[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời : binhminh291085

cho em hoi cach tim so van sang trung nhau cua hai buc xa

Điều kiện vân trùng: [TEX]k_1i_1=k_2i_2 \Leftrightarrow k_1\lambda_1=k_2\lambda_2[/TEX]
sau đó em tìm bội số chung cho k1 và k2. Nếu vân trùng gần nhất ứng với BCNN.

Trả lời : 191109
1 mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và 2 tụ C giống nhau mắc nối tiếp.khoá K mắc ở 2 đầu 1tụ C.Hiệu điện thế cực đại 2 đầu bộ tụ điện la Uo.Mạch đang hoạt động thì đóng khoá K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trương trong mạch đang bằng nhau.Hiệu điện thế cực đại trong mạch sau đó là?

Edit : 28/05/2011

Chắc là hình thế này:
30.png


Do C1=C2=C nên bộ tụ có điện dung là C/2. Năng lượng toàn phần là [TEX]W=\frac{CU_0^2}{4}[/TEX]
Mỗi tụ có : [TEX]W_1=W_2=\frac{CU_0^2}{8}[/TEX]

Khi năng lượng điện = từ -> năng lượng trên bộ tụ còn một nửa, và lúc này mỗi tụ còn [TEX]W_1=W_2=\frac{CU_0^2}{16}[/TEX]
Năng lượng trên cuộn cảm lục này bằng: [TEX]\frac{CU_0^2}{8}[/TEX]

Khi ngắt K thì năng tụ 1 con như bỏ đi, và năng lượng nó đang chiếm giữ cũng mất luôn theo nó.

Bây h hệ gồm 1 tụ + 1 cuộn cảm và năng lượng tụ bằng năng lượng của tụ + của cuộn cảm: [TEX]W=\frac{CU_0^2}{16}+\frac{CU_0^2}{8}=\frac{3CU_0}{16}[/TEX]
Gọi hiệu điện thế cực đại trong mạch sau đó là [TEX]U_0\prime[/TEX] ->
[TEX]\frac{CU_0\prime^2}{2}=\frac{3CU_0^2}{16} \Rightarrow U_0\prime=\sqrt{\frac{3}{8}}U_0[/TEX]


Trả lời : runa_nice
cho hỏi tí. lò vi sóng và hồ quang điện cái nào là nguồn phát tia tử ngoại mạnh hơn nhỉ. Mình thấy trong sách GK 12 nâng cao ghi là hồ quang điện nhưng đáp án lại chọn là lò vi sóng?????

Hồ quang điện mạnh hơn chứ.Lò vi sóng có bộ phận phát ra sóng điện từ tần số cỡ 2500 MHz -> bước sóng cỡ trên 10cm -> nó ko ra tia tử ngoại. Sóng điện từ tần số này là vào cỡ sóng vi ba dùng trong vô tuyến điện. Còn hồ quang điện phát ra tia tử ngoại với bước sóng nhỏ hơn nhiều (cỡ dưới 0,4 micromet)

Trả lời : dolldeath153
sóng truyền theo 1 sợi dây được căng nằm ngang rất dài . Biết pt sóng tại nguồn O có dạng u(o)=aco10pi t(cm) vận tốc truyền sóng là v=5m/s Nếu M và N là 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và N là:
50cm ,150cm
giải thích giúp t nếu có thể vẽ giúp t cái hình nhá :p


Bước sóng: [TEX]\lambda=vT=1 m[/TEX]
2 điểm gần nhau nhất ngược pha cách nhau [TEX]\frac{\lambda}{2}=0,5 m[/TEX] -> OM=0,5 m
Hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha cách nhau [TEX]\lambda=1m[/TEX] -> MN=1 m
Vậy O và N cách nhau mét rưỡi :) còn hình thì đây
31.png
 
Last edited by a moderator:
P

pinkaka

Trả lời : pinkaka
Bắn 1 hạt anpha nva 1 hạt N(7,14)đung yên có pu anpha + N--->O(8.17)+p các hạt sinh ra có cùng vận tốc coi khối luong các hạt tính theo đơn vị khối luong nguyên tử xấp xỉ bằng số khối A.Gọi động năng của anpha Ka thỳ động năng Kocu O là
Ko=1/81Ka
Ko=1/9Ka
Ko =17Ka
Ko=17/81Ka


Coi klg nguyên tử xấp xỉ bằng số khối -> độ hụt khối bằng 0 và ko có sự thu hay toả NL. Vậy theo đ/l bảo toàn NL thì động năng của [TEX]\alpha[/TEX] ban đầu bằng tổng động năng của hạt Oxi và hạt proton.

Do vận tốc bằng nhau nên tỷ lệ giữa động năng của hạt O và p chính là tỷ lệ khối lượng. Vậy có hệ:
[TEX]K_O+K_p=Ka[/TEX]
[TEX]K_O=17K_p[/TEX]
[TEX]\Rightarrow K_O=\frac{17}{18}K_a[/TEX]

Anh nghĩ em ghi nhầm đáp án D : [TEX]\frac{17}{18}[/TEX] chứ ko phải là [TEX]\frac{17}{81}[/TEX]



ko đâu ak em lấy câu nj trong đề thi thử trường em mà em làm mai kung chỉ ra đk như kqua của anh
đáp án làD đấy
 
Last edited by a moderator:
C

chuyenhavip

Em đã viết hết các câu hỏi ra, mà chỉ một phút sơ sót lại phải gõ lại từ đầu :(
Câu 1:Một vật nhở khối lượng m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào 1 lò xo.Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng,chiều dương hướng xuống,vật m dao động điều hoa với phương trình x=Acos(1t) cm.Lấy g=10.Biết dây AB chỉ chịu được lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thỏa mãn điều kiện nào để dây AB luôn căng mà không đứt
Đáp số:5<=A<=10
Câu 2:phương trình dao động cơ điều hòa của 1 chất điêm khối lượng m là x=Asin(wt+2pi/3).Động năng của nó biên thiên theo thời gian với phương trình"
Đáp số:[tex]E=\frac{mw^2A^2}{4}[1-cos(2wt+pi/3)[/tex]
Câu 3:Trong giờ học thực hành,học sinh mắc nối tiếp một quạt điện xoay chiều với điện trở R=352 rồi mắc hai đầu đoạn mạch này vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 380V.Biết quạt điện này hoạt động ở chế độ định mức đặt vào quạt là 220V và khi ấy thì độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu quạt và cường độ dòng điện qua nó là x với cosx=0,8.Hãy xác định công suất định mức của quạt điện.
Đáp số 90W
Câu 4:Trong máy quang phổ,lăng kính có góc chiết quang 60 và chiết suất đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,608 và 1,635.Chùm sáng gồm 2 màu đỏ và tím chiếu vào lăng kính với góc tới là 53,95 độ.Cho biết tiêu cự của thấu kinh buồn ảnh là 40cm.Tính khoảng cách giữa 2 vệt sáng màu đổ và màu tím trên mặt phẳng tiêu diện của thấu kính buồn ảnh
Đáp số:1,856cm
Câu 5:Con lắc đơn khối lượng M treo trên sợi dây đang đứng yên.Một vật nhỏ khối lượng m=M chuyển động với động năng E theo phương ngang và chạm vào hòn bi rồi dính vào nó.Năng lượng dao động của hệ sau va chạm là
Đáp số 0,5E
Câu 6:Trong thí nghiệm giao thoa anh sáng Yang,nếu giữ nguyên các yếu tố khác,chỉ tăng dần bề rộng của 2 khe S1,S2 thì
A.Độ sáng của các vân tăng dần
B.KHoảng vân tăng dần
C.HIện tượng giao thoa không có gì thay đổi
D.Bề rộng các vân sáng tăng dần
Đáp án D(Em nghĩ là A)
Em cũng muốn hỏi là tại sao với con lắc có biện độ góc là x dao động với lực cản F thì số chu kỳ dao động nó thực hiện được lại là [tex]\frac{mgx}{F_c}[/tex]
 
D

ductuong16

2 bài hay nè anh Rocky ơi.

1)Một viên đạn khối lượng 5g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s đến găm vào một quả cầu bằng gỗ khối lượng 500g được treo lên sợi dây nhẹ, mềm và không giãn. Kết quả làm cho dây treo quả cầu bị lệch đi một góc 10 (độ) so với phương đứng. Lấy g=10m/s2. Xác định chu kì dao động của quả cầu sau đó
A.3,6s B.7,2s. C.2s. D.4s

2) Hai con lắc đơn giống nhau, mỗi con lắc có chiều dài 2m và một quả đàn hồi, được treo lên cùng một điểm. Từ VTCB, các quả cầu được kéo lệch ra hai phía đối diện nhau với các góc lệch nhỏ giống nhau rồi buông nhẹ một cách tuần tự: Sau khi quả cầu thứ nhất được buông ra và chuyển động qua VTCB thì buông quả cầu thứ hai. Hãy tính khoảng thời gian giữa hai lần va chạm liên tiếp của các quả cầu.
A.1s B.0,5s. C.1,41s. D.2s.

Lí thuyết: Câu nào đúng về dao động tắt dần và dao động duy trì:
A. Vật dao động cưỡng bức có tần số là tần số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Khi vật có cộng hưởng, cả hai loại dao động đều có tần số gần đúng bằng tần số riêng f0 của hệ
C. Vật dao động duy trì có tần số là tần số của ngoại lực
D. Cả 2 loại dao động đều là dao động tuần hoàn.
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

Trích:
Nguyên văn bởi lantrinh93
cột mốc biển báo giao thông không sử dụng chất phát quang màu tím mà dùng chất phát quang màu đỏ là gì?
A. màu tím gây chói mắt
B. không có chất phát quang màu tím
C. phần lớn đèn và các phương tiện giao thông không thể gây phát quang màu tìm mà dùng chất phát quang màu đỏ là vì ????
D. màu đỏ dể phân biệt trong đêm tối

=)) , em bấm vội quá + con mắt có vấn đề ,hj
đáp án C là :
phần lớn đèn và các phương tiện giao thông không thể gây phát quang màu tìm hoặc gấy phát quang cực yếu

hj' ,chắc C mới đúng nhĩ
một con lắc đơn dao động tắt dần , cứ sau mỗi chu kì dao động thì cơ năng con lắc lại bị giảm 0,01 lần , ban đầu biên độ góc là 90 độ. hỏi sau bao nhiêu chu kì thì biên độ góc của con lắc chỉ còn 30 độ . biết chu kì con lắc là T.cơ năng con lắc đơn được xác định bởi biểu thức [TEX]" E=mg. (1-cos\alpha _{max})[/TEX]
a.~ 69T
b. ~59T
. ~100T
d. ~200T

một con lắc đồng hồ dk coi như 1 con lắc đơn có chu kì động T=2s. vật nặng có khối lượng m=1kg, dao động tại đó có g=10m/s . biên độ góc của dao động lúc đầu là : [TEX]\alpha[/TEX] _0=5 độ . do chịu tác dụng của 1 lực cản không đổi [TEX]F_c[/TEX]= 0,001 N , nên nó dao động tắt dần .người ta dùng 1 pin có suất điện động là 3V, điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất quá trình bổ sung 25%.pin có điện luong ban đầu [TEX]Q_0 =10^4[/TEX].hỏi đồng hồ chạy dk bao lâu thì phải thay pin
t=40 ngày
t=46 ngày
t=92 ngày
t=23 ngày
 
L

lantrinh93

laze rubi không hoạt động theo nguyên tắt nào sau đây
a. Dựa vào sự phát xạ cảm ứng
b. Tạo sự tái hợp giữa electron và lỗ trống
c. Sử dụng buồng cộng hưỡng
d. Tạo sự đảo lộn mật độ

đáp án b.
A- đúng. phát xạ cảm ứng: nếu 1 nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra 1 photon năng lượng =hf, nó gặp 1 photon khác có năng lượng tương tự bay lướt qua, lúc đó nguyên tử sẵn sàng giải phóng photon có cùng năng lượng với photon lướt qua. Các photon này là photon kết hợp

c- đúng. sử dụng buồng cộng hưởng: Nếu ta cho photon kết hợp đi lại nhiều lần trong môi trường bằng cách bố trí hai gương song song ở hai đầu, trong đó 1 gương cho 50% ánh sáng đi qua (gương bán mạ), tạo hộp cộng hưởng quang học và chùm photon rất mạnh cùng pha.

Sau khi phản xạ nhiều lần lên 2 gương phần lớn photon sẽ đi qua gương bán mạ tạo ra tia laze.

D- đúng: tạo sự đảo lộn mật độ. Hay còn gọi là môi trường họat tính. Môi trường này tạo ra sự đảo mật độ, tức nhiều nguyên tử ở mức năng lượng cao hơn so với bình thường, rubi chính là 1 trong những môi trường như vậy.môi trường này có đặ điểm: 1 photon có tần số f gây ra phát xạ cảm ứng, được 2 photon, 2 photon này lại tham gia phát xạ cảm ứng .. Blah blah ... Vì mật độ ở mức năng lượng cao lớn,nên trong 1 thời gian ngắn có rất nhiều nguyên tử chuyển xuống lớp dưới.kết quả chùm sáng không bị môi trường hấp thụ mà còn bị khuếch đại lên.


câu này anh giải thích hay thật , nhưg em đọc qua không nhớ gì hết , trừu tượng thế nhĩ ?
chọn câu sai trong các câu sau:

A, phóng xạ[tex]\gamma[/tex] là phóng xạ đi kém theo phóng xạ [tex]\alpha $\beta [/tex]
b. Vì tia b- là các electron nen nó được phóng ra từ lớp vỏ nguyên tử
c. Không có sự biến đổi hạt nhân trong phóng xạ [tex]\gamma [/tex]
d. Phôtn [tex]\gamma [/tex]do hạt nhân phóng ra có năng lượng rất lớn
câu này : đáp án b là phóng xạ beta trừ đấy anh hjhj

a- đúng. Vì p/ứ hạt nhân có sự kích thích nên lúc nào cũng có px [tex]\gamma[/tex] -> nó được gọi px đi kèm
b- câu này là gì thế em ????
C- sai chắc, hạt nhân lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn
d- đúng. Người ta phải làm tường nhà máy điện hạt nhân bằng bê tông dày là để ngăn mấy cái bức xạ này nó đâm xuyên thoát ra. Nl của nó thì vô đối :))
:(( , em nhớ em làm bài kiểm tra phong1 xạ không làm biến đổi hạt nhân là phóng xạ gamma :D., phóng xạ ampha hạt nhân mới lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn:D[/COLOR]
[/quote]


From Rocky: nhìn nhầm, tưởng là alpha. phóng xạ gamma chính là phát ra photon năng lượng cao như câu A và D anh đã giải thích ấy, Photon ko có điện tích, cũng ko có klg nghỉ, nên ko làm hạt nhân biến đổi được. Nó chỉ là bx đi kèm,đáp án sai là B, p/ứ hn ko còn e đâu
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : chuyenhavip

Em đã viết hết các câu hỏi ra, mà chỉ một phút sơ sót lại phải gõ lại từ đầu :(
Câu 1:Một vật nhở khối lượng m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào 1 lò xo.Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng,chiều dương hướng xuống,vật m dao động điều hoa với phương trình x=Acos(1t) cm.Lấy g=10.Biết dây AB chỉ chịu được lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thỏa mãn điều kiện nào để dây AB luôn căng mà không đứt
Đáp số:5<=A<=10

Đoạn bôi đỏ ấy omega phải là 10 chứ ko phải 1. Anh làm ra [TEX]A \leq 5[/TEX] thôi.
[TEX]T=mg+kx[/TEX]
Để dây căng thì lực căng min (khi vật ở biên trên) phải >=0 N
[TEX] T_{min}=(mg-KA)\geq 0 [/TEX] [TEX]\Rightarrow A\leq \frac{mg}{k}=\frac{g}{\omega ^{2}}=10cm[/TEX]

Dây ko đứt thì lực căng cực đại (khi ở biên dưới) phải <=3 N
[TEX]T_{max}=(mg+kA)\leq 3\Rightarrow x\leq 5cm\Rightarrow A \leq 5 cm [/TEX]
[TEX]A\leq 5cm[/TEX]

Túm lại là [TEX]A \leq 5[/TEX]


Câu 2:phương trình dao động cơ điều hòa của 1 chất điêm khối lượng m là x=Asin(wt+2pi/3).Động năng của nó biên thiên theo thời gian với phương trình"
Đáp số:[tex]E=\frac{mw^2A^2}{4}[1-cos(2wt+pi/3)[/tex]

Cái này em viết biểu thức động năng rồi hạ bậc là ra:
[TEX]W_d=\frac{1}{2}m.v^2=\frac{1}{2}m \omega^2A^2 \sin^2 (\omega t +\frac{\pi}{3})[/TEX]

Hạ bậc theo công thức: [TEX]sin^2\alpha=\frac{1-\cos 2\alpha}{2}[/TEX]
Câu 3:Trong giờ học thực hành,học sinh mắc nối tiếp một quạt điện xoay chiều với điện trở R=352 rồi mắc hai đầu đoạn mạch này vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 380V.Biết quạt điện này hoạt động ở chế độ định mức đặt vào quạt là 220V và khi ấy thì độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu quạt và cường độ dòng điện qua nó là x với cosx=0,8.Hãy xác định công suất định mức của quạt điện.
Đáp số 90W

87.png

Áp dụng định lý cosin cho tam giác OAB:
[TEX]U^2=U_q^2+U_R^2-2U_q.U_r\cos\143^0[/TEX]
Thay số vào được phương trình bậc 2 theo [TEX]U_R[/TEX], giải ra được [TEX]U_R=180,5 \Rightarrow I=\frac{U_R}{R}=0,513[/TEX]
[TEX]P=U_q.I.\cos\varphi=220.0,513.0,8 =90,3 W[/TEX]

Câu 4:Trong máy quang phổ,lăng kính có góc chiết quang 60 và chiết suất đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,608 và 1,635.Chùm sáng gồm 2 màu đỏ và tím chiếu vào lăng kính với góc tới là 53,95 độ.Cho biết tiêu cự của thấu kinh buồn ảnh là 40cm.Tính khoảng cách giữa 2 vệt sáng màu đổ và màu tím trên mặt phẳng tiêu diện của thấu kính buồn ảnh
Đáp số:1,856cm
1/ tính góc lệch tia ló giữa hai thằng
Dùng công thức lăng kính như bình thường ra được góc ló của 2 ánh sáng
i2 đỏ [TEX]= 53,08^0[/TEX]
i2 tím [TEX]=55,74^0[/TEX]

Vậy góc lệch: [TEX]\Delta D=2,66^0=0,04643 rad[/TEX]
Khoảng cách giữa vẹt đỏ và tím tính theo công thức: [TEX]\delta=\Delta D.f=1,8572 cm[/TEX]

Câu 5:Con lắc đơn khối lượng M treo trên sợi dây đang đứng yên.Một vật nhỏ khối lượng m=M chuyển động với động năng E theo phương ngang và chạm vào hòn bi rồi dính vào nó.Năng lượng dao động của hệ sau va chạm là
Đáp số 0,5E
bài này a chữa 1 lần rồi, paste lại đây.
Trước va chạm:
Động lượng của hệ là: [TEX]P=Mv_0[/TEX] (1)
Động năng của hệ là: [TEX]W_1=\frac{Mv_0^2}{2}[/TEX] (2)

Sau va chạm:
Động lượng hệ: [TEX]P\prime=(M+M)v=2Mv[/TEX] (3)
Động năng hệ: [TEX]W_2=\frac{2Mv^2}{2}[/TEX] (4)

Áp dụng bảo toàn động luợng: [TEX]mv_0=2Mv\Rightarrow v=0,5V_0[/TEX].

Có thể thế vào (4) để rút ra [TEX]W_2=0,5E_0[/TEX] hoặc suy nhanh từ nhận xét: vận tốc giảm 2 lần, nhưng khối lượng tăng hai lần nên động năng giảm 4 (vì vận tốc bình phương) rồi tăng 2 -> giảm 2 tức còn lại [TEX]\frac{E_0}{2}=0,5 E_0[/TEX]

Em cũng muốn hỏi là tại sao với con lắc có biện độ góc là x dao động với lực cản F thì số chu kỳ dao động nó thực hiện được lại là [tex]\frac{mgx}{F_c}[/tex]
Cái này anh đã viết trong pic tổng hợp các dạng toán điển hình và pp giải rồi. a paste lại vào đây.

43.png


Ban đầu năng lượng con lắc: [TEX]W_0=mgl(1-\cos\alpha_0)\approx \frac{1}{2}mgl\alpha_0^2[/TEX] (do [TEX]\alpha_0[/TEX] nhỏ, chú ý là đo bằng rad nhé)

Sau nửa chu kỳ đầu thì biên độ góc mới là [TEX]\alpha_1 (\alpha_1 <\alpha_0)[/TEX]. Năng lượng mới là [TEX]W_1=\frac{1}{2}mgl\alpha_1^2[/TEX]

Độ giảm cơ năng: [TEX]\Delta W= W_0-W_1=\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)[/TEX] (1)

Công của lực cản sau nửa chu kỳ đầu tiên: [TEX]W_c=F_c.S=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX]

Sử dụng hằng đẳng thức: [TEX]a^2-b^2=(a-b)(a+b)[/TEX]. Rồi biến đổi linh tinh, cuối cùng rút ra:
[TEX]\alpha_0-\alpha_1=\frac{2F_c}{mg}[/TEX]

Đó là độ giảm biên độ góc sau nửa chu kỳ dao động -> thực hiện cả 1 chu kỳ dao động nó sẽ giảm

[TEX]\Delta \alpha =\frac{4F_c}{mg}[/TEX]

Vật dừng lại khi tổng độ giảm biên độ góc = [TEX]\alpha_0[/TEX]. Nên số chu kỳ vật thực hiện được cho đến khi dừng hẳn là:

[TEX]N=\frac{\alpha_0}{\Delta \alpha}=\frac{mg\alpha_0}{4F_c}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

trinhchithanh_1689

Anh ROCKY cho em hỏi bài này vs nhé!
Ở mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A,B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng uA=2cos40pi t (mm) và uB=2cos(40pi t+pi) (mm).Biết tốc độ truyền sóng on mặt chất lỏng là 30cm/s.M dao động vs biên độ cực tiểu nằm on đường vuông góc vs AB tại B (M ko trùng vx B) là điểm gần B nhất.K/c MA =?
A 20cm. B 30cm. C 40cm. D 15cm
 
T

traimuopdang_268

Trả lời : traimuopdang_268


Năng lượng ban đầu của tụ và cũng chính là NL toàn phần của mạch là: [TEX]\frac{CU_0^2}{2}[/TEX]

Khi năng lượng trên tụ còn lại 1 nửa, khi đó gọi hdt là u: [TEX]\frac{Cu^2}{2}=\frac{1}{2}. \frac{CU_0^2}{2} [/TEX]
[TEX]u=\Rightarrow \frac{U_0}{\sqrt{2}} =50\sqrt{2} V[/TEX]
Vậy [TEX]q=Cu=707,1 \mu C[/TEX]

1. Một tụ điện vs C=10microF được nạp điện đến Uo= 100V rồi cho phóng điẹn qua 1 cuộn dây lý tưởng. Tính điện tích trên tụ vào lúc đã có 1 nửa năg lương jcuar tụ chuyển thành năng lượng trong cuộn dây

D/a : q= +- 707microC
Giải
Năng lượng cực đại
[TEX]E = \frac{1}{2}CU_{o}^{2} = \frac{1}{2}.10^{-6}100^{2} = 5.10^{-3} j [/TEX]
có một nửa năng lượng nên
[TEX]W = 2,5 .10^{-3} j = \frac{1}{2}Cu^{2} \Rightarrow u = 50\sqrt{2} [/TEX]
ta có điện tích
[TEX] Q = CU = 50sqrt{2} . 10^{-6} = [/TEX]
Chúc bạn học tốt !

muốn tính q thì phải áp dụng ct q=C.u
vì đang kêu q nên phải tính u

ta có năng lượng điện trường



[TEX]W= \frac{1}{2}.C.U_0^2[/TEX]
theo đề bài 1 nửa nang lượng trong tụ chuyển hóa thành nang luong trong cuộn dây

.[TEX].> \frac{1}{2}Wc =W_l[/TEX]
mà ta có [TEX]W= W_c+W_l[/TEX]
...[TEX]>W= \frac{3}{2}W_c[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2}.CU_0^2=\frac{3}{2}\frac{1}{2}.C.u^2[/TEX]
..[TEX]>U_o=+- \sqrt{\frac{3}{2}}u[/TEX]
..> u
áp dụng vố tính q
:((
đáp án sai

A so sánh giúp e 3 bài đó ạ
1. Của bach.01 : c ý nói áp dụng ct điện tích, chứ k fai cái kia
2.Lantrinh: c ý sai chỗ nào?
Tự dưng lại lằng nhằng 2 vấn đề này oy::-SS:-SS


4. Một hiệu điện thế x/c có U=240V dc đặt vào 2 đầu 1 điện trở thuần
Cầu chì F bị đứt khi I=12A. Hỏi nếu thay hiệud diện thế x/c bằng hiệu điện thế 1 chiều 120V , thì cug vẫn cầu chì ấy sẽ bị đứt khi dòng qua nó đạt

A. 12A,
B. 24A.
C. [TEX]6\sqrt{2}[/TEX]
D. [TEX]12\sqrt{2}[/TEX]
rocky said:
Dòng xoay chiều có I hiệu dụng = 12 V -> cầu chì đứt, nghĩa là đạt [TEX]I_0[/TEX] nó mới đứt. Dòng 1 chiều cần giá trị [TEX]I\sqrt{2}[/TEX] thì mới đứt được -> đáp án D.
a lý giải bài này kiểu khác đc k. E vẫn k hiểu vì sao lại thế?

vs cả ,đáp án của nó cũng k fai là D a ạ :((



ly223.png

Trong mạch điện trên, cuộn dây ban đầu chưa có lõi sắt, đèn sáng bình thường.
Hỏi sau khi luồn lõi sắt vào cuộn dây, thì:


A. Đèn tối đi, số chỉ của vônke k đổi

B. đèn tối đi. số chỉ của vôn kế tăng

C. Đèn sáng hhown lên và số chỉ vônke k đổi

D. đèn sáng hơn lên và số chỉ vônke giảm đi

2, < chua có câu trả lời thoả đáng nhờ a xử lý hộ :D

. Một tụ điện có C=10microF được tích điện đến 1 hiệu điện thế xd. Sau đó nối 2 bản tụ điện vào 2 dầu 1 cuộn dây thuần cảm có L=1H
Bỏ qua điện trở day nối.
Sau khoảng tg ngắn nhất là bao nhiu kể từ lúc nối điện tích trên tụ có giá trị bằng 1 nửa gtri bdau

A. 1/ 600s
B.1/1200
C.1/300s
D.3/400s
 
Last edited by a moderator:
H

hattieupro

câu 1
1 mạch điện xoay chiều gồm các linh kiện lý tưởng R,L,C mắc nối tiếp. tần số góc riêng của mạch là omega1 .hỏi cần đặt vào mạch 1 hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi ,có tần số góc omega bằng bao nhiêu để hiệu điện thế U(RL) không phụ thuộc vào R
câu 2
độ phóng xạ của 1 mẫu chất phóing xạ 55Cr 24. cứ sau 5 phút được đo 1 lần cho kết quả 3 lần liên tiếp là 7,13mCi , 2,65mCi ,0,985mCi . chu kỳ bán rã của Cr đó là?
câu 3
mạch RLC nối tiếp theo thứ tự gồm tụ C,biến trở R và cuộn thuần cảm L
đặt vào 2 đầu mạch hiệu điện thế xay chiều u(AB)=Ucos(100pi t- pi:3)
thay đổi R ta thấy khi R=200 ôm thì cường độ dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế 2 đầu mạch,P=Pmax=100W và U(MB)=200V (M là điểm nằm giữa tụ vaf điện trở). Dung kháng của tụ có giá trị là?
 
C

chuyenhavip

Trả lời : chuyenhavip



Đoạn bôi đỏ ấy omega phải là 10 chứ ko phải 1. Anh làm ra [TEX]A \leq 5[/TEX] thôi.
[TEX]T=mg+kx[/TEX]
Để dây căng thì lực căng min (khi vật ở biên trên) phải >=0 N
[TEX] T_{min}=(mg-KA)\geq 0 [/TEX] [TEX]\Rightarrow A\leq \frac{mg}{k}=\frac{g}{\omega ^{2}}=10cm[/TEX]

Dây ko đứt thì lực căng cực đại (khi ở biên dưới) phải <=3 N
[TEX]T_{max}=(mg+kA)\leq 3\Rightarrow x\leq 5cm\Rightarrow A \leq 5 cm [/TEX]
[TEX]A\leq 5cm[/TEX]

Túm lại là [TEX]A \leq 5[/TEX]




Cái này em viết biểu thức động năng rồi hạ bậc là ra:
[TEX]W_d=\frac{1}{2}m.v^2=\frac{1}{2}m \omega^2A^2 \sin^2 (\omega t +\frac{\pi}{3})[/TEX]

Hạ bậc theo công thức: [TEX]sin^2\alpha=\frac{1-\cos 2\alpha}{2}[/TEX]


87.png

Áp dụng định lý cosin cho tam giác OAB:
[TEX]U^2=U_q^2+U_R^2-2U_q.U_r\cos\143^0[/TEX]
Thay số vào được phương trình bậc 2 theo [TEX]U_R[/TEX], giải ra được [TEX]U_R=180,5 \Rightarrow I=\frac{U_R}{R}=0,513[/TEX]
[TEX]P=U_q.I.\cos\varphi=220.0,513.0,8 =90,3 W[/TEX]


1/ tính góc lệch tia ló giữa hai thằng
Dùng công thức lăng kính như bình thường ra được góc ló của 2 ánh sáng
i2 đỏ [TEX]= 53,08^0[/TEX]
i2 tím [TEX]=55,74^0[/TEX]

Vậy góc lệch: [TEX]\Delta D=2,66^0=0,04643 rad[/TEX]
Khoảng cách giữa vẹt đỏ và tím tính theo công thức: [TEX]\delta=\Delta D.f=1,8572 cm[/TEX]


bài này a chữa 1 lần rồi, paste lại đây.
Trước va chạm:
Động lượng của hệ là: [TEX]P=Mv_0[/TEX] (1)
Động năng của hệ là: [TEX]W_1=\frac{Mv_0^2}{2}[/TEX] (2)

Sau va chạm:
Động lượng hệ: [TEX]P\prime=(M+M)v=2Mv[/TEX] (3)
Động năng hệ: [TEX]W_2=\frac{2Mv^2}{2}[/TEX] (4)

Áp dụng bảo toàn động luợng: [TEX]mv_0=2Mv\Rightarrow v=0,5V_0[/TEX].

Có thể thế vào (4) để rút ra [TEX]W_2=0,5E_0[/TEX] hoặc suy nhanh từ nhận xét: vận tốc giảm 2 lần, nhưng khối lượng tăng hai lần nên động năng giảm 4 (vì vận tốc bình phương) rồi tăng 2 -> giảm 2 tức còn lại [TEX]\frac{E_0}{2}=0,5 E_0[/TEX]


Cái này anh đã viết trong pic tổng hợp các dạng toán điển hình và pp giải rồi. a paste lại vào đây.

43.png


Ban đầu năng lượng con lắc: [TEX]W_0=mgl(1-\cos\alpha_0)\approx \frac{1}{2}mgl\alpha_0^2[/TEX] (do [TEX]\alpha_0[/TEX] nhỏ, chú ý là đo bằng rad nhé)

Sau nửa chu kỳ đầu thì biên độ góc mới là [TEX]\alpha_1 (\alpha_1 <\alpha_0)[/TEX]. Năng lượng mới là [TEX]W_1=\frac{1}{2}mgl\alpha_1^2[/TEX]

Độ giảm cơ năng: [TEX]\Delta W= W_0-W_1=\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)[/TEX] (1)

Công của lực cản sau nửa chu kỳ đầu tiên: [TEX]W_c=F_c.S=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX]

Sử dụng hằng đẳng thức: [TEX]a^2-b^2=(a-b)(a+b)[/TEX]. Rồi biến đổi linh tinh, cuối cùng rút ra:
[TEX]\alpha_0-\alpha_1=\frac{2F_c}{mg}[/TEX]

Đó là độ giảm biên độ góc sau nửa chu kỳ dao động -> thực hiện cả 1 chu kỳ dao động nó sẽ giảm

[TEX]\Delta \alpha =\frac{4F_c}{mg}[/TEX]

Vật dừng lại khi tổng độ giảm biên độ góc = [TEX]\alpha_0[/TEX]. Nên số chu kỳ vật thực hiện được cho đến khi dừng hẳn là:

[TEX]N=\frac{\alpha_0}{\Delta \alpha}=\frac{mg\alpha_0}{4F_c}[/TEX]
Cám ơn anh,câu số 2 em nghĩ là sai đề khi pha ban đầu của dao động đề cho 2pi/3,có lẽ phải là pi/3 mới chính xác.
Câu số 1 em cũng ra A<=5 nhưng đáp án cho khác,có lẽ đây là lỗi đánh máy.
Câu số 4 thì em không hiểu tại sao khoảng cách lại bằng tích số của góc lệch với tiêu cự lắm,anh có thể giải thích rõ hơn không ạ :D
Lần đầu em chân ướt chân ráo vào box vật lý nên không rõ topic kia của anh,em sẽ cố gắng đọc hết topic này vs topic kia trước khi hỏi tiếp.Thanks anh :D
 
T

toi_yeu_viet_nam

Trong mạch điện trên, cuộn dây ban đầu chưa có lõi sắt, đèn sáng bình thường.
Hỏi sau khi luồn lõi sắt vào cuộn dây, thì:

A. Đèn tối đi, số chỉ của vônke k đổi

B. đèn tối đi. số chỉ của vôn kế tăng

C. Đèn sáng hhown lên và số chỉ vônke k đổi

D. đèn sáng hơn lên và số chỉ vônke giảm đi




Luồn lõi Fe hoặc tăng số còng thì L tăng thêm(Cái này c xem trong sgk V L 11 )
-->ZL tăng -->I giảm-->đèn sáng yếu và vôn kế thì ko đổi oy` -->A


Đến bài của em ạ!
Đề bài: 1 con lắc đơn đang dao động trong điện trường với biên độ góc là[TEX]\alpha_0[/TEX] thì ngắt điện trg hỏi nó sẽ dao động với biên độ góc bn?(tức là đang bình thường cho vào điện trg thì biên độ góc sẽ thay đổi ra sao?)
Anh cho em đặt thêm câu hỏi về TH ngược lại ạ!Nhờ anh giải thích giùm em
 
Last edited by a moderator:
R

riven

Hỏi lại anh rocky và các bạn mấy câu này, trước đây đã đc huutrang93 giúp:

Câu 31. Phương trình dao động của con lắc x = 4cos(2 pi t) cm. Thời gian ngắn nhất khi hòn bi qua vị trí cân bằng là
A. 0,25s B. 0,75s C. 0,5s D. 1,25s



Câu 32. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(0,5pi t - 5pi/6) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ qua vị trí x = 2 cm theo chiều âm của trục toạ độ.
A. t = 1 s. B. t = 4/3 s. C. t = 1/3 s. D. 2 s.

Câu 32:
Li độ x=2 theo chiều âm tức pha dao động là 2pi/3
[TEX]\Rightarrow 0,5\pi t-\frac{5\pi}{6}=\frac{2\pi}{3} \Rightarrow t=3 (s)[/TEX]

Không có đáp án này?!

Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có m = 400 g, độ cứng của lò xo
K = 100 N/m. Lấy g = 10m/s2, . Kéo vật xuống dưới VTCB 2 cm rồi truyền cho vật vận tốc v = 10pi căn 3 cm/s, hướng lên. Chọn gốc O ở VTCB, Ox hướng lên, t = 0 khi truyền vận tốc. Phương trình dao động của vật là?



Câu 8:
kx^2+mv^2=kA^2 \Rightarrow A=0,04 (m)
t=0 tại vị trí x=A/2, dao dộng theo chiều âm nên pha ban đầu là pi/3
[TEX]x=4cos(5\pi t+\pi /3)[/TEX]

Đáp án là [TEX]x=4cos(5\pi t+\4pi /3)[/TEX] cơ
 
T

trinhchithanh_1689

Anh ơi cho em hỏi thêm vài bài nữa anh nhé!
Bài 1:Chiếu sáng các khe Iâng bằng đèn Na có lam đa 1=589 nm ta quan sát đc trên màn ảnh có 8vân sáng màu lục,kc giữa 2 vân sáng ngoài cùng =3,3 mm.Nếu thay thế đèn Na=nguồn phát bức xạ có lam đa 2 thì quan sát đc 9 vân,kc giữa 2 vân ngoài cùng =3,37mm.lam đa 2=?

Bài 2:1 Con lắc đơn có l=0,992m,quả cầu nhỏ 25(g).Cho nó dao động tại nơi có g=9,8m?s2 với biên độ góc 4rad,trong môi trường có lực cản tác dụng.Biết con lắc đơn chỉ dao động đc 50s thì dừng hẳn.Xác định hao hụt cơ năng trung bình trong 1 chu kì?

Bài 3:1vật dao động điều hoà vs chu kì T và biên độ A.Tốc độ trung bình max của vật thực hiện đc trong khoảng t=2T/3 là?

Bài 4:1 con lắc đơn dao động nhỏ trong 1 điện từ trường đều có phương thẳng đứng xuống,vật nặng có điện tích dương,biên độ A và chu kì T.Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột ngắt điện trường.chu kì và biên độ con lắc thay đổi ntn?Bỏ qua mọi lực cản?
 
S

silvery21

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều R,L mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm [TEX]L=0,318 H, R=100[/TEX] măc vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế [TEX]u=400cos^250{\pi}t(V)[/TEX]. Xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch:
A. [TEX]I=\sqrt{5}(A)[/TEX]
B. [TEX]I=3,26(A)[/TEX]
C. [TEX]I=2+\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]I=3(A)[/TEX]

anh giúp em câu này vs ạ . em áp dụng theo Cthuc như mấy trang đầu anh dạy đó ra căn 3 . như vậy thì ko đáp án lun

. còn cầu chì bị đứt em thấy anh giải thích khó hiểu nhỉ................đứa bạn em nó bảo chẳng ảnh hưởng j . tính ra đ/a 24 ạ
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

S

suboi

Anh Rocky ơi giải dùm em bài này với!!!!
Bài 1
2 con lắc lò xo giống nhau có cùng m=10g, k= pi bình phương N/cm,dđ đh dọc theo đg thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng của 2 vật đều ở cùng gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ 2 lớn gấp 3 lần biên độ của con lắc thứ nhất . Biết rằng lúc hai vật gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều nhau . Khoảng thời gian giữa hai lần vật gặp nhau liên tiếp là
A 0,02s B 0,04s C0,03 D 0,01
bài 2
1 tế bào QĐ có A và K cách nhau 2cm. Đặt vào A-K 1 U=8V, sau đó chiếu vào 1 diểm trên K vs 1 tia sáng có bước sóng lamda xảy ra HTQĐ. Biết Uham của kim loại làm K ứng với bức xạ trên là 2V. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt A có e đập vào bằng
A 2cm B 16cm C 1cm D8cm
bài 3
cho mạch điện XC AB gồm AN chứa L=5/3Pi (H). mắc nt NB chưa R=100căn 3 (ôm) và tụ có C thay đổi. Có uAB=U căn 2 cos 120pi (V). Để điện áp hiệu dụng trên NB max thì C =????
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

câu 1: chính là T/2=0,01s,vẽ hình biểu diễn sẽ rõ,sau câu này bạn nhớ khoảng tg đó luôn là T/2
câu 2:bạn nhớ công thức này
Rmax=d*Vomax*căn(2m/eU)
bình phương va biến đổi ta được (Rmax)^2=d^2*4*Uh/U
khai căn được Rmax=2dcan(Uh/U)
thế số vào tính được Rmax=2cm

câu 3:
vẽ giản đồ vecto sẽ thấy Ur-c max khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra
khi đó,Zc=Zl=200 ôm
=>c=10^-3/24pi
 
Last edited by a moderator:
D

dolldeath153

Câu 1 Tại mặt nước nằm ngang có 2 nguồn kết hợp A vÀ B dao động theo phương thẳng đứng với pt lll u1=a1cos(40pi t+pi/6) (cm) u2=a2cos(40pi t+pi/2)(cm) Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại 2 điểm A và B cách nhau 18 cm Biết v=12m/s Gọi C và D là 2 điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông Số điểm d đ với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là
2
lần này cũng cho e xin cái h` nhá :D
 
M

mua_lanh_0000

.

Trả lời : 191109


Chắc là hình thế này:
30.png


Do C1=C2=C nên bộ tụ có điện dung là C/2. Năng lượng toàn phần là [TEX]W=\frac{CU_0^2}{4}[/TEX]
Mỗi tụ có : [TEX]W_1=W_2=\frac{CU_0^2}{8}[/TEX]

Khi năng lượng điện = từ -> năng lượng trên tụ còn một nửa, và lúc này mỗi tụ còn [TEX]W_1=W_2=\frac{CU_0^2}{16}[/TEX]
Khi ngắt K thì năng tụ 1 con như bỏ đi, và năng lượng nó đang chiếm giữ cũng mất luôn theo nó.

Bây h hệ gồm 1 tụ + 1 cuộn cảm và năng lượng: [TEX]W=\frac{CU_0^2}{16}[/TEX]
Gọi hiệu điện thế cực đại trong mạch sau đó là [TEX]U_0\prime[/TEX] ->
[TEX]\frac{CU_0\prime^2}{2}=\frac{CU_0^2}{16} \Rightarrow U_0\prime=\frac{U_0}{2\sqrt{2}}[/TEX]

:-SSem còn điều thắc mắc ở câu này :
em lại nghĩ rằng Năng lượng của mạch đc bảo toàn, chỉ có C là tăng lên gấp đôi
=> U'= U0/căn2
Mong anh giúp em vs!
 
Top Bottom