Trả lời : huubinh17
Anh giúp em lý thuyết
![Big Grin :D :D]()
____________________________________________
1)Khi nói về thì nghiệm Yuong, câu nào sai?
A.Vân trung tâm quan sát dc là vân sáng
B.Nếu 1 nguồn phát ra bước xạ [tex]\lambda_1[/tex] và một nguồn phát ra bức xạ [tex]\lambda_2[/tex] thì ta thu dc 2 hệ thống vân giao thoa trên màn
C.Khoảng cách a giữa 2 nguồn phải rất nhỏ so với khoảng cách D từ 2 nguồ đến màn
D.Hai nguồn sáng đơn sắc S1, S2 phải là kết hợp
B - sai vì ko đảm bảo là hai nguồn có kết hợp hay không nên ko chắc chắn về điều kiện giao thoa. Các đáp án khác đều đúng với trường hợp thí nghiệm lịch sử của Young.
2)Chiếu 1 chùm sáng đơn sắc màu lục đến vuông góc với mặt bên AB của 1 lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác cân ở đỉnh A, góc A=45 độ thì tia lục đi sát mặt bên AC.Nếu thay chùm đơn sắc lục trên bằng 1 chùm gồm 4 đa sắc: đỏ vàng, lam , lục thì đơn sắc nào ko ló ra khỏi lăng kính ở mặt AC?
# chiếu vuông góc AB nên tia sáng truyền thẳng qua mặt AB, tới AC với góc tới [TEX]45^0[/TEX]
# a/s lục bắt đầu có hiện tượng px toàn phần -> góc tới giới hạn của a/s lục là [TEX]45^0[/TEX]
# các a/s bước sóng càng dài thì chiết suất càng nhỏ -> góc tới giới hạn càng lớn. Những thằng nào có góc tới giới hạn lớn hơn của lục mới ló được -> đó là những a/s có [TEX]\lambda[/TEX] lớn hơn của lục -> đỏ và vàng ló được, lam không ló được.
3)Khi 1 chùm sáng trắng đi từ môi trường 1 sang môi trường 2 và bị tán sắc thì tia đỏ lệch ít nhất, thì tia tím lệch nhiều nhất.Như vậy khi ánh sáng truyền ngược lại từ môi trường 2 sang 1 thì:
A.Còn phụ thuộc góc tới
B.Còn phụ thuộc môi trường tới hay môi trường khúc xạ chiết quang hơn
C.Tia đỏ lệch nhiều nhất, tìm ít nhất
D.Đỏ lệch ít nhất, tím nhiều nhất
C - đúng. dùng công thức khúc xạ như bình thường
[TEX]n_1\sin i=n_2\sin r \Rightarrow \sin i=\frac{n_2}{n_1}\sin r[/TEX]
khi đảo chiều truyêng thì chiết suất tỷ đối nghịch đảo.
4)Có 3 bóng đèn giống nhau, cùng điện áp định mức là 220V, dc mắc hình sao vào mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp pha là 220V.Nếu dây trung hòa bị đứt và người ta tháo bớt 1 bóng đèn thì 2 bóng còn lại ?
# ban đầu chưa đứt, chưa tháo đèn sáng bình thường vì hiệu điện thế trên đầu mỗi đèn là [TEX]U_p=220 V[/TEX] đúng bằng hiệu điện thế định mức. em nhìn hình vẽ là hiểu:
# khi đứt dây trung hoà + tháo 1 bóng -> mạch tiêu thụ trở thành 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế 2 đầu mạch này là [TEX]U_d=\sqrt{3}U_p=381 V[/TEX]. Do hai đèn giống nhau nên hiệu điện thế trên mỗi đèn bây giờ chỉ còn [TEX]\frac{381}{2}=190,5 V <220 V[/TEX]
# vậy đèn sáng yếu đi.
5)Một tải thuần trở 3 pha, đối xứng tam giác, mắc vào mạng 3 dây của mạng điện xoay chiều 3 pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600W.Nếu đứt 1 dây pha thì toàn tẳi tiêu thụ ?
___ Anh nói rõ cái chỗ bị đứt của từng trường hợp ắc tam giác và sao cho em với, em khó hiểu cái chỗ đó
# bài này cũng tương tự, ko khác nhiều. anh phân tích mạch thôi, tính toán em tự tính lấy.
# chưa đứt hiệu điện thế trên mỗi tải là [TEX]U_d[/TEX]
# khi đứt một dây pha hiệu điện thế trên cả bộ tải là [TEX]U_d[/TEX] còn tải bây giờ giống như [TEX][R_1 -> R_2] // R_3[/TEX] tức [[TEX]R_1 [/TEX]nối tiếp [TEX]R_2[/TEX]] // [TEX]R_3[/TEX]
# phần còn lại đơn giản em tự tính nốt nhé
6)Hiện tượng phát xạ cảm ứng còn dc gọi là hiện tượng ?
A.Cảm ứng điện từ
B.Quang phát quang
C.Phát xạ kích thích
D.Bức xạ nhiệt
C. đúng. Thực ra từ chuyên ngành của nó là
induced emission hay
simulated emissionnghĩa là phát xạ kích thích, cảm ứng là từ hán - việt. Bản chất của phát xạ cảm ứng có thể nói ngắn gọ như sau: Nếu 1 nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra 1 photon năng lượng =hf, nó gặp 1 photon khác có năng lượng tương tự bay lướt qua, lúc đó nguyên tử sẵn sàng giải phóng photon có cùng năng lượng với photon lướt qua. các photon này là photon kết hợp. đây là một trong những nguyên lý tạo ra tia laze
7)Điều kiện cần của hiện tượng công hưởng dao đông là hệ dao động
A.Tự do
B.Tắt dần
C.Điều hòa
D.Cưỡng bức
D- phải có lực cưỡng bức thì mới
có thể gây cộng hưởng
8)Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần ?
A.Cơ năng giảm dần theo thời gian
B.Lực ma sát càng lớn tắt dần càng nhanh
C.Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D.Dao động tắt dần có động năng giảm còn thế năng biến thiên điều hòa (Câu 7 này anh giải thích rõ cái câu D dùm em với, động năng giảm còn thế năng điêu hòa là sao , hum bữa trong hocmai em thi thử nó chọn D)
D -sai. 3 câu còn lại đều đúng.
Cả động năng và thế năng đề biến thiên ko tuần hoàn (-> cũng ko thể điều hoà). Nghĩa là có lúc động năng tăng đến mức cực đại rồi lại giảm về 0. Thế năng cũng biến thiên tương tự động năng nhưng khi động năng tăng thì thế năng giảm. Nếu vật ko tắt dần thì động năng và thế năng dao động tuần hoàn, nhưng nếu tắt dần thì ko thể tuần hoàn, vì càng về sau biên độ dao động của cả đôgj năng càng giảm
9)Một con lắc đơn dao động tuầ hoàn tại nơi có gia tốc trọng trường g.Góc lệch lớn nhất của dây treo là anpha_0
Khối lượng của quả nặng con lắc là m.Tại thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng thì lực căng dây là T=:nuy".m.g(N)
Biểu thức tính "nuy" là ?
A.0.25(9-5cosanpha_0)
B.cosanpha_0
C.(3-2cosanpha_0)
D.0.25(3-2cosanpha_0)
# [TEX]T=mg(3\cos\alpha -2\cos\alpha_0) \Rightarrow \mu = 3\cos\alpha -2\cos\alpha_0 [/TEX]
# thế năng: [TEX]W_t=mgl(1-\cos\alpha)[/TEX]
động năng: [TEX]W_d=W-W_t=mgl(\cos\alpha-\cos\alpha_0)[/TEX]
động năng = 3 lần thế năng nên: [TEX]mgl(\cos\alpha-\cos\alpha_0)=3mgl(1-\cos\alpha)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4 \cos\alpha-\cos\alpha_0=3 \Rightarrow \frac{4}{3}(3\cos\alpha -2\cos\alpha_0)+\frac{5}{3}\cos\alph_0=3[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 3\cos\alpha -2\cos\alpha_0=\frac{1}{4}(9-5\cos\alpha_0)[/TEX]
-> đáp án A.