[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

G

gaconthaiphien

Câu 1: Đặt hiệu điện thế [TEX]u=100\sqrt{2}cos100{\pi}t(V)[/TEX] vào 2 đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C,R có độ lớn không đổi và [TEX]L=\frac{1}{\pi}[/TEX]. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu mỗi phần tử R,L,C có độ lớn như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
A. 250 W
B. 100 W
C. 350 W
D. 200 W

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều R,L mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm [TEX]L=0,318 H, R=100[/TEX] măc vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế [TEX]u=400cos^250{\pi}t(V)[/TEX]. Xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch:
A. [TEX]I=\sqrt{5}(A)[/TEX]
B. [TEX]I=3,26(A)[/TEX]
C. [TEX]I=2+\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]I=3(A)[/TEX]

Câu 3: Một mạch điện xoay chiều [TEX]R_1L_1C_1[/TEX] không phân nhánh có tần số cộng hưởng [TEX]w_1=50[/TEX](rad/s) và mạch điện xoay chiều [TEX]R_2L_2C_2[/TEX] không phân nhánh có tần số cộng hưởng [TEX]w_2=w_1[/TEX]. Mắc nối tiếp 2 mạch đó với nhau thì tần số cộng hưởng của mạch sẽ là w, w có độ lớn:
A. w=150 rad/s
B. w=75 rad/s
C. w=100 rad/s
D. w=50 rad/s
 
L

lantrinh93

1. Một tụ điện vs C=10microF được nạp điện đến Uo= 100V rồi cho phóng điẹn qua 1 cuộn dây lý tưởng. Tính điện tích trên tụ vào lúc đã có 1 nửa năg lương jcuar tụ chuyển thành năng lượng trong cuộn dây

D/a : q= +- 707microC
:-SS:-SS, mình lại làm sai nửa rồi
:((

muốn tính q thì phải áp dụng ct q=C.u
vì đang kêu q nên phải tính u

ta có năng lượng điện trường



[TEX]W= \frac{1}{2}.C.U_0^2[/TEX]
theo đề bài 1 nửa nang lượng trong tụ chuyển hóa thành nang luong trong cuộn dây

.[TEX].> \frac{1}{2}Wc =W_l[/TEX]
mà ta có [TEX]W= W_c+W_l[/TEX]
...[TEX]>W= \frac{3}{2}W_c[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2}.CU_0^2=\frac{3}{2}\frac{1}{2}.C.u^2[/TEX]
..[TEX]>U_o=+- \sqrt{\frac{3}{2}}u[/TEX]
..> u
áp dụng vố tính q
:((
đáp án sai
 
H

hoathan24





đoạn màu đỏ đổi thành "động cơ điện".
[TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow I=2,5 A[/TEX]
Công suất hao phí là: [TEX]\Delta P=I^2R=47,3 W[/TEX]
-> hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}=1-0,1=0,9[/TEX]
Vậy 90%



hehe em biết kiểu gì anh cũng làm ra như thế mà :D
đáp án là 87%
thôi để bữa kia em đi học cô giáo chữa bài xem sao ...
 
1

191109

1 mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và 2 tụ C giống nhau mắc nối tiếp.khoá K mắc ở 2 đầu 1tụ C.Hiệu điện thế cực đại 2 đầu bộ tụ điện la Uo.Mạch đang hoạt động thì đóng khoá K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trương trong mạch đang bằng nhau.Hiệu điện thế cực đại trong mạch sau đó là?
 
B

bacho.1

1. Một tụ điện vs C=10microF được nạp điện đến Uo= 100V rồi cho phóng điẹn qua 1 cuộn dây lý tưởng. Tính điện tích trên tụ vào lúc đã có 1 nửa năg lương jcuar tụ chuyển thành năng lượng trong cuộn dây

D/a : q= +- 707microC




D. [TEX]12\sqrt{2}[/TEX]
Giải
Năng lượng cực đại
[TEX]E = \frac{1}{2}CU_{o}^{2} = \frac{1}{2}.10^{-6}100^{2} = 5.10^{-3} j [/TEX]
có một nửa năng lượng nên
[TEX]W = 2,5 .10^{-3} j = \frac{1}{2}Cu^{2} \Rightarrow u = 50\sqrt{2} [/TEX]
ta có điện tích
[TEX] Q = CU = 50sqrt{2} . 10^{-6} = [/TEX]
Chúc bạn học tốt !
 
T

traimuopdang_268

1. Một tụ điện vs C=10microF được nạp điện đến Uo= 100V rồi cho phóng điẹn qua 1 cuộn dây lý tưởng. Tính điện tích trên tụ vào lúc đã có 1 nửa năg lương jcuar tụ chuyển thành năng lượng trong cuộn dây

D/a : q= +- 707microC
Giải
Năng lượng cực đại
[TEX]E = \frac{1}{2}CU_{o}^{2} = \frac{1}{2}.10^{-6}100^{2} = 5.10^{-3} j [/TEX]
có một nửa năng lượng nên
[TEX]W = 2,5 .10^{-3} j = \frac{1}{2}Cu^{2} \Rightarrow u = 50\sqrt{2} [/TEX]
ta có điện tích
[TEX] Q = CU = 50sqrt{2} . 10^{-6} = [/TEX]
Chúc bạn học tốt !
ok. Giờ thì hiểu rõ rồi:D

Là điện tích của tụ, chứ k fai ở chỗ ct :

Điện áp giữa 2 đầu tụ điện [TEX]u= \frac{q}{C}[/TEX]

muốn tính q thì phải áp dụng ct q=C.u
vì đang kêu q nên phải tính u

ta có năng lượng điện trường



[TEX]W= \frac{1}{2}.C.U_0^2[/TEX]
theo đề bài 1 nửa nang lượng trong tụ chuyển hóa thành nang luong trong cuộn dây

.[TEX].> \frac{1}{2}Wc =W_l[/TEX]
mà ta có [TEX]W= W_c+W_l[/TEX]
...[TEX]>W= \frac{3}{2}W_c[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2}.CU_0^2=\frac{3}{2}\frac{1}{2}.C.u^2[/TEX]
..[TEX]>U_o=+- \sqrt{\frac{3}{2}}u[/TEX]
..> u
áp dụng vố tính q
:((
đáp án sai
Trinh: C bị nhầm chỗ t, tại cái đề nó kí hiệu là q nên t cũng nhầm:-SS

Còn 2 bài nữa:D
2. Một động cơ điện x/c khi mấc vào mạng điện x/c thì sản ra 1 công suất cơ học 7,5KW
Hiệu suất của động cờ là 80%. Xdinh điện năng động cơ tiêu thục trong 1h. Và giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế u_M giữa 2 đầu động cơ. biết dòng điện qua động cơ có giá trị hiệu dụng là 40A. trễ pha pi/6 so vs u_M

D/s : 33,75.10^3 KJ. 270V

< liên quan đến cái này cug k biết xử lý, mặc dù có gặp nhiều n mà hình như e k hiểu bản chất, nên sau gặp vẫn cứ bị mắc :-SS >


4. Một hiệu điện thế x/c có U=240V dc đặt vào 2 đầu 1 điện trở thuần
Cầu chì F bị đứt khi I=12A. Hỏi nếu thay hiệud diện thế x/c bằng hiệu điện thế 1 chiều 120V , thì cug vẫn cầu chì ấy sẽ bị đứt khi dòng qua nó đạt

A. 12A,
B. 24A.
C. [TEX]6\sqrt{2}[/TEX]
D. [TEX]12\sqrt{2}[/TEX]
 
H

hoathan24

Nguyên văn bởi traimuopdang_268


2. Một động cơ điện x/c khi mấc vào mạng điện x/c thì sản ra 1 công suất cơ học 7,5KW
Hiệu suất của động cờ là 80%. Xdinh điện năng động cơ tiêu thục trong 1h. Và giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế u_M giữa 2 đầu động cơ. biết dòng điện qua động cơ có giá trị hiệu dụng là 40A. trễ pha pi/6 so vs u_M

D/s : 33,75.10^3 KJ. 270V


H=[TEX]\frac{Pco}{Pdien}[/TEX] => Pđiện =9,375kW => điện năng tiêu thụ trọng 1h là W=P.3600=33,75.[TEX]10^3[/TEX]Kj

Pđiện=UIcos([tex]\pi/6[/tex] )=> U=...

câu 2 mình không biết khi nào thì cầu chì bị đứt :khi (181):
 
Last edited by a moderator:
R

runa_nice

cho hỏi tí. lò vi sóng và hồ quang điện cái nào là nguồn phát tia tử ngoại mạnh hơn nhỉ. Mình thấy trong sách GK 12 nâng cao ghi là hồ quang điện nhưng đáp án lại chọn là lò vi sóng?????
 
D

dolldeath153

sóng truyền theo 1 sợi dây được căng nằm ngang rất dài . Biết pt sóng tại nguồn O có dạng u(o)=aco10pi t(cm) vận tốc truyền sóng là v=5m/s Nếu M và N là 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và N là:
50cm ,150cm
giải thích giúp t nếu có thể vẽ giúp t cái hình nhá :p
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

sóng truyền theo 1 sợi dây được căng nằm ngang rất dài . Biết pt sóng tại nguồn O có dạng u(o)=aco10pi t(cm) vận tốc truyền sóng là v=5m/s Nếu M và N là 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và N là:
50cm ,150cm
giải thích giúp t nếu có thể vẽ giúp t cái hình nhá :p
ta có lamda=1m
Nếu M và N là 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O
=>OM=lamda/2=50cm
còn ON=OM+MN=3/2lamda=150cm
O-------------M---------------------N
<-lamda/2-><-------lamda----->
 
M

mua_lanh_0000

anh ơi, có 1 điều chắc chắn là con lắc lò xo có chu kỳ ko fụ thuộc vào gia tốc, nhưng trong 1 số btập, lý thuyết thì cho cllx vô thang máy thì biên độ, chu kỳ,... lại bị thay đổi. Em đơn cử 1 số câu anh giúp giùm em với và giải thick cho em để nhỡ em gặp những câu tương tự nhé. thank anh!
1)Một con lắc lò xo thẳng đúng có k = 100N/m ,quả nặng m = 1kg được đặt trong thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với a = 2m/2 .Tính chu kì T của con lắc ?
2) 1 cl lò xo đang dđ trên fương thẳng đứng thì cho giá treo con lắc đi lên, nhanh dần đều, theo fương thẳng đứng, gia tốc a thì:
A: VTCB thay đổi
B: Biên độ dđ thay đổi
C: chu kỳ thay đổi
D: Các yếu tố trên ko đổi
3) Treo con lắc lò xo có độ cứng k = 120 N/m vào thang máy. Ban đầu, thang máy và con lắc đứng yên, lực căng của lò xo là 6N cho thang máy rơi tự do thì con lắc dao động với biên độ:
a. 4 cm b. 5 cm c. 2 cm d. 4 cm e. không dao động
4)Câu 33: Một con lắc đơn và một con lắc lò xo treo vào thang máy. Khi thang máy đứng yên chúng dao động cùng chu kì T. Cho thang máy chuyển động nhanh dần đều lên trên với gia tốc a = g/2 thì chu kì dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo lần lượt là?
5) Trong một thang máy có treo một con lắc đơn và một con lắc lò xo. Con lắc lò xo có m=0,5 Kg, K=2N/m.
Thang máy đi lên với gia tốc g/5 thì chu kì của hai con lắc này bằng nhau.
Tìm chiều dài dây của con lắc đơn
Riêng câu 5 em tìm thấy thấy trên diễn đàn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=79269 (#6 ạ) nhưng 1 bạn giair là l=3m em thấy vậy thì đơn vị ko đúng lắm. Mong anh gíup em nhé!
 
C

chuyenhavip

Câu 1:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa anh sáng,khoảng cách từ hai khe đến màn D=1,2m.Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tu(trục chính của thấu kính vuông góc với màn),người ta thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau 60cm cho ảnh rõ nét trên màn.Ở vị trí mà ảnh lớn hơn,khoảng cách ảnh hai khe là 2,4m.Tính khoảng cách giữa hai khe.
Câu 2:Chuyển động của một vật có đặc tính là cứ sao những khoảng thời gian bằng nhau nhất định thì trạng thái của vật lại lặp lại như cũ.Chuyển động của vật đó:
A.Là dạo động tuần hoàn.
B.Là dao động điều hòa
C.Là quá trình truyền sóng
D.Không phải các phương án trên
Em post vào đây :D
 
H

huutrang93

Câu 1: Đặt hiệu điện thế [TEX]u=100\sqrt{2}cos100{\pi}t(V)[/TEX] vào 2 đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C,R có độ lớn không đổi và [TEX]L=\frac{1}{\pi}[/TEX]. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu mỗi phần tử R,L,C có độ lớn như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
A. 250 W
B. 100 W
C. 350 W
D. 200 W

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều R,L mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm [TEX]L=0,318 H, R=100[/TEX] măc vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế [TEX]u=400cos^250{\pi}t(V)[/TEX]. Xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch:
A. [TEX]I=\sqrt{5}(A)[/TEX]
B. [TEX]I=3,26(A)[/TEX]
C. [TEX]I=2+\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]I=3(A)[/TEX]

Câu 3: Một mạch điện xoay chiều [TEX]R_1L_1C_1[/TEX] không phân nhánh có tần số cộng hưởng [TEX]w_1=50[/TEX](rad/s) và mạch điện xoay chiều [TEX]R_2L_2C_2[/TEX] không phân nhánh có tần số cộng hưởng [TEX]w_2=w_1[/TEX]. Mắc nối tiếp 2 mạch đó với nhau thì tần số cộng hưởng của mạch sẽ là w, w có độ lớn:
A. w=150 rad/s
B. w=75 rad/s
C. w=100 rad/s
D. w=50 rad/s

Câu 1:
Từ dữ kiện đề bài, ta có
[TEX]U_L=U_R=U_C[/TEX]
[TEX]U^2=U_R^2+(U_L-U_C)^2=100^2[/TEX]
[TEX]Z_L=100 \Omega[/TEX]
Từ đó suy ra
[TEX]U_R=100 (V), R=100 \Omega \Rightarrow P=100 (W)[/TEX]

Câu 2:
[TEX]Z=\sqrt{250^2+100^2}=50\sqrt{29}[/TEX]
[TEX]I=\frac{U}{Z}=\frac{200\sqrt{2}}{20\sqrt{29}}[/TEX]

Câu 3:[TEX] \omega _1^2=\omega _2^2 \Leftrightarrow L_1.C_1=L_2.C_2[/TEX]
Mắc nối tiếp
[TEX](L_1+L_2)\frac{C_1C_2}{C_1+C_2}=\frac{1}{\omega ^2} \Rightarrow \frac{L_1C_1C_2+L_2C_1C_2}{C_1+C_2}=\frac{1}{\omega ^2} \Leftrightarrow \frac{L_2C_2(C_1+C_2)}{C_1+C_2}=\frac{1}{\omega ^2} \Rightarrow \omega =\omega _2[/TEX]
 
T

thanhduc20100

Giúp em bài này với:(:)((, thank ;)
Một tế bảo quang điện có anot và catôt dạng hai bản phẳng song song, cách nhau 5cm. Chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng [TEX]\lambda =0.1\mu m[/TEX] thì xảy ra hiện tượng quang điện, người ta đặt vào hiệuk điên thế giữa anot và catốt [TEX]{U}_{AK}[/TEX]=-1.5V, thì vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện này. Nếu giữ nguyên ánh sáng kích thích và đặt vào [TEX]{U'}_{AK}[/TEX] =-2V thì các e quang điện có thể tiến đến anot khoảng cách gần nhất bằng:
A.2.25cm B.0 C.3.75 D.1.25cm
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

anh ơi, có 1 điều chắc chắn là con lắc lò xo có chu kỳ ko fụ thuộc vào gia tốc, nhưng trong 1 số btập, lý thuyết thì cho cllx vô thang máy thì biên độ, chu kỳ,... lại bị thay đổi. Em đơn cử 1 số câu anh giúp giùm em với và giải thick cho em để nhỡ em gặp những câu tương tự nhé. thank anh!
1)Một con lắc lò xo thẳng đúng có k = 100N/m ,quả nặng m = 1kg được đặt trong thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với a = 2m/2 .Tính chu kì T của con lắc ?
2) 1 cl lò xo đang dđ trên fương thẳng đứng thì cho giá treo con lắc đi lên, nhanh dần đều, theo fương thẳng đứng, gia tốc a thì:
A: VTCB thay đổi
B: Biên độ dđ thay đổi
C: chu kỳ thay đổi
D: Các yếu tố trên ko đổi
3) Treo con lắc lò xo có độ cứng k = 120 N/m vào thang máy. Ban đầu, thang máy và con lắc đứng yên, lực căng của lò xo là 6N cho thang máy rơi tự do thì con lắc dao động với biên độ:
a. 4 cm b. 5 cm c. 2 cm d. 4 cm e. không dao động
4)Câu 33: Một con lắc đơn và một con lắc lò xo treo vào thang máy. Khi thang máy đứng yên chúng dao động cùng chu kì T. Cho thang máy chuyển động nhanh dần đều lên trên với gia tốc a = g/2 thì chu kì dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo lần lượt là?
5) Trong một thang máy có treo một con lắc đơn và một con lắc lò xo. Con lắc lò xo có m=0,5 Kg, K=2N/m.
Thang máy đi lên với gia tốc g/5 thì chu kì của hai con lắc này bằng nhau.
Tìm chiều dài dây của con lắc đơn
Riêng câu 5 em tìm thấy thấy trên diễn đàn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=79269 (#6 ạ) nhưng 1 bạn giair là l=3m em thấy vậy thì đơn vị ko đúng lắm. Mong anh gíup em nhé!

Con lắc lò xo có chu kì không đổi khi đưa vào thang máy nhưng biên độ thì phải xem lại

Câu 1:
[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}=\frac{\pi}{5}[/TEX]

Câu 2: B

Câu 3:
Khi thang máy rơi tự do, VTCB của lò xo là vị trí lò xo không biến dạng
Ngay lúc rơi tự do, lò xo đang dãn 5 cm nên biên độ dao động là 5 cm

Câu 4:
Chu kì con lắc lò xo không đổi
Chu kì con lắc đơn
[TEX]\frac{T'}{T}=\sqrt{frac{g}{g'}}=\sqrt{\frac{1}{0,5}}=\sqrt{2}[/TEX]

Câu 5:
[TEX]\frac{k}{m}=\frac{g'}{l} \Leftrightarrow \frac{2}{0,5}=\frac{12}{l} \Rightarrow l=3 (m)[/TEX]
 
R

rocky1208

Trả lời : lantrinh93

cột mốc biển báo giao thông không sử dụng chất phát quang màu tím mà dùng chất phát quang màu đỏ là gì?
A. màu tím gây chói mắt
B. không có chất phát quang màu tím
C. phần lớn đèn và các phương tiện giao thông không thể gây phát quang màu tìm mà dùng chất phát quang màu đỏ là vì ????
D. màu đỏ dể phân biệt trong đêm tối

Em xem lại câu C nhé. Đáp án sao lại là câu hỏi ?
Theo anh là để dễ phân biệt (đáp án D) vì màu tím mà nhìn ban đêm thì chả thấy cái gì hết :(
bài 2 :

Laze rubi không hoạt động theo nguyên tắt nào sau đây
A. dựa vào sự phát xạ cảm ứng
B. tạo sự tái hợp giữa electron và lỗ trống
C. sử dụng buồng cộng hưỡng
D. tạo sự đảo lộn mật độ

Đáp án B.
A- đúng. phát xạ cảm ứng: Nếu 1 nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra 1 photon năng lượng =hf, nó gặp 1 photon khác có năng lượng tương tự bay lướt qua, lúc đó nguyên tử sẵn sàng giải phóng photon có cùng năng lượng với photon lướt qua. các photon này là photon kết hợp

C- đúng. sử dụng buồng cộng hưởng: nếu ta cho photon kết hợp đi lại nhiều lần trong môi trường bằng cách bố trí hai gương song song ở hai đầu, trong đó 1 gương cho 50% ánh sáng đi qua (gương bán mạ), tạo hộp cộng hưởng quang học và chùm photon rất mạnh cùng pha.

Sau khi phản xạ nhiều lần lên 2 gương phần lớn photon sẽ đi qua gương bán mạ tạo ra tia laze.

D- đúng: tạo sự đảo lộn mật độ. hay còn gọi là môi trường họat tính. môi trường này tạo ra sự đảo mật độ, tức nhiều nguyên tử ở mức năng lượng cao hơn so với bình thường, rubi chính là 1 trong những môi trường như vậy.Môi trường này có đặ điểm: 1 photon có tần số f gây ra phát xạ cảm ứng, được 2 photon, 2 photon này lại tham gia phát xạ cảm ứng .. blah blah ... vì mật độ ở mức năng lượng cao lớn,nên trong 1 thời gian ngắn có rất nhiều nguyên tử chuyển xuống lớp dưới.kết quả chùm sáng không bị môi trường hấp thụ mà còn bị khuếch đại lên.

chọn câu sai trong các câu sau:

A, phóng xạ[TEX]\gamma[/TEX] là phóng xạ đi kém theo phóng xạ [TEX]\alpha $\beta [/TEX]
B. vì tia B- là các electron nen nó được phóng ra từ lớp vỏ nguyên tử
C. không có sự biến đổi hạt nhân trong phóng xạ [TEX]\gamma [/TEX]
D. phôtn [TEX]\gamma [/TEX]do hạt nhân phóng ra có năng lượng rất lớn
em thì biết câu C,chắc trúng thôi

A- đúng. vì p/ứ hạt nhân có sự kích thích nên lúc nào cũng có px [TEX]\gamma[/TEX] -> nó được gọi px đi kèm
B- sai. đây là p/ứ hạt nhân nên ko có vỏ nguyên tử. dưới năng lượng cao, các e bật hết, còn mỗi cái lõi là hạt nhân thôi :)
C- đúng. gamma chỉ là bx đi kèm
D- đúng. người ta phải làm tường nhà máy điện hạt nhân bằng bê tông dày là để ngăn mấy cái bức xạ này nó đâm xuyên thoát ra. NL của nó thì vô đối :))
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : thanhduc20100

Giúp em bài này với:(:)((, thank ;)
Một tế bảo quang điện có anot và catôt dạng hai bản phẳng song song, cách nhau 5cm. Chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng [TEX]\lambda =0.1\mu m[/TEX] thì xảy ra hiện tượng quang điện, người ta đặt vào hiệuk điên thế giữa anot và catốt [TEX]{U}_{AK}[/TEX]=-1.5V, thì vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện này. Nếu giữ nguyên ánh sáng kích thích và đặt vào [TEX]{U'}_{AK}[/TEX] =-2V thì các e quang điện có thể tiến đến anot khoảng cách gần nhất bằng:
A.2.25cm B.0 C.3.75 D.1.25cm

Mô tả:

Nếu [TEX]U_{AK}={-}1,5 V[/TEX] thì "vừa đủ để triệt tiêu dòng quang điện" nghĩa là quang electron có bật ra, có bay về anot nhưng bay gần đến, còn tý ty nữa là chạm anot thì "móm" (vì lúc động động năng đã bị tiêu hao hết sạch vì công của lực điện trường nó thịt rồi :))

Khi cho [TEX]U_{AK}[/TEX] về -2 v thì nó ko thể đến gần như lúc -1,5 V được, nên chỉ được 1 đoạn đường nhất định, nhỏ hơn khoảng cách giữa hai bản Anot - Katot ( < 5cm)

Bây h bắt tay vào giải quyết:
Khi [TEX]U={-1,5} V[/TEX]
Động năng ban đầu cực đại của quang e là: [TEX]\mid eU_h\mid=1,5e[/TEX]

Khi [TEX]U={-2}V[/TEX]
giả sử e đi được đoạn s thì dừng.
Công cản của lực điện trường: [TEX]F.s=qE.s=q.\frac{U}{d}.s=\frac{e.U.s}{d}[/TEX]

Động năng ban đầu cực đại của quang e phải bằng công cản của lực điện trường ->
[TEX]1,5e=\frac{e.U.s}{d} \Rightarrow s=3,75 cm[/TEX]

Vậy nó cách anot 1 khoảng gần nhất là [TEX]5-3,75=1,25 cm[/TEX] -> đáp án D
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : traimuopdang_268

1. Một tụ điện vs C=10microF được nạp điện đến Uo= 100V rồi cho phóng điẹn qua 1 cuộn dây lý tưởng. Tính điện tích trên tụ vào lúc đã có 1 nửa năg lương jcuar tụ chuyển thành năng lượng trong cuộn dây

D/a : q= +- 707microC

< những bài về q , tụ e vẫn k làm được :-SS:-SS >
Năng lượng ban đầu của tụ và cũng chính là NL toàn phần của mạch là: [TEX]\frac{CU_0^2}{2}[/TEX]

Khi năng lượng trên tụ còn lại 1 nửa, khi đó gọi hdt là u: [TEX]\frac{Cu^2}{2}=\frac{1}{2}. \frac{CU_0^2}{2} [/TEX]
[TEX]u=\Rightarrow \frac{U_0}{\sqrt{2}} =50\sqrt{2} V[/TEX]
Vậy [TEX]q=Cu=707,1 \mu C[/TEX]
2. Một động cơ điện x/c khi mấc vào mạng điện x/c thì sản ra 1 công suất cơ học 7,5KW
Hiệu suất của động cờ là 80%. Xdinh điện năng động cơ tiêu thục trong 1h. Và giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế u_M giữa 2 đầu động cơ. biết dòng điện qua động cơ có giá trị hiệu dụng là 40A. trễ pha pi/6 so vs u_M

D/s : 33,75.10^3 KJ. 270V

< liên quan đến cái này cug k biết xử lý, mặc dù có gặp nhiều n mà hình như e k hiểu bản chất, nên sau gặp vẫn cứ bị mắc :-SS >

Công suất toàn phần: [TEX]P=\frac{P_{\tex{co ich}}}{H}=9375 W[/TEX]
Mà [TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow U=270, 6 V[/TEX] (với [TEX]\varphi=\frac{\pi}{6}[/TEX])


Điện năng tiêu thụ trong 1 h: [TEX]W=P.t=33,75.10^6[/TEX]


4. Một hiệu điện thế x/c có U=240V dc đặt vào 2 đầu 1 điện trở thuần
Cầu chì F bị đứt khi I=12A. Hỏi nếu thay hiệud diện thế x/c bằng hiệu điện thế 1 chiều 120V , thì cug vẫn cầu chì ấy sẽ bị đứt khi dòng qua nó đạt

A. 12A,
B. 24A.
C. [TEX]6\sqrt{2}[/TEX]

D. [TEX]12\sqrt{2}[/TEX]
Dòng xoay chiều có I hiệu dụng = 12 A -> cầu chì đứt, nghĩa là đạt [TEX]I_0[/TEX] nó mới đứt. Dòng 1 chiều cần giá trị [TEX]I\sqrt{2}[/TEX] thì mới đứt được -> đáp án D.
 
Last edited by a moderator:
K

kiburkid





Em xem lại câu C nhé. Đáp án sao lại là câu hỏi ?
Theo anh là để dễ phân biệt (đáp án D) vì màu tím mà nhìn ban đêm thì chả thấy cái gì hết :(

Theo em thì màu đỏ để chiếu ánh sáng vàng ( của đèn ô tô ) vào thì nó phát quang, còn màu tím thì phải chiếu tia tử ngoại nó mới phát
 
Top Bottom