[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

S

silvery21

Trả lời : hattieupro

# chọn D vì laze là phát xạ cảm ứng, khi 1 photon phản xạ nhiều lần trước khi thoát ra khỏi khối chất nó kéo theo rất nhiều photon khác đi cùng.

:)

hiệu suất của laze.......anh có chắc nó > hơn rất nh` so với 1 ko ạ

em xem trên mag thi` đ/a là < 1 con` thầy em chữa là = 1 :|
 
T

toi_yeu_viet_nam

hiệu suất của laze.......anh có chắc nó > hơn rất nh` so với 1 ko ạ

em xem trên mag thi` đ/a là < 1 con` thầy em chữa là = 1 :|
Cái này hôm nọ thầy giáo mình vừa nói xong.Thầy bảo rất nhiều người nhầm là h>>>1 nhưng thực tế nó vẫn luôn<=1 chả biết thực hư thế nào =((
 
L

lion5893

anh rocky ơi, giả sử khoảng cách giữa 2 vân sáng trùng nhau là x. thì khoảng cách giữa vân sáng trùng nhau và vân tối trùng nhau liên tiếp có = x/2 không anh??
 
R

rocky1208

Trả lời : 713075

giai hô e bài này:
1,hai nguồn kết hợp S1và S2 giống nhau S1S2=18,f=5hz.vân tốc truyền sóng 20cm/s.2 điểm M va N trên mệt nước

/S1S2 la trung trực cua MN .Trung điểm của S1S2 cách MN 6cm và MS1=25cm.Sô điểm cực đại trên đoạn MN la

A.1 B.2 C.3 D.O
50.png

# [TEX]\lambda=\frac{v}{f}=4 cm[/TEX]
Có [TEX]S_1O=S_2O=9 cm[/TEX]
[TEX]OI=6 cm[/TEX], [TEX]IS_2= 3 cm[/TEX] ([TEX]I[/TEX] là trung điểm [TEX]MN[/TEX])

Pythagore cho tam giác [TEX]S_1MI[/TEX] -> [TEX]MI^2=25^2-15^2=400 \Rightarrow MI=20 cm[/TEX]
Pythagore cho tam giác [TEX]S_2MI[/TEX] -> [TEX]MS_2^2=20^2+3^2=409 \Rightarrow MS_2=20, 224 cm[/TEX]

# ước lượng : [TEX]\frac{MS_1-MS_2}{\lambda}=1,194[/TEX] vậy M ko là cực đại, cực tiểu, vân cực đại gần nó nhất về phía bên [TEX]S_2[/TEX] phải ứng với [TEX]k > 1,194[/TEX] -> [TEX]k=2[/TEX]. vân đó cắt [TEX]S_1S_2[/TEX] tại [TEX]J[/TEX] như hình vẽ

# tại I (trung điểm MN): ước lượng [TEX]\frac{IS_1-IS_2}{\lambda}=3[/TEX].vân qua I là vân cực đại bậc 3 ([TEX]k=3[/TEX])

# từ hình -> có tổng cộng 3 vân cực đại trên đoạn MN (đánh dấu x đỏ)


2, hai nguồn kết hợp sóng S1 va S2 cách nhau 2m dao đông điều hòa cùng pha , phát ra 2 sóng có bước sóng 1m.

một điểm A nằm ở khoảng cách L kể từ S1 v AS1 vuông góc S1S2.Tính giá trị cua L để tại A có được cực tiểu của gia

thoa: A,L=3,75m B.L=0,58m C,A,B sai D A, B đúng
51.png

# tại A đạt cực tiểu giao thoa -> [TEX]d_2-d_1=(k+0,5)\lambda=k+0,5 m[/TEX]
# ốp pythagore cho [TEX]AS_1S_2[/TEX] được: [TEX]d_2^2-d_1^2=S_1S_2^2= 4[/TEX]

Vậy có :
[TEX]d_2-d_1=k+0,5[/TEX] (1)
[TEX]d_2+d_1=\frac{4}{k+0,5}[/TEX] (2)

Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác [TEX]AS_1S_2[/TEX] có : [TEX]d_2-d_1 \leq S_1S_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k+0,5 \leq 2 \Rightarrow k \leq 1,5[/TEX]
Vậy [TEX]k=0[/TEX] hoặc [TEX]k=1[/TEX]

# ứng với [TEX]k=0[/TEX] hệ (1) và (2) trở thành

[TEX]d_2-d_1=0,5[/TEX]
[TEX]d_2+d_1=8[/TEX]
-> [TEX]d_1=3,75[/TEX]

# tương tự với [TEX]k=1[/TEX] thì thu được [TEX]d_1=0,5833 cm[/TEX]
Vậy có hai đáp án -> chọn C

3,một con lắc lò xo gồm vật nhỏ m=0,2kg và lò xo k=20N/m.Vật nhỏ dc đặt trên giá đỡ cố định năm ngang trục lò xo.Hệ số ma sát trượt giưa 2 giá dỡ và vật nhỏ

là 0,01.từ vị trí lò xo o bị biến dạng ,truyên cho vật vs v=1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trg gioi hạn đàn hồ lò xo .Lấy g=10m/s2.tính độ đàn hồi cưc đại

cua lo xo trong qua trìh dao động:

A.1.89N B.1,98N C,0,099N D.3,96N

Giả sử vật rời xa vị trí không biến dạng 1 đoạn xa nhất là A, và điều này chỉ xảy ra ở lần đầu tiên, vì càng dao động thì nó càng tắt dần.

Bảo toàn NL: động năng ban đầu phải bằng thế năng ở biên + lực ma sát.
[TEX]\frac{mv^2}{2}=\frac{kA^2}{2}+\mu mg .A[/TEX]
Thay số được: [TEX]10A^2+0,02A-0,1=0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=0,099 \Rightarrow F_{\tex{max}}=1,98 N[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

giải thick giúp e mấy cái:D


1. PHát biểu đúng:

A. Chu kỳ chung của các phần tử trong mt có sóng truyền qua gọi là chu kỳ dao động của sóng

B. Đại lượng nghịch đảo của chu kỳ gọi là tần số góc của sóng

c.Vận tốc truyền năng lượng trong dao động gọi là vận tốc của sóng

D. Biên độ dao động của sóng luôn bằng hắng số

Đúng thì k cần giải thick. N sai cần giải thick ạ :D:D:D

2. Câu sai:

A. Đối vs máy phát điện x/c 1 pha. dòng điện đc đưa ra ngoài bằng 2 vành bán khuyên và 2 chổi quét.

B. Đối vs máy phát điện 1 chiều, dòng điện đc đưa ra ngoài bằng 2 vành bán khuyên và 2 chổi quét

3. Chiếu ánh sáng vàng vào mặt 1 tấm vật liệu thấy có e bị bặt ra . Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là:

A. Kim loại.. B. KL kiềm
< e cần giải thick vì sao :D >

4. Cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch x/c có I và f. tính tứ thời điểm có i=0, điện lượng qua 1 mạch trong 1 nửa chu kỳ là
A. Io/pi
B.2Io/f
C.Io/pif
D.Io/2pif

5. Vì sao câu sau sai:D Động cơ k đồng bộ 3 pha tạo ra dòng điện x/c ba pha.
vì sao câu này đúng: Động cơ k đồng bộ ba pha biến điện năng thàh cơ năng:D
vì sao lực ma sát thuộc loại tương tác điện từ. Qua đây a liệt kê giúp e mấy cái lưc khác thuộc loại nào đc k :D


5. Tốc độ âm trg nước là 1450m/s. K/c giữa 2 điểm gần nhau nhất trg nước dao động âm dao động ngược pha vs nhau là


A ơi. E liệu có thể nhận đc trả lời trước ngày thi k ạ :D:D:D.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : donghomauvang

2 oto chuyển động trên một con đường theo cùng một chiều với tốc độ 30m/s10m/s. Xe đi nhanh hơn khi chuẩn bị vượt qua xe kia thì bóp còi xin đường với tần số 750hz. Lấy vận tốc âm trong ko khí là 330m/s. Người ngồi trong xe phía trươc nghe thấy âm của tiếng còi có tần số là bao nhiêu?

# Coi thằng đi trước (máy thu) đứng yên ([TEX]v_m=0[/TEX]) thì thằng bóp cò (nguồn phát) chuyển động lại gần với vận tốc [TEX]v_s=30-10=20 m/s[/TEX] (vì 2 thằng đi cùng chiều)

# ốp công thức Doppler thì được tần số thu được: [TEX]f_m=\frac{v+v_m}{v-v_s}f=\frac{330+0}{330-20}. 750=798 Hz\approx 800 Hz[/TEX]

Trả lời : seesky
Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp a và b dao động với phương trình Ua=Ub=Acos(wt). tại điểm M trên đoạn ab, M cách trung điểm O của đoạn ab 5cm ta thấy sóng có biên độ cực tiểu, giữa M và O có 2 gợn sóng cực đại. biết a và b cách nhau 33cm, số đường hupebol cực đại cắt đoạn ab bằng bao nhiêu?
A.15 B.16 C.17 D.18
giúp với nhé!!!
52.png

(p/s: vân cực đại là vạch đậm, cực tiểu là vạch nhỏ)

# Hai nguồn đồng pha -> vân trung tâm cực đại.
tại M có vân cực tiểu và giữa M và trung trực có thêm 2 vân cực đại -> vân cực tiểu tại M là bậc 3 ứng với [TEX]k'=2[/TEX]
[TEX]MB-MA=(k'+0,5)\lambda \Leftrightarrow [33+5]-[33-5]=2,5 \lambda[/TEX] (vì [TEX]k'=2[/TEX])
[TEX]\Rightarrow \lambda=4 cm[/TEX]

# số vân cực đại cắt AB xác định bởi [TEX]{-}\frac{AB}{\lambda} \leq k \leq \frac{AB}{\lambda}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow {-}8,25 \leq k \leq 8,25[/TEX]
Vậy có [TEX]`7[/TEX] điểm vân cực đại (ứng với [TEX]k=\pm 8, \pm 7, ... , \pm 1, 0[/TEX])


Trả lời : nuhoangsongnin2
mọi người giúp nha.

con lắc lo xo dd đh trên mặt phẳng ngang vơi T=1,5 s và biên độ A=4cm,pha ban đầu là 5pi/6 tính từ lúc t=0,vật có toạ độ x=-2 cm lần thứ 2005 vào thời điểm nào.
cho mình phương pháp tổng quát luôn nha,cả trong dd thang đứng .
# dùng đường tròn để giải quyết. pp như sau
1/ tính thời gian vật từ [TEX]t=0[/TEX] đến lúc vật ở li độ [TEX]x={-}2[/TEX] lần đầu tiên.
2/ mỗi chu kỳ vật đi qua vị trí [TEX]x={-2}[/TEX] 2 lần nên từ lần đầu tiên đến lần thứ 2005 thì vật tốn [TEX]\frac{2004}{2}=1002[/TEX] chu kỳ. vậy cộng thêm [TEX]1002T[/TEX] nữa là ok.
53.png

# từ [TEX]t=0[/TEX] đến lúc vật ở li độ [TEX]x={-}2[/TEX] lần đầu tiên cung quét được là [TEX]AB[/TEX] ứng với góc [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
vâyj thời gian: [TEX]\frac{2\pi}{T}. t_1=\frac{\pi}{2} \Rightarrow t_1=\frac{T}{4}=0,375 s[/TEX]

# trong 1002 chu kỳ còn lại vật tiêu tốn thêm: [TEX]t_2=1002.1,5=1503 s[/TEX]
Vậy tổng thời gian : [TEX]\Delta t=t_1+t_2=1503+0,375=1503,375 s[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : saphira123

Anh làm hộ tiếp em 2 câu này nha:
1) mắc vào nguồn điện xoay chiều có điên áp hiệu dụng là 200 V, f=5o HZ một mạch gồm biến trở R= 100 om mắc nối tiếp cưộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và một tụ điện C= 10^-4/pi. Điều chỉnh L sao cho điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Vào thời điểm cường độ dòng điện trong mạch i= căn 2 A thì điện áp 2 đầu tụ điện có độ lớn là :
# có : [TEX]R=100[/TEX], [TEX]Z_C=100[/TEX]
Khi [TEX]U_L [/TEX] max thì [TEX]Z_L=\frac{R^2+Z_C^2}{Z_C}=200[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z=100\sqrt{2}[/TEX]

# cường độ max: [TEX]I=\frac{U_0}{Z}=\frac{200\sqrt{2}}{100\sqrt{2}}=2 A[/TEX]
Khi [TEX]i=\sqrt{2} A[/TEX] thì pha dao động có thể là [TEX]\pm \frac{\pi}{4}[/TEX]

Chọn [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX] cho tiện, khi đó [TEX]u_C[/TEX] có pha là [TEX]{-}\frac{\pi}{4}[/TEX] (vì [TEX]u_C[/TEX] trễ pha [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với [TEX]i[/TEX])
-> [TEX]u_C=U_{OC}\cos({-}\frac{\pi}{4})=\frac{U_{OC}}{\sqrt{2}}=\frac{I_0.Z_C}{\sqrt{2}}=100\sqrt{2} V[/TEX]

2)Đặt vào 2 đầu đoạn mạch R, C nối tiếp điện áp u=100cos(100pi.t - pi/4). R= 50 ôm, C= (2.10^-4)/pi. Lúc điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch đạt cực đại thì điện áp giữa 2 bản tụ bằng:
# có [TEX]R=Z_C=50[/TEX] -> vẽ giản đồ thấy ngay [TEX]u[/TEX] sớm pha hơn [TEX]u_C[/TEX] một góc [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]

# khi [TEX]u[/TEX] đạt max thì pha dao động của [TEX]u[/TEX] bằng 0 -> pha dao động của [TEX]u_C[/TEX] là [TEX]{-}\frac{\pi}{4}[/TEX]
Vậy [TEX]u_C=U_{OC}\cos ({-}\frac{\pi}{4})[/TEX] (1)

# có [TEX]U_0=100[/TEX], [TEX]Z=50\sqrt{2}[/TEX] -> [TEX]I_0=\sqrt{2}[/TEX] -> [TEX]U_{OC}=I_0Z_C=50\sqrt{2}[/TEX] (2)

Lắp (2) vào (1) được: [TEX]u_C=50 V[/TEX]
 
R

rocky1208

Trả lời : lion5893

:((. hjx hjx sorry tại ngại gõ nên em k0 viết đáp án. nguyên văn đề thế này này:

em vào bài cũ để xem lại, anh đã chỉnh lại đề cho em kèm bài giải :) linhk phía dưới:
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1532743&postcount=804

Anh xem cho em mấy câu lí thuyết này nữa nha:
câu 1: 1 đặc điểm của sự phát quang là:
A. mọi vật khi kích thích đến 1 nhiệt độ thích hợp thì sẽ phát quang
B. quang phổ của vật phát quang phụ thuộc vào ánh sáng kích thích
C. quang phổ của vật phát quang là quang phổ liên tục (quang phổ ?)
D. bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật
Đáp án D. nhưng em lơ mơ lắm.. anh chỉ cho em A,B,C sai chỗ nào nhé..
A- sai. khi bước sóng của a/s kích thích nhỏ hơn một giới hạn nào đó (tức NL photon kích thích phải đủ lớn) mới gây phát quang, chứ ko phải nhiệt độ.

B- sai. quang phổ của chất phát quang là a/s có bước sóng cố định, đặc trưng cho chất phát quang.

C- sai. quang phổ chất phát quang chỉ là một màu đơn sắc. VD chất phát quang màu đỏ -> phát quang được a/s đỏ. ko phải a/s trắng -> quang phổ là đơn sắc.

D. đúng. giải thích trên câu B

Câu 2:
1 vật dao động điều hòa theo 1 trục cố định mốc thế năng ở vị trí cân bằng thì:
A. động năng và thế năng của vật có độ lớn bằng nhau 4 lần trong 1 chu kí
B. vật đi từ vị trí cân bằng ra biên vận tốc và gia tốc có độ lớn tăng dần
C. thế năng của vật =1/2 cơ năng sau những khoảng thời gian = nhau và = 1/4 chu kỳ
D. thế năng của vật =1/2 cơ năng sau những khoảng thời gian = nhau và = 1/2chu kỳ
đáp án C.em vẽ vong tròn ra thì thấy A cũng đúng mak.
tại A/căn 2: 2 lần và tại -A/căn 2: 2 lần
anh giúp em với...
# cả câu A và C đều đúng. có lẽ đề sai. động năng bằng thế năng khi vật có ly độ : [TEX]x=\frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX] hoặc [TEX]x={-}\frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]. Mỗi chu kỳ vật đi qua các mỗi li độ trên 2 lần -> có 4 lần động năng = thế năng.
 
R

rocky1208

Trả lời : hattieupro

câu 1
cho 3 dao động điều hoà cùng tần số ,cùng phương là
x1=8cos(20pi t +5pi :12)
x2=Acos(20pi t - pi :12)
x3=5cos(20pi t+ phi)
cho biên độ dao động tổng hợp là 15 cm
hỏi A không thể nhận giá trị nào?
A.6,5 cm
B.5,2 cm
C.10 cm
D. 18,3 cm

# hình vẽ:
55.png

# dao động 1 và 2 vuông pha nên biên độ tổng hợp của 1 và 2 là: [TEX]A_{12}=\sqrt{8^2+A^2}[/TEX]

# biên độ tổng hợp của cả 3 dao động nằm trong giới hạn:
[TEX]A_{max}= A_{12}+A_3=\sqrt{8^2+A^2} + 5[/TEX] (1)
[TEX]A_{min}= \mid A_{12}-A_3\mid=\mid \sqrt{8^2+A^2} - 5\mid [/TEX] (2)

# bài này chỉ cần sử dụng dữ kiện (1). ta có biên độ hiện tại là [TEX]15 cm[/TEX] phải [TEX]\leq A_{max}[/TEX] -> [TEX]15 \leq \sqrt{8^2+A^2} + 5 \Rightarrow A \geq 6 cm[/TEX]
Vậy đáp án A

p/s: đối với 1 số bài tương tự như thế này nhưng yêu cầu phải sử dụng cả (2) thì em phá trị tuyệt đối rồi giải như bình thường. Ví dụ:
bài này có thêm: [TEX]\mid \sqrt{8^2+A^2} - 5\mid \leq 15 \Leftrightarrow {-15} \leq \sqrt{8^2+A^2} - 5 \leq 15 \Rightarrow A \leq 18,33[/TEX] vậy cả B, C, D đều thoả mãn. nhưng với bài này dùng (1) là đủ

câu 2
tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bản chất là sóng điện từ có bước sóng dài ngắn khác nhau nên
A.chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều
B................................................điện trường đều
C.có khả năng đâm xuyên khác nhau
D.chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp đieenj
câu này e nghĩ là C nhưng đáp án là A
với cả e hỏi trong từ trường đều khác gì so với điện trường đều ạ?
# Đáp án là C mới đúng chứ. tia X hay hồng ngoại đều là sóng điện từ (hay photon) -> ko mang điện -> ko bị lệch trong điện trường, từ trường -> A, B sai.

# D sai vì hồng ngoại đâm xuyên kém -> ko chụp điện được.

# C đúng, bước sóng dài năng lượng thấp -> đâm xuyên kém. Thực tế tia X đâm xuyên rất mạnh, còn hồng ngoại thì ko.

# điện trường với từ trường khác nhau về bản chất, 1 thằng là điện, 1 thằng là từ (tuy chúng cũng có mối liên hệ khá chặt chẽ). em định so sánh cái gì giữa chúng?

câu 3
2 vật A,B lần lượt có khối lượng là 2m ,m được nối với nhau và treo vào lò xo thẳng đứng bằng các sợi dây
mảnh không dãn. g là gia tôc rơi tự do .khi hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng người ta cắt đứt dây nối 2 vật. gia tốc của A,B ngay sau khi đứt dây là?
(a vẽ hình hộ e nhé e không biết vex hình hic)
hình vễ có lò xo treo vào giá thí nghiệm .dưới lò xo là vật A- ở trên, vật B ở dưới)
56.png

# sau khi đứt B rơi tự do nên gia tốc nó là [TEX]g[/TEX]

# khi chưa đứt, tại VTCB (của 2 vật) trọng lực cân bằng lực đàn hồi -> lò xo giãn 1 đoạn [TEX]\Delta l_1=\frac{3mg}{k}[/TEX]

Khi đứt, con lắc lò xo có VTCB mới, tại đây lò xo giãn 1 đoạn [TEX]\Delta l_2=\frac{2mg}{k}[/TEX]

-> biên độ : [TEX]A=\frac{3mg}{k}-\frac{2mg}{k}=\frac{mg}{k}[/TEX]
Khi bắt đầu đứt, vật A coi như ở biên -> gia tốc max [TEX]a=\omega^2 A=\frac{k}{2m}. \frac{mg}{k}=\frac{g}{2}[/TEX]

câu 4
1 hộp đen chứa 1 phần tử và 1 linh kiện nào đó .nếu ta mắc dòng điện 1 chiều I=2A qua hộp thì thấy công suất là P, khi ta thay dòng đieenj trên bằng dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng đúng bằng 2 A thì công suất chỉ còn lại là P/2
phần tử và linh kiện trong hộp X là?
# tiêu thụ công suất -> phải có [TEX]R[/TEX]
# khi thay dòng 1 chiều [TEX]2A[/TEX] bằng dòng xoay chiều có cường độ hiệu dụng cũng bằng [TEX]2A[/TEX] thì [TEX]P[/TEX] còn 1 nửa -> I giảm -> trong mạch ko chỉ có [TEX]R[/TEX] mà có thêm một thành phần khác [TEX]L, C[/TEX] đều được bài này em chép đúng đề ko đấy ?
 
R

rocky1208

Trả lời : sil & toi_yeu_viet_nam
Cái này hôm nọ thầy giáo mình vừa nói xong.Thầy bảo rất nhiều người nhầm là h>>>1 nhưng thực tế nó vẫn luôn<=1 chả biết thực hư thế nào =((

hiệu suất của laze.......anh có chắc nó > hơn rất nh` so với 1 ko ạ

em xem trên mag thi` đ/a là < 1 con` thầy em chữa là = 1 :|
# nếu xét hiệu suất lượng tử thì rất lớn hơn 1. vì 1 photon trước khi đi ra khỏi khối chất (laze rubi thì khối chất là rubi) nó được phản xạ nhiều lần trong lòng khối chất, và do đó nó kéo theo rất nhiều photon khác đi kèm. như vậy "1 thành rất nhiều" -> hiệu suất lớn hơn rất nhiều so với 1.

# nếu xét hiệu suất toàn bộ quá trình phát ra được tia laze thì H luôn nhỏ hơn 1 (vì một máy lý tưởng thì H mới coi như bằng 1, nhưng thực thế luôn < 1) . còn nhỏ hơn bao nhiêu thì tuỳ vào loại laze, công nghệ ...

# các em đọc bài này để hiểu rõ nguyên tắc tạo tia laze (câu số 2 của bạn lantrinh)
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1528518&postcount=737

p/s: a ko chắc ý của người ra đề thế nào, như 2 em đã nói ấy. Bạn Sil soi đáp án thì là bằng 1, thầy bạn Sil chữa thì là nhỏ hơn 1, thầy bạn toi_yeu_viet_nam chữa thì lại [TEX]\leq 1[/TEX]. Rõ ràng là ko thống nhất :)

Trả lời : lion5893
anh rocky ơi, giả sử khoảng cách giữa 2 vân sáng trùng nhau là x. thì khoảng cách giữa vân sáng trùng nhau và vân tối trùng nhau liên tiếp có = x/2 không anh??

# ko có cơ sở để kết luận, thậm chí có những TH có vân sáng trùng mà ko bao h có vân tối trung. Em xét TH [TEX]\lambda_1=0,4 \mu m[/TEX] và [TEX]\lambda_2=0,6 \mu m[/TEX] chẳng hạn. Thử tìm cho anh xem vân tối trùng đầu tiên của 2 thằng này ứng với vân tối bậc mấy của [TEX]\lambda_1[/TEX] ;)
 
R

rocky1208

Trả lời : mướp

giải thick giúp e mấy cái:D


1. PHát biểu đúng:

A. Chu kỳ chung của các phần tử trong mt có sóng truyền qua gọi là chu kỳ dao động của sóng

B. Đại lượng nghịch đảo của chu kỳ gọi là tần số góc của sóng

c.Vận tốc truyền năng lượng trong dao động gọi là vận tốc của sóng

D. Biên độ dao động của sóng luôn bằng hắng số

Đúng thì k cần giải thick. N sai cần giải thick ạ :D:D:D
A- đúng.
B- sai. tần số ([TEX]f[/TEX]) chứ ko phải tần số góc ([TEX]\omega[/TEX])
C- sai. vân tốc truyền pha dao động, ko phải vận tốc truyền NL
D- sai. sóng mặt (nhưn sóng mặt nước) hoặc sóng cầu (như sóng âm) nếu lý tưởng (ko bị môi trường hấp thụ) thì biên độ vẫn giảm dần theo khoảng cách. còn bình thường ố bị MT háp thụ -> biên độ giảm khi lam xa.

2. Câu sai:

A. Đối vs máy phát điện x/c 1 pha. dòng điện đc đưa ra ngoài bằng 2 vành bán khuyên và 2 chổi quét.

B. Đối vs máy phát điện 1 chiều, dòng điện đc đưa ra ngoài bằng 2 vành bán khuyên và 2 chổi quét
A-sai. vì máy xoay chiều là vành khuyên chứ ko phải bán khuyên. máy 1 chiều dùng bán khuyên để ngăn hiện tượng đảo chiều dòng điện.

3. Chiếu ánh sáng vàng vào mặt 1 tấm vật liệu thấy có e bị bặt ra . Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là:

A. Kim loại.. B. KL kiềm
< e cần giải thick vì sao :D >
# kim loại kiềm là kim loại mạnh nhất trong bảng tuần hoàn (bán kính lớn nhất so với những thằng cùng chu kỳ) -> liên kết e với hạt nhân lỏng lẻo -> dễ bật e (cái này thì đúng chuyên ngành mod hóa rồi nhé ;) )

vậy hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi ta chiếu một a/s ko cần mạnh lắm (có thể là trong vùng nhìn thấy, ở đây là a/s vàng)

Tuy nhiên câu này còn dựa vào đáp án nữa để loại trừ, vì có những vật liệu còn dễ bứt e hơn cả kim loại kiềm. nếu phát biểu bâng quơ thế này mà khảng định nó chắc chắn là kim loại kiềm thì sai bét. Lần sau em nhớ kèm theo cái đáp án đi kèm nhé. ví dụ:
Chiếu ánh sáng vàng vào mặt 1 tấm vật liệu thấy có e bị bặt ra . Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là:
A. cục gạch
B. cục bê tông
C. kim loại kiềm
D. quả mìn :p

4. Cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch x/c có I và f. tính tứ thời điểm có i=0, điện lượng qua 1 mạch trong 1 nửa chu kỳ là
A. Io/pi
B.2Io/f
C.Io/pif
D.Io/2pif
# Khi dòng = 0 thì điện tích chuyển qua = 0 vì ([TEX]i=\frac{dq}{dt}[/TEX])
Trong nửa chu kỳ kể từ [TEX]q=0[/TEX] thì điện lượng chuyển qua sẽ là [TEX]2Q_0[/TEX] (cái này giống như trong 1 nửa chu kỳ, vật dao động điều hoà xuất phát từ VTCB ra biên rồi lại về VTCB -> đi được 2A)

# mà [TEX]I_0=\omega Q_0[/TEX] -> điện lượng chuyển qua: [TEX]\Delta q=\frac{2I_0}{\omega}=\frac{2I_0}{2\pi f}=\frac{I_0}{\pi f}[/TEX]

5. Vì sao câu sau sai:D Động cơ k đồng bộ 3 pha tạo ra dòng điện x/c ba pha.
động cơ tiêu thụ điện chứ ko tạo ra điện
vì sao câu này đúng: Động cơ k đồng bộ ba pha biến điện năng thàh cơ năng:D
cắm điện vào -> máy chạy . vậy điện năng thành cơ năng
vì sao lực ma sát thuộc loại tương tác điện từ. Qua đây a liệt kê giúp e mấy cái lưc khác thuộc loại nào đc k :D


# Có 4 tương tác trên vật chất:
1/ tương tác mạnh: lực hạt nhân, lực giữ các quark trong proton, neutron ...
2/ tương tác yếu: xảy ra trong phân huỷ các hạt beta, trong tương tác giữa các hạt neutrino ...
3/ tương tác điện từ: lực điện, lực từ, ánh sáng ...
4/ tương tác hấp dẫn (trọng lực): gây ra bởi sức nặng của vật như trọng lực, lực hấp dẫn, ...

# các phân tử vật chất được liên kết với nhau bởi lực điện. Bề mặt các vật thể luôn luôn có những chỗ lồi lõm. Khi 2 bề mặt tiếp xúc nhau, những chỗ đó đan vào nhau, nếu tác động để vật này trượt trên vật kia thì bị cản trở. Nếu không có lực điện thì không có ma sát.
l


5. Tốc độ âm trg nước là 1450m/s. K/c giữa 2 điểm gần nhau nhất trg nước dao động âm dao động ngược pha vs nhau là
# [TEX]\lambda=vT[/TEX]
# Hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha cách nhau [TEX]\frac{\lambda}{2}=\frac{vT}{2}[/TEX]
Bài này ko cho [TEX]T[/TEX] hay [TEX]f[/TEX] thì làm sao được ?


A ơi. E liệu có thể nhận đc trả lời trước ngày thi k ạ :D:D:D.
Hình như là em nhận được câu trả lời rồi nhỉ :))
 
H

huubinh17

Anh giúp em lý thuyết :D
____________________________________________
1)Khi nói về thì nghiệm Yuong, câu nào sai?
A.Vân trung tâm quan sát dc là vân sáng
B.Nếu 1 nguồn phát ra bước xạ [tex]\lambda_1[/tex] và một nguồn phát ra bức xạ [tex]\lambda_2[/tex] thì ta thu dc 2 hệ thống vân giao thoa trên màn
C.Khoảng cách a giữa 2 nguồn phải rất nhỏ so với khoảng cách D từ 2 nguồ đến màn
D.Hai nguồn sáng đơn sắc S1, S2 phải là kết hợp
2)Chiếu 1 chùm sáng đơn sắc màu lục đến vuông góc với mặt bên AB của 1 lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác cân ở đỉnh A, góc A=45 độ thì tia lục đi sát mặt bên AC.Nếu thay chùm đơn sắc lục trên bằng 1 chùm gồm 4 đa sắc: đỏ vàng, lam , lục thì đơn sắc nào ko ló ra khỏi lăng kính ở mặt AC?
3)Khi 1 chùm sáng trắng đi từ môi trường 1 sang môi trường 2 và bị tán sắc thì tia đỏ lệch ít nhất, thì tia tím lệch nhiều nhất.Như vậy khi ánh sáng truyền ngược lại từ môi trường 2 sang 1 thì:
A.Còn phụ thuộc góc tới
B.Còn phụ thuộc môi trường tới hay môi trường khúc xạ chiết quang hơn
C.Tia đỏ lệch nhiều nhất, tìm ít nhất
D.Đỏ lệch ít nhất, tím nhiều nhất
4)Có 3 bóng đèn giống nhau, cùng điện áp định mức là 220V, dc mắc hình sao vào mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp pha là 220V.Nếu dây trung hòa bị đứt và người ta tháo bớt 1 bóng đèn thì 2 bóng còn lại ?
5)Một tải thuần trở 3 pha, đối xứng tam giác, mắc vào mạng 3 dây của mạng điện xoay chiều 3 pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600W.Nếu đứt 1 dây pha thì toàn tẳi tiêu thụ ?
___ Anh nói rõ cái chỗ bị đứt của từng trường hợp ắc tam giác và sao cho em với, em khó hiểu cái chỗ đó
6)Hiện tượng phát xạ cảm ứng còn dc gọi là hiện tượng ?
A.Cảm ứng điện từ
B.Quang phát quang
C.Phát xạ kích thích
D.Bức xạ nhiệt

7)Điều kiện cần của hiện tượng công hưởng dao đông là hệ dao động
A.Tự do
B.Tắt dần
C.Điều hòa
D.Cưỡng bức
8)Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần ?
A.Cơ năng giảm dần theo thời gian
B.Lực ma sát càng lớn tắt dần càng nhanh
C.Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D.Dao động tắt dần có động năng giảm còn thế năng biến thiên điều hòa (Câu 7 này anh giải thích rõ cái câu D dùm em với, động năng giảm còn thế năng điêu hòa là sao , hum bữa trong hocmai em thi thử nó chọn D)
9)Một con lắc đơn dao động tuầ hoàn tại nơi có gia tốc trọng trường g.Góc lệch lớn nhất của dây treo là anpha_0
Khối lượng của quả nặng con lắc là m.Tại thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng thì lực căng dây là T=:nuy".m.g(N)
Biểu thức tính "nuy" là ?
A.0.25(9-5cosanpha_0)
B.cosanpha_0
C.(3-2cosanpha_0)
D.0.25(3-2cosanpha_0)
10)trong thì nghiệm Yuong về ánh sáng với nguồn sáng là tổ hợp của hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda_1=0.42, \lambda_2[/tex]
Người ta nhìn thấy có 2 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và nằm về 2 phía của vân trung tâm.Ở khoảng giữa 2 vân này có 12 vân sáng gồm 2 màu khác nhau phân bồ thoe tỉ lệ 1:2.Bướ sóng [tex]\lambda_2[/tex] là (em làm mà ra ko có đáp án :D)
 
L

lion5893

p/s: anh ơi em thấy cái đề nó vẫn thế mak anh. anh vẽ giản đồ vecto như thế là Ud sớm pha hơn Ux góc pi/2 mak :(

From rocky : a chỉnh lại rồi đấy, lúc vẽ hình quên mấ (bị ám ảnh bởi cái đáp án :( )
có lẽ đề ghi nhầm, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch X chứ ko phải cả mạch. em hỏi lại thầy xem tn.

a xóa cái quote của e đi cho nó đỡ tốn diện tích, nhìn cho nó thoáng pic :)
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

nối 2 cực của 1 máy phát điện xoay chiều vào 2 đầu đoạn mạch RLC. Bỏ qua điện trở dây nớ, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi máy phát quay vs tốc đọ n (vòng /phút) thì công suất tiêu thụ điện là P, hệ số công suất la 1/can2. Khi máy quay vs tốc độ 2n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện la 4P. Khi máy quay vs tốc độ can2 n(vong/phút) thì công suất tiêu thụ điện là:
a.8P/3 b.1,414P c.4P d.2P
 
L

lantrinh93

cho em hỏi
đối với sóng ánh sáng : tốc độ truyền âm theo thứ tự : v chân không > v khí > v lỏng > v rắn

sóng âm thì :
v khí < v lỏng < v rắn
em viết vậy đúng ko anh =((, tự nhiên quên mất tiêu , không thấy chổ nào tổng hợp cái này hết:)|


thêm câu này nửa

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp (*)
A. các hạt sơ cấp gồm proton , lepton, mezon và barion
B. các hạt sơ cấp có thể có điện tích e , -e , 0
C.phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành 1 cặp hạt và phản hạt
D. phần lớn các hạt sơ cấp là không bền và bị phân rả thành hạt nhân #

câu này thầy hôm trước em dạy chọn B :confused::eek::cool:

hôm nay em làm 1 câu tương tự :

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp
A.các hạt sơ cấp gồm proton , lepton và các hadron
B,mỗi hạt sơ cấp có thể có điện tích e, -e hoặc 0
C.mỗi hạt sơ cấp đều có 1 phản hạt tương ứng
D.phần lớn các hạt sơ cấp là bền và không bị phân rã thành các hạt #

câu này đáp án D
nếu vậy thì câu (*) trên đáp án là gì ?
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

bài tập

# ko có cơ sở để kết luận, thậm chí có những TH có vân sáng trùng mà ko bao h có vân tối trung. Em xét TH và chẳng hạn. Thử tìm cho anh xem vân tối trùng đầu tiên của 2 thằng này ứng với vân tối bậc mấy của
hình như anh nhầm rùi thì phải :D
em thử thế này giả sử i=0,4mm, [TEX]\lambda_1=0,4[/TEX], [TEX]\lambda_2=0,6[/TEX]
trường hợp có cả vân sáng và vân tối trùng nhau:
+ vân sáng: [TEX]\frac{k1}{k2}={3}/{2}[/TEX]
=> [TEX]x_s[/TEX]=0,4.3=1,2
+vân tối:
(k1+0,5).[TEX]\lambda_1[/TEX]=(k2+0,5).[TEX]\lambda_2[/TEX]
[TEX]=> \frac{2k_1+1}{2k_2+1}=\frac{3}{2}[/TEX]
=> k1=1
=> [TEX]x_t[/TEX]=1,5 . 0,4 =0,6 =1/2 [TEX]x_s[/TEX]
anh kiểm tra giùm em nhé :D
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

cho em hỏi
đối với sóng ánh sáng : tốc độ truyền âm theo thứ tự : v chân không > v khí > v lỏng > v rắn

sóng âm thì :
v khí < v lỏng < v rắn
em viết vậy đúng ko anh =((, tự nhiên quên mất tiêu , không thấy chổ nào tổng hợp cái này hết:)|


thêm câu này nửa

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp (*)
A. các hạt sơ cấp gồm proton , lepton, mezon và barion
B. các hạt sơ cấp có thể có điện tích e , -e , 0
C.phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành 1 cặp hạt và phản hạt
D. phần lớn các hạt sơ cấp là không bền và bị phân rả thành hạt nhân #

câu này thầy hôm trước em dạy chọn B :confused::eek::cool:

hôm nay em làm 1 câu tương tự :

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp
A.các hạt sơ cấp gồm proton , lepton và các hadron
B,mỗi hạt sơ cấp có thể có điện tích e, -e hoặc 0
C.mỗi hạt sơ cấp đều có 1 phản hạt tương ứng
D.phần lớn các hạt sơ cấp là bền và không bị phân rã thành các hạt #

câu này đáp án D
nếu vậy thì câu (*) trên đáp án là gì ?
+Câu trên lantrinh viết đúng rồi đó @};- :D
+câu (*) theo mình thì đáp án C.phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành 1 cặp hạt và phản hạt. mình nghi ngờ chữ phần lớn vì trong sgk trang 207 viết là Mỗi hạt sơ cấp có 1 phản hạt tương ứng.
+câu tiếp
D.phần lớn các hạt sơ cấp là bền và không bị phân rã thành các hạt #. câu này không đúng, # với câu (*). sgk ghi là một số ít hạt sơ cấp là bền còn đa số là không bền chúng tự phân hủy và biến thành các hạt sơ cấp #


 
7

713075

Trả lời : 713075


51.png

# tại A đạt cực tiểu giao thoa -> [TEX]d_2-d_1=(k+0,5)\lambda=k+0,5 m[/TEX]
# ốp pythagore cho [TEX]AS_1S_2[/TEX] được: [TEX]d_2^2-d_1^2=S_1S_2^2= 4[/TEX]

Vậy có :
[TEX]d_2-d_1=k+0,5[/TEX] (1)
[TEX]d_2+d_1=\frac{4}{k+0,5}[/TEX] (2)

# từ hình, nếu [TEX]d_1+d_2[/TEX] tăng buộc [TEX]d_1[/TEX] tăng, [TEX]d_2[/TEX] tăng, và ngược lại, một trong 2 đoạn [TEX]d_1[/TEX] hay [TEX]d_2[/TEX] tăng thì tổng [TEX]d_1+d_2 [/TEX] cũng tăng theo.
Nên để [TEX]d_1 [/TEX] đạt min -> [TEX]d_1+d_2[/TEX] đạt min. Từ (2) -> [TEX]k[/TEX] phải min và bằng 0. Vậy hệ (1) và (2) trở thành:

[TEX]d_2-d_1=0,5[/TEX]
[TEX]d_2+d_1=8[/TEX]
-> [TEX]d_1=3,75[/TEX]

em nghĩ bài này cho k=1 nữa,tai vi nó có hỏi la tìm L để d1 min đâu ah! vây sẽ cho 2 giá trị!:D


cho e hỏi mấy bại nưa ah::confused:

1,mạch điện xoay chiều gồm cuôn dây có L=0,4/pi H mắc nt vs C .Đặt vào 2 đầu mạch

hiệu điện thế u=Ucoswt .khi C=C1=2.10^-4/pi F thì Uc=Ucmax=100căn5.C=2,5C1 thì

cường độ dòng điện trễ pha pi/4 so vs hiệu điện thế 2 đầu mạch.Giá tị U là

2,có 2 tụ giống nhau chưa tích điện và 1 nguồn điện có sđđ Elaan11 2 tụ mắc //,lân2

2 tụ mắ nt, rồi nối vs nguồn điện để tích điện .sau đó tháo hệ tụ ra khỏi nguồn và

khép kín mạch vs 1 cuộn dây thuần cảm để tạo ra mạch đôg diện từ .Khi hiệu điện

thế trên các tu trg 2 trường hợp bằng nhau và =E/4 thì tỉ số năng lượng từ trg 2 TH la
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

A rocky giúp nhiều ng quá rồi. Giúp a rocky giải quyết :D
Ý kiến của t gửi : Lantrinh93
cho em hỏi
đối với sóng ánh sáng : tốc độ truyền âm theo thứ tự : v chân không > v khí > v lỏng > v rắn

sóng âm thì :
v khí < v lỏng < v rắn
em viết vậy đúng ko anh =((, tự nhiên quên mất tiêu , không thấy chổ nào tổng hợp cái này hết:)|
Cái thứ 2 thì đồng ý rồi. còn cái 1 thì.....chắc là đúng :D


thêm câu này nửa

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp (*)
A. các hạt sơ cấp gồm proton , lepton, mezon và barion
B. các hạt sơ cấp có thể có điện tích e , -e , 0
C.phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành 1 cặp hạt và phản hạt
D. phần lớn các hạt sơ cấp là không bền và bị phân rả thành hạt nhân #

câu này thầy hôm trước em dạy chọn B :confused::eek::cool:

D đúng, B sai. điện tích của chúng là Q=+1, -1

or Q=0

hôm nay em làm 1 câu tương tự :

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp
A.các hạt sơ cấp gồm proton , lepton và các hadron
B,mỗi hạt sơ cấp có thể có điện tích e, -e hoặc 0
C.mỗi hạt sơ cấp đều có 1 phản hạt tương ứng
D.phần lớn các hạt sơ cấp là bền và không bị phân rã thành các hạt #

câu này đáp án D
nếu vậy thì câu (*) trên đáp án là gì ?
c nhìn lại 2 câu nhá
1 câu nói là bên, 1 câu nói là k bền. Và nói phần lớn hạt sơ cấp là bền là sai
đề chọn câu sai> CHọn D

chỉ có 4 hạt k phân ra thành hạt khác hay còn gọi là bền <theo snc)

là + proton
+ electron
+ photon
+ nơtrino
 
L

lantrinh93

Trích:
thêm câu này nửa

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp
A. các hạt sơ cấp gồm proton , lepton, mezon và barion
B. các hạt sơ cấp có thể có điện tích e , -e , 0
C.phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành 1 cặp hạt và phản hạt
D. phần lớn các hạt sơ cấp là không bền và bị phân rả thành hạt nhân #

câu này thầy hôm trước em dạy chọn B
hôm nay em làm 1 câu tương tự :

phát biểu nào sau đây ko đúng đối với các hạt sơ cấp
A.các hạt sơ cấp gồm proton , lepton và các hadron
B,mỗi hạt sơ cấp có thể có điện tích e, -e hoặc 0
C.mỗi hạt sơ cấp đều có 1 phản hạt tương ứng
D.phần lớn các hạt sơ cấp là bền và không bị phân rã thành các hạt #

câu này đáp án D
nếu vậy thì câu trên đáp án là gì ?
ủa ,ủa mấy cái này sao giờ làm mình loạn cả lên , thế này ha :
câu 2 là sách viết chọn D chắc đúng rồi ,sách viết bền là lá ý sai ở câu 2 vậy chả lẽ theo ý thầy mình thì câu B cũng sai , đều này mâu thuẩn với việc câu 2 có 2 câu sai
nên cần phải xem xét lại câu 1 sai ở chổ nào ?
Mướp thì bảo B sai , còn lion nghi ngờ C , tớ cũng chả rõ :(( , tớ thấy vở thầy viết là :: hạt sơ cấp có thể có điện tích Q=+-1 (tính theo đơn vị đo là điện tích nguyên tố .hoặc Q=-1 hoặc Q=0 ( với Q là số lượng tử điện tích )

Nhưng nếu theo như mướp thì câu 2 có 2 câu sai rồi , hjx , diễn đạt lặp từ quá:eek::cool:
 
Top Bottom