[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

L

lion5893

:)

một vật điều hòa dao động theo phương trình x=A.cos(2pi/T +pi/3). ở thời điểm nào vận tốc đạt cực đại ?
t=0
t=2T/3
t=T/4
t=7T/12

sao bài này mình ra t=5T/12 nhĩ :)

vận tốc cực đại khi vật qua vị trí cân bằng lần đầu tiên@-)...>t=0 vật đang ở vị trí A/2
vật đi theo chiều âm , quay lại vị trí cb mất t=5T/12 mới đúng chứ nhĩ
t=0 vật ở vị trí A/2. đến vị trí cân bằng lần đầu tiên t=T/12
đến vị trí cân bằng lần 2: t=T/12 + T/2 = 7T/12
=> D
 
H

huutrang93

Bonus thêm cho anh rocky vài câu. Cảm ơn em đi nhé.
1.Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng l vào catốt của tế bào quang điện triệt tiêu là Uh. Thay bức xạ trên bằng bức xạ thì hiệu điện thế hãm giảm một nửa. Giới hạn quang điện của kim loại làm catốt bằng
2.Trong thí nghiệm Y-âng với ánh sáng trắng có bước sóng 0,38 < lamda < 0,76 , hai khe cách nhau 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D thì chiều rộng quang phổ bậc 1 đo được 1,52mm. Khi màn dịch chuyển ra xa một đoạn thì chiều rộng quang phổ bậc 1 đo được 1,824mm. Màn đã dịch chuyển một đoạn bằng:

Câu 1:
[TEX]\frac{hc}{\lambda _1}=eU_h+A[/TEX]
[TEX]\frac{hc}{\lambda _2}=0,5e.U_h+A[/TEX]
Nhân 2 vào phương trình dưới rồi lấy 2 cái trừ nhau là được

Câu 2:
Đối với bước sóng 0,38
[TEX]i_1=\frac{\lambda _1D}{a} \Rightarrow x_1=\frac{\lambda _1D}{a}[/TEX]
Đối với bước sóng 0,76
[TEX]i_2=\frac{\lambda _2D}{a} \Rightarrow x_2=\frac{\lambda _2D}{a}[/TEX]
[TEX]x_1-x_2=1,52 \Leftrightarrow D=\frac{1,52a}{\lambda _1-\lambda _2}[/TEX]
tương tự, ta có
[TEX]D'=\frac{1,824a}{\lambda _1-\lambda _2} \Rightarrow \Delta D=D'-D[/TEX]
 
T

trinhchithanh_1689

Anh ơi cho em hỏi 2 bài khó này nhé!hihi
Bài 1: Khi mắc dụng cụ P vào điện áp xoay chiều có gt hiệu dụng bằng 220V thì thấy cường độ dòng điện trong mạch bằng 5,5 A và trễ pha so vs điện áp đặt vào là pi/6.Khi mắc dụng cụ Q vào điện áp xoay chiều trên thì cường độ dòng điện trong mạch vẫn là 5,5A nhưng sớm pha so vs điện áp đặt vào 1 góc pi/2.Cường độ dòng điện trong mạch khi mắc điện áp vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp,và độ lệch pha so vs điện áp là?

Bài 2:Đặt điện áp xoay chiều có gt hiệu dụng U vào 2 đầu 1 hộp đen X thì dòng điện trong mạch có giá trị I=0,25 A và sớm pha pi/2 so vs điện áp 2 đầu hộp đen X.Cũng đặt điện áp đó vào 2 đầu hộp đen Y thì dòng điện trong mạch vẫn có cường độ hiệu dụng 0,25A nhưng cùng pha so vs 2 đầu đoạn mạch .Nếu đặt điện áp trên vào 2 đầu đoạn mạch gồm X,Y mắc nối tiếp thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là?
 
H

huutrang93

Anh ơi cho em hỏi 2 bài khó này nhé!hihi
Bài 1: Khi mắc dụng cụ P vào điện áp xoay chiều có gt hiệu dụng bằng 220V thì thấy cường độ dòng điện trong mạch bằng 5,5 A và trễ pha so vs điện áp đặt vào là pi/6.Khi mắc dụng cụ Q vào điện áp xoay chiều trên thì cường độ dòng điện trong mạch vẫn là 5,5A nhưng sớm pha so vs điện áp đặt vào 1 góc pi/2.Cường độ dòng điện trong mạch khi mắc điện áp vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp,và độ lệch pha so vs điện áp là?

Bài 2:Đặt điện áp xoay chiều có gt hiệu dụng U vào 2 đầu 1 hộp đen X thì dòng điện trong mạch có giá trị I=0,25 A và sớm pha pi/2 so vs điện áp 2 đầu hộp đen X.Cũng đặt điện áp đó vào 2 đầu hộp đen Y thì dòng điện trong mạch vẫn có cường độ hiệu dụng 0,25A nhưng cùng pha so vs 2 đầu đoạn mạch .Nếu đặt điện áp trên vào 2 đầu đoạn mạch gồm X,Y mắc nối tiếp thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là?

Bài 1:
Dụng cụ P
Dòng điện trễ pha pi/6 nên
R=\sqrt{3}Z_L
cường độ bằng 5,5 A nên
[TEX]R^2+Z_L^2=1600 \Rightarrow R=40\sqrt{3} (\Omega); Z_L=40 \Omega[/TEX]
Dụng cụ Q
Dòng điện sớm pha pi/2 nên Q chỉ có tụ điện
cường độ bằng 5,5 A nên [TEX]Z_C=40 (\Omega)[/TEX]
Vậy mạch nối tiếp có [TEX]I=\frac{11}{2\sqrt{3}}, \varphi =0[/TEX]

Bài 2:
Hộp đen X
Cường độ sớm pha pi/2 nên hộp đen chỉ có tụ điện Z_C=4U
Hộp đen Y
Cường độ cùng pha nên hộp đen chỉ có điện trở R=4U
[TEX]I=\frac{U}{\sqrt{R^2+Z_C^2}}=\frac{1}{4\sqrt{2}}[/TEX]

Ấy ơi ấy xem lại câu 1 hộ mình vì đáp án là I=5,5 A và sớm pha hơn điện áp là pi/6 cơ.Còn câu 2 thì đúng rồi ấy ạ.

à, mình giài hệ nhầm, cảm ơn nhé

Dụng cụ P
[TEX]R=20\sqrt{3}; Z_L=20[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z=40 \Omega \Rightarrow I=5,5A[/TEX]
[TEX]tan \varphi =\frac{20-40}{20\sqrt{3}}=\frac{-1}{\sqrt{3}}[/TEX]
Vậy điện áp trễ pha pi/6
 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

Giúp em bài này với, thank anh
1) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là[TEX]\frac{\pi }{3}[/TEX]. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng [TEX]\sqrt{3} [/TEX]làn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây. ĐỘ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trên là:
A.[TEX]\frac{2\pi }{3} [/TEX]
B.0
C.[TEX]\frac{\pi }{2} [/TEX]
D.[TEX]\frac{-\pi }{3} [/TEX]
P/s: Anh giải giúp em bằng phương pháp giãn đồ ấy^^!
 
T

trinhchithanh_1689

iúp em bài này với, thank anh
1) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng làn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây. ĐỘ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trên là:
A.
B.0
C.
D.
P/s: Anh giải giúp em bằng phương pháp giãn đồ ấy^^!
________

tan (pi/3)=U_L/U_R=căn 3 ===>U_L=U_R căn 3.
U_C=căn 3 U_d=2căn 3 U_R
====>góc giữa i và u mạch là tan phi= (-U_R căn 3)/U_R= -căn 3 ====>u trễ pha so vs i là pi/6 ====>đáp án A.__________
 
M

mua_lanh_0000

Câu 1:
Công thức tính biên độ tổng hợp của dao động cưỡng bức với [TEX]\omega_0[/TEX] là tần số góc của hệ, [TEX]\omega[/TEX] là tần số góc của ngoại lực, A_0 là biên độ ngoại lực
[TEX]A=\mid \frac{\omega_0^2}{\omega_0^2-\omega^2}\mid A_0 [/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow A=\mid \frac{k}{k-m\omega^2}\mid A_0 [/TEX]
[TEX]A_1=A_2 \Rightarrow \mid \frac{k}{k-m\omega_1^2} \mid A_0=\mid \frac{k}{k-m\omega_2^2} \mid A_0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow k-m\omega_1^2=m\omega_2^2-k[/TEX]
vậy tính đến cuối cùng thì [TEX]k=2{\pi }^{2}m\left({{f}_{1}}^{2}+{{f}_{2}}^{2} \right)[/TEX]
nhưng đ/a lại là: [TEX]k=\frac{{\pi }^{2}.m.\left({f1}^{2}+3{f2}^{2} \right)}{4}[/TEX]
Xem lại giumf với! và cả công thức tình A đó, bạn chỉ mình cách cm mới để dễ nhớ hơn. Thank
thêm 1 bài nữa, bài này gặp trên mục tin nhắn của anh Rocky, (sr em ko cố ý đâu), thấy bài ý, nghĩ ko ra nên đem lên này, anh giải cho em cùng xem ^^
lion5893 said:
bai1:Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=100g ,dao động trên mặt phẳng ngang , được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm.Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn u=0.1 .Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là
A.0,177s
B.0,157s
C.0,174
D.0,182
 
Last edited by a moderator:
N

namtuocvva18

Bai Tap:
Một con lăc lo xo có độ cứng [TEX]k=10N/m[/TEX] khối lượng vật nặng [TEX]m=100g[/TEX], dao dộng trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí là xo dãn 5cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn [TEX]u=0,1[/TEX]. Thời gian chuyển đọng từ lúc ban đầu dến lúc lo xo không biến dạng lần đầu.
A.0,177s
B.0,157s
C.0,174s
D.0,182s
Giải:
Bien độ dao động ban đầu [TEX]A=5cm[/TEX]
Vị trí cân bằng mới sau [TEX]\frac{1}{4}[/TEX] đầu tiên cách vị trí cũ.
[TEX]x=\frac{umg}{k}=1cm[/TEX]
Biên độ dao đông mới:
[TEX]A=4cm[/TEX]
Thời gian di từ vị trí biên đến vi trí cân bằng mói là [TEX]t_1=\frac{T}{4}=0,157s[/TEX]
Thời gian di từ vi trí cân bằng mới đến vị trí cân bằng cũ (vị trí lò xo không giãn là: [TEX]t_2[/TEX]

Góc [TEX]sinA=\frac{1}{4}[/TEX]
[TEX]A=wt_2[/TEX]
[TEX]=>t_2=0,025s[/TEX]
Thòi gian thoả mãn yêu cầu bài toán:
[TEX]t=t_1+t_2=0,182s[/TEX].
=>D
 
N

nguyentuvn1994

giúp em bài này :
Mạch điện gồm cuộn dây và tụ điện ghép nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp 60V-50Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây bằng điện áp hiệu dụng trên tụ điện và bằng 60V. Hệ số công suất của mạch điện là:

A.0,125
B.0,5
C.0,87
D.0,75
 
H

hanhhoa_trantao

giúp em bài này :
Mạch điện gồm cuộn dây và tụ điện ghép nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp 60V-50Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây bằng điện áp hiệu dụng trên tụ điện và bằng 60V. Hệ số công suất của mạch điện là:

A.0,125
B.0,5
C.0,87
D.0,75

bài này làm gì có R mà có hệ số công suất hả bạn********************************************************????kì nhỉ?cos phi=0
 
T

toi_yeu_viet_nam

bài này làm gì có R mà có hệ số công suất hả bạn********************************************************????kì nhỉ?cos phi=0

Phát biểu liều ghê
Ta có:Giải sử cuộn dây thuần cảm nên [TEX]U=|U_L-U_C|=0[/TEX]--->vô lí rồi nè nên dây có r khác 0
[TEX]U^2=(U_L-U_C)^2+U_R^2[/TEX]

[TEX]U_L^2+U_R^2=U_C^2[/TEX]

[TEX]U_C=60[/TEX]

[TEX]cos\varphi=\frac{U_R}{U}[/TEX]
 
L

lion5893

bai1:Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=100g ,dao động trên mặt phẳng ngang , được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm.Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn u=0.1 .Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là
A.0,177s
B.0,157s
C.0,174
D.0,182
bài này có bạn nói như sau:
0.157 mới chỉ là thời gian vật đi đến VTCB mới lần đầu chưa phải là thời gian vật đi đến VT lò xo ko biến dạng.
Trong giao động tắt dần này có 2 VTCB mới đối xứng nhau qua VTCB ban đầu O(vị trí lò xo ko biến dạng)
tính toán thấy O1O=1cm
nếu mak nói như thế thì sẽ => ra ngay cái phương trình
latex.php

theo em thì độ giảm biên độ là [TEX]\large\Delta[/TEX]A=4Fms/k=0,04(m)
=> A' =0,05-0,04=0,01(m)
=> OO1 =0,01. nhưng em không hiểu là sao O1 lại là VTCB mới. anh ROCKY giúp em với

p/s: à há. câu này hóa ra cũng có điểm giống câu đề 2010 nó hỏi là tốc độ đạt cực đại là bao nhiêu??
ở vị trí cân bằng mới thì cũng chính là ở thời điểm có tốc độ đạt cực đại . thì Fms phải cân băng với lực đàn hồi của lò xo => k.x= [TEX]\mu[/TEX].m.g=> x=0,01 m
 
Last edited by a moderator:
D

donghomauvang

cho mạch xc RLC (cuộn dây thuần cảm) mắc nt trong đó cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng & tần số ko đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của mạch sẽ:
A. luôn tăng
B. luôn giảm
C. ko thay đổi
D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm

Em ko hiểu vì sao lại chọn đáp án D. Mong anh rocky giải thích giúm vs nhé!
 
L

lion5893

Giúp em bài này với, thank anh
1) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là[TEX]\frac{\pi }{3}[/TEX]. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng [TEX]\sqrt{3} [/TEX]làn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây. ĐỘ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trên là:
A.[TEX]\frac{2\pi }{3} [/TEX]
B.0
C.[TEX]\frac{\pi }{2} [/TEX]
D.[TEX]\frac{-\pi }{3} [/TEX]
P/s: Anh giải giúp em bằng phương pháp giãn đồ ấy^^!
trả lời ông bạn nè :)
untitled38.jpg

dựa vào hình vẽ nhé x=U(dây).sin60=[TEX]\sqrt{3}[/TEX]/2.U(dây)
mak Uc=[TEX]\sqrt{3} [/TEX]U (dây)
=>x=1/2 Uc => tam giác đó cân => cái đường ở giữa cũng là phân giác=> độ lệch pha = 120 độ= 2pi/3
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

cho mạch xc RLC (cuộn dây thuần cảm) mắc nt trong đó cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng & tần số ko đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của mạch sẽ:
A. luôn tăng
B. luôn giảm
C. ko thay đổi
D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm

Em ko hiểu vì sao lại chọn đáp án D. Mong anh rocky giải thích giúm vs nhé!

Ban đầu Z_C>Z_L

C tăng thì Z_C giảm nên (Z_L-Z_C)^2 giảm nên P tăng
Z_C giảm đến Z_L=Z_C thì P cực đại, sau đó tăng C tiếp thì P giảm xuống lại

vậy tính đến cuối cùng thì [TEX]k=2{\pi }^{2}m\left({{f}_{1}}^{2}+{{f}_{2}}^{2} \right)[/TEX]
nhưng đ/a lại là: [TEX]k=\frac{{\pi }^{2}.m.\left({f1}^{2}+3{f2}^{2} \right)}{4}[/TEX]
Xem lại giumf với! và cả công thức tình A đó, bạn chỉ mình cách cm mới để dễ nhớ hơn. Thank
thêm 1 bài nữa, bài này gặp trên mục tin nhắn của anh Rocky, (sr em ko cố ý đâu), thấy bài ý, nghĩ ko ra nên đem lên này, anh giải cho em cùng xem ^^

Công thức đó mình thấy trong GTVL 12 tập 2

Chứng minh tổng quát thì chưa thấy, còn trong GTVL 12 có bài chứng minh cho 1 trường hợp đặc biệt (con lắc lò xo treo trong thang máy)
 
H

hoathan24

giúp em mấy câu nha !
câu 1một đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây không thuần cảm và một tụ C hiệu điện thế 2 đâu cuộn cảm lệch pha 90do so với điện áp 2 đầu mạch nếu dảm điện dung của tụ điện C thì hiệu điện thế 2 đầu cuôn dây sẽ
A tăng
B giảm
C tăng rồi giảm
D giảm rồi tăng
câu 2 con lắc đơn dao động tại nơi có g=10m/s^2 biên độ góc nhỏ 0,1rad khi qua VTCB có vận tốc 50cm/s chiều dai dây treo là
A 2m
B 2,5m
D 1,5m
C 1m

em làm ra 2,5m
câu 3 chon đáo án sai về quang phổ phát xa
A quang hổ của ánh sáng do các chất lỏng khí bị nung nóng đến nhiệt độ cao phát ra quang phả phát xạ của chúng
B quang phổ phát xạ gồm qunag phổ vạch và quang phổ liên tục
C quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp phát ra bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt
D quang phổ liên tục là dải màu liên tục từ đỏ đến tím
câu 4
trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng a= 1mm, D=2m ánh sáng dùng trong thí nghiệm [TEX]\lambda = 0,5 micro m[/TEX] M và N là hai điểm quan sát ở cùng một bên so với vân trung tâm và có khoảng cách đến vân trung tâm lần lượt là 2,5 mm và 9mm .Giữa M và N có số vân sáng vân tối là ????
câu 5
hai nguồn sóng phát sóng cơ tại hai điểm A ,B cùng tần số biên đô, cùng pha nằn sâu trong một bể nước xét hai điểm nằm điểm M nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn và điểm N nằm trên đường thẳng AB có hiệu khoảng cách tới A và B bằng một số bán nguyên lần bước sóng coi biên độ sóng không đổi . chon đáp án đúng
A phần tử nước ở M dao động, ở N đứng yên
B phần tử nước ở N dao động, ở Mđứng yên
C các phần tử nước ơ M và N đều đứng yên
D các phần tử nước ở M và N đều giao động
:khi (181):
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

Anh rocky giúp em nha:
Câu 1: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng dùng khe Iang, chiều đồng thời 2 bức xạ có bước sóng là [TEX]\lambda_1[/TEX]=0,63[TEX]\mu[/TEX]m và [TEX]\lambda_2[/TEX](có màu tím), thì thấy vân sáng bậc 0,2,4 của bức xạ [TEX]\lambda_1[/TEX] trùng với các vân sáng của bức xạ [TEX]\lambda_2[/TEX]. tính [TEX]\lambda_2[/TEX]
A.420nm
B.380nm
C.400nm
D.440nm
Câu 2:cho cuộn dây có [TEX]Z_L[/TEX]=50căn 3, r=50 ôm mắc nối tiếp với đoạn mach điện X gồm 2 trong 3 phần từ R,L,C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. trong X chứa các phần tử thỏa mãn:

thầy giáo chữa là do sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại nên U dây sớm pha hơn [TEX]U_X[/TEX] góc pi/2. em không hiểu lắm???
 
L

lion5893

cho mạch xc RLC (cuộn dây thuần cảm) mắc nt trong đó cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng & tần số ko đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của mạch sẽ:
A. luôn tăng
B. luôn giảm
C. ko thay đổi
D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm

Em ko hiểu vì sao lại chọn đáp án D. Mong anh rocky giải thích giúm vs nhé!
P=[TEX]R.I^2[/TEX]=[TEX]\frac{R.U^2}{R^2 + (Z_L - Z_C)^2[/TEX]
ban đầu ZL>ZC. khi giảm C thì ZC tăng đến khi nào nó = ZL thì cái mẫu min => P max. sau đó nó tăng vượt quá ZL thì P phải giảm
 
N

nhoc_maruko9x


Câu 1: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng dùng khe Iang, chiều đồng thời 2 bức xạ có bước sóng là [TEX]\lambda_1[/TEX]=0,63[TEX]\mu[/TEX]m và [TEX]\lambda_2[/TEX](có màu tím), thì thấy vân sáng bậc 0,2,4 của bức xạ [TEX]\lambda_1[/TEX] trùng với các vân sáng của bức xạ [TEX]\lambda_2[/TEX]. tính [TEX]\lambda_2[/TEX]
A.420nm
B.380nm
C.400nm
D.440nm
Bậc 0 thì dĩ nhiên là trùng rồi :|
Vì cứ cách 2 vân sáng của [tex]\lambda_1[/tex] lại có 1 vân trùng nên [tex]\fr{\lambda_1}{\lambda_2} = \fr{k_2}{2}[/tex] với [tex]k_2[/tex] lẻ (để phân số này tối giản)

[tex]\Rightarrow \lambda_2 = \fr{2\lambda_1}{k_2} = \fr{1.26}{k_2} \Rightarrow k_2 = 3;\tex{ }\lambda_2 = 0.42[/tex] (vì bức xạ 2 có màu tím).

Câu 2:cho cuộn dây có [TEX]Z_L[/TEX]=50căn 3, r=50 ôm mắc nối tiếp với đoạn mach điện X gồm 2 trong 3 phần từ R,L,C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. trong X chứa các phần tử thỏa mãn:
thầy giáo chữa là do sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại nên U dây sớm pha hơn [TEX]U_X[/TEX] góc pi/2. em không hiểu lắm???
Điện áp trên dây đạt cực đại, sau đó 1/4 chu kì thì điện áp mạch đạt cực đại, bạn tưởng tượng cái hình tròn lần lượt có các điểm A, B, -A, -B ở các vị trí 0, [tex]\fr{\pi}{2}[/tex], [tex]\pi[/tex], [tex]\fr{3\pi}{2}[/tex]. [tex]U_d[/tex] ứng với vecto OA khi nó cực đại, sau 1/4 chu kì tức là nó quay đến vị trí OB, khi đó [tex]U_{AB}[/tex] cực đại ứng với OA, vậy là đúng một góc [tex]\fr{\pi}{2}[/tex]
 
N

nguyentuvn1994

giúp em bài này :
Mạch điện gồm cuộn dây và tụ điện ghép nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp 60V-50Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây bằng điện áp hiệu dụng trên tụ điện và bằng 60V. Hệ số công suất của mạch điện là:

A.0,125
B.0,5
C.0,87
D.0,75

bài này làm gì có R mà có hệ số công suất hả bạn********************************************************????kì nhỉ?cos phi=0

Bài ấy mình giải được rồi bạn đáp án ra 0,87 :D ko cần R đâu, chỉ cần tính tỉ lệ giữa [tex]\frac{U_r}{U}[/tex] là ra thôi bạn :D
 
Top Bottom