nông trường: Những ngày đầu chị không dám nghĩ đến sự đổi thay nào trong số phận của mình, nhưng trái với ý nghĩ ấy chị hòa mình vào tập thể, hăng say lao động, thậm chí viết báo tường.....và khi nhìn thấy đôi cánh tay cháy nắng đỏ rực của Huân chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. Mọi khổ đau bất hạnh không thể vùi dập được sức sống mãnh liệt của chị. Đặc biệt khi nhận được thư “ tỏ tình” của thiếu úy Dịu, Đào đã hoàn toàn trở lại là một người phụ nữ đích thực ( chú ý tới diễn biến tâm lý của nv Đào)
Như vậy chính trên mảnh đất ĐB này Đào đã tìm lại được tất cả những gì số phận đã tước đoạt của chị. Chị tìm được quê hương và tìm thấy điều quý giá nhất của đời một người phụ nữ đó là tình yêu và hạnh phúc. Tương lai giờ không còn tăm tối mù mịt mà hiện lên sinh động, ấm áp trước mắt chị.
Trên đây là những cảm nhận cảu tớ về đề bài này, câu hỏi chia ra làm hai phần nhưng khi phân tích theo tớ nên dồn trọng tâm vào phân tích sự đổi thay của nhân vật Đào. Sau đó khái quát thêm một chút về sức mạnh của những con người mới ( còn có giá trị đối với thế hệ ngày nay). Đây là một câu hỏi trong sgk nhưng khá là “ khoai” nhỉ? Mọi người xem giúp và góp ý nhé !
Chị hơi lạc đề roài, câu này đầu tiên phải bình luận câu nói của Nguyễn khải có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Đó là triết lý muôn đời. Đồng thời phải giảng giải những từ ngữ trong câu nói đó, sao lại có sự vô lý : đã chết rồi thì không còn có sự sống, đã hi sinh, gian khổ rồi thì ko có hạnh phúc---> Sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt. Ta lấy thêm ví dụ từ thực tế để chứng minh cho triết lý đó trước( sự kì diệu qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân chống P và Mĩ). Giải thích"đường cùng", "ranh giới", "sức mạnh"...
Rôi sau đó ta mới đi chứng minh tư tưởng này thông qua thiên nhiên và số phận nhân vật.
ok, đây cũng là một cách hiểu hay, minh đã suy nghĩ về ý kiến của thanhha12a4. nhưng mình vẫn thấy "sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ....."vế này theo mình vẫn là cảm hứng về sự hồi sinh (sống - chết - sống), hồi sinh với nghĩa là sống lại nhưng phát triển hơn ( nghĩa biểu cảm). còn nếu nói " sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt" cũng đúng nhưng có lẽ ko hoàn toàn là thế. mình đồng ý với bạn là trước tiên phải giải thích câu văn này. hihi.
còn nữa, bạn nói là không cần phải phântichs nhân vật Huân, trước đây mình cũng phân vân diều này , nhưng nếu giai thích câu này như ý của Thanhha thì càng cần phải phân tích Huân, bởi vì anh ấy chính là người trực tiếp trải qua chiến tranh mừ.
 
T

thanhlan85

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
thanhha12a4 said:
Chị hơi lạc đề roài, câu này đầu tiên phải bình luận câu nói của Nguyễn khải có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Đó là triết lý muôn đời. Đồng thời phải giảng giải những từ ngữ trong câu nói đó, sao lại có sự vô lý : đã chết rồi thì không còn có sự sống, đã hi sinh, gian khổ rồi thì ko có hạnh phúc---> Sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt. Ta lấy thêm ví dụ từ thực tế để chứng minh cho triết lý đó trước( sự kì diệu qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân chống P và Mĩ). Giải thích"đường cùng", "ranh giới", "sức mạnh"...
Rôi sau đó ta mới đi chứng minh tư tưởng này thông qua thiên nhiên và số phận nhân vật.
Nhất là câu nói này đề cập đến vấn đề cảm hứng hồi sinh là sai( chưa đúng đề yêu cầu)
Về phần chứng minh ta nên chứng minh thiên nhiên, cuộc sống chung ở chiến trường ĐBP trước. Qua các nhân vật thì chỉ cần nói Duệ và Đào( nhiều hơn) chứ ko cần nói Huân( chỉ trong đề bài phân tích nhân vật H hoặc cảm hứng hồi sinh của tp) đồng thời mỗi lần chứng minh cần theo tuần tự:
-Gặp những khó khăn gì?
-Ranh giới cần bước qua là gì?
-Đã bước qua nó như thế nào?
Tổng kết trong cuộc sống mới, mọi thứ đều đổi thay bằng chính sức mạnh riêng của mỗi người và họ đều đã tìm thấy hạnh phúc của đời mình.
Đây là ý kiến của em, nếu có gì sai xin nhắc nhở luôn.
ở ý này mình hoàn toàn đồng ý với tuần tự bạn đưa ra, nếu viết khéo sẽ ko bị nhàm chán. nhưng như vậy rất rõ ràng, mạch lạc. tiện đây nếu có thể bạn bớt chút thời gian post lên một dàn ý của bạn cho đề này đc hông?thank nhìu nhìu. hihhi :D
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
Chị thanhlan85 thật tuyệt, những dàn ý của chị thật chi tiết, thanks chị ná. Còn về bài "tràng giang" thì em thấy năm ngoái ra rồi nên năm nay ko ra nữa đâu^^, phải hôn???
đúng là bài Tràng Giang sẽ ko ra ĐH năm nay, nhung vi minh hoc cap 3 da lau lem rui,thi thoang có xem lại sách nhưng vẫn ko thể nào hiểu sâu tác phẩm này. Bác nào có khả năng giúp em nhá. càng chi tiết càng tốt. nhưng các bác làm ơn nói với em bằng cách hiểu của các bác, các giáo sư viết sách nhìu nhưng em trí tuệ kém còn chưa lĩnh hội đc. học tầy không tày học bạn mừ! các bác hén! :D
 
T

thanhlan85

còn mấy câu 2 điểm, bác nào có khả năng giúp đi, những câu hỏi này quan trọng lém đấy vì nó có thể giúp chung minh lay trọn 2 diểm mừ
 
V

vera

Re: Tây Tiến

toru_yukiyo said:
Các anh chị cho em hỏi: Hum nay em đi học thêm, thấy thầy giáo có giảng bài Tây Tiến (Quang Dũng) nhưng em vẫn còn thắc mắc 4 vấn đề này, nên muốn nhờ các anh chị giảng giải thêm ^^
1/ Ở câu thơ: "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là "nhớ về rừng núi" chứ không phải là nhớ về đồng bằng vì họ là những người hs trí thức HN, sau khi sống ở rừng núi (địa bàn hoạt động của họ ở rừng núi mà) thì ấn tượng với rừng núi nên mới nhớ như thế, chứ nếu họ sinh ra ở rừng núi thì hẳn rừng núi không phải là nơi họ nhớ đến đầu tiên.
--> Em cho rằng ai đi xa thì cũng nhớ đến quê mình đầu tiên, nhớ da diết, thì làm sao có thể phân tích như trên được?

2/ Vẫn câu thơ "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là nhạc thơ đi lên, nhưng em thấy "chơi vơi" dùng 2 thanh bằng -> ngân dài, sang ngang, sao lại là đi lên?

3/ Ở câu thơ "... súng ngửi trời", thầy nói chữ "ngửi" là hay nhất, hợp nhất vì giả sử thay bàng "đụng, chạm" thì chỉ là sự đụng chạm cơ học, còn "ngửi" là sinh học --> sinh động, gợi cảm hơn...mà vẫn gợi tả được độ cao...
--> Em muốn hỏi là nếu nói thế thì tại sao không thể thay chữ "ngửi" bằng "hít" chẳng hạn?

4/ Ở câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", thầy nói là "từ 1 điểm cao phóng tầm mắt để bắt gặp 1 vẻ đẹp hoang dã mà thơ mộng của chốn núi rừng", nhưng tại sao lại phải là "cao"?

Anh chị có thể giúp em giải thích những thắc mắc trên được không ạ? :x
-Thứ 1 về vấn đề nhớ về rừng núi thì như e đã biết khi làm bthơ này tgiả đang ở Phù Lưu Chanh và tư tưởng chủ đạo ở bài thơ là nỗi nhớ về địa bàn hoạt động của đoàn quân TT 1thời.Do Tây Tiến hoạt động ở những vùng núi biên giới cho nên khi nhớ về những ngày tháng kỷ niệm cùng đoàn quân thì việc tgiả nhớ đến chốn núi rừng là điều tất yếu.Ko thể nào nhớ về thủ đô như 1nơi in dấu chân chinh chiến của người chiến sĩ đc.Vì là bthơ gửi gắm nỗi nhớ cho nên điều tgiả nghĩ ngay đến trong nỗi nhớ sẽ là những gì thân thuộc gắn liền với nỗi nhớ ấy,ko hẳn fải là nơi quê hương cha sinh mẹ đẻ
-Thứ 2 là về chữ ''chơi vơi'':theo chị thì cũng ko fải là nhịp thơ đi lên mà là nhịp thơ ngân lên,trải dài đến vô cùng,thấm đẫm nỗi nhớ của người chiến sĩ 1thời nơi đoàn quân Tây Tiến.Chơi vơi là 1từ độc đáo diễn tả nỗi nhớ ko định hình,lúc nào cũng thường trực trong lòng nhà thơ.
-Thứ 3:cách lý giải từ ''ngửi'' của thầy giáo e là ko sát,ko hợp lý.Bởi lẽ chữ ''ngửi'' đc coi như nhãn tự của bài thơ (Nhãn tự là mắt thần,là điểm nhấn quan trọng trong 1tác fẩm).Ngửi thể hiện cốt cách,tính cách tinh nghịch của những người chiến sĩ trẻ.Khi họ đã lên đến nơi cao ngút ngàn thì có cảm jác mình đang chạm tới bầu trời,những cây súng họ mang trên vai cũng như hướng lên mây trời,như chạm đc vào bầu trời xanh.Theo ý kiến của e nếu thay = từ khác ví dụ như từ ''hít'' thì ko lột tả đc sự tinh nghịch đáng yêu của người chiến sĩ-những người trí thức tiểu tư sản trẻ tuổi mới rời ghế nhà trường và âm,vần bthơ cũng trở nên mất cân đối.
-Thứ 4 nè:em có nhận ra từ ''xa khơi'' trong câu thơ ko?fải là ở 1nơi cao thì ta mới có thể dõi mắt nhìn ra xa đc chứ.Và cũng dựa vào những câu thơ trên thì lúc ấy người chiến sĩ vừa mới lên đc đến đỉnh cao của ngọn núi.Câu thơ là 1chuỗi thanh bằng tạo nhịp điệu cho toàn bài thơ.Em muốn hiểu cho sâu,cho rõ cần fải đọc và ngẫm đến từng chi tiết của tác fẩm nhé.Chúc học tốt!
 
V

vera

thanhlan85 said:
còn mấy câu 2 điểm, bác nào có khả năng giúp đi, những câu hỏi này quan trọng lém đấy vì nó có thể giúp chung minh lay trọn 2 diểm mừ
những câu 2điểm đòi hỏi kỹ năng chọn lọc và diễn đạt đến từng chi tiết.Bởi theo mình 1câu 2điểm chúng ta ko thể dành quá nhiều tjan cho nó đc.Vậy nên trg khoảng tjan giới hạn thì cần nói ji nói ntnào là điều qtrọng.Trong những câu hỏi về quan điểm sáng tác,phong cách NT hay sự nghiệp VH thì cách hữu ích nhất theo mình là học theo SGK và tự tìm ý chính,sau đó chỉnh sửa trình bày theo mạch văn của mình.Các ý nên tách thành các đoạn văn nhỏ riêng biệt.Cách trình bày lôgic sẽ khiến bài làm trở nên sáng sủa dễ nhìn và cũng dễ kiểm tra xem mình còn ji chưa viết.Chỉ nên dành cho loại đề này 25-30' để làm.Những câu hỏi 2đ thường dễ lấy điểm tối đa nhất so với các câu còn lại.Bởi lẽ đó nên chú trọng học những fần này nhé ^^
 
T

thanhha12a4

Re: văn học là nhân học

thanhlan85 said:
thanhha12a4 said:
thanhha12a4 said:
Chị hơi lạc đề roài, câu này đầu tiên phải bình luận câu nói của Nguyễn khải có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Đó là triết lý muôn đời. Đồng thời phải giảng giải những từ ngữ trong câu nói đó, sao lại có sự vô lý : đã chết rồi thì không còn có sự sống, đã hi sinh, gian khổ rồi thì ko có hạnh phúc---> Sự bất diệt nằm ngay trong sự hủy diệt. Ta lấy thêm ví dụ từ thực tế để chứng minh cho triết lý đó trước( sự kì diệu qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân chống P và Mĩ). Giải thích"đường cùng", "ranh giới", "sức mạnh"...
Rôi sau đó ta mới đi chứng minh tư tưởng này thông qua thiên nhiên và số phận nhân vật.
Nhất là câu nói này đề cập đến vấn đề cảm hứng hồi sinh là sai( chưa đúng đề yêu cầu)
Về phần chứng minh ta nên chứng minh thiên nhiên, cuộc sống chung ở chiến trường ĐBP trước. Qua các nhân vật thì chỉ cần nói Duệ và Đào( nhiều hơn) chứ ko cần nói Huân( chỉ trong đề bài phân tích nhân vật H hoặc cảm hứng hồi sinh của tp) đồng thời mỗi lần chứng minh cần theo tuần tự:
-Gặp những khó khăn gì?
-Ranh giới cần bước qua là gì?
-Đã bước qua nó như thế nào?
Tổng kết trong cuộc sống mới, mọi thứ đều đổi thay bằng chính sức mạnh riêng của mỗi người và họ đều đã tìm thấy hạnh phúc của đời mình.
Đây là ý kiến của em, nếu có gì sai xin nhắc nhở luôn.
ở ý này mình hoàn toàn đồng ý với tuần tự bạn đưa ra, nếu viết khéo sẽ ko bị nhàm chán. nhưng như vậy rất rõ ràng, mạch lạc. tiện đây nếu có thể bạn bớt chút thời gian post lên một dàn ý của bạn cho đề này đc hông?thank nhìu nhìu. hihhi :D
Hì, em nói chị không sai hoàn toàn chẳng qua là cách hỉu khác nhau nhưng thực sự em đã hỏi ý kiến cô giáo em mà :p ( nhân vật Huân ko cần phân tích vì:1 sẽ tốn thời gian :D ,2 vì mặc dù H là người trải qua chiến tranh nhiều nhất nhưng anh ko gặp khó khăn và ko có "ranh giới" cần bước qua, anh là người thanh niên lí tưởng và với Duệ anh chính là người mang tình yêu trong sáng giúp D vượt qua "ranh giới" của cuộc đời cô.)
Ta sẽ phân tích nhân vật H khi đề yêu cầu hoặc là phân tích cảm hứng hồi sinh trong truyện. ;)
Đó là ý kiến của em!
 
T

thanhha12a4

thanhha12a4 said:
Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
Em trả lời câu 1 nhá :D
Bao trùm bài thơ "Sóng" là cấu tứ song song độc đáo, hấp dẫn. Sóng là hình ảnh ẩn dụ chỉ người phụ nữ. Sóng là hiện thân của em, em soi vào sóng để thấy mình trong đó, sóng và em tuy hai mà là một. Dùng sóng để chỉ người phụ nữ là một sáng tạo mới mẻ hấp dẫn của nhà thơ. Xưa kia, người ta thường dùng sóng để chỉ tình yêu như:
" Sóng tình dường đã xiêu xiêu"
( Trích " Truyện Kiều" -Nguyễn Du)
Cấu tứ này vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ yêu dịu dàng, kín đáo vừa thể hiện tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ hiện đại.
Nhịp thơ cũng như nhịp sóng là nhịp tâm trạng vừa nhẹ nhàng, vừa dồn dập thể hiện một tâm trạng thổn thức của một trái tim đang yêu.Giọng điệu sôi nổi, mạnh mẽ thể hiện một tâm hồn khao khát yêu đương, hạnh phúc của Xuân Quỳnh và cũng là tâm trạng chung của người phụ nữ hiện đại đang yêu. Nhà thơ không vẽ sóng bằng đường nét mà vẽ sóng bằng nhịp điệu.
Trong bài thơ, Xuân Quỳnh sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ: "con sóng nhỏ", " biển lớn tình yêu"...để làm nổi bật lên cấu tứ của bài thơ.
Chúc các bạn thành công :D
 
L

lemon_ice

thanhha12a4 said:
Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
Mình xin post câu 3 để mọi người cùng tham khảo :)
Sơ qua về thể loại văn chính luận: đây là sảm phẩm của tư duy trừu tượng,suy lí tác động trực tiếp vào suy nghĩ con ng`. Chất liệu của chính luận là lí lẽ, sự kiện, con số, phương pháp lập luận.
Mở đầu tác phẩm Bác đặt cơ sở lí luận,pháp lí cho bản tuyên ngôn.
-Để khẳng định quyền tự do, độc lập cho ng` VN, Bác đã dẫn hai câu nói nổi tiếng trong bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ-1776;Tuyên ngôn nhân quyền-dân quyền của Pháp-1791.Từ đó Bác suy rộng ra quyền độc lập tự do của của ng` VN.
Mở đầu Bác dẫn ra 2bản tuyên ngôn=>đây là một sự lựa chọn trí tuệ và nhạy cảm. Bởi vì đó là những nguyên lí có tính phổ quát của nhân loại.Những nguyên lí này đc xây dựng và đúc kết trên thực tế 2 cuộc cách mạng vĩ đại nhất của nhân loại.Cuộc c/m vì quyền tự do của con ng` ở P và cuộc c/m độc lập dân tộc dân chủ của Mĩ.Dẫn 2 bản tuyên ngôn này là rất khoa học bởi vì Người đã tỏ ra tôn trọng truyền thống và n~ danh ngôn bất hủ của P-M, dù vẫn biết rằng đó là kẻ thù số một. Như vậy đã là thêm bạn bớt thù. Đồng thời Người cũng kiên quyết và đầy tinh thần chiến đấu, Người dùng lí lẽ của đối phương để ràng buộc đối phương. Nếu như người P và người M cố tình xâm lược VN thì chính họ sẽ trở thành n~ tên phản bội bán rẻ cả niềm tự hào của dtoc mình và làm vấy bẩn lá cờ thiêng liêng mà tổ tiên họ đã bằng máu phất lên. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác thì 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa cảnh báo , tính chiến đấu rất cao nhằm vào kẻ thù.. Thực tế, chọn 2 đế quốc lớn nhất có tác động đến toàn bộ CNTD, đế quốc. Chọn 2 bản tuyên ngôn của họ đối thoại họ, khuất phục họ bằng lí lẽ của mình. Hơn nữa, cách viết của Bác còn có một ngầm ý rất kín đáo, khéo léo đó là Bác đó là Bác đặt bản tuyên ngôn của chúng ta lên ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn lớn của nhân loại=>Bác đã khẳng định tầm vóc lớn lao của cuộc c/m tháng 8-Nó kết tinh hội tụ 2 cuộc c/m trên. Cùng lúc dánh đuổi chế độ phong kiến=>đó là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh-một trong n~ yếu tố tạo cho bản tuyên ngôn trở thành áng thiên cổ hùng văn
=>Bác đã chọn cơ sở, xuất phát điểm cho văn bản: khoa học, thực tiễn, khéo léo, kiên quyết, 1 thái độ tự tin, tự hào và văn hóa.
*Điểm sáng tạo:
-Nêu được chân lí nhưng vấn đề là phải khai thác và vận dụng được nguyên lí đó có lợi cho mình. Sau khi đã đưa ra các câu nói nổi tiếng như 1 nguyên lí thì bản tuyên ngôn đã suy rộng ra "mọi dân tộc..". Cái sự suy ra này có ý nghĩa vô cùng quan trong lamột chiến công trên phương diện lập luận. Vì sao? Nếu như có 1 dân tộc nào đó bị xâm lược thì chắc chắn dtoc đó sẽ ko thể đc tự do, bình đẳng, hạnh phúc như mỗi một con ng` của dtoc P,M. Như vậy, định đế của nhân loại bị phá vỡ; Mặt #. dtoc chính là tập hợp của số đông con ng`, nếu tập hợp đó bất hạnh thì mỗi con ng` trong đó ko thể có hp. Tập hợp n~ ng` VN phải dc bình đẳng với n~ ng` P,M. Ý kiến này đã trở thành một hành lang pháp lí cho phong trào giải phóng dtoc trên toàn thế giới. Cố nhiên trong đó có dtoc VN. Một nhà sử học nước ngoài đã viết "Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển q` lợi của con ng` thành q` lợi của dtoc. Như vậy, mọi dtoc đều có q` tự quyết định lấy "vận mệnh của mình""=>Sự vĩ đại của Bác là tiếng nói đầu tiên hiệu triếu 1 bão táp c/m ở các nước nửa thuộc địa. Vì ko chỉ đòi tự do cho dtoc mình mà còn đòi tự cho cho tất cả dtoc trên thế giới.
Như vậy ở phần đầu Bác đã đưa ra 1 hệ thống lí lẽ thấu lí đạt tình:lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,vừa đanh thép vừa khéo léo->đây là một đoạn văn chính luận mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ,có thể nói là một áng thiên cổ hùng văn.
Đề này tương đối khó nên tỉ lệ thi vào cũng ít(ban C thì ko bít đâu đc) ;)
 
L

lemon_ice

Chị thanhlan85 và bạn thanhha12a4 đã rất nhiệt tình đóng góp cho box văn của chúng ta.CẢ nhà vỗ tay khen nào =D> =D> =D> ...Vì một box văn vững mạnh và đoàn kết!! :x
Ơ, mà sao em ko thấy anh Quang đâu nhỉ??? :-/
 
B

babymouse

hỡi những chiến sĩ môn văn, giúp đồng đội (it's me) quan điểm và sự nghiệp sáng tác của HCM. mìn sợ vô phần này lắm, vì mìn hiểu rất ít về HCM. Giúp mìn với
 
B

babymouse

cả Hai đứa trẻ nữa. Mjn chưa đc học thêm về Hai đứa trẻ. Mai thầy kiểm tra rùi mà mjn chưa hiểu gì mấy. Nguy hiểm quá, bị đuổi khỏi lớp như chơi. Mọi người cứu nguy cho mjn với
 
T

tranquang

lemon_ice said:
Chị thanhlan85 và bạn thanhha12a4 đã rất nhiệt tình đóng góp cho box văn của chúng ta.CẢ nhà vỗ tay khen nào =D> =D> =D> ...Vì một box văn vững mạnh và đoàn kết!! :x
Ơ, mà sao em ko thấy anh Quang đâu nhỉ??? :-/

Anh đây! Anh vẫn theo dõi thường xuyên mọi hoạt động của topic đấy chứ. Vì các vấn đề được mọi giải quyết rất ổn, nên anh chỉ đứng mà trông nhà, trông cửa, tiếp đón khách khứa... Thỉnh thoảng sẽ góp vui đôi ba câu chuyện :) ;))

Thay mặt nhóm điều hành box Văn THPT cảm ơn sự đóng góp nhiệt thành, không biết mệt mỏi của 2 bạn thanhlan85, thanhha12a4 nói riêng cũng như tất cả các mem tham gia nói chung.

Chào thân ái và quyết thắng! >:D<
 
T

tranquang

babymouse said:
hỡi những chiến sĩ môn văn, giúp đồng đội (it's me) quan điểm và sự nghiệp sáng tác của HCM. mìn sợ vô phần này lắm, vì mìn hiểu rất ít về HCM. Giúp mìn với

I. Quan điểm sáng tác văn học:
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng => Chất "thép" trong các tác phẩm của Người. Có thể minh chứng "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy"

2. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến đối tượng thưởng thức: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và cách viết như thế nào? >>> Ý thức trách nhiệm của người cầm bút.

3. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích.

>>> Túm lại về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh em cần nắm chắc được 3 ý cơ bản đó! Thêm nữa dòng văn học sử thì cần sự chính xác, trong mỗi quan điểm sáng tác em có thể dẫn ra một vài ví dụ để minh chứng. Ok?



II. Sự nghiệp sáng tác (nói đúng hơn là sự nghiệp văn học)

1. Văn chính luận: Nhằm mục đích đấu tranh chính trị... tác phẩm tiêu biểu "Tuyên ngôn độc lập"; "Bản án chế độ thực dân Pháp";

2. Truyện và kí: Nhằm mục đích đấu tranh chính trị, vạch trần hiện thực... tác phẩm tiêu biểu "Vi hành"; "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu"...

3. Thơ ca: Phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Người... Tiêu biểu là "Nhật kí trong tù"...

>>>Trong vấn đề sự nghiệp văn học thì em nói cụ thể từng thể loại, nhằm mục đích gì, có gì đặc sắc trong nghệ thuật, và cuối cùng là phải nêu được các tác phẩm tiêu biểu cho từng thể loại ấy!

Hi vọng đã cung cấp cho em được ít nhiều kiến thức về Hồ Chí Minh qua 2 mảng quan điểm và sự nghiệp sáng tác?

Chào thân ái và quyết thắng!
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
thanhha12a4 said:
Ờm hum nay mình cóa đề này nè:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh.(2 đ)
Câu 2:(3 đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh
sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
(" Vội vàng"- Xuân Diệu)
Câu 3: Phân tích phần mở đầu tp " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ chủ tịch để thấy phong cách văn chính luận của Người.(5 đ)
Chúc mọi người thành công!^^;)
Em trả lời câu 1 nhá :D
Bao trùm bài thơ "Sóng" là cấu tứ song song độc đáo, hấp dẫn. Sóng là hình ảnh ẩn dụ chỉ người phụ nữ. Sóng là hiện thân của em, em soi vào sóng để thấy mình trong đó, sóng và em tuy hai mà là một. Dùng sóng để chỉ người phụ nữ là một sáng tạo mới mẻ hấp dẫn của nhà thơ. Xưa kia, người ta thường dùng sóng để chỉ tình yêu như:
" Sóng tình dường đã xiêu xiêu"
( Trích " Truyện Kiều" -Nguyễn Du)
Cấu tứ này vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ yêu dịu dàng, kín đáo vừa thể hiện tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ hiện đại.
Nhịp thơ cũng như nhịp sóng là nhịp tâm trạng vừa nhẹ nhàng, vừa dồn dập thể hiện một tâm trạng thổn thức của một trái tim đang yêu.Giọng điệu sôi nổi, mạnh mẽ thể hiện một tâm hồn khao khát yêu đương, hạnh phúc của Xuân Quỳnh và cũng là tâm trạng chung của người phụ nữ hiện đại đang yêu. Nhà thơ không vẽ sóng bằng đường nét mà vẽ sóng bằng nhịp điệu.
Trong bài thơ, Xuân Quỳnh sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ: "con sóng nhỏ", " biển lớn tình yêu"...để làm nổi bật lên cấu tứ của bài thơ.
Chúc các bạn thành công :D
ok, theo mình câu này thanhha12a4 làm như vậy là rất ổn rùi. các bạn có thể dùng nó làm tư liệu được đó :D . Giá mừ ai cũng như thanhha thì chúng ta sẽ có một box văn thật tuyệt. hihi.
 
T

thanhlan85

babymouse said:
cả Hai đứa trẻ nữa. Mjn chưa đc học thêm về Hai đứa trẻ. Mai thầy kiểm tra rùi mà mjn chưa hiểu gì mấy. Nguy hiểm quá, bị đuổi khỏi lớp như chơi. Mọi người cứu nguy cho mjn với
hihi, babymouse thân mến mình nghĩ là bạn nên đưa ra câu hỏi cụ thể hơn một chút vì đối với tác phẩm này sẽ có rất nhìu khía cạnh dể d khai thác! ok?khi bạn đưa ra một câu hỏi cụ thể mình tin mọi người cũng sẽ trả lời cho bạn một cách cụ thể...hihi :D
 
T

thanhlan85

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
.
câu 1 mình có đọc thấy ở đâu đó mấy hum trước. mình thấy khá ổn, trình bày theo cách tóm lược sgk. paste lên để nhà mình tham khảo nhé! >:D<
Phong cách nghệ thuật của NT:
a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
- NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sỉ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tái hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vạn dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô dậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tôc và lòng yêu nước được phatf huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sỉ trong nghề nghiệp của mình
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi ... khó hiểu
- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu
Với NT văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải ... độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành ... nặng nề
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom