[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời : trinhchithanh_1689

Anh ROCKY 1208 cho em hỏi vài bài em đang thắc mắc với nhé:
1/ Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của khe Iâng,thực hiện đồng thời vs 2 bức xạ đơn sắc trên màn,hệ vân giao thoa vs 2 khoảng vân lần lượt là 1,35mm và 2,25 mm .Tại 2 điểm gần nhau nhất trên màn là M,N thì các vân tối của 2 bức xạ trùng nhau.MN=? mm
A 3.375 B 4,375mm C 6.75 D 3,2
Giả sử vân tối bậc [TEX]k_1+1[/TEX] của bức xạ 1 trùng với vân tối bậc [TEX]k_2+1[/TEX] của bức xạ 2 thì: [TEX](k_1+0,5)i_1=(k_2+0,5)i_2 \Rightarrow 3(k_1+0,5) = 5(k_2+0,5) \Rightarrow k_2=\frac{3k_1-2}{5}[/TEX]
Vân tối trùng đầu tiên ứng với [TEX]k_1=2[/TEX] và [TEX]k_2=1[/TEX]
Vâm tối trùng thứ 2 ứng với [TEX]k_1=7[/TEX] và [TEX]k_2=4[/TEX]
Vậy khoảng cách giữa 2 vân tối trùng nhau gần nhất : [TEX] MN=(7-2).1,356,75 mm[/TEX]

2/ Khi cho đi qua 1cuộn dây 1 dòng điện ko đổi sinh công suất =6 lần công suất xoay chiều .Tỉ số I ko đổi và I xoay chiều =?
A căn 3 B Căn(3/2) C căn 2 D 1/căn 2

Nếu coi cuộn dây ko có cảm kháng, chỉ có điện trở thuần thì dòng xoay chiều có cường độ cực đại [TEX]I_0 [/TEX] gây tác dụng nhiệt tương đương dòng 1 chiều có cường độ hiệu dụng [TEX]I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}[/TEX]

Gọi I_1 là cường độ dòng 1 chiều, I_2 là cường độ h/dụng dòng xoay chiều.
[TEX]P=I_1^2R=6I_2^2R \Rightarrow I_1=\sqrt{6}I_2=\frac{\sqrt{6}I_0}{\sqrt{2}}=\sqrt{3}I_0[/TEX]

Vậy đáp án A.

Trả lời : hoathan24

giả thiết các (e) quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim loại khi được chiếu sáng thích hợp . Người ta cho các (e) quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với véc tơ cảm ứng từ . Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo (e) sẽ tăng lên nếu
A tăng cường độ chùm sáng kích thích
B giảm cường độ chùm sáng kích thích
C sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn
D sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn
[TEX]R=\frac{mv}{eB}[/TEX]
Vậy đáp án D - " sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn". Như vậy động năng ban đầu cực đại sẽ lớn hơn -> v tăng -> R tăng :)
 
Last edited by a moderator:
L

linus1803

Anh ROCKY 1208 cho em hỏi vài bài em đang thắc mắc với nhé:
1/ Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của khe Iâng,thực hiện đồng thời vs 2 bức xạ đơn sắc trên màn,hệ vân giao thoa vs 2 khoảng vân lần lượt là 1,35mm và 2,25 mm .Tại 2 điểm gần nhau nhất trên màn là M,N thì các vân tối của 2 bức xạ trùng nhau.MN=? mm
A 3.375 B 4,375mm C 6.75 D 3,2

2/ Khi cho đi qua 1cuộn dây 1 dòng điện ko đổi sinh công suất =6 lần công suất xoay chiều .Tỉ số I ko đổi và I xoay chiều =?
A căn 3 B Căn(3/2) C căn 2 D 1/căn 2
Giới hạn chương trình thi đại học chỉ là giao thoa vân sáng thôi bạn à. Không có giao thoa vân tối đâu. Bạn nên xem lại cấu trúc đề thi để tránh ôn tập sai lầm. Thân.
 
H

hoathan24

thêm mấy câu nữa nha anh !
câu 1 cường độ dòng điện trong ống Rơngen là 0,64 mA biết chỉ có 0,8% đập vào đối catôt là làm bức xạ ra photon rơnghen tính số photon phát ra trong một phút
A[TEX]1,92.10^{15}[/TEX]
B[TEX]2,4.10^{17}[/TEX]
C[TEX]2,4.10^{15}[/TEX]
D[TEX]1,92.10^{17}[/TEX]

câu 2 trong một mạch dao động LC lí tưởng , tụ điện có điện dung C. Sau khi tích điện đến điện áp cực đại Uo tụ điện phóng qua cuộn dây có độ tự cảm L . Sau 1/6 chu kì kể từ lúc phóng điện điện lượng đã phóng qua cuộn dây là
A CUo
B 2CUo
D0,5CUo
D 0,25CUo
câu này không rõ đáp án là CUo^2 hay là CUo nữa anh làm rồi nghiên cứu hộ em nha :D

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]

câu 4 một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài . quan sát tai hai điểm M,N trên dây cho thấy khi điểm M ở VT cao nhât thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại. N ở VT cao nhất thì M qua VTCB độ lệch pha giữa hai điểm đó là
A số nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]
B số lẻ lần [TEX]\pi[/TEX]
C số lẻ lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
D số nguyên lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
đáp án hỏi ức chế anh nhờ !:D
 
N

no.one

Anh xem cho em mấy bài này
1.hạt nhân [TEX]Ra_{88}^{226}[/TEX] có chu kì bán rã là rất lớn và là phóng xạ [TEX]\alpha[/TEX] ( mỗi hạt ra phóng ra một hạt alpha trong 1 lần phóng xạ ) .Một khối chất Ra có độ phóng xạ ban đầu là 2,5Ci .Tìm thể tích khí He thu được ở đktc sau 15 ngày

2.Một con lắc đơn có dây treo dài 100cm vật nặng có khối lượng 1000g dao động với biên độ góc [TEX]\alpha_{max}=0,1 rad [/TEX]tại nới có gia tốc g=10m/s2 . Cơ năng toàn phần của con lắc.

3.Công suất bức xạ toàn phần của mặt trời là P =3,9.10^26 W.Biết phản ứng hạt nhân trong lòng mặt trời là phản ứng tổng hợp hydro thành heli .Biết ràng cư smootj hạt nhân heli tạo thành thì năng lượng giải phóng 4,2.10^12 J . Lượng heli tạo thành và lượng hidro tiêu thụ là bao nhiêu .

4.Trong một hộp đen có 2 trong ba linh kiện sau đây ghép nối tiếp : cuộn
cảm , diện trở , tụ điện .Khi đặt vào mạch [TEX]u=100.\sqrt{2}cos( \omega t) [/TEX] , thi [TEX] i=\sqrt{2} cos( \omega t)[/TEX] .Khi giữ nguyên U , tăng [TEX]\omega [/TEX] lên [TEX]\sqrt{2} [/TEX]lần thì mạch có hệ số công suất là[TEX] \frac{1}{\sqrt{2}} [/TEX].Hỏi nếu từ gia tri ban đầu của [TEX]\omega [/TEX], giảm[TEX] \omega [/TEX]đi 2 lần thì hệ số công suất là bao nhiêu
  • 0,426
  • 1/ can 2
  • 0,526
  • can3/2
5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu

6.Lực phục hồi để tạo ra dao động của con lắc đơn là:
A: Hợp của lực căng dây treo và thành phần trọng lực theo phương dây treo.
B: Lực căng của dây treo.
C: Thành phần của trọng lực vuông góc với dây treo.
D: Hợp của trọng lực và lực căng của dây treo vật nặng.

7.Phát biểu nào sau đây là​
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

 
L

lantrinh93

trong thí nghiệm với tế bào quang điện,phát biểu nào sau đây đúng?
A. với các kim loại # nhau được dùng làm catot đều có cùng 1 giới hạn quang điện xác định
B.khi có hiện tượng quang điện ,cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ nghịch với chùm sáng kích thích
C.ứng với mỗi kim loại dùng làm catot,giá trị của hiệu điện thế hãm ,không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
D.công thoát của electron khỏi mặt 1 kim loại được dùng làm catot ,không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích
:D,em thấy sao cái nào cũng sai nhĩ:(

câu 1 cường độ dòng điện trong ống Rơngen là 0,64 mA biết chỉ có 0,8% đập vào đối catôt là làm bức xạ ra photon rơnghen tính số photon phát ra trong một phút
[TEX]I bao hoa = n_e.e[/TEX]
[TEX]H= \frac{n_e}{n_p}[/TEX]
.[TEX]H = 99,2%[/TEX]
thay số vô tính [TEX]np = 4,03.10^15[/TEX] trong 1 giây ..> trong 1 phút np là
..>2,41.10^17
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

giải giúp em với anh rocky

Một chất điểm M chuyển động với vận tốc 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m . Hình chiếu M' của chất điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại thời điểm t=0 , M' đi wa VTCB theo chiều âm. Khi t=8s , li độ của điểm M' là

A.22,64 cm B. -22,64 cm C. 45,38 cm D.-45,38 cm
 
H

hoathan24

trong thí nghiệm với tế bào quang điện,phát biểu nào sau đây đúng?
A. với các kim loại # nhau được dùng làm catot đều có cùng 1 giới hạn quang điện xác định
B.khi có hiện tượng quang điện ,cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ nghịch với chùm sáng kích thích
C.ứng với mỗi kim loại dùng làm catot,giá trị của hiệu điện thế hãm ,không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
D.công thoát của electron khỏi mặt 1 kim loại được dùng làm catot ,không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích
:D,em thấy sao cái nào cũng sai nhĩ:(

đáp án D nha!
A quá sai :D
B cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích
C hiệu điện thế hãm dùng để triệt tiêu dòng quang điện nhưng phụ thuộc vào tần số thì .................. không biết :D
D chuẩn ! mỗi kim loại có một giới hạn quang điện, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích. chỉ phụ thuộc vào bản chất làm kim loại
p/s: nãy mình nhầm cứ nhớ đến công thức A=[tex]hc/\lambda[/tex] nhưng còn câu C thì sao nhờ ???????
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

Trích:
Nguyên văn bởi lantrinh93
trong thí nghiệm với tế bào quang điện,phát biểu nào sau đây đúng?
A. với các kim loại # nhau được dùng làm catot đều có cùng 1 giới hạn quang điện xác định
B.khi có hiện tượng quang điện ,cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ nghịch với chùm sáng kích thích
C.ứng với mỗi kim loại dùng làm catot,giá trị của hiệu điện thế hãm ,không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
D.công thoát của electron khỏi mặt 1 kim loại được dùng làm catot ,không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích
,em thấy sao cái nào cũng sai nhĩ
đáp án C nha!
A quá sai
B cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích
C hiệu điện thế hãm dùng để triệt tiêu dòng quang điện nên không phụ thuộc vào cái gì cả
D công thoát của e phụ thuộc vào bước sóng kích thích

câu này là đề tốt nghiệp 2008 , mã đề 146 câu 34
mình check đáp án là D
:-SS
nhưng ko hiểu

7.Phát biểu nào sau đây là
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

thử câu này xem sao ?;))
câu này theo ý mình chọn C , hình như khi có cộng hưỡng mới có như vậy , mình rối phần này quá , vô đó loạn xạ không hiểu rõ lắm,

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2pi
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2pi
câu này theo mình là A , số nguyên lần bước sóng , hồi đó giờ học toàn dao đông biên độ cực đại thì hiệu đường đi = số nguyên lần bs , có cái nào bằng số nguyên 2.pi đâu nhĩ

5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu
mình nghĩ là giữ cố định như thế thì chu kì dao động của con lắc sẽ thay đổi , nhưng chu kì và biên độ dao động không phụ thuộc vào nhau..> biên độ khong đổi ,hjx ,
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

Một chất điểm M chuyển động với vận tốc 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m . Hình chiếu M' của chất điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại thời điểm t=0 , M' đi wa VTCB theo chiều âm. Khi t=8s , li độ của điểm M' là

A.22,64 cm B. -22,64 cm C. 45,38 cm D.-45,38 cm



v=[TEX]w.r[/TEX] =>[TEX]w=3[/TEX] => phương trình dao động của vật là : x=25cos(3t+ \pi/2) cm
thay t=8s vào phương trình => đáp án A :D

câu này là đề tốt nghiệp 2008 , mã đề 146 câu 34
mình check đáp án là D
:-SS
nhưng ko hiểu

7.Phát biểu nào sau đây là
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

thử câu này xem sao ?;))
câu này theo ý mình chọn C , hình như khi có cộng hưỡng mới có như vậy , mình rối phần này quá , vô đó loạn xạ không hiểu rõ lắm,

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2pi
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2pi
câu này theo mình là A , số nguyên lần bước sóng , hồi đó giờ học toàn dao đông biên độ cực đại thì hiệu đường đi = số nguyên lần bs , có cái nào bằng số nguyên 2.pi đâu nhĩ

5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu
mình nghĩ là giữ cố định như thế thì chu kì dao động của con lắc sẽ thay đổi , nhưng chu kì và biên độ dao động không phụ thuộc vào nhau..> biên độ khong đổi ,hjx ,

câu 2 mình thấy câu D sai . theo mình là ngoại lực tuần hoàn dạng này mình cũng thấy mơ hồ kiểu gì ấy :D
câu 3 câu này mình cũng hỏi ở trên :D mình biết mỗi đáp án D
p/s: nãy mình nhầm đã sửa lại rồi
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

4.Trong một hộp đen có 2 trong ba linh kiện sau đây ghép nối tiếp : cuộn
cảm , diện trở , tụ điện .Khi đặt vào mạch [TEX]u=100.\sqrt{2}cos( \omega t) [/TEX] , thi [TEX] i=\sqrt{2} cos( \omega t)[/TEX] .Khi giữ nguyên U , tăng [TEX]\omega [/TEX] lên [TEX]\sqrt{2} [/TEX]lần thì mạch có hệ số công suất là[TEX] \frac{1}{\sqrt{2}} [/TEX].Hỏi nếu từ gia tri ban đầu của [TEX]\omega [/TEX], giảm[TEX] \omega [/TEX]đi 2 lần thì hệ số công suất là bao nhiêu

  • 0,426
    1/ can 2
    0,526
    can3/2




  • câu này tính trớt quớt đáp án nhĩ

    i và u cùng pha

    ... có hiện tượng cộng hưỡng
    ..> [TEX]LC.w^2=1[/TEX]
    p/s: bài giải ban nãy sai , lát sữa lại , hjx
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

Trích:
Nguyên văn bởi lantrinh93
trong thí nghiệm với tế bào quang điện,phát biểu nào sau đây đúng?
A. với các kim loại # nhau được dùng làm catot đều có cùng 1 giới hạn quang điện xác định
B.khi có hiện tượng quang điện ,cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ nghịch với chùm sáng kích thích
C.ứng với mỗi kim loại dùng làm catot,giá trị của hiệu điện thế hãm ,không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
D.công thoát của electron khỏi mặt 1 kim loại được dùng làm catot ,không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích
,em thấy sao cái nào cũng sai nhĩ
đáp án C nha!
A quá sai
B cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích
C hiệu điện thế hãm dùng để triệt tiêu dòng quang điện nên không phụ thuộc vào cái gì cả
D công thoát của e phụ thuộc vào bước sóng kích thích
Đáp án C hiệu điện thế hãm cũng như động năng max của e, nó phụ thuộc vào bản chất của kim loại và bước sóng của ánh sáng kích thích cụ thể là thỉ lệ ngịch với bước sóng ánh sáng kích thích và tỉ lệ thuận với bước sóng giới hạn . mak mỗi ánh sáng kick thích có bước sóng hay tần số riêng nên nó có phụ thuộc.
Đáp án D đúng vì nó chỉ phụ thuộc vào bước sóng giới hạn nhé.


giả thiết các (e) quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim loại khi được chiếu sáng thích hợp . Người ta cho các (e) quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với véc tơ cảm ứng từ . Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo (e) sẽ tăng lên nếu
A tăng cường độ chùm sáng kích thích
B giảm cường độ chùm sáng kích thích
C sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn
D sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn
khi (e) quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với véc tơ cảm ứng từ nó sẽ chịu tác dụng của lực lorenxo:
ta có q.v.B=(m[TEX]v^2[/TEX])/R
=>R=(m.v)/(q.B)
=>
[TEX]R_(max)[/TEX] tỉ lệ thuận với [TEX]v_(max)[/TEX];mà [TEX]v_(max)[/TEX] tỉ lệ thuận với động năng ban đầu cực đại ; động năng ban đầu cực đại lại tỉ lệ ngịch với bước sóng ánh sáng kích thích nên tăng R thì phải giảm bước sóng ánh sáng kick thích nhé. đáp án D
 
Last edited by a moderator:
T

techman2010

Các bạn giải thích rõ giúp mình câu này với:
Khi chiếu một chùm sáng hẹp gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lục và tím từ phía đáy tới mặt bên của một
lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ. Điều chỉnh góc tới của chùm sáng trên sao cho ánh sáng màu tím ló ra
khỏi lăng kính có góc lệch cực tiểu. Khi đó
A. chỉ có thêm tia màu lục có góc lệch cực tiểu.
B. tia màu đỏ cũng có góc lệch cực tiểu.
C. ba tia còn lại ló ra khỏi lăng kính không có tia nào có góc lệch cực tiểu.
D. ba tia đỏ, vàng và lục không ló ra khỏi lăng kính.
 
L

lion5893

câu này là đề tốt nghiệp 2008 , mã đề 146 câu 34
mình check đáp án là D
:-SS
nhưng ko hiểu

7.Phát biểu nào sau đây là
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

thử câu này xem sao ?;))
câu này theo ý mình chọn C , hình như khi có cộng hưỡng mới có như vậy , mình rối phần này quá , vô đó loạn xạ không hiểu rõ lắm,

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2pi
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2pi
câu này theo mình là A , số nguyên lần bước sóng , hồi đó giờ học toàn dao đông biên độ cực đại thì hiệu đường đi = số nguyên lần bs , có cái nào bằng số nguyên 2.pi đâu nhĩ

5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu
mình nghĩ là giữ cố định như thế thì chu kì dao động của con lắc sẽ thay đổi , nhưng chu kì và biên độ dao động không phụ thuộc vào nhau..> biên độ khong đổi ,hjx ,
[B]Câu 7: đáp án A.
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.
có phụ thuộc đấy. hiện tượng cộng hưởng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như lực masat chẳng hạn, có cộng hưởng rõ và cộng hưởng mờ.
B đúng vì dao động tự do không chịu ảnh hưởng yếu tố bên ngoài.
C đúng vì sgk nói rồi đó bạn mở ra xem phần dao động cưỡng bức.
D thi đúng rồi.
Câu 3:
đối với các điểm dao động với biên độ cực đại với 2 nguồn có pha bất kì ta có công thức hiệu đường đi từ 2 nguồn đến điểm đó là:
untitled31.jpg

do hai nguồn không cùng pha nên cả cái cụm trong ngoặc không thể là số nguyên được. => Dáp án D.
công thức trên không chứng minh. dài lắm. mình đọc trong sách. còn cực tiểu là:
untitled31-1.jpg

Câu 5:
untitled33.jpg

câu 4 một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài . quan sát tai hai điểm M,N trên dây cho thấy khi điểm M ở VT cao nhât thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại. N ở VT cao nhất thì M qua VTCB độ lệch pha giữa hai điểm đó là
A số nguyên lần [TEX]2\pi[/TEX]
B số lẻ lần[TEX] \pi[/TEX]
C số lẻ lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
D số nguyên lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
đáp án hỏi ức chế anh nhờ !
[/QUOTE]

đáp án C. vẽ hình ra bạn. nó cách nhau 1 khoảng [TEX]\lambda/4[/TEX] đó tức là vuông pha.
untitled32.jpg

cứ sau những khoảng lẻ lần [TEX]\lambda/4[/TEX] thì nó được vị trí như thế

p/s tối nay buồn quá chẳng có ai hết
 
Last edited by a moderator:
L

linh1231993

cho mạch LC như tn: L,C1,C2. ở jua C1 C2 có khoá K
K ngắt I=0 thì U C1 = Uzero, khi i max thì K đóng. U trên các tụ khi i=0 trở lại
:D
 
P

pinkaka

giúp mjnhf bài nj nữa mí pạn
Bắn 1 hạt anpha nva 1 hạt N(7,14)đung yên có pu anpha + N--->O(8.17)+p các hạt sinh ra có cùng vận tốc coi khối luong các hạt tính theo đơn vị khối luong nguyên tử xấp xỉ bằng số khối A.Gọi động năng của anpha Ka thỳ động năng Kocu O là
Ko=1/81Ka
Ko=1/9Ka
Ko =17Ka
Ko=17/81Ka
 
R

rocky1208

Trả lời : hoathan24

thêm mấy câu nữa nha anh !
câu 1 cường độ dòng điện trong ống Rơngen là 0,64 mA biết chỉ có 0,8% đập vào đối catôt là làm bức xạ ra photon rơnghen tính số photon phát ra trong một phút
A[TEX]1,92.10^{15}[/TEX]
B[TEX]2,4.10^{17}[/TEX]
C[TEX]2,4.10^{15}[/TEX]
D[TEX]1,92.10^{17}[/TEX]

Số e trong 1 s: [TEX]n=\frac{0,64.10^{-3}}{1,6.10^{-19}}=4.10^{15}[/TEX] hạt
Số photon trong 1 phút (60 s) [TEX]N=0,008.n.60=1,92.10^{15}[/TEX] hạt

câu 2 trong một mạch dao động LC lí tưởng , tụ điện có điện dung C. Sau khi tích điện đến điện áp cực đại Uo tụ điện phóng qua cuộn dây có độ tự cảm L . Sau 1/6 chu kì kể từ lúc phóng điện điện lượng đã phóng qua cuộn dây là
A CUo
B 2CUo
D0,5CUo
D 0,25CUo
câu này không rõ đáp án là CUo^2 hay là CUo nữa anh làm rồi nghiên cứu hộ em nha :D

Lúc tụ tích điện cực đại -> u ở biên. Sau T/6 (ứng góc quét là [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]). Vẽ đường tròn -> vị trí bây giờ của u là [TEX]\frac{U_0}{2}[/TEX]. Vậy lượng điện chuyển qua là: [TEX]1=Cu=0,5 CU_0[/TEX]

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]

edited: 26/5/2011 Đề này có vấn đề :(
Giả sử nguồn 1 sớm pha 1 góc [TEX]\alpha[/TEX] so với nguồn 2. Để đơn giản chọn pha ban đầu thằng 1 là [TEX]\alpha[/TEX], thằng 2 là 0. Gọi M trên màn cách S1, S2 lần lượt là d1, d2. Vậy :
Sóng 1 truyền đến M có pha là: [TEX]\alpha-\frac{2\pi d_1}{\lambda}[/TEX]
Sóng 2 truyền đến M có pha là: [TEX]{-}\frac{2\pi d_2}{\lambda}[/TEX]

Vậy độ lệch pha 2 sóng tại M là: [TEX]\Delta \varphi=\alpha - \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}[/TEX]
[TEX]A=\sqr{A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta \varphi}[/TEX]

Để A max thì [TEX]\cos\Delta \varphi=+1[/TEX] -> [TEX]\Delta \varphi=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha - \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha = \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}+k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha = [\frac{(d_1-d2)}{\lambda}+k]2\pi[/TEX]

Hai nguồn ko cùng pha -> [TEX][\frac{(d_1-d2)}{\lambda}+k][/TEX] có thể nhận bất cứ giá trị nào, trừ các giá trị nguyên -> đề có vấn đề


câu 4 một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài . quan sát tai hai điểm M,N trên dây cho thấy khi điểm M ở VT cao nhât thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại. N ở VT cao nhất thì M qua VTCB độ lệch pha giữa hai điểm đó là
A số nguyên lần 2[TEX]\pi[/TEX]
B số lẻ lần [TEX]\pi[/TEX]
C số lẻ lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
D số nguyên lần [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
đáp án hỏi ức chế anh nhờ !:D
Đáp án C. hai thằng này vuông pha nhau. Vì khi biên độ thằng này đạt max (cos phải bằng [TEX]\pm 1[/TEX]) thì thằng kia đạt min (cos bằng 0) Vậy độ lệch pha phải là số lẻ của [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]

p/s: cũng làm gì đến nỗi ức chế lắm :))
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : no.one

Anh xem cho em mấy bài này
1.hạt nhân [TEX]Ra_{88}^{226}[/TEX] có chu kì bán rã là rất lớn và là phóng xạ [TEX]\alpha[/TEX] ( mỗi hạt ra phóng ra một hạt alpha trong 1 lần phóng xạ ) .Một khối chất Ra có độ phóng xạ ban đầu là 2,5Ci .Tìm thể tích khí He thu được ở đktc sau 15 ngày

Câu này ko hiểu ý đồ của đề là gì. ko cho chu kỳ bán rã T thì tính kiểu gì nhỉ. làm mỗi câu "chu kì bán rã là rất lớn", chẳng nhẽ lượng He lại là 0 à :-?

2.Một con lắc đơn có dây treo dài 100cm vật nặng có khối lượng 1000g dao động với biên độ góc [TEX]\alpha_{max}=0,1 rad [/TEX]tại nới có gia tốc g=10m/s2 . Cơ năng toàn phần của con lắc.
Nếu chọn gốc thế năng ở VTCB thì cơ năng : [TEX]=mgl(1-\cos\alpha_0)\approx 5.10^{-3} J[/TEX]

3.Công suất bức xạ toàn phần của mặt trời là P =3,9.10^26 W.Biết phản ứng hạt nhân trong lòng mặt trời là phản ứng tổng hợp hydro thành heli .Biết ràng cư smootj hạt nhân heli tạo thành thì năng lượng giải phóng 4,2.10^12 J . Lượng heli tạo thành và lượng hidro tiêu thụ là bao nhiêu .

Ko biết từ "lượng Heli tạo thành" của em ở đây là tính ra cái gì: khối lượng hay số hạt. Anh tính theo số hạt.

[TEX]2 _{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}[/TEX]
Trong 1 giây:
Số hạt nhân He : [TEX]N_{He}=\frac{3,9.10^{26}}{ 4,2.10^{12}}=9,28.10^{13}[/TEX]
Số hạt nhân Deuteri: [TEX]N_{D}=2N_{He}=18,56.10^{13}[/TEX]

4.Trong một hộp đen có 2 trong ba linh kiện sau đây ghép nối tiếp : cuộn
cảm , diện trở , tụ điện .Khi đặt vào mạch [TEX]u=100.\sqrt{2}cos( \omega t) [/TEX] , thi [TEX] i=\sqrt{2} cos( \omega t)[/TEX] .Khi giữ nguyên U , tăng [TEX]\omega [/TEX] lên [TEX]\sqrt{2} [/TEX]lần thì mạch có hệ số công suất là[TEX] \frac{1}{\sqrt{2}} [/TEX].Hỏi nếu từ gia tri ban đầu của [TEX]\omega [/TEX], giảm[TEX] \omega [/TEX]đi 2 lần thì hệ số công suất là bao nhiêu
  • 0,426
  • 1/ can 2
  • 0,526
  • can3/2


  • Chắc chắn trong mạch phải có điện trở thuần. Như vậy hệ số công suất mới khác 0 được. Nhưng ban đầu thấy u, i cùng pha. Nếu chỉ có điện trở và thành phần kia là tụ điện hoặc cuộn thuần cảm thì ko thể được. Mạch này buộc phải đủ cả R,L,C.

    Vậy phương án là gồm cuộn dây ko thuần cảm (r, L) và tụ điện C.

    Lúc đầu có cộng hưởng -> [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] (1)
    Khi tăng [TEX]\omega[/TEX] lên [TEX]\sqrt{2}[/TEX] lần: [TEX]Z_{L1}=\sqrt{2}Z_L[/TEX] và [TEX]Z_{C1}=\frac{Z_C}{\sqrt{2}}[/TEX]

    [TEX]\cos\varphi=\frac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow \varphi=45^0[/TEX]. Tưởng tượng ra giản đồ vector thấy ngay: [TEX]r=Z_{L1}-Z_{C1} \Rightarrow r=\sqrt{2}Z_L-\frac{Z_C}{\sqrt{2}} \Rightarrow Z_L[/TEX] (2)

    Thay (1) vào (2) được: [TEX]Z_L=\sqrt{2}r[/TEX]

    Khi giảm [TEX]\omega[/TEX] lên 2 lần thì [TEX]Z_{L2}=\frac{Z_L}{2}[/TEX] và [TEX]Z_{C2}=2Z_C[/TEX]

    Hệ số công suất: [TEX]\frac{r}{Z}=\frac{r}{\sqrt{r^2+(\frac{Z_L}{2}-2Z_C)^2}}=\frac{r}{\sqrt{\frac{11}{2}r^2}}=0,4264[/TEX]
    Đáp án A.

5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu
Tại VTCB vật có vận tốc: [TEX]\omega A[/TEX]

Sau khi giữ thì chiều dài con lắc còn 3/4 -> độ cứng k2=4/3 k.
omega mới là: [TEX]\omega \prime=\sqrt{\frac{4}{3}}\omega[/TEX]
Tại VTCB áp dụng công thức ko thời gian:
[TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega\prime^2}=A\prime^2 \Rightarrow 0+ \frac{\omega^2A^2}{\frac{4}{3}\omega^2}=A\prime^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A\prime = \frac{\sqrt{3}}{2}A[/TEX]

6.Lực phục hồi để tạo ra dao động của con lắc đơn là:
A: Hợp của lực căng dây treo và thành phần trọng lực theo phương dây treo.
B: Lực căng của dây treo.
C: Thành phần của trọng lực vuông góc với dây treo.
D: Hợp của trọng lực và lực căng của dây treo vật nặng.
Đáp án C. Vuông góc dây treo hay tiếp tuyến quỹ đạo.



7.Phát biểu nào sau đây là​
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.


Đáp án A.
Lực cảm môi trường thấp -> A lớn -> cộng hưởng rõ
Lực cảm môi trường lớn -> A nhỏ -> cộng hưởng mờ
 
R

rocky1208

Trả lời : lantrinh93

trong thí nghiệm với tế bào quang điện,phát biểu nào sau đây đúng?
A. với các kim loại # nhau được dùng làm catot đều có cùng 1 giới hạn quang điện xác định
B.khi có hiện tượng quang điện ,cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ nghịch với chùm sáng kích thích
C.ứng với mỗi kim loại dùng làm catot,giá trị của hiệu điện thế hãm ,không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
D.công thoát của electron khỏi mặt 1 kim loại được dùng làm catot ,không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích
:D,em thấy sao cái nào cũng sai nhĩ:(

Đáp án D
A- Sai. kim loại khác nhau -> A khác nhau
B. Sai. Tỷ lệ thuận.
C- Sai. tần số a/s càng lớn -> năng lượng càng cao -> hãm nó lại khó hơn -> cần nhiều năng lượng hơn -> U hãm có "độ lớn" lớn hơn. Cụ thể:
[TEX]hf=A+\mid eU_h\mid[/TEX]. A cố định, f càng lớn thì [TEX]\mid U_h\mid[/TEX] càng lớn
D- Đúng. Nó phụ thuộc vào bản chất kim loại [TEX]A=\frac{hc}{\lambda_0}[/TEX] tránh nhầm [TEX]\lambda_0[/TEX] với [TEX]\lambda[/TEX]

7.Phát biểu nào sau đây là
sai khi nói về dao động cơ học?

A:
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường.

B:
Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

C:
Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

thử câu này xem sao ?;))
câu này theo ý mình chọn C , hình như khi có cộng hưỡng mới có như vậy , mình rối phần này quá , vô đó loạn xạ không hiểu rõ lắm,

Như câu của no.one ở trên.Đáp án A.
Lực cảm môi trường thấp -> A lớn -> cộng hưởng rõ
Lực cảm môi trường lớn -> A nhỏ -> cộng hưởng mờ

Ý C có vẻ mập mờ. Tần số dao động cưỡng bức chỉ bằng tần số của ngoại lực khi dao động đã "ổn định". Lúc đầu thì nó hãy còn linh tinh lắm :)

câu 3 đối với 2 nguồn kết hợp bất kì ( không cùng pha ) trong miền dao thoa của hai dóng những điểm có biện độ dao động cực đại thì :
A hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng
B hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng
C độ lệch pha của hau sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2pi
D độ lệch pha của hai sóng kế hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2pi
câu này theo mình là A , số nguyên lần bước sóng , hồi đó giờ học toàn dao đông biên độ cực đại thì hiệu đường đi = số nguyên lần bs , có cái nào bằng số nguyên 2.pi đâu nhĩ

edited: 26/5/2011: đề này có vấn đề :(
Giả sử nguồn 1 sớm pha 1 góc [TEX]\alpha[/TEX] so với nguồn 2. Để đơn giản chọn pha ban đầu thằng 1 là [TEX]\alpha[/TEX], thằng 2 là 0. Gọi M trên màn cách S1, S2 lần lượt là d1, d2. Vậy :
Sóng 1 truyền đến M có pha là: [TEX]\alpha-\frac{2\pi d_1}{\lambda}[/TEX]
Sóng 2 truyền đến M có pha là: [TEX]{-}\frac{2\pi d_2}{\lambda}[/TEX]

Vậy độ lệch pha 2 sóng tại M là: [TEX]\Delta \varphi=\alpha - \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}[/TEX]
[TEX]A=\sqr{A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta \varphi}[/TEX]

Để A max thì [TEX]\cos\Delta \varphi=+1[/TEX] -> [TEX]\Delta \varphi=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha - \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha = \frac{2\pi(d_1-d2)}{\lambda}+k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha = [\frac{(d_1-d2)}{\lambda}+k]2\pi[/TEX]

Hai nguồn ko cùng pha -> [TEX][\frac{(d_1-d2)}{\lambda}+k][/TEX] có thể nhận bất cứ giá trị nào, trừ các giá trị nguyên -> đề có vấn đề


5.Một con lăc lò xo nằm ngang dao động diều hòa với biên đọ A. Khi vật nặng chuển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định một điểm trên lò xo cách điển cố định ban đầu một đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xo .Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu
mình nghĩ là giữ cố định như thế thì chu kì dao động của con lắc sẽ thay đổi , nhưng chu kì và biên độ dao động không phụ thuộc vào nhau..> biên độ khong đổi ,hjx ,

Lại giống bài anh chữa cho bạn no.one ở trên. Nhàn thật, trả lời toàn copy - paste =))
Tại VTCB vật có vận tốc: [TEX]\omega A[/TEX]

Sau khi giữ thì chiều dài con lắc còn 3/4 -> độ cứng k2=4/3 k.
omega mới là: [TEX]\omega \prime=\sqrt{\frac{4}{3}}\omega[/TEX]
Tại VTCB áp dụng công thức ko thời gian:
[TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega\prime^2}=A\prime^2 \Rightarrow 0+ \frac{\omega^2A^2}{\frac{4}{3}\omega^2}=A\prime^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A\prime = \frac{\sqrt{3}}{2}A[/TEX]


Trả lời : bellevista123
Một chất điểm M chuyển động với vận tốc 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m . Hình chiếu M' của chất điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại thời điểm t=0 , M' đi wa VTCB theo chiều âm. Khi t=8s , li độ của điểm M' là

A.22,64 cm B. -22,64 cm C. 45,38 cm D.-45,38 cm
[TEX]v=\omega R \Rightarrow \omega=3 rad/s[/TEX]
Phương trình: [TEX]x=25\cos(3t+\frac{\pi}{2})[/TEX]
Sau 8 s thì vật có li độ [TEX]x=25\cos(3.8+\frac{\pi}{2})=22,64[/TEX]
Đáp án A.
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

một con lắc đơn treo vật có khối lượng m ,có chiều dài l, biên độ góc ban đầu là \alpha _0(\alpha _o)rất nhỏ
dao động tắt dần cho F cản không đổi ,F cản luôn có chiều ngược chiều chuyển động của vật
, hãy tìm số lần vật qua vị trí cân = cho đến lúc dừng lại
[TEX]n= \frac{m.g\alpha _0}{2.F_c}[/TEX]
[TEX]n=\frac{m.g.\alpha _0}{F_c}[/TEX]
[TEX]n=\frac{2.m.g.\alpha _0}{F_c}[/TEX]
[TEX]n=\frac{m.g.\alpha _0}{4.F_c}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : techman2010

Các bạn giải thích rõ giúp mình câu này với:
Khi chiếu một chùm sáng hẹp gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lục và tím từ phía đáy tới mặt bên của một
lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ. Điều chỉnh góc tới của chùm sáng trên sao cho ánh sáng màu tím ló ra
khỏi lăng kính có góc lệch cực tiểu. Khi đó
A. chỉ có thêm tia màu lục có góc lệch cực tiểu.
B. tia màu đỏ cũng có góc lệch cực tiểu.
C. ba tia còn lại ló ra khỏi lăng kính không có tia nào có góc lệch cực tiểu.
D. ba tia đỏ, vàng và lục không ló ra khỏi lăng kính.

Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau -> khi ánh sáng đơn sắc tím có góc lệch cực tiểu thì các a/s đơn sắc còn lại không thể có góc lệch cực tiểu.

Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc tím là lớn nhất nên khi ánh sáng này ló ra khỏi lăng kính tức không xảy ra sự px toàn phần thì các a/s đơn sắc còn lại cũng ló được ra khỏi lăng kính

Đáp án C.


Trả lời : linh1231993
L C1 C2, nhu hinh ve. 2 tụ giống nhau, lúc đầu K ngắt cường độ dòng trong mạch = 0, U c1 = Uzero. khi c.độ dòng điện trog mạch đạt giá trị cực đại, thì đóng khoá K, xd hđt trên các tụ khi dòng trong mạch lại =0
:D
30.png


Ban đầu k mở , khi i=0 thì năng lượng cuộn cảm = 0 -> năng lượng tập trung trên 2 tụ. mà hai tụ giống nhau C1=C2=C nên năng lượng điện trên mỗi tụ đều là: [TEX]\frac{CU_0^2}{2}[/TEX]
Vậy tổng năng lượng toàn phần là [TEX]CU_0^2[/TEX] (2 tụ cộng lại)

Khi nối k thì tụ 1 coi như bỏ đi. Nhưng lúc nối k thì i cực đại nghĩa là NL tập trung hết trên cuộn cảm -> ko tụ nào tích năng lượng -> bỏ tụ 1 đi thì nó ko mang theo NL -> NL vẫn là [TEX]CU_0^2[/TEX].

Với mạch mới (k đóng) thì khi i=0 năng lượng trên tụ còn lại (C2) chính là năng lượng toàn phần = [TEX]CU_0^2[/TEX]

Vậy có [TEX]\frac{CU_2^2}{2}=CU_0^2 \Rightarrow U_2=\frac{U_0}{\sqrt{2}}[/TEX]
Còn tụ 1 thì [TEX]U_1=0[/TEX] vì điện chạy qua dây dẫn, qua k rồi điến C2, ko qua C1.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom