[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

T

tramngan

@ To vợ:

Untitled-2.png
 
R

rocky1208

Trả lời : hattieupro
a xem cho e câu này nhé:
Hai vật P và Q cùng xuất phát từ gốc và bắt đầu dao động điều hòa theo trục Ox cùng chiều, cùng biên độ nhưng chu kỳ lần lượt là 0,3s và 0,6s. Tỉ số độ lớn vận tốc VP/VQ khi chúng gặp nhau là
A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 2 : 3. D. phụ thuộc điểm gặp nhau.
# có [TEX]v=\omega \sqrt{A^2-x^2}[/TEX] nên
[TEX]\frac{v_1}{v_2}=\frac{\omega_1\sqrt{A^2-x_1^2}}{\omega_2\sqrt{A^2-x_2^2}}[/TEX] (1)

# do 2 thằng gặp nhau -> li độ như nhau ([TEX]x_1=x_2[/TEX]) nên (1) trở thành:

[TEX]\frac{v_1}{v_2}=\frac{\omega_1}{\omega_2}=\frac{T_2}{T_1}=\frac{2}{1}[/TEX]

# chọn B

Trả lời : ttv_vl
Anh giúp em bài này với, treo hoài mà hông ai giúp hết

1. Cho puhn: (1-0)n +(6-3)Li ---> (3-1)H + (4-2)He. Hạt nhân (6-3)Li đứng yên, notron co động năng Kn= 2 MeV. Hạt He và hạt nhân H bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của notron những góc tương ứng bằng 15 và 30 độ. Biết khối lượng của notron, trỉti, He tương ứng là m(n)=1,0087u, m(H)=3,0610u, m(He)= 4,0015u , 1u=931. Khối lượng hạt nhân Li là bao nhiêu?
( 5593MeV/c^2)
# phản ứng: [TEX]_{0}^{1}\textrm{n}+_{3}^{6}\textrm{Li}\rightarrow _{1}^{3}\textrm{H}+_{2}^{4}\textrm{He}[/TEX]

# động lượng 1 hạt tính bởi: [TEX]P=mv \Rightarrow P^2=m^2v^2=2m\frac{mv^2}{2}=2mK[/TEX] ([TEX]K[/TEX] là động năng) (1)
44.png

# Áp dụng định lý h/s sin cho tam giác OAB được:
[TEX]\frac{OA}{\sin 30^0}=\frac{OB}{\sin 135^0} \Rightarrow OA= \frac{OB. \sin30^0}{\sin 135^0} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow P_{He}=\frac{P_n. \sin30^0}{\sin 135^0} \Rightarrow P_{He}^2=P_n^2(\frac{\sin30^0}{\sin 135^0})^2[/TEX]
Từ (1) -> [TEX]2m_{He} K_{He}=2m_nK_n(\frac{\sin 30^0}{\sin_135^0})^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow K_{He}=K_n. \frac{m_n}{m_{He}} . (\frac{\sin 30^0}{\sin 135^0})^2 \approx 0,252 MeV[/TEX]

Tương tự cho tam giác OBC ta cung được:
[TEX]K_{H}=K_n.\frac{m_n}{m_{H}}.(\frac{\sin 15^0}{\sin 135^0})^2\approx 0,0883 MeV[/TEX]

# vậy p/ứ đã thu về năng lượng: [TEX]\Delta E=2-(0,0883+0,252)=1,6597 MeV[/TEX]
Độ hụt khối: [TEX]\Delta m= m_0-m=[m_{Li}+1,0087]-[4,0015+3,0610]=m_{He}-6,0538 <0[/TEX] vì p/ứ thu NL
(p/s: đơn vị klg là u)
[TEX]\Rightarrow \Delta E=[m_{Li}-6,0538].931={-}1,6597 MeV[/TEX]
[TEX]\Rightarrow M_{He}=6,052u=5634 \frac{MeV}{c^2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thehouseofapple

1, Đoạn mạch chứa R = 30 ôm nối tiếp L. Ul = 120 V. Cường độ dd và điện áp tức thời lệch pha nhau góc pi/6.
Cường độ dd và điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây lệch pa góc pi/3. I =?
2,Đoạn mạch AB gồm AM nối tiếp MB. AM chứa R-L . MB chứa C. C= 0.05/pi (mF). F= 50Hz
Điện áp tức thời 2 đầu đoạn MB và AB lệch pa góc pi/3. L= ?
3, Dùng vôn kế có điện trở rất lớn đo đc UR = 50V, Ud = 30 căn 2 , Ud sớm pa hơn I góc pi/3. UC= ?

Em sửa lại đề rồi anh ạ. Dạo này chỗ em cắt điện luân phiên nên em vội vội post bài , k kịp xem lại đã mất điện tiếp :(.
Lần sau em sẽ chú ý hơn. :)
Anh cho em xin cái hình nhé.
 
R

rocky1208

Trả lời : saphira123

Làm hộ em bài này nhé
1) một máy biến thế lý tưởng có 400 vòng ở cuộn sơ cấp và 800 vòng ở cuộn thứ cấp. Nếu nguồn cung cấp cho cuộn sơ cấp là 20w thì công suất trên cuộn dây thứ cấp là
Nếu lý tưởng thì công suất cuộn sơ cấp và thứ cấp là như nhau đều bằng [TEX]20 W[/TEX]

2) hai khe yang cách nhau 0,5 mm được chiếu sáng bởi một bức xạ đơn sắc bước sóng lamda, trên màn đặt cách 2 khe trên 1m thu được một hệ vân giao thao đối xứng . vị trí 2 vân tối thứ 3 ở hai phía của vân trung tâm cách nhau khoảng 6,3 mm. bước sóng cua bức xạ đơn sắc này là

# Vân tối thứ 3 bên trên cách vân tối thứ ba bên dưới 5 khoảng vân -> [TEX]5i=6,3 \Rightarrow i=1,26 mm[/TEX]

# [TEX]\lambda=\frac{ia}{D}=0,63 \mu m[/TEX]

Trả lời : thuy_linh_nt
!/ 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số dạng X1=2cos(4t + phi1) cm, X2 = 2cos(4t + phi2) cm. Với 0 < hoặc = phi2- phi1< hoặc bằng pi. biết phương trình củ dao động tổng hợp là x = 2cos( 4t + pi/6). giá trị phi2 là:
A. -pi/6
B. -pi/2
C. pi/2
d. pi/6
đáp án là C
cảm ơn anh!
# từ giả thiết : [TEX]0 \leq \varphi_2-\varphi_1 \leq \pi \Rightarrow \varphi_2 \geq \varphi_1[/TEX] (1)
45.png

# có [TEX]A=A_1=A_2= 2 cm[/TEX] nên [TEX]OA_1AA_2[/TEX] là hình thoi, hay [TEX]OA_1A[/TEX] là tam giác đều -> từ hình vẽ thấy ngay [TEX]A_2[/TEX] sớm pha hơn [TEX]A[/TEX] góc [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX] ( [TEX]\varphi_2[/TEX] là góc lớn (từ (1) ) nhất nên [TEX]A_2[/TEX] sớm pha hơn )

Vậy [TEX]\varphi_2=\varphi+\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{2}[/TEX]

2/ một con lắc đơn treo vào trần 1 thang máy , khi thang máy đứng yên con lắc dao động với chu kỳ T. khi thang máy đi lên thẳng đứng nhanh dần đều với gia tốc g/2, thì đối với người đứng trong thang máy con lắc dao động điều hòa với chu kỳ:
A. T/2
b. T x căn (3/2)
C. T: căn 2
d. t x căn (2/3)
đáp án b ạ.

# trọng trường hiệu dụng: [TEX]g' = g+\frac{g}{2}=\frac{3}{2}g[/TEX]
# [TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
gia tốc trọng trường tăng [TEX]\frac{3}{2}[/TEX] lần -> [TEX]T[/TEX] giảm [TEX]\sqr{\frac{3}{2}}[/TEX] lần hay bằng [TEX]\sqr{\frac{2}{3}}[/TEX] ban đầu -> [TEX]T'=\sqrt{\frac{2}{3}}T[/TEX]

Đáp án D chứ nhỉ :-?
Trả lời : dolldeath153
Mạch RLC nối tiếp dòng điện có dạng i=Iocos(wt+phi) (A) Điện lượng qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong nửa chu kì kể từ lúc d đ triệt tiêu là
2 Io /w

# Khi dòng = 0 thì điện tích chuyển qua = 0 vì ([TEX]i=\frac{dq}{dt}[/TEX])
Trong nửa chu kỳ kể từ [TEX]q=0[/TEX] thì điện lượng chuyển qua sẽ là [TEX]2Q_0[/TEX] (cái này giống như trong 1 nửa chu kỳ, vật dao động điều hoà xuất phát từ VTCB ra biên rồi lại về VTCB -> đi được 2A)

# mà [TEX]I_0=\omega Q_0[/TEX] -> điện lượng chuyển qua: [TEX]\Delta q=\frac{2I_0}{\omega}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : hoathan24

giúp em mấy câu nha!
câu 1 trên mặt nươc có hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 6[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX]cm dao động cùng pha có [TEX]\lambda=4 cm[/TEX] biên độ sáng không đổi trong quá trình truyền sóng . điểm gần nhất ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực AB các AB một đoạn
A 2cm
B 18cm
C 6cm
D 3 căn 2 cm
em làm ra đáp án D nhưng không biết cách làm đúng không
AB dao động cùng pha nên nhưng điểm trên trung trực AB ngược pha với một nguồn thì cũng ngược pha với hai nguồn cái này viết phương trình sóng tổng hợp từ A.B tới là thấy ngay anh nhờ :D
ta có khoảng cách giữa hai điểm dao động ngược pha với nguồn cách nguồn đoạn d=(k+0,5)[TEX]\lambda[/TEX]> AB/2 => k min= 2 rồi dùng pitago là tìm ra đáp án
nhưng em thấy không chắc chắn lắm:D

46.png

# độ lệch pha của dao động tổng hợp tại M với 2 nguồn: [TEX]\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}=\frac{2\pi d}{\lambda}[/TEX] (với [TEX]d=d_1=d_2[/TEX])

# M ngược pha 2 nguồn -> [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=(2k+1)\pi \Rightarrow d=\frac{(2k+1)\lambda}{2}=4k+2 (cm)[/TEX]

# do [TEX]d \geq OA \Rightarrow 4k+2 \geq 3\sqrt{2} \Rightarrow k \geq 0,56[/TEX]
Để M gần AB nhất -> [TEX]k[/TEX] min -> [TEX]k=1[/TEX]
Vậy [TEX]AM= 6 cm[/TEX]
Áp dụng pythagore cho tam giác [TEX]OAM[/TEX] được : [TEX]OM=3\sqrt{2}[/TEX] -> D

Câu 25: Sau khi xẩy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng.
B. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.
C. giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng.
D. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.

Đáp án B. ma sát càng nhỏ thì biên độ cộng hưởng càng lớn (cộng hưởng rõ), ma sát càng lớn thì ngược lại (cộng hưởng mờ)

câu 3 đoạn mạch xoay chiêu AB chưa 3 linh kiện R,L,C . R= 50 ôm ZL=50[TEX]\sqrt[]{3}[/TEX] ZC=1/3ZL đoạn AM chưa L MN chứa R NB chứa C, khi uAN =80[TEX]\sqrt[]{3}[/TEX]V thì uMB=60V uAB có giá trị cực đại là
A 100v
B 150v
C 50 căn 7 V
D 100 căn 3 V
# có [TEX]Z_{AN}=100\Omega[/TEX], [TEX]Z_{MB}=\frac{100\sqrt{3}}{3}[/TEX]

# từ các dữ kiện về trở kháng -> [TEX]U_{AN}[/TEX] và [TEX]U_{MB}[/TEX] vuông pha ( thằng [TEX]AN[/TEX] sớm pha hơn [TEX]MB[/TEX]) . bonus cho cái hình vẽ cho dễ nhìn
47.png

# tại thời điểm nào đó [TEX]u_{AN}=80\sqrt{3}[/TEX] có pha dao động là [TEX]\alpha[/TEX] thì thằng [TEX]MB[/TEX] cos pha dao động là [TEX]\alpha-\frac{\pi}{2}[/TEX]. Vậy có:

[TEX]80\sqrt{3}=U_1\cos\alpha[/TEX] ([TEX]U_1[/TEX] là hiệu điện thế cực đại của AN) ( :p )
[TEX]60=U_2\cos(\alpha-\frac{\pi}{2})=U_2\sin \alpha[/TEX] ([TEX]U_2[/TEX] là hiệu điện thế cực đại của AN) :)p :p)

# chia thằng trên cho thằng dưới được: [TEX]\frac{\cos\alpha U_1}{\sin\alpha U_2}=\frac{4\sqrt{3}}{3}[/TEX] (1)

Mà tỷ lệ giữa hai hiệu điện thế cực đại : [TEX]\frac{U_1}{U_2}=\frac{Z_{AN}}{Z_{MB}}=\sqrt{3}[/TEX]. thay vào (1) được:

[TEX]\cot \alpha .\sqrt{3}=\frac{4\sqrt{3}}{3} \Rightarrow \cot \alpha =\frac{4}{3} \Rightarrow \alpha \approx 36,87^0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \cos \alpha = 0,8[/TEX] hay [TEX]\sin\alpha=0,6[/TEX] (2)

# lắp (2) vào :)p) được: [TEX]80\sqrt{3}=U_1 . 0,8 \Rightarrow U_1=100\sqrt{3} V[/TEX]
Lắp vào :)p :p) được: [TEX]60=U_2. 0,6 \Rightarrow U_2=100 V[/TEX]
Từ giản đồ suy ra được hết các hiệu điện thế thành phần:
[TEX]U_{OL}=U_1\cos 30^0=150 V[/TEX]
[TEX]U_{OR}=U_1\cos 60^0=50\sqrt{3} V[/TEX]
[TEX]U_{OC}=U_2\cos 60^0= 50 V[/TEX]

Vậy [TEX]U_0=\sqrt{U_{OR}^2+(U_{OL}-U_{OC})^2}=50\sqrt{7}[/TEX]

câu 4 sóng dừng trên sợi dây có bien độ ở bung là 5cm . điểm M có biên độ 2,5 cm cách điểm nút gần đó nhất 6cm tim bước sóng
A 108cm
B 18cm
C 36cm
D 72 cm
# giả sử nguồn phát sóng biên độ [TEX]a[/TEX] -> bụng sóng có biên độ max là [TEX]2a=5 cm \Rightarrow a=1,5 cm[/TEX]
# biên độ sóng tại M cách nút cuối 1 đoạn d có biên độ: [TEX]2a \mid \sin (\frac{2\pi d}{\lambda}) \mid[/TEX]
Vậy có [TEX]2. 1,5 \mid \sin (\frac{2\pi d}{\lambda}) \mid =1,5 \Rightarrow \mid \sin (\frac{2\pi d}{\lambda}) \mid =\frac{1}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \sin (\frac{2\pi d}{\lambda})=\pm \frac{1}{2}[/TEX]
Loại bộ nghiệm ứng với giá trị [TEX]{-}\frac{1}{2}[/TEX], còn vơí giá trị [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] cho hai nghiệm : [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=\frac{\pi}{6}+k2\pi[/TEX] hoặc [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=\frac{5\pi}{6}+k2\pi[/TEX] và ta cũng loại nốt thằng [TEX]\frac{5\pi}{6}[/TEX]
(vẽ đường tròn là thấy vì đề đang giả thiết [TEX]d[/TEX] min)

[TEX]\Rightarrow \frac{2d}{\lambda}=\frac{1}{6}+2k[/TEX]
[TEX]d[/TEX] min nên [TEX]k=0[/TEX] -> [TEX]\lambda=72 cm[/TEX]
câu 6 cho phản ứng hạt nhâtn T+D--> He +n biết năng lượng liên kết riêng của hạt nhân T là 2,823 (MeV) của hạt He là 7,0756 (MeV) va fđộ hụt khối của D là 0,0042u lấy 1u =931,5 (MeV/c^2) hỏi phản ứng tỏa bao nhieu năng lương ?
A 17,6 MeV
B17,7MeV
D 17,5 MeV
C 17,4 MeV
# năng lượng liên kết riêng là : [TEX]\frac{\Delta E}{A}[/TEX] từ đây rút ra năng lượng liên kết.
[TEX]\Delta E_{T}=3. 2,823=8,469 MeV[/TEX]
[TEX]\Delta E_{He}=4. 7,0756=28,3024 MeV[/TEX]
[TEX]\Delta E_{D}=0,0042 .931,5=3,9123 MeV[/TEX]

Phản ứng toả năng lượng: [TEX]\Delta E=[\Delta E_{He}+\Delta E_n]-[\Delta E_{D}+\Delta E_{T}]=15,9211 MeV[/TEX]

p/s: em xem lại đề thế nào nhé, có khả năng em ghi nhầm, a thử độ hụt khối thằng [TEX]D[/TEX] là [TEX]0,0024u[/TEX] (chứ ko phải [TEX]0,0042u[/TEX]) thì ra được [TEX]\approx 17,6 MeV[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : Sil

anh xem hộ em :)
một quạt điện có ghi 220V-88W nối tiếp với điện trở thuần vào mạng điện xoay chiều có U=380V. khi hoạt động đúng định mức thì hệ số công suất của quạt là 0,8. khi đó giá trị điện trở là?
đáp án là 361

Quạt mắc nối tiếp với điện trở R -> [TEX]\vec{U}=\vec{U_q}+\vec{U_R}[/TEX]
Hệ số công suất là 0,8 -> [TEX]\cos\varphi=0,8 \Rightarrow \varphi\approx 37^0[/TEX]
Có giản đồ vector:
87.png


Ốp định lý cosin cho tam giác OAB ta được: [TEX]OB^2=OA^2+AB^2-2.OA.AB.\cos 143^0 \Rightarrow 380^2=220^2+U_R^2-2.220.U_R.\cos 143^0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U_R^2-351,4 U_R-96000=0 \Rightarrow U_R=180,5[/TEX] (V)

Khi hoạt động đúng định mức thì I mạch = I định mức.
[TEX]P=U.I.\cos\varphi \Rightarrow I=0,5[/TEX] (A)

Vậy [TEX]R=\frac{U_R}{I}=361 \Omega[/TEX]
 
H

hattieupro

a xem cho e mấy câu lý thuyết
câu 1
khi chiếu 1 chùm sáng qua môi trường chân không lý tưởng thì cường độ chùm sáng
A .tăng lên
B.không thay đổi
C.giảm đi 1 nửa
D.có thể tăng hay giảm
câu 2
hiệu suất của 1 laze
A.=1
B.<1
C.>1
D.rất lớn so với 1
câu 3
trong máy gia tốc,hạt tích điện được do
A.từ trường
B.điện trường
C.điện trường và từ trường
D.tần số quay của hạt
câu 4
1 vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn.Phía dưới vật M có gắn 1 lò xo nhẹ có độ cứng K ,đầu còn lại của lò xo gắn vật m .biên độ dao động thangr đứng của m tối đa là bao nhiêu thì dây treo chưa bị chùng
A.(mg +M): K
B.(M+m):K
C.(Mg+m):K
D.(M+2m):K
với cả a giúp e tóm tắt lý thuyết phần động cơ xoay chiều ,máy 3 pha ......với ạ
sao học lý thuyết phần ấy hoài mà chẳng nhớ được?
 
Last edited by a moderator:
S

saphira123

Anh cho em hỏi 1 câu: lực tác dụng lên điểm treo của con lắc lo xo là lực đàn hồi hay lực hồi phục

sr nhầm, đã sửa, con lắc lò xo chứ ko phải con lắc đơn
 
Last edited by a moderator:
H

hattieupro

Saphira:
với con lác lò xo thì
còn tuỳ vào điểm treo của giá thí nghiệm và lò xo hay giữa vật và lò xo
nếu là của giá thí nghiệm và lò xo thì là lực đàn hồi
còn giữa vật và lò xo thì là lực hồi phục
nếu con lắc đơn thì lấy đâu ra lực đàn hồi?
 
Last edited by a moderator:
7

713075

giai hô e bài này:
1,hai nguồn kết hợp S1và S2 giống nhau S1S2=18,f=5hz.vân tốc truyền sóng 20cm/s.2 điểm M va N trên mệt nước

/S1S2 la trung trực cua MN .Trung điểm của S1S2 cách MN 6cm và MS1=25cm.Sô điểm cực đại trên đoạn MN la

A.1 B.2 C.3 D.O

2, hai nguồn kết hợp sóng S1 va S2 cách nhau 2m dao đông điều hòa cùng pha , phát ra 2 sóng có bước sóng 1m.

một điểm A nằm ở khoảng cách L kể từ S1 v AS1 vuông góc S1S2.Tính giá trị cua L để tại A có được cực tiểu của gia

thoa: A,L=3,75m B.L=0,58m C,A,B sai D A, B đúng

3,một con lắc lò xo gồm vật nhỏ m=0,2kg và lò xo k=20N/m.Vật nhỏ dc đặt trên giá đỡ cố định năm ngang trục lò xo.Hệ số ma sát trượt giưa 2 giá dỡ và vật nhỏ

là 0,01.từ vị trí lò xo o bị biến dạng ,truyên cho vật vs v=1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trg gioi hạn đàn hồ lò xo .Lấy g=10m/s2.tính độ đàn hồi cưc đại

cua lo xo trong qua trìh dao động:

A.1.89N B.1,98N C,0,099N D.3,96N
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : thehouseofapple

1, Đoạn mạch chứa R = 30 ôm nối tiếp L. Ul = 120 V. Cường độ dd và điện áp tức thời lệch pha nhau góc pi/6.
Cường độ dd và điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây lệch pa góc pi/3. I =?
# cuộn dây có điện trở thuần [TEX]r[/TEX]. Giản đồ
48.png

# [TEX]U_r= OE=AB= U_L \tan 30^0=40\sqrt{3}V[/TEX]
[TEX]U_R+U_r= OD=AC=U_L \tan 60^0 =120\sqrt{3} V[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U_R=120\sqrt{3}-40\sqrt{3}=80\sqrt{3} V[/TEX]

# vậy [TEX]I=\frac{U_R}{R}=\frac{80\sqrt{3}}{30}=\frac{8\sqrt{3}}{3}[/TEX]

3, Dùng vôn kế có điện trở rất lớn đo đc UR = 50V, Ud = 30 căn 2 , Ud sớm pa hơn I góc pi/3. UC= ?
Em sửa lại đề rồi anh ạ. Dạo này chỗ em cắt điện luân phiên nên em vội vội post bài , k kịp xem lại đã mất điện tiếp :(.
Lần sau em sẽ chú ý hơn. :)
Anh cho em xin cái hình nhé.
Tất cả các dữ kiện đều liên quan đến R, r, L. ko có một dữ kiện nào kết nối với [TEX]C[/TEX] cả thì làm sao tính được [TEX]C[/TEX]?

Trả lời : saphira123
Anh cho em hỏi 1 câu: lực tác dụng lên điểm treo của con lắc lo xo là lực đàn hồi hay lực hồi phục

sr nhầm, đã sửa, con lắc lò xo chứ ko phải con lắc đơn

# Treo -> con lắc lò xo thẳng đứng (hoặc nằm trên mặt phẳng nghiêng)

# Lực tác dụng lên điểm treo của con lắc lò xo là hợp lực của lực đàn hồi và thành phần trọng lực ( nếu con lắc thẳng đứng thì chịu nguyên trọng lực [TEX]P=mg[/TEX], nhưng nếu con lắc lò xo nằm trên mp nghiêng góc [TEX]\alpha[/TEX] so với mặt đất thì chỉ chịu một phần trọng lực [TEX]P_t = mg \sin\alpha[/TEX])

# Để đơn giản xét trong TH con lắc thẳng đứng, con lắc nghiêng hoàn toàn tương tự. Chọn chiều dương hướng xuống, gốc O ở VTCB -> lực tác dụng lên điểm treo:
[TEX]F=mg - k(\Delta l+x) =[mg -k\Delta l]-kx = -kx[/TEX]
Vậy nó là lực hồi phục.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : hattieupro

a xem cho e mấy câu lý thuyết
câu 1
khi chiếu 1 chùm sáng qua môi trường chân không lý tưởng thì cường độ chùm sáng
A .tăng lên
B.không thay đổi
C.giảm đi 1 nửa
D.có thể tăng hay giảm

a ko hiểu câu này lắm. chiếu từ MT bất kỳ quan chân ko à? hay thế nào?

câu 2
hiệu suất của 1 laze
A.=1
B.<1
C.>1
D.rất lớn so với 1
# chọn D vì laze là phát xạ cảm ứng, khi 1 photon phản xạ nhiều lần trước khi thoát ra khỏi khối chất nó kéo theo rất nhiều photon khác đi cùng.

p/s: cũng còn tuỳ ý đề hỏi là gì. nếu hỏi hiệu suất lượng tử ([TEX]H=\frac{\tex{so photon toi}}{\tex{so photon thu duoc}}[/TEX]) thì hiệu suất sẽ rất lớn hơn 1. vì hiện tượng phát xạ cảm ứng như a đã nói ở trên.

Còn nếu hỏi về hiệu suất của máy laze thì đáp án là nhỏ hơn 1 vì máy nào cũng thế, lý tưởng thì mới được bằng 1. nhưng thực tế bao h cũng nhỏ hơn 1.

câu 3
trong máy gia tốc,hạt tích điện được do
A.từ trường
B.điện trường
C.điện trường và từ trường
D.tần số quay của hạt
Cái đoạn bôi đỏ là sao thế, nghe lủng củng quá. các máy gia tốc trong chương trình phổ thông (xiclotron) đều dùng để gia tốc các hạt mang điện (proton, electron, ... ko dùng được cho neutron vì ko mang điện).

a nghĩ câu này hỏi là "các hạt tích điện được gia tốc do cái gì" . nếu thế thì là điện trường. còn từ trường chỉ làm hạt quay tròn thôi.

câu 4
1 vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn.Phía dưới vật M có gắn 1 lò xo nhẹ có độ cứng K ,đầu còn lại của lò xo gắn vật m .biên độ dao động thangr đứng của m tối đa là bao nhiêu thì dây treo chưa bị chùng
A.(mg +M): K
B.(M+m):K
C.(Mg+m):K
D.(M+2m):K
# chọn chiều dương hướng xuống
# dây chưa chùng -> nó căng -> M đứng yên -> lực căng dây cân bằng với [trọng lực + lực đàn hồi]
[TEX]T=Mg+k(\Delta l -x)=Mg+ mg-kx=(M+m)g-kx[/TEX]
Dây ko chùng -> [TEX]T_{min} \geq 0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow (M+m)g-kx_{max} \geq 0 \Rightarrow (M+m)g-kA \geq 0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow kA \leq (M+m)g \Rightarrow A \leq \frac{(M+m)}{k}[/TEX]

với cả a giúp e tóm tắt lý thuyết phần động cơ xoay chiều ,máy 3 pha ......với ạ
sao học lý thuyết phần ấy hoài mà chẳng nhớ được?
Bây h anh đang bận nên ko có t/g tổng hợp lý thuyết. cũng chưa biết khi nào rảnh. nếu tổng hợp được a sẽ pm :)
 
Last edited by a moderator:
D

donghomauvang

2 oto chuyển động trên một con đường theo cùng một chiều với tốc độ 30m/s10m/s. Xe đi nhanh hơn khi chuẩn bị vượt qua xe kia thì bóp còi xin đường với tần số 750hz. Lấy vận tốc âm trong ko khí là 330m/s. Người ngồi trong xe phía trươc nghe thấy âm của tiếng còi có tần số là bao nhiêu?
 
S

seesky

Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp a và b dao động với phương trình Ua=Ub=Acos(wt). tại điểm M trên đoạn ab, M cách trung điểm O của đoạn ab 5cm ta thấy sóng có biên độ cực tiểu, giữa M và O có 2 gợn sóng cực đại. biết a và b cách nhau 33cm, số đường hupebol cực đại cắt đoạn ab bằng bao nhiêu?
A.15 B.16 C.17 D.18
giúp với nhé!!!
 
N

nuhoangsongnin2

mọi người giúp nha.

con lắc lo xo dd đh trên mặt phẳng ngang vơi T=1,5 s và biên độ A=4cm,pha ban đầu là 5pi/6 tính từ lúc t=0,vật có toạ độ x=-2 cm lần thứ 2005 vào thời điểm nào.
cho mình phương pháp tổng quát luôn nha,cả trong dd thang đứng .
 
S

saphira123

Anh làm hộ tiếp em 2 câu này nha:
1) mắc vào nguồn điện xoay chiều có điên áp hiệu dụng là 200 V, f=5o HZ một mạch gồm biến trở R= 100 om mắc nối tiếp cưộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và một tụ điện C= 10^-4/pi. Điều chỉnh L sao cho điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Vào thời điểm cường độ dòng điện trong mạch i= căn 2 A thì điện áp 2 đầu tụ điện có độ lớn là :

2)Đặt vào 2 đầu đoạn mạch R, C nối tiếp điện áp u=100cos(100pi.t - pi/4). R= 50 ôm, C= (2.10^-4)/pi. Lúc điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch đạt cực đại thì điện áp giữa 2 bản tụ bằng:
 
L

lion5893

bài tập

Trả lời : lion5893



Câu 1 đã có bạn chữa rồi, bạn lion pm qua wall là ko hiểu câu này nên a chữa nốt :)
# khi điện áp cuộn dây đạt cực đại thì sau [TEX]\frac{T}{4}[/TEX] điện áp của nó sẽ bằng 0 ( giống như sau [TEX]\frac{T}{4}[/TEX] vật từ biên về VTCB). mà bài cho là lúc này điện áp đoạn mạch đạt cực đại -> [TEX]U_d[/TEX] và [TEX]U[/TEX] vuông pha nhau. chính xác là [TEX]U_d[/TEX] sớm pha [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với [TEX]U[/TEX]

Em chú ý là [TEX]U_d[/TEX] sớm pha [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với [TEX]U[/TEX] chứ ko phải [TEX]U_X[/TEX].

# Vậy [TEX]X[/TEX] chứa tụ điện. vì tụ điện mới có thể làm [TEX]U[/TEX] trễ pha [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với [TEX]U_d[/TEX]. Kỹ hơn.

- Nếu chỉ có R -> U chỉ có thể trễ pha hơn [TEX]U_d[/TEX] 1 góc nhỏ hơn [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] vì [TEX]U_R[/TEX] nằm trên trục hoành.
- Nếu chỉ có L -> U sẽ sớm pha hơn [TEX]U_d[/TEX] chứ ko phải là trễ pha. Em vẽ cái giản đồ vector tượng trưng là thấy
:((. hjx hjx sorry tại ngại gõ nên em k0 viết đáp án. nguyên văn đề thế này này:
Câu 2:cho cuộn dây có
latex.php
=50căn 3, r=50 ôm mắc nối tiếp với đoạn mach điện X gồm 2 trong 3 phần từ R,L,C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. trong X chứa các phần tử thỏa mãn:

A. Gồm C,L thỏa mãn ZC -ZL=50 căn3
B. gồm C và R thỏa mãn [TEX]\frac{R}{ZC}=2[/TEX]
C. gồm C và R thỏa mãn [TEX]\frac{R}{ZC}=\sqrt{ 3}[/TEX]
D. gồm R và L thỏa mãn [TEX]\frac{R}{ZL}=\sqrt{ 3}[/TEX]
bài này của là đề tự luyện số 15 của thầy hùng..thầy chữa là Uday sớm pha hơn Ux góc pi trên 2. đáp án C.
em k0 hiểu lắm. hay cái đề bài có vấn đề hả anh...??..?? em cứ nghĩ là đề trên họcmai thi k0 sai cơ
Anh xem cho em mấy câu lí thuyết này nữa nha:
câu 1: 1 đặc điểm của sự phát quang là:
A. mọi vật khi kích thích đến 1 nhiệt độ thích hợp thì sẽ phát quang
B. quang phổ của vật phát quang phụ thuộc vào ánh sáng kích thích
C. quang phổ của vật phát quang là quang phổ liên tục (quang phổ ?)
D. bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật
Đáp án D. nhưng em lơ mơ lắm.. anh chỉ cho em A,B,C sai chỗ nào nhé..
Câu 2:
1 vật dao động điều hòa theo 1 trục cố định mốc thế năng ở vị trí cân bằng thì:
A. động năng và thế năng của vật có độ lớn bằng nhau 4 lần trong 1 chu kí
B. vật đi từ vị trí cân bằng ra biên vận tốc và gia tốc có độ lớn tăng dần
C. thế năng của vật =1/2 cơ năng sau những khoảng thời gian = nhau và = 1/4 chu kỳ
D. thế năng của vật =1/2 cơ năng sau những khoảng thời gian = nhau và = 1/2chu kỳ
đáp án C.em vẽ vong tròn ra thì thấy A cũng đúng mak.
tại A/căn 2: 2 lần và tại -A/căn 2: 2 lần
anh giúp em với...
 
Last edited by a moderator:
H

hattieupro

câu 1
cho 3 dao động điều hoà cùng tần số ,cùng phương là
x1=8cos(20pi t +5pi :12)
x2=Acos(20pi t - pi :12)
x3=5cos(20pi t+ phi)
cho biên độ dao động tổng hợp là 15 cm
hỏi A không thể nhận giá trị nào?
A.6,5 cm
B.5,2 cm
C.10 cm
D. 18,3 cm

câu 2
tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bản chất là sóng điện từ có bước sóng dài ngắn khác nhau nên
A.chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều
B................................................điện trường đều
C.có khả năng đâm xuyên khác nhau
D.chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp đieenj
câu này e nghĩ là C nhưng đáp án là A
với cả e hỏi trong từ trường đều khác gì so với điện trường đều ạ?

câu 3
2 vật A,B lần lượt có khối lượng là 2m ,m được nối với nhau và treo vào lò xo thẳng đứng bằng các sợi dây
mảnh không dãn. g là gia tôc rơi tự do .khi hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng người ta cắt đứt dây nối 2 vật. gia tốc của A,B ngay sau khi đứt dây là?
(a vẽ hình hộ e nhé e không biết vex hình hic)
hình vễ có lò xo treo vào giá thí nghiệm .dưới lò xo là vật A- ở trên, vật B ở dưới)

câu 4
1 hộp đen chứa 1 phần tử và 1 linh kiện nào đó .nếu ta mắc dòng điện 1 chiều I=2A qua hộp thì thấy công suất là P, khi ta thay dòng đieenj trên bằng dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng đúng bằng 2 A thì công suất chỉ còn lại là P/2
phần tử và linh kiện trong hộp X là?
 
5

5fox

Trả lời bạn thehouseofapple :

Mã:
2,Đoạn mạch AB gồm AM nối tiếp MB. AM chứa R-L . MB chứa C. C= 0.05/pi (mF). F= 50Hz
Điện áp tức thời 2 đầu đoạn MB và AB lệch pa góc pi/3. L= ?

theo mình thì giải thế này

untitled.JPG




ko biết gõ latex :D
 
H

hoathan24

Trả lời : hoathan24



46.png

# độ lệch pha của dao động tổng hợp tại M với 2 nguồn: [TEX]\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}=\frac{2\pi d}{\lambda}[/TEX] (với [TEX]d=d_1=d_2[/TEX])

# M ngược pha 2 nguồn -> [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=(2k+1)\pi \Rightarrow d=\frac{(2k+1)\lambda}{2}=4k+2 (cm)[/TEX]

# do [TEX]d \geq OA \Rightarrow 4k+2 \geq 3\sqrt{2} \Rightarrow k \geq 0,56[/TEX]
Để M gần AB nhất -> [TEX]k[/TEX] min -> [TEX]k=1[/TEX]
Vậy [TEX]OM= 6 cm[/TEX]


.

anh xem lại em cái câu này đáp án D là đúng
ở trên 6cm là anh tính ra MA rồi dùng pitago mới ra MO anh edit lai đi :D

From Rocky: ok, a đã edit rồi, lúc tính ra AM rồi nên quên là OM luôn. Thanks e :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom