Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhha12a4

Re: văn học là nhân học

thanhlan85 said:
thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
.
câu 1 mình có đọc thấy ở đâu đó mấy hum trước. mình thấy khá ổn, trình bày theo cách tóm lược sgk. paste lên để nhà mình tham khảo nhé! >:D<
Phong cách nghệ thuật của NT:
a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
- NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sỉ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tái hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vạn dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô dậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tôc và lòng yêu nước được phatf huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sỉ trong nghề nghiệp của mình chứ không chỉ có ở những con người đặc tuyển
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng.--> (thêm) vì nó hợp với con người ông. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi ... khó hiểu
- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. Ngôn ngữ vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung, mới mẻ.
Với NT văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải ... độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành ... nặng nề
Chị thanhlan à, theo em không nên trình bày như vậy vì phong cách của NT mặc dù có những chuyển biến trước và sau cách mạng nhưng vẫn luôn thống nhất trong một mạch. Và phần ông chơi" ngông" bằng văn chương thì nên nói rõ hơn phần ông hoài niệm về cái đẹp xưa đồng thời thêm ý: Xưa( trước CM-T8) ông thường "xê dịch " nhiều nhưng xê dịch chủ yếu không có mục đích chỉ vì chán nản, đau buồn khi sống trong một xã hội tù đọng, quẩn quanh. Sau Cm, ông cũng " xê dịc " nhưng là có mục đích, ông tham gia đi thực tế, công tác..., hòa mình vào cuộc sống mới, đi vì lợi ích quê hương, nước nhà.
Em rất vui khi có người chị luôn theo sát để em học hỏi ;;) >:D< :D
 
T

thanhha12a4

ĐỀ 3:
Câu 1(2 đ) : Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu. Qua hoàn cảnh đó em hiểu gì về nội dung bài thơ.
Câu 2( 3 đ) : Bình giảng đoạn thơ sau:
" Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đợi bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
( "Đây thôn Vĩ Dạ"-Hàn Mặc Tử)
Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
 
T

thanhha12a4

ĐỀ 3:
Câu 1(2 đ) : Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu. Qua hoàn cảnh đó em hiểu gì về nội dung bài thơ.
Câu 2( 3 đ) : Bình giảng đoạn thơ sau:
" Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đợi bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
( "Đây thôn Vĩ Dạ"-Hàn Mặc Tử)
Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
 
C

conu

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:
Câu 1(2 đ) : Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu. Qua hoàn cảnh đó em hiểu gì về nội dung bài thơ.

Câu 1: HCST của "Tâm tư trong tù" thì dựa vào SGK.
Lưu ý đây là bài thơ mở đầu cho loạt bài thơ làm trong tù của Tố Hữu (phần "Xiềng xích" - Tập thơ Từ ấy). Lúc ấy Tố Hữu làm bài thơ trong những ngày đầu tiên khi bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Chính vì thế, nhà thơ ko tránh khỏi sự hoang mang, ngỡ ngàng. Hãy xem trong phần "máu lửa", Tố Hữu đã viết nên những vần thơ:
"Ngày ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Đó là những vần thơ đầy sôi nổi háo hức của 1 tâm hồn được giác ngộ lý tưởng cách mạng, nên đối với Tố Hữu lúc ấy, cách mạng là 1 con đường thật đẹp, vinh quang, nhưng nhà thơ chưa thấy được những chông gai, sóng gió của nó. Và khi bị chính quyền thực dân bất ngờ bắt ở huế, bị giam cầm trong tù lần đầu tiên trong đời đối với 1 chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi quen sống trong tự do, Tố Hữu thực sự cảm thấy cô đơn, và chính bởi tâm trạng ấy nhà thơ khát khao giao cảm với thế giới tự do bên ngoài, sự thiêu đốt tự bên trong của 1 tâm hồn thiết tha yêu đời, sôi nổi và khát khao tự do, hành động. ta hiểu vì sao, dù bị giam cầm trong nhà lao, bị cách li với thế giới bên ngoài, nhà thơ vẫn tìm mọi cách tiếp xúc với cuộc sống ngoài nhà giam = những giác quan còn lại, lắng nghe âm thanh vẫy gọi từ bên ngoài mà nung nấu dữ dội, càng thôi thúc nhà thơ làm theo lý tưởng cách mạng và ngọn cờ tranh đấu, quyết giữ 1 lòng kiên trung và trong sạch dù trong mọi hoàn cảnh.
 
C

conu

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:
Câu 2( 3 đ) : Bình giảng đoạn thơ sau:
" Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đợi bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
( "Đây thôn Vĩ Dạ"-Hàn Mặc Tử)
Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm, HCST, vị trí đoạn thơ (khổ 2).
Đoạn thơ tiếp sau lời mời gọi có phần trách móc nhà thơ để trở về với thôn Vĩ, nơi có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hòa quyện với nét đẹp con người xứ Huế mộng và thơ...
Cái khung cảnh tinh khôi trong sáng khổ đầu đến đây đã nhuốm vị buồn, thoáng chút lo âu, dự cảm mơ hồ về sự lỡ làng tình duyên. Khổ thơ là hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật: gió, mây, dòng sông và hoa, nhưng dường như cũng có linh hồn, có tâm trạng, hành động.
Thông thường mây luôn trôi theo hướng gió bay, nhưng ở đây, "gió theo lối gió, mây đường mây", câu thơ ngắt nhịp 3/4, nó như bị chia cắt làm hai vế, đó là cái thế đường chia đôi ngả, cũng như sự chia lìa, cách trở, xa vời vợi của tình duyên đã luôn ám ảnh nhà thơ.
Câu thơ có nhiều thanh bằng như 1 nỗi buồn man mác, dàn trải. Dòng sông Hương thơ mộng kia dường như cũng buồn hơn, xa vắng hơn, với hình ảnh những bông hoa bắp nhè nhẹ lay động càng như tô đậm hơn sắc mầu ảo não, đó là bản thân cảnh buồn hay tâm trạng con người cũng đang lặng mình trong nỗi buồn?
Trên dòng "sông trăng" "buồn thiu" ấy là 1 con thuyền chơ vơ cô độc. Một câu giàu hình tượng và rất đẹp, được gợi tứ từ ca dao... Đâu chỉ là 1 dòng sông trăng, con thuyền trăng, mà đó là còn là hình ảnh ẩn dụ cho mối tình thăm thẳm trong nỗi nhớ thương, chờ đợi, bâng khuâng, xao xuyến đến day dứt. Từ "thuyền ai" gợi 1 câu hò Huế:
"Thuyền ai thấy thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non"
Nó gieo vào lòng người 1 ấn tượng vừa dịu dàng, vừa đượm buồn mênh mang. Ánh trăng như tràn ngập nhập nhòa lên thuyền lên sông biến tất cả thành thuyền trăng, sông trăng ---> ko khí trở nên hư ảo. Con thuyền chơ trăng trăng là chở cái đẹp tuyệt mỹ, chở cái ước mơ hạnh phúc mà tâm hòn nhà thơ muốn vươn tới.
Nhưng tại sao con thuyền hạnh phúc ấy lại dừng lại trong 1 câu thơ khắc khoải lo lắng: " có chở trăng về kịp tối nay" ---> sự phấp phỏng bồn chồn, hi vọng chờ mong và nghi vấn 1 điều gì mơ hồ vừa rời đi biết đến khi nào quay lại để nhà thơ kịp đón nhận hạnh phúc hay ko? Thực chất đây là khát khao hp của nhà thơ trước nỗi đau bệnh tật...
 
C

conu

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:
Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
Giới thiệu sơ lược về Mị.
Từ đó dẫn đến diễn biến tâm lý của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. (cái mốc là đêm xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình).
Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.
Ban đầu Mị bàng quan khi thấy A phủ bị trói, vì Mị đã bị tê liệt hoàn toàn khi bị giam cầm và đọa đầy quá lâu ở nhà thống lý Pá tra. Mị hoàn toàn câm lặng, thản nhiên ra sưởi lửa dù bị A Phủ đánh ngã xuống bếp.
Đêm nay, như bao đêm, Mị lại ra sưởi lửa hơ tay, ngọn lửa - người bạn duy nhất giúp Mị vượt qua những đêm đông giá lạnh ở vung núi cao. Mị dường như ko biết đến người đang bị trói kia, bởi đã có biết bao nhiêu số phậnn tương tự đã bị trói đến chết, và đối với Mị, chuyện ấy là chuyện ko lạ.
Ngọn lửa vẫn cháy, và nhờ ngọn lửa, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : "Cơ chừng này, thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?" Cái suy nghĩ ấy dần dần lan nhanh trong lòng Mị, và làm thức dậy trong cô biết bao điều.
Từ cái đêm nghe tiếng sáo đêm tình mùa xuân, Mị đã phần nào thức tỉnh những khát khao và ý thức từ lâu bị đè né, và hôm nay, chứng kiến cảnh đau lòng này, Mị mới có dịp thực sự tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, và Mị tự thương thân. từ thương thân, Mị thương cho biết bao cảnh ngộ như Mị, và cho người đang bị trói đứng kia - A Phủ. Mị nhận ra tất cả sự vô lý, bất công, và Mị nhận ra A Phủ ko đáng phải chết, như một quy luật, Mị đi đến 1 kết luận có tính tất yếu khi đã thức tỉnh: chúng nó thật độc ác. Mị đi đến quyết định cởi trói cho A phủ.
Nhưng cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói cô thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy... Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.
Khi cởi trói cho A Phủ, A phủ vụt chạy bằng tất cả sức mạnh, còn Mị ngồi lại, như 1 bản năng sinh tồn, Mị đã chiến thắng được ách thống trị năng nề của thần quyền và cường quyền để tự giải thoát cho chính mình, cô vụt chạy theo A phủ. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.
Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, Mị chạy đã theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
Thông qua đoạn miêu tả diễn biến và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng của thanh niên Tây Bắc trong sự thống trị của thần quyền cường quyền, chính điều đó sẽ dẫn tới bước phát triển tất yếu, đưa họ tới hành động tự giải phóng cho chính mình, và cao hơn là giác ngộ chân lý Cách mạng của Đảng.
 
T

tranquang

@ conu: Thanks em!

@ All: Anh có một đề tổng hợp, các mem có thể trình bày quan điểm của mình về đề bài này:


"Anh (chị) hãy so sánh cảm hứng yêu nước của Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích "Đất nước" (trích "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm."
 
S

sunflower0610

giúp minh` câu nay` lun:
- so sánh hinh` tượng đất nc' trong 2 bai` thơ ĐẤT NƯỚC của NĐT va` đoạn trích của NKĐ
thanks ^^~
 
N

ngoisaotim

@conu: "Mị hoàn toàn câm lặng, thản nhiên ra sưởi lửa dù bị A Phủ đánh ngã xuống bếp"???? A Sử chớ!
(Thông cảm cho! Mình vốn là người sống theo chủ nghĩa vạch lá tìm sâu :D )
 
C

conu

ngoisaotim said:
@conu: "Mị hoàn toàn câm lặng, thản nhiên ra sưởi lửa dù bị A Phủ đánh ngã xuống bếp"???? A Sử chớ!
(Thông cảm cho! Mình vốn là người sống theo chủ nghĩa vạch lá tìm sâu :D )
Ừ, sorry, mình nhầm. :p
@ anh tranquang: đề anh tổng hợp phết nhỉ. Để em xem thế nào? :-/
 
C

conu

tranquang said:
"Anh (chị) hãy so sánh cảm hứng yêu nước của Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích "Đất nước" (trích "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm."

*Nét chung trong các bài thơ
 
T

toru_yukiyo

Re: Tây Tiến

vera said:
toru_yukiyo said:
Các anh chị cho em hỏi: Hum nay em đi học thêm, thấy thầy giáo có giảng bài Tây Tiến (Quang Dũng) nhưng em vẫn còn thắc mắc 4 vấn đề này, nên muốn nhờ các anh chị giảng giải thêm ^^
1/ Ở câu thơ: "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là "nhớ về rừng núi" chứ không phải là nhớ về đồng bằng vì họ là những người hs trí thức HN, sau khi sống ở rừng núi (địa bàn hoạt động của họ ở rừng núi mà) thì ấn tượng với rừng núi nên mới nhớ như thế, chứ nếu họ sinh ra ở rừng núi thì hẳn rừng núi không phải là nơi họ nhớ đến đầu tiên.
--> Em cho rằng ai đi xa thì cũng nhớ đến quê mình đầu tiên, nhớ da diết, thì làm sao có thể phân tích như trên được?

2/ Vẫn câu thơ "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là nhạc thơ đi lên, nhưng em thấy "chơi vơi" dùng 2 thanh bằng -> ngân dài, sang ngang, sao lại là đi lên?

3/ Ở câu thơ "... súng ngửi trời", thầy nói chữ "ngửi" là hay nhất, hợp nhất vì giả sử thay bàng "đụng, chạm" thì chỉ là sự đụng chạm cơ học, còn "ngửi" là sinh học --> sinh động, gợi cảm hơn...mà vẫn gợi tả được độ cao...
--> Em muốn hỏi là nếu nói thế thì tại sao không thể thay chữ "ngửi" bằng "hít" chẳng hạn?

4/ Ở câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", thầy nói là "từ 1 điểm cao phóng tầm mắt để bắt gặp 1 vẻ đẹp hoang dã mà thơ mộng của chốn núi rừng", nhưng tại sao lại phải là "cao"?

Anh chị có thể giúp em giải thích những thắc mắc trên được không ạ? :x
-Thứ 1 về vấn đề nhớ về rừng núi thì như e đã biết khi làm bthơ này tgiả đang ở Phù Lưu Chanh và tư tưởng chủ đạo ở bài thơ là nỗi nhớ về địa bàn hoạt động của đoàn quân TT 1thời.Do Tây Tiến hoạt động ở những vùng núi biên giới cho nên khi nhớ về những ngày tháng kỷ niệm cùng đoàn quân thì việc tgiả nhớ đến chốn núi rừng là điều tất yếu.Ko thể nào nhớ về thủ đô như 1nơi in dấu chân chinh chiến của người chiến sĩ đc.Vì là bthơ gửi gắm nỗi nhớ cho nên điều tgiả nghĩ ngay đến trong nỗi nhớ sẽ là những gì thân thuộc gắn liền với nỗi nhớ ấy,ko hẳn fải là nơi quê hương cha sinh mẹ đẻ
-Thứ 2 là về chữ ''chơi vơi'':theo chị thì cũng ko fải là nhịp thơ đi lên mà là nhịp thơ ngân lên,trải dài đến vô cùng,thấm đẫm nỗi nhớ của người chiến sĩ 1thời nơi đoàn quân Tây Tiến.Chơi vơi là 1từ độc đáo diễn tả nỗi nhớ ko định hình,lúc nào cũng thường trực trong lòng nhà thơ.
-Thứ 3:cách lý giải từ ''ngửi'' của thầy giáo e là ko sát,ko hợp lý.Bởi lẽ chữ ''ngửi'' đc coi như nhãn tự của bài thơ (Nhãn tự là mắt thần,là điểm nhấn quan trọng trong 1tác fẩm).Ngửi thể hiện cốt cách,tính cách tinh nghịch của những người chiến sĩ trẻ.Khi họ đã lên đến nơi cao ngút ngàn thì có cảm jác mình đang chạm tới bầu trời,những cây súng họ mang trên vai cũng như hướng lên mây trời,như chạm đc vào bầu trời xanh.Theo ý kiến của e nếu thay = từ khác ví dụ như từ ''hít'' thì ko lột tả đc sự tinh nghịch đáng yêu của người chiến sĩ-những người trí thức tiểu tư sản trẻ tuổi mới rời ghế nhà trường và âm,vần bthơ cũng trở nên mất cân đối.
-Thứ 4 nè:em có nhận ra từ ''xa khơi'' trong câu thơ ko?fải là ở 1nơi cao thì ta mới có thể dõi mắt nhìn ra xa đc chứ.Và cũng dựa vào những câu thơ trên thì lúc ấy người chiến sĩ vừa mới lên đc đến đỉnh cao của ngọn núi.Câu thơ là 1chuỗi thanh bằng tạo nhịp điệu cho toàn bài thơ.Em muốn hiểu cho sâu,cho rõ cần fải đọc và ngẫm đến từng chi tiết của tác fẩm nhé.Chúc học tốt!

- Thứ 1, em đưa ra ý kiến đó để so sánh. Vì thầy nói là nếu là người sinh ra ở rừng núi thì sẽ không phải nhớ về rừng núi đầu tiên như Quang Dũng đã nhớ.
- Thứ 2, em đồng ý với chị.
- Thứ 3, em đưa ra ý kiến từ "hít" cũng chỉ để so sánh với cách lập luận của thầy. Không có ý là từ "hít" hay hơn.
- Thứ 4, chị cứ thử đứng ở bờ biển xem, có nhìn được "xa khơi" không? Cái "xa" ở đây đâu có nghĩa là ở chỗ thấp không thể nhìn thấy được? Em vẫn chẳng thấy liên quan gì cả! Hơn nữa, "xa khơi" ở đây không có nghĩa là nhìn thấy biển thật. Rừng núi Tây Bắc thì biển ở đâu ra??? Em cho rằng ý này chỉ là 1 ẩn dụ.
 
W

wuyettam

tranquang said:
@ conu: Thanks em!

@ All: Anh có một đề tổng hợp, các mem có thể trình bày quan điểm của mình về đề bài này:


"Anh (chị) hãy so sánh cảm hứng yêu nước của Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích "Đất nước" (trích "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm."
..theo em...cảm hưng yêu nước chính là những khám phá của các nhà thơ về quê hương và sắc thái tình cảm đối với Tổ Quốc (em chia luận điểm như vậy được ko A?)
nếu như vậy thì em sẽ làm như sau:
MB:giới thiêu 3 bài thơ....
TB
NÉT CHUNG:
-đều thể hiện tinh yêu quê hương ,tự hào về vẻ đẹp ĐN,đau đớn..căm thù..
-thấy được tư tưởng:ĐN của ND..(mấy chỗ này nói sơ thui) ;)
NÉT RIÊNG
*HCST
*Khám phá về QH,ĐN:
-BKSD:bề dày vung VH Kinh Bắc (ft)
-ĐN:có cái nhìn khái wat về ĐN,từ năm tháng đau thương,kháng chiến,bất khuât đứng lên và ngời sáng
-ĐN:tư tưởng "ĐN của ND"
*sắc thái tình cảm
-BKSD:HC viết về QH ruột thit => bài thơ là tiếng lòng nhà thơ nên giọng thơ rất tha thiết .đau đớn.+có sự đan cài nhìu cảm xúc theo kết cấu xưa-nay,iu thương-căm thù,tự hào-nuối tiếc
-DN: khởi nguồn mạch cảm xúc là 2 bức tranh thu+viết về DN chung ,mang tính phổ quát..cảm xúc kết hợp suy tương(hình ảnh nhìu tính biểu tượng)
-ĐN:thế hiện suy tương về ĐN,thuyết fuc về tình và lí..có sự đan cài giữa yếu tố trữ tình-chính luận,hơi thơ mang tính triét lí


That's all! >:D< mong moi người nhận xét và cho ý kiến...thank nhìu! :)>-
 
T

thanhha12a4

tranquang said:
"Anh (chị) hãy so sánh cảm hứng yêu nước của Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích "Đất nước" (trích "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm."
Đây là ý kiến của em :D ( bạn wuyettam làm thế dàn ý đã đc roài ạ nhưng hơi khác em một tẹo ^^)
-MB: Gt chung 3 bài thơ đều viết về đề tài đất nước , ở đó đương nhiên có điểm chung. Tuy cùng chung một đề tài nhưng mỗi người đều tìm ra vể đẹp khác nhau, những khám phá riêng. Mỗi bài là 1 nốt nhạc # nhautrong bản hợp ca ca ngợi tổ quốc.
-TB:
+Nếu nét chung về cảm hứng yêu nước trong 3 bài thơ: ý 1 như ở dàn ý của bạn wuyettam vì ý 2 em nghĩ chỉ có ở bài "Đất Nước"- NKD
+Ta đi so sánh cảm hứng yêu nước giữa 3 bài thơ ở 2 khía cạnh: 1 NHững khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước, quê hương mình/ 2 Sắc thái tình cảm riêng(giọng điệu) của mỗi tác giả thể hiện trong đó. ( phần này giống như bạn wuyettam, khi làm ta sẽ khai triển rõ hơn và lấy dẫn chứng là trích thơ)
+Nêu nguyên nhân tại sao lại có sự khác nhau đó: Do nhu cầu của NT phải sáng tạo, mỗi tác giả có khám phá riêng và mỗi nhà thơ có 1 p/cách NT khác nhau.
+Khác nhau cả về thời gian sáng tác, hoàn cảnh sáng tác--> cảm hứng khác nhau.
@tranquang+all: kái này coi tạm đc không? :-/
@conu: bạn siêu thiệt, cảm ơn bạn
@thanhlan85: chị ý mí đóng góp nhiều ;;)
Ờ, Đề 4:
Câu1 (2 đ) Nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nam Cao.
Câu2 (3 đ) Bình giảng khổ cuối bài thơ" Tống biệt hành" của Thâm Tâm :
" Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say"
Câu3 (5 đ) Phân tích tư tưởng" Đất Nước của Nhân Dân" qua đoạn thơ :
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước
những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp minh dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang,
Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..."
(" Đất Nước"- Nguyễn Khoa Điềm)
 
V

vera

Re: Tây Tiến

toru_yukiyo said:
vera said:
toru_yukiyo said:
Các anh chị cho em hỏi: Hum nay em đi học thêm, thấy thầy giáo có giảng bài Tây Tiến (Quang Dũng) nhưng em vẫn còn thắc mắc 4 vấn đề này, nên muốn nhờ các anh chị giảng giải thêm ^^
1/ Ở câu thơ: "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là "nhớ về rừng núi" chứ không phải là nhớ về đồng bằng vì họ là những người hs trí thức HN, sau khi sống ở rừng núi (địa bàn hoạt động của họ ở rừng núi mà) thì ấn tượng với rừng núi nên mới nhớ như thế, chứ nếu họ sinh ra ở rừng núi thì hẳn rừng núi không phải là nơi họ nhớ đến đầu tiên.
--> Em cho rằng ai đi xa thì cũng nhớ đến quê mình đầu tiên, nhớ da diết, thì làm sao có thể phân tích như trên được?

2/ Vẫn câu thơ "nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi", thầy nói là nhạc thơ đi lên, nhưng em thấy "chơi vơi" dùng 2 thanh bằng -> ngân dài, sang ngang, sao lại là đi lên?

3/ Ở câu thơ "... súng ngửi trời", thầy nói chữ "ngửi" là hay nhất, hợp nhất vì giả sử thay bàng "đụng, chạm" thì chỉ là sự đụng chạm cơ học, còn "ngửi" là sinh học --> sinh động, gợi cảm hơn...mà vẫn gợi tả được độ cao...
--> Em muốn hỏi là nếu nói thế thì tại sao không thể thay chữ "ngửi" bằng "hít" chẳng hạn?

4/ Ở câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", thầy nói là "từ 1 điểm cao phóng tầm mắt để bắt gặp 1 vẻ đẹp hoang dã mà thơ mộng của chốn núi rừng", nhưng tại sao lại phải là "cao"?

Anh chị có thể giúp em giải thích những thắc mắc trên được không ạ? :x
-Thứ 1 về vấn đề nhớ về rừng núi thì như e đã biết khi làm bthơ này tgiả đang ở Phù Lưu Chanh và tư tưởng chủ đạo ở bài thơ là nỗi nhớ về địa bàn hoạt động của đoàn quân TT 1thời.Do Tây Tiến hoạt động ở những vùng núi biên giới cho nên khi nhớ về những ngày tháng kỷ niệm cùng đoàn quân thì việc tgiả nhớ đến chốn núi rừng là điều tất yếu.Ko thể nào nhớ về thủ đô như 1nơi in dấu chân chinh chiến của người chiến sĩ đc.Vì là bthơ gửi gắm nỗi nhớ cho nên điều tgiả nghĩ ngay đến trong nỗi nhớ sẽ là những gì thân thuộc gắn liền với nỗi nhớ ấy,ko hẳn fải là nơi quê hương cha sinh mẹ đẻ
-Thứ 2 là về chữ ''chơi vơi'':theo chị thì cũng ko fải là nhịp thơ đi lên mà là nhịp thơ ngân lên,trải dài đến vô cùng,thấm đẫm nỗi nhớ của người chiến sĩ 1thời nơi đoàn quân Tây Tiến.Chơi vơi là 1từ độc đáo diễn tả nỗi nhớ ko định hình,lúc nào cũng thường trực trong lòng nhà thơ.
-Thứ 3:cách lý giải từ ''ngửi'' của thầy giáo e là ko sát,ko hợp lý.Bởi lẽ chữ ''ngửi'' đc coi như nhãn tự của bài thơ (Nhãn tự là mắt thần,là điểm nhấn quan trọng trong 1tác fẩm).Ngửi thể hiện cốt cách,tính cách tinh nghịch của những người chiến sĩ trẻ.Khi họ đã lên đến nơi cao ngút ngàn thì có cảm jác mình đang chạm tới bầu trời,những cây súng họ mang trên vai cũng như hướng lên mây trời,như chạm đc vào bầu trời xanh.Theo ý kiến của e nếu thay = từ khác ví dụ như từ ''hít'' thì ko lột tả đc sự tinh nghịch đáng yêu của người chiến sĩ-những người trí thức tiểu tư sản trẻ tuổi mới rời ghế nhà trường và âm,vần bthơ cũng trở nên mất cân đối.
-Thứ 4 nè:em có nhận ra từ ''xa khơi'' trong câu thơ ko?fải là ở 1nơi cao thì ta mới có thể dõi mắt nhìn ra xa đc chứ.Và cũng dựa vào những câu thơ trên thì lúc ấy người chiến sĩ vừa mới lên đc đến đỉnh cao của ngọn núi.Câu thơ là 1chuỗi thanh bằng tạo nhịp điệu cho toàn bài thơ.Em muốn hiểu cho sâu,cho rõ cần fải đọc và ngẫm đến từng chi tiết của tác fẩm nhé.Chúc học tốt!

- Thứ 1, em đưa ra ý kiến đó để so sánh. Vì thầy nói là nếu là người sinh ra ở rừng núi thì sẽ không phải nhớ về rừng núi đầu tiên như Quang Dũng đã nhớ.
- Thứ 2, em đồng ý với chị.
- Thứ 3, em đưa ra ý kiến từ "hít" cũng chỉ để so sánh với cách lập luận của thầy. Không có ý là từ "hít" hay hơn.
- Thứ 4, chị cứ thử đứng ở bờ biển xem, có nhìn được "xa khơi" không? Cái "xa" ở đây đâu có nghĩa là ở chỗ thấp không thể nhìn thấy được? Em vẫn chẳng thấy liên quan gì cả! Hơn nữa, "xa khơi" ở đây không có nghĩa là nhìn thấy biển thật. Rừng núi Tây Bắc thì biển ở đâu ra??? Em cho rằng ý này chỉ là 1 ẩn dụ.
Chắc chắn từ 'khơi'' ở đây ko nói về biển,còn muốn bít cụ tỷ nó là về cái zề thì nhờ bác Phát xử lý jùm ^^ chị cũng chưa bjờ tìm xem tgiả viết từ đó với ý nghĩa,địa danh nào
 
W

wuyettam

Xa khơi k phải là biển đâu!!
"xa khơi " gợi nên môt không gian mênh mông ,rông lớn" và thơ mộng..
"mưa xa khơi"=>làn mưa mịt mùng,trắng trời ,trắng đất,..gợi nên tính chất hư ảo, đầy chất thơ,và lãng mạng...từ đó làm nổi bật lên hình ảnh "nhà ai" thấp thoáng ,ẩn hiện trong làn mưa=> cảm hưng lãng mạng của tác phẩm...
"xa khơi" là từ gợi cảm xúc cảm giác chứ k phải là từ tượng hình...:)
 
B

babymouse

các pác cho em phát biểu ý kiến nhá. câu "nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" cho thấy những ng lính Tây Tiến có lẽ đang đứng nghỉ lưng chừng núi, phóng tầm mắt ra xa để cảm nhận vẻ đẹp của nhà ai đó đang bồng bềnh trong mưa rừng sương núi. Câu thơ đã vẽ nên một địa chỉ xác định: Pha Luông. Nhưng ng đọc vẫn nhận thấy ng lính Tây Tiến đang hoài niệm về những bản làng mình đã đi qua...
Trên bước đường hành quân, những ng lính Tây Tiến đã đi qua biết bao nhiêu địa danh, bao nhiêu bản làng. Họ đã đc sưởi ấm bằng tình quân dân cá-nước. bởi vậy, "xa khơi" ở đây có thể ám chỉ những bản làng mà họ đã có một thời gắn kết, h đây, những thời gian ấy đã qua nhưng kí ức vẫn còn trong tâm hồn họ.
Đó là mình nghĩ vậy, chứ không bít là đúng hay sai. Các pác có chém thì chém nhẹ tay giùm nhá :)
 
T

thanhlan85

Re: văn học là nhân học

thanhha12a4 said:
thanhlan85 said:
thanhha12a4 said:
dieuvalsehoatuyet said:
hãy cùng chung tay xây dựng một box văn thật good nào . Em rất ửng hộ việc làm naj` . >:D<
Chào mừng bạn đến với box Văn >:D< :D
E có thêm đề này nữa nè, mọi người cùng thào luận nhé ;)
Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Phân tích tâm trạng nhân vật HỘ trong t/phẩm "Đời thừa"- Nam Cao từ khi tỉnh rượu đến khi kết thúc câu chuyện.
Từ đó anh, chị hãy nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật của nhà văn.( 3 Đ)
Câu 3:" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh ,gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.."
Hãy bình luận câu triết lí trên của t/giả.Tư tưởng này đc thể hiện ntn qua số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống đc miêu tả trong truyện. ( 5 đ)
.
câu 1 mình có đọc thấy ở đâu đó mấy hum trước. mình thấy khá ổn, trình bày theo cách tóm lược sgk. paste lên để nhà mình tham khảo nhé! >:D<
Phong cách nghệ thuật của NT:
a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
- NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sỉ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tái hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vạn dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô dậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tôc và lòng yêu nước được phatf huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sỉ trong nghề nghiệp của mình chứ không chỉ có ở những con người đặc tuyển
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng.--> (thêm) vì nó hợp với con người ông. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi ... khó hiểu
- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. Ngôn ngữ vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung, mới mẻ.
Với NT văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải ... độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành ... nặng nề
Chị thanhlan à, theo em không nên trình bày như vậy vì phong cách của NT mặc dù có những chuyển biến trước và sau cách mạng nhưng vẫn luôn thống nhất trong một mạch. Và phần ông chơi" ngông" bằng văn chương thì nên nói rõ hơn phần ông hoài niệm về cái đẹp xưa đồng thời thêm ý: Xưa( trước CM-T8) ông thường "xê dịch " nhiều nhưng xê dịch chủ yếu không có mục đích chỉ vì chán nản, đau buồn khi sống trong một xã hội tù đọng, quẩn quanh. Sau Cm, ông cũng " xê dịc " nhưng là có mục đích, ông tham gia đi thực tế, công tác..., hòa mình vào cuộc sống mới, đi vì lợi ích quê hương, nước nhà.
Em rất vui khi có người chị luôn theo sát để em học hỏi ;;) >:D< :D
hi
chị nghĩ những gì mà tác giả đưa ra ( đây cũng là bài của một mem nào đó trong phần Nguyễn Tuân - văn học hiện đại) nếu so sánh với sách giáo khoa và những yêu cầu chính nhất của đề bài chị nghĩ nội dung khá đủ. còn khi viết bài chúng ta có thể trình bày theo ý của mình. tuy nhiên câu này chỉ để kiểm tra kiến thức thôi. và thế đáp án sẽ là những ý có trong sgk ( tất nhiên nếu thí sinh mở rộng được thì càng tốt). đối với những câu hỏi dạng này các mem chỉ cẩn học theo ý là ok. phong cách của một tác giả luôn luôn là thống nhất, tuy nhiên khi chia thành các giai đoạn là tác giả sgk cũng đã có dụng ý rồi, phong cách thống nhất nhưng cách diễn đạt ,thể hiện không giống nhau bởi vì cách mạng đã đem đến cho nhà văn một nhân sinh quan mới mẻ, tích cực hơn. hơn nữa NT có nói rằng mình là con người theo chủ nghĩa xê dịch, điều này cho thấy ông luôn luôn muốn đi, muốn khám phá, muốn tìm ra những cái mới, cái độc đáo...tuy nhiên nó chỉ là cái góp phần tạo nên phong cách NT chứ chúng ta không nhầm nó là một phần của phong cách. theo kinh nghiệm thi của chị thì những phần kiến thức về các tác gia lớn chúng ta nên bám sát sgk (thi đại học theo tiêu chuẩn 3 chung ma) :D . chúc các mem năm nay đi thi đều có thể lấy trọn vẹn điểm phần này. chỉ có một điều mong các mem đừng quên đó là :dù chúng ta viết rất hay, rất cảm xúc nhưng đáp án chấm thi bao giờ cũng dựa trên khung ý. năng khiếu thì không phải ai cũng có nhưng để được 7,8 điểm văn thi ĐH là không khó chút nào. cố gắng nhé! >:D< thanhlan85 sẽ cố gắng tham gia diễn đàn một cách thường xuyên nhất trong mức có thể. hi vọng là các bạn thật nhiệt tình chia sẻ để kiến thức thực sự là của chúng ta. >:D<
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:
Câu 1(2 đ) : Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu. Qua hoàn cảnh đó em hiểu gì về nội dung bài thơ.
Câu 2( 3 đ) : Bình giảng đoạn thơ sau:
" Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đợi bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
( "Đây thôn Vĩ Dạ"-Hàn Mặc Tử)
Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
câu 3:
- Ngày thường đêm nào Mị cũng ra ngồi sưởi lửa, cảnh A Phủ bị trói đối với Mị cũng là chuyện thường tình- những cảnh như thế ở nhà quan thống lý bao giờ chẳng có!
hơn nữa kể từ đêm Mị bị trói đứng vào cây cột nhà , Mị lại rơi vào cái chết tinh thần vô cùng đau đớn, nặng nề. Tâm hồn cô như đã tàn lụi hẳn, như đã chẳng còn một chút dấu hiệu nào của sự sống. đêm đêm cô chỉ còn biết,chỉ còn ở với ngọn lửa. hành động ấy đâu phải chỉ vì những đêm đông trên núi cao dài đằng đẵng và buồn thảm mà còn vì sự lạnh lẽo đang ngự trị nơi trái tim Mị. Đó là trái tim đã chẳng còn tìm được một chút hơn ấm nào từ cuộc sống, đành bám víu lấy ngọn lửa để không chết héo vì những đêm đằng đẵng ấy. không chỉ mất hết niềm tin và hi vọng, cô còn rơi vào trạng thái thờ ơ dửng dưng vô cảm với tất cả. ngồi sưởi lửa bị A Sử đánh ngã ngay xuống cửa bếp nhưng đêm sau Mị vẫn thản nhiên nhiên ngồi hơ tay, sưởi lửa.
- Thế nên người ta không lạ khi Mị thờ ơ trước cảnh A phủ bị trói đứng và đang chết dần trên cây cọc ngay trước mắt cô. Thản nhiên tới mức mỗi đêm thức dậy thổi lửa nhìn thấy mắt A Phủ trừng trừng, Mị cũng chỉ biết là anh ta còn sống, thậm chí nếu “ A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Dường như Mị đã hoàn toàn trở thành con người vô cảm.
- Nhưng nếu trong đêm hội ở Hồng Ngài, tiếng sáo gọi bạn, lời hát yêu thương đã đánh thức tâm hồn Mị thì bây giờ yếu tố có khả năng lay tỉnh hồi sinh trái tim héo hắt này lại là tiếng kêu âm thầm, lặng lẽ mà dữ dội của nỗi dau thương. Tiếng kêu ấy vang lên từ “ dòng nước mắt lấp lánh đang bò xuống hai hõm má xám đen của A Phủ”
+ Không phải ngẫu nhiên TH chọn dòng nước mắt âm thàm kia làm tiếng gọi đánh thức tâm hồn Mị. Đó là những giọt nước mắt đầy đau đớn và uất hận của một con người bất lực trước cái chết oan ức . Dòng nước mắt này chạm vào nỗi đau tinh thần con hằn sâu trong trái tim người phụ nữ bất hạnh kia. Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, thân thể đau nhức như bị dây trói dứt từng mảng thịt nhưng nỗi đau thể xác ấy không thấm gì so với nỗi đau tinh thần . Nhiều lần khi khóc nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được. Đó là nỗi thống khổ tột cùng của thân phận nô lệ- của những con người bị tước đoạt ngay cả quyền đưa tay lên lau những giọt nước mắt đau thương của chính mình…chính vì vậy khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ- nỗi đau đớn tủi nhục lại trào dâng tâm hồn Mị trong trái tim Mị, đánh thức cô khỏi trạng thái vô cảm của một cái xác không hồn. Lần đầu tiên sau bao nhiêu tháng ngày Mị lại biết thương mình
+ Từ chỗ cô biết thương mình, trái tim Mị sống dậy sự đồng cảm sâu sắc đối với những người đồng cảnh ngộ. Cô xót thương cho người đàn bà bị trói đến chết ở cái nhà này trước kia, cô xót thương cho người đàn ông sắp phải chết kia….để rồi từ đó trỗi dậy trong cô lòng căm thù, sự phẫn uất “ trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết , nó bắt mình chết cũng thôi…chúng nó thật độc ác..”
Bằng sự từng trải cay đắng của bản thân, Mị thấu hiểu hơn ai hết nỗi đau đớn mà A Phủ đang phải chịu “cơ chừng “ chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đớn, chết đói, chết rét, phải chết” chính Mị cũng đã từng ở trong cảnh ngộ ấy rồi nên Mị thấu hiểu lắm! sự đống cảm cao độ ấy khiến cho Mị cảm thấy thương A phủ hơn thương chính bản thân mình “ta là thân đàn bà…đành rũ xương ở đây thôi, người kia việc gì mà phải chết thế?...”
Khi miêu tả hành động cởi trói cho A phủ, hình như trong ý tưởng chủ quan của Tô Hoài, hình như Mị không thấy sợ. Nhưng chưa hẳn thế! Trước khi cởi trói, Mị cũng đã từng nghĩ đến nếu A phủ trốn thoát, nhà quan biết Mị sẽ phải trói thay vào đấy. Có thể thoáng thấy một nỗi sợ hãi trong tâm hồn Mị nhưng tình thương đối với A phủ mạnh hơn nỗi sợ. tình thương ấy cùng sự giác ngộ về cái phi lí của cuộc đời đã cho Mị thêm sức mạnh và Mị quyết định hành động. Hành động ấy có thể bất ngờ với chính Mị song dưới ngòi bút của TH điều đó đã trở thành một kết cục tất yếu…
nhà văn cũng miêu tả rất tinh tế và sắc sảo sự vận động bất ngờ, đột ngột trong hành động tiếp theo của Mị. Sau khi cởi trói cho A phủ Mị đứng lặng trong bóng tối rồi cũng vụt chạy ra. ở Mị sau khoảng lặng tâm trạng là sự bừng sáng của ý thức, cô quyết định cùng a Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Trong tâm trạng Mị vẫn còn phảng phất một nỗi sợ nhưng tiếng gọi của tự do, giải phóng vang lên khẩn khiết bên tai Mị,cô quyết định cùng A Phủ đến Phiềng Sa.
 
T

thanhlan85

thanhha12a4 said:
ĐỀ 3:
Câu 1(2 đ) : Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu. Qua hoàn cảnh đó em hiểu gì về nội dung bài thơ.
Câu 2( 3 đ) : Bình giảng đoạn thơ sau:
" Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đợi bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
( "Đây thôn Vĩ Dạ"-Hàn Mặc Tử)
Câu 3( 5 đ) : Phân tích tâm trạng nhân vật MỊ trong truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài từ khi thấy A Phủ bị trói đến cuối tác phẩm. Qua đó hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của tác giả.
Chúc các bạn thành công :D
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có rất rất nhìu cách hiểu khác nhau, vì vậy thực sự là cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu nào thấu đáo, trọn vẹn nhất. tuy nhiên thanhlan85 cũng thử xem sao nhé!
- khái quát lại nội dung chính của khổ một ( bức tranh thiên nhiên tươi sáng của khu vườn thôn Vĩ trong hoài niệm, đồng thời là sự khao khát của thi nhân mong muốn được một lần trở lại thôn Vĩ)
khổ 2: hoài niệm về cảnh sông nước hiện thực mà huyền ảo với mặc cảm chia lìa, lo âu, khắc khoải
2 câu đầu: những câu thơ gợi lên nhịp điệu nhẹ nhàng của xứ Huế mộng và thơ: gió thổi nhẹ, mây trôi chậm, dòng nước chảy lững lờ và hoa bắp đôi bờ cũng chỉ khẽ lay.
+ tất cả đều mang trong mình một nỗi buồn, một mặc cảm về sự chia lìa (mọi chuyển động đều gợi sự trôi chảy, xa dần; gió , mây có sự phi lý về hiện thực khách quan nhưng hợp lý về tâm trạng)
+ cấu trúc câu thơ nhịp 4/3 ( gió theo lối gió/mây đường mây) tạo sự ngăn cách quyết liệt giữa gió và mây: gió cứ đóng khung trong gió, mây cứ khép kín trong mây.
+ Cách dùng từ ngữ cũng mang đậm nét tâm trạng: “Buồn thiu” ( viết theo xu hướng nhân cách hóa, dòng sông trở thành một sinh thể có hồn, mang nỗi buồn của thi nhân). Động thái “ lay” vốn dĩ không buồn không vui nhưng trong văn cảnh này lại gợi lên một nỗi buồn hiu hắt, chẳng biết nó lây nỗi buồn từ gió từ mây, từ dòng nước hay chữ “lay” ấy đem nỗi buồn từ dân ca xuôi theo thời gian bay vào thơ HMT? ( Ai về Giồng Dứa qua Chuông/ gió lay bông sậy bỏ buồn cho em…)
----> bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt. đằng sau câu chữ là cả một nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa
- 2 câu sau: cảnh đêm trăng huyền ảo và những nỗi niềm khắc khoải lo âu
Dòng sông như được dát bạc, ánh lên lộng lẫy, lung linh, đầy thơ mộng..Câu thơ có 2 cách hiểu ( ánh trăng tỏa đầy sông hoặc ánh trăng tuôn chảy tạo nên dòng sông trăng). Hiểu theo cách nào thì dòng sông cũng từ cõi thực đi vào cõi mộng. câu thơ có sự hòa quện giữa thực và ảo, phù hợp với phong cách thơ HMT
+ con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng là một sáng tạo thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo của HMT. ( so sánh với thơ trước đó: nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên ( Trương Kế); gió trăng chứa một thuyền đầy ( nguyễn Công Trứ); trăng sông Trà – Như tấm gương soi dòng nước bạc ( Cao bá quát)….)
+ trong khổ thơ lại xuất hiện thêm một sự mâu thuẫn nữa. câu thơ trên khẳng định là có “ trăng” nhưng câu thơ tiếp lại như một sự phủ nhận: không có trăng. Tuy nhiên bài thơ này của HMT không mang tính liên tục về không gian thời gian. Trong hoàn cảnh bệnh tật, phải sống trong sa mạc của sự cô đơn, vằng trăng ấy vưa là hiện thực mà Hàn coi như một người bạn tri âm tri kỉ, lại vừa là biểu tượng của hạnh phúc, của tình yêu đôi lứa.
+ cuối khổ thơ là một niềm khắc khoải khôn nguôi: liệu con thuyền chở trăng, chở tình yêu có thể vượt thời gian cập bến bờ hạnh phúc hay không? Quỹ thời gian của cuộc đời Hàn vô cùng ngắn ngủi, sự chờ đợi tính từng khắc, từng giây.
----> trong sự khắc khoải đợi chờ dường như vô vọng ấy lại toát lên một khát khao ham sống, yêu sống, yêu người, yêu đời đến mãnh liệt.
tất cả những bài thanhlan85 post lên chỉ tập trung phần thân bài, phần mở bài và kết luận coi như có rùi. hehe :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom