[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

H

haihaaaaa

1,Dùng photon bắn hạt nhân [TEX]\frac{4}{9}[/TEX] Be đứng yên để gây phản ứng :[TEX]\frac{1}{1}[/TEX] p+ [TEX]\frac{9}{4}[/TEX] Be-->[TEX]\frac{4}{2}[/TEX] X+[TEX]\frac{6}{3}[/TEX] Li.Biết động năng của các hạt p,X,Li lần lượt là 5,45Mev;4,0Mev; 3.575Mev.coi khối lượng các hạt tính theo u gần bằng số khối của nó .Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt p và X gần đúng bằng:
*45 độ
*120 độ
*60 độ
*90 độ
 
R

rocky1208

Trả lời : silvery21



anh ơy đề bài cho gtrị tức thời . anh thay g trị để tính U đâu phải là g trị hiệu dụng . đúng ko anh :)

Uhm, cái này anh nhầm, quên mất là tức thời nó có thể âm :)

Câu 1 : . Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng .nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc. λ1 = 0,64μm(đỏ) , λ2 = 0,48μm(lam).trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ , 7 vân lam B. 7 vân đỏ , 9 vân lam
C. 4 vân đỏ , 6 vân lam D. 6 vân đỏ . 4 vân lam

Vân cùng màu vân trung tâm là vân trùng. Điều kiện trùng
[TEX]k_1i_2=k_2i_2 \Rightarrow k_1\lambda_1=k_2\lambda_2 \Rightarrow 0,64k_1=0,48k_2 \Rightarrow 4k_1=3k_2[/TEX]

-> vân trùng đầu tiên ứng với [TEX]k_1=3[/TEX] và [TEX]k_2=4[/TEX]
Tức trong khoảng từ vân trung tâm đến vân trùng đầu tiên có 3 khoảng vân đỏ và 4 khoảng vân lam -> nếu ko tính ở 2 biên thì sẽ có 2 vân đỏ và 3 vân lam (em tưởng tượng như cái song cửa sổ nhé ;) )

Giữa 3 vân trùng liên tiếp tức là xét trên miền rộng gấp đôi miền từ vân trung tâm đến vân trùng đầu tiên -> có 2.2=4 vân đỏ, 2.3=6 vân lam. (ko được tính vân trùng vì nó ko còn là màu đơn sắc nữa)

Cái đáp án sai, cái này thì anh chắc 99% đấy :)

Câu 2 : Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng , hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bứơc song : λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm . Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa , trong kgoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm , ta quan sát được số vân sáng bằng :
A. 34 B. 28 C. 26 D. 27
Bài này a chữa 1 lần rồi. Bây h bê nguyên lại vào đây. 27 vân nhé. Bài làm trông có vẻ hơi dài nhưng bấm máy cái vèo phát là ra luôn. Viết để em dễ hiểu :)

Bài này làm như sau:
[TEX]i_1=0,4 mm[/TEX]
[TEX]i_2=0,5 mm[/TEX]
[TEX]i_3=0,6 mm[/TEX]

Vân cùng màu đầu tiên với vân trung tâm chính là vân trùng đầu tiên của 2 ánh sáng kia (vì vân trung tâm có vân sáng của cả 3 ánh sáng trên). Khi đó

[TEX]k_1i_1=k_2i_2=k_3i_3 \Leftrightarrow 4k_1=5k_2=6k_3[/TEX]
Bội chung nhỏ nhất của 4, 5, 6 là [TEX]2^2.5.3=60[/TEX]
Vậy có:
[TEX]k_1=15[/TEX]
[TEX]k_2=12[/TEX]
[TEX]k_3=10[/TEX]

Do ko tính vân trung tâm + vân ở biên (vì trong khoảng chứ ko phải trong đoạn) nên số vân sáng do từng ánh sáng đơn sắc là:
[TEX]\lambda_1[/TEX]: 14 vân
[TEX]\lambda_2[/TEX]: 11 vân
[TEX]\lambda_3[/TEX]: 9 vân

Vậy có: 34 vân. Bây h đi tính số vân trùng của từng đôi trong 3 ánh sáng trên (ko phải tính vân trùng của cả 3 ánh sáng vì biên là lần đầu tiên 3 ánh sáng trùng nhau)

TH1: as 1 và 2.
[TEX]4k_1=5k_2\Rightarrow k_1=\frac{5k_2}{4}[/TEX], vậy [TEX]k_2[/TEX] cần chia hết cho 4, nhưng giới hạn của [TEX]k_2[/TEX] là từ 1 đến 11 nên có 2 TH là k2 = 4 hoặc k2=8. Vậy 2 thằng trùng.

TH2: as 2 và 3.
[TEX]5k_2=6k_3 \Rightarrow k_2=\frac{6k_3}{5}[/TEX], vậy [TEX]k_3[/TEX] cần chia hết cho 5, nhưng giới hạn của [TEX]k_3[/TEX] là từ 1 đến 9 nên có 1 TH là k3 = 5. Vậy 1 thằng trùng.

TH3: as 1 và 3.
[TEX]4k_1=6k_3 \Rightarrow k_1=\frac{3k_3}{2}[/TEX], vậy [TEX]k_3[/TEX] cần chia hết cho 2, nhưng giới hạn của [TEX]k_2[/TEX] là từ 1 đến 9 nên có 4 TH là k2 = 2, 4, 6, 8. Vậy 4 thằng trùng.

Túm lại có: 2+1+4 = 7 thằng trùng.

Vậy số vân sáng nhìn thấy là: 34-7=27 vân

Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,5mm. ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bứơc sóng λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,56μm , λ3 = 0,6μm .Bề rộng miền giao thoa là 4 cm , Ở giữa là vân sáng trung tâm, số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm quan sát được là :
A. 5 B. 1 C. 2 D. 4
[TEX]i_1=0,4 mm[/TEX]

Điều kiện trùng: [TEX]0,4k_1=0,56k_2=0,6k_3=\delta[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 10k_1=14k_2=15k_3[/TEX]
BCNN của 10, 14, 15 là 210.
-> [TEX]10k_1=210 \Rightarrow k_1=21 \Rightarrow\delta =21. 0,4=8,4 mm[/TEX]
Đó là bề rộng giữa 2 vân trùng liên tiếp.
Ước lượng: [TEX]\frac{40}{8,4}=4,76[/TEX]. Vậy 4 vân trùng

Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young . Ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ đỏ, lục , lam có bứơc sóng lần lượt là: λ1 = 0,64μm , λ2 = 0,54μm , λ3 = 0,48μm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của vân sáng màu lục ?
A. 24 B. 27 C. 32 D. 18
ĐA : C
Làm tương tự các bài trên. ĐK trùng: [TEX]0,64k_1=0,54k_2=0,48k_3[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 32k_1=27k_2=24k_3[/TEX]
BCNN là 864 -> [TEX]27. k_2=864 \Rightarrow k_2=32[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : saobanglanhgia_93

cho em hỏi vài câu:
câu 1:
cơ năng con lắc có độ cứng k là [TEX]:E=\frac{m.w^2.A^2}{2}[/TEX],nếu khối lượng m của vật tăng lên gấp đôi còn biên độ và độ cứng k không đổi thì:
A. cơ năng con lắc không thay đổi
B. cơ năng con lắc tăng gấp đôi
C. cơ năng con lắc giảm 2 lần
D. cơ năng con lắc tăng 4 lần
em kiểm tra so đáp án với mấy bạn trên mạng thấy các bạn chọn A :(( , sao cái công thức vậy , thay m tăng 2 mà cơ năng lại không đổi nhĩ??

[TEX]k=m\omega^2[/TEX], m tăng thì [TEX]\omega [/TEX] giảm. Cơ năng vẫn là : [TEX]\frac{1}{2}kA^2[/TEX] -> ko đổi


câu 2:
chiếu 3 chùm đơn sắc :đỏ ,lam ,vàng cùng // với trục chính của 1 thấu kính hội tụ thì thấy
A. ba chùm tia ló hội tụ ở cùng 1 điểm trên trục chính gọi là tiêu điểm của thấu kính
B.ba chùm tia ló hội tụ tại 3 điểm # nhau trên trục chính theo thứ tự (từ thấu kính) : lam, vàng ,đỏ
C.ba chùm tia ló hội tụ ở 3 điểm khác nhau trên trục chính theo thứ tự : đỏ ,lam, vàng
D. ba chùm tia ló hội tụ ở 3 điểm # nhau trên trục chính theo thứ tự (từ thấu kính): đỏ ,vàng , lam

theo ý em D , em check đáp án với mấy bạn sao từa lưa

em nghĩ : tia nào có bước sóng lớn lệch ít , bước sóng nhỏ lệch nhiều : thứ tự các tia là : đỏ , cam,vàng . lục ,lam chàm tím theo thứ tự từ trong ra ngoài :(( , không biết có nhớ nhầm không?
Nhớ là "tia đỏ lệch ít, tia tím lệch nhiều" -> tia đỏ sẽ cắt trục chính xa hơn. Đáp án B

câu 3 :
điểm tương tự của sóng siêu âm và sóng ánh sáng , cả 2 đều :
A, là sóng điện từ
B. truyền trong cân không
C. là quá trình truyền năng lượng
D. là sóng ngang trong mọi môi trường truyền
:(( , ý em câu này là C , mà thấy cũng không thống nhất đáp án

Đáp án là C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
A, B chắc chắn sai. D sai vì sóng ngang chỉ có ở bề mặt chất lỏng + trong chất rắn

câu 4:
trog thì nghiệm iang về giao thoa ánh sáng có [TEX]S_1S_2=a=0,2mm[/TEX]. khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe [TEX]S_1.S_2[/TEX] đến màn ảnh d=1mm
dịch chuyển // vớ[TEX]i S_1.S_2[/TEX] cho hiệu số khoảng cách từ S1 và [TEX]S_2 [/TEX]bằng [TEX]lamda/2[/TEX] .hỏi tại tâm 0 của màn ảnh , thu được
A. vân sáng bậc 1
B. vân tối thứ 1
. vân snag1 bậc 2
D. vân tối thứ 2
Bài này đề thiếu, đoạn dịch chuyển // với [TEX]S_1S_2[/TEX], phải nói là dịch chuyển nguồn S. Và phải cho khoảng cách giữa S với mp chứa [TEX]S_1S_2[/TEX]

câu 5:
câu này nữa : trong thông tin vô tuyến ,hãy chọn phát hiểu đúng
A. sóng dài có năng lượng cao nên dùng đề thông tin dưới nước
B.nghe đài vào ban đêm = sóng trung rất tốt
C. sóng cực ngắn bị tầng điên li phản xạ hoàn toàn nên có thể truyền đến mọi nơi trên trái đất
D. sóng ngắn bị tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có thể truyền đến moi nơi trên trái đất

em thấy câu A đúng , em nhớ thầy dạy sóng dài dùng thong tin dưới nước , câu B em cũng nghi đúng
câu D cũng đúng luôn
câu C , sóng cực ngắn là sóng có khả năng đâm xuyên qua tầng điện li
:(( , câu C viết bị phản xạ hoàn toàn em không hiểu , phản xạ hoàn toàn là giống như đâm xuyên qua tầng điện lí không ?

A- Sai. Dài -> bước sóng lớn -> năng lượng thấp
B- Các sóng trung truyền dọc theo bề mặt của trái đất. Ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ mạnh, nên khôngtruyền được xa (tầng điện li là tầng khí quyển ở độ cao từ 50km trở lên, chứa rất nhiều hạt tích điện là các êlectron và các loại ion). Ban đêm, tầng điện li phản xạ các sóng trung nên chúng truyền được xa. Vì vậy ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày -> có thể đúng nếu từ "rất tốt" màn nghĩa tốt hơn ban ngày.
C- Sai. Sóng cực ngắn cos NL cực cao -> xuyên qua tầng điện ly.
D - Về nguyên tắc câu này đúng. Nhưng phải bù năng lượng suy hao cho nó trên đường đi.

Đề mập mờ giữa B và D.
 
L

lantrinh93

picture.php

=))
thứ 2 bài này xem sao
nếu không được thì nhờ anh xóa giúp em
 
R

rocky1208

Trả lời : lion5893

Câu 1: Một lăng kính có góc chiết quang A=45 độ. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, thì tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc (biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là căn 2)
A.đỏ, vàng và tím
B. đỏ vàng lục và tím
C. đỏ vàng và lục
D. đỏ lục và tím
Do chiếu vuông góc mặt bên nên góc tới mặt bên kia cũng là [TEX]45^0[/TEX]

[TEX]n_{\tex{lam}}=\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \sin i_{\tex {gh lam}}=\frac{1}{\sqrt{2}}[/TEX]
[TEX]i_{\tex {gh lam}}=45^0[/TEX]

Những thằng có bước sóng càng dài thì chiết suất càng nhỏ -> sin góc tới giới hạn càng lớn (vì nghịch đảo) -> góc tới giới hạn càng lớn -> ánh sáng lam và những ánh sáng có b/ sóng nhỏ hơn nó sẽ bị px toàn phần và những a/s có b/sóng dài hơn sẽ ló được.

Vậy đáp án là C: đỏ - vàng - lục

Câu 2: một nguồn sáng điểm nằm cách đều 2 khe Iang và phát ra đồng thời 2 bức xạ đơn sắc [TEX]\lambda_1, \lambda_2[/TEX]. khoảng vân của [TEX]\lambda_1[/TEX] là [TEX]i_1= 0,3cm[/TEX]. Vùng giao thoa có bề rộng L=2,4cm, trên màn đếm được 17 vân sáng, trong đó có 3 vân sáng khác màu với [TEX]\lambda_1, \lambda_2[/TEX] và 2 trong số 3 vân đó nằm ngoài cùng của khoảng L. Khoảng vân giao thoa của bức xạ [TEX]\lambda_2[/TEX] là:
A.0,24cm
B.0,36cm
C.0,48cm
D.0,6cm

3 vân đó là 3 thằng trùng.
Với a/s 1: [TEX]i_1=0,3 cm[/TEX], trường giao thoa rộng 2,4 cm nên có 8 khoảng [TEX]i_1[/TEX] mà 2 đầu là 2 vân sáng (vân trùng) -> 9 vân sáng của a/s 1 (tính cả vân trùng). Tổng cộng 17 vân nên a/s 2 phải có thêm 17-9=8 vân (ko tính trùng). Vậy tổng cộng a/s 2 có 11 vân (tính cả 3 vân trùng) -> có 10 khoảng [TEX]i_2[/TEX]
-> khoảng vân của em này là 0,24 cm


p/s: điện đóm thất thường quá, vừa nãy gõ gần xong thì mất. a cứ up tạm thế này lên đã. đề phòng nó lại chơi mình phát nữa :(

Câu 3: một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2kg và lò xo có độ cứng k=20N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. lấy g=10. độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng:
A.1,98
B.2N
C.1,5N
D.2,98N

Giả sử vật rời xa vị trí không biến dạng 1 đoạn xa nhất là A, và điều này chỉ xảy ra ở lần đầu tiên, vì càng dao động thì nó càng tắt dần.

Bảo toàn NL: động năng ban đầu phải bằng thế năng ở biên + lực ma sát.
[TEX]\frac{mv^2}{2}=\frac{kA^2}{2}+\mu mg .A[/TEX]
Thay số được: [TEX]10A^2+0,02A-0,1=0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=0,099 \Rightarrow F_{\tex{max}}=1,98 N[/TEX] -> Đáp án A
Câu 4:
ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh 16cm trong đó A và B là 2 nguồn phát sóng có phương trình u1=u2= 2cos(20[TEX]\pi[/TEX]t) (cm), sóng truyền trên mặt nước không suy giảm và có vận tốc 20cm/s. M là trung điểm của AB. số điểm dao động cung pha với điểm C trên đoạn MC (kể cả M nếu có) là:
A.5
B.4
C.2
D.3

Hình vẽ :
22.png


[TEX]\lambda=2 cm[/TEX]
Độ lệch pha với 2 nguồn nói chung tính theo công thức: [TEX]\Delta \varphi=\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}[/TEX]

Với điểm C [TEX]d_1=d_2=[/TEX] nên [TEX]\Delta \varphi_C=16\pi[/TEX]-> cùng pha với nguồn.
Vậy M cũng phải cùng pha.
[TEX]\Delta \varphi_M=\frac{\pi(d+d)}{\lambda}=\frac{2\pi d}{\lambda}=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d=k\lambda \Rightarrow d=2\lambda [/TEX]
mà có: [TEX]AM\leq d < AC \Rightarrow 8 \leq 2k <16 \Rightarrow 4 \leq k < 8[/TEX]
Vậy có 4 điểm ứng với k=4, 5, 6, 7
Câu 5:
1 sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào 1 điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. tỉ số f2/f1=
A.4
B.3
C.6
D.2
Hình như bọn này làm chung 1 đề hay sao ấy, mình chữa bài này phải ba bốn lần rồi :))

[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}=(2k+1)\frac{v}{4f} \Rightarrow f=(2k+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
Vậy:
[TEX]f_1=(2k_1+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_1[/TEX] nhỏ nhất khi [TEX]k=0\Rightarrow f_1=\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2=(2k_2+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2[/TEX] nhỏ nhì tiếp theo khi [TEX]k=1\Rightarrow f_1=\frac{3v}{4l}[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{f\prime}{f}=3[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

gaconthaiphien

Câu 1: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm là [TEX]L_A=90dB[/TEX]. Biết ngưỡng nghe của âm đó [TEX]I_o=0,1 nW/m^2[/TEX]. Cường độ âm đó tại A là:
A. [TEX]I_A=0,1 nW/m^2[/TEX]
B. [TEX]I_A=0,1 mW/m^2[/TEX]
C. [TEX]I_A=0,1 W/m^2[/TEX]
D. [TEX]I_A=0,1 GW/m^2[/TEX]

Câu 2: Hệ cơ học gồm một thanh AB có chiều dài l, khối lượng không đáng kể, đầu A của thanh được gắn chất điểm có khối lượng m và đầu B của thanh được gắn chất điểm có khối lượng 3m. Momen quán tính của hệ đối với trục vuông góc với AB và đi qua trung điểm của thanh là:
A. [TEX]2ml^2[/TEX]
B. [TEX]4ml^2[/TEX]
C. [TEX]3ml^2[/TEX]
D. [TEX]ml^2[/TEX]

Câu 3: Hai chất phóng xạ (1) và (2) có chu kỳ bán rã và hằng số phóng xạ tương ứng là: [TEX]T_1;T_2[/TEX] và lamđa1(a); lamđa 2(b), số hạt nhân ban đầu là [TEX]N_2;N_1[/TEX]. Biết (1) và (2) không phải là sản phẩm của nhau trong quá trình phân rã. Sau khoảng thời gian bao lâu thì độ phóng xạ của 2 chất bằng nhau:
A. [TEX]t=\frac{1}{b-a}ln\frac{N_2}{N_1}[/TEX]
B. [TEX]t=\frac{1}{a-b}ln\frac{N_2}{N_1}[/TEX]
C. [TEX]t=(T_2-T_1)ln\frac{N_2}{N_1}[/TEX]
D. [TEX]t=(T_1-T_2)ln\frac{N_2}{N_1}[/TEX]
 
L

lion5893

Thì em xem hai thằng liên tiếp nó cách nhau bao nhiêu rồi cứ thế lùi về. Ví dụ k=5 có f=550 Hz, k=6 có f=650 Hz -> cách 100 Hz, [TEX]f_0[/TEX] cách [TEX]f_5[/TEX] năm đoạn 100 Hz -> có tần số 50 Hz
em vân không hiểu bản chất anh ơi. lùi lại 5 thì phải là 20 chứ anh. s
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : lion5893

em vân không hiểu bản chất anh ơi. lùi lại 5 thì phải là 20 chứ anh. s
Ặc, k=5 -> 500 Hz. k=6 -> 600 Hz Vậy hai tần số liên tiếp cách nhau 100 Hz. k=0 cách k=5 có phải cách nhau 5 đơn vị không -> 500 Hz -> tần số f0 = 550 - 500 =50. Em tính cái gì mà ra 20?

Trả lời : 5fox

nhờ a rocky
1 - con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100 N/m, dao động trên mặt phẳng nàm ngang. kéo vật ra khói vị trí cân =
1 đoạn 3 cm. tại thời điểm t = 0, truyền cho vật 1 vận tốc = [TEX]30\sqrt{30}[/TEX] cm/s theo chiều hướng ra xa VTCB để vật bắt đầu dao động điều hòa. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật bắt đầu dao động cho đến khi lò xo bị nén cực đại là
A 2pi/ (15 can10) s
B 3pi/ (20 can10) s
C pi/ (15 can10) s
D pi/ (10 can10) s

[TEX]\omega = 10\sqrt{10}[/TEX]
Áp dụng công thức ko thời gian: [TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=6 cm[/TEX]

Khi đó t=0 ứng với vật đang ở VT có x=3 và đang đi ra biên dương (lò xo bị nén).
Dùng đường tròn thấy ngay là từ t=0 đến lúc lò xo trở về VT nén cực đại (x=-A) thì nó quét góc [TEX]\frac{4\pi}{3}[/TEX]

Vậy [TEX]\10\sqrt{10} \Delta t=\frac{4\pi}{3} \Rightarrow \Delta t=\frac{2\pi}{15\sqrt{10}}[/TEX]


2 - 1 vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. tốc độ trung bình lớn nhất của vật thực hiện dc trong khoảng thời gian T/3 là
A 9A / 2T
B 2can3 A / T
C 3can3 A/ T
D 3can2 A/ T

e tính ra câu A ( xài đường tròn, nhưng đáp án lại là C ) - đề thi thử 2011 SPHN lần 2

Vận tốc trung bình max khi vật chuyển động trên quãng đường đx nha qua VTCB (khi đó vật c/đ nhanh nhất). T/3 thì góc quay quét được là [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX]. Vẽ đường tròn ra thấy ngay đoạn đường quét được là [TEX]2.A.\cos 30^0=\sqrt{3}A[/TEX]
Vậy vận tốc trung bình: [TEX]\bar{v}=\frac{3\sqrt{3}}{T}[/TEX]
 
R

rocky1208

Trả lời : kiburkid



Cho em hỏi là quang phổ mặt trời là loại quang phổ gì, vì sao ?

Màu của quang phổ mặt trời mà hứng ở mặt đất là quang phổ vạch hấp thụ, vì khí quyển của trái đất chứa các khí + hơi nước nên đóng vai trò như cái đèn hơi Na trong SGK nó làm ví dụ ấy. Chứ ko phải quang phổ liên tục đâu nhé :)

Màu sắc trên bong bóng xà phòng là hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng hay giao thoa ánh sáng ? Cũng vì sao.

Màu đó là do giao thoa giữa ánh sáng tới và ánh sáng phản xạ ngược trở lại. Giao thoa a/s trắng nên màu sắc nó lẫn lộn như thế :)
 
R

rocky1208

Trả lời : lantrinh93

:D , để chờ bài anh rocky giải bài đó thế nào ? hôm thầy dạy mình cũng chưa rõ:p

cho em hỏi mấy bài này:

một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5. micro mét . khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng có bức xạ 0,3 micro mét . gọi [TEX]P_{0}[/TEX] là công suất chùm sáng kích thích và biết rằng cứ 600 proton. chiếu tới sẽ có 1 photon bậc ra , công suất chùm sáng phát ra theo P và [TEX]P _{0}[/TEX]

[TEX]A.O,1P_{0}[/TEX]
[TEX]B.0,01.P_{0}[/TEX]
[TEX]C.0,001.P_{0}[/TEX]
[TEX]D.100.P_{0}[/TEX]
Em xem lại đoạn màu đỏ nhé. Nghe có vẻ lủng củng quá. Anh nghĩ nó là " tính công suất P của chùm sáng phát ra theo [TEX]P_0[/TEX]".

Năng lượng 1 photon tới: [TEX]e_1 =\frac{hc}{\lambda_1}[/TEX]
Năng lượng 1 photon phát ra: [TEX]e_2=\frac{hc}{\lambda_2}[/TEX]
Mà 600 thằng photon tới mới làm bật ra 1 thằng. Vậy [TEX]\frac{P}{P_0}=\frac{e_2}{e_1 .600}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow P=\frac{0,3 P_0}{0,5 . 600}=0,001 P_0[/TEX]


một hạt nhân mẹ có số khối A, đứng yên phân rã phóng xạ ampha (bỏ qua bức xạ [TEX]\gamma [/TEX],vận tốc hạt nhân con B.có độ lớn là v,vậy độ lớn vận tốc của hạt ampha sẽ là :
A. v ampha = (A/4-1)v
B. v ampha = (1-A/4)v
C. v ampha = (4/(A-4))/v
v ampha = (4/(A+4))/v:D

[TEX]P_0=0[/TEX]
[TEX]P_1=m_{\alpha}.v_{\alpha}-m_{\tex{hn con}}.v_{\tex{hn con}} =4v_{\alpha}-(A-4)v[/TEX]

Bảo toàn động lượng: [TEX]4v_{\alpha}-(A-4)v=0\Rightarrow v_{\alpha}=\frac{(A-4)v}{4}=(\frac{A}{4}-1)v[/TEX]

Đáp án A
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

kiểu này rớt đại học rồi:((. kái loại bài ấy cứ tính tần số liên tiếp rồi chia cho 2 hả anh. chẳng hạn như k=1, f=1000, k=2, f=2000 thì f0=500 hả anh
 
R

rocky1208

Trả lời : haihaaaaa

1,Dùng photon bắn hạt nhân [TEX]\frac{4}{9}[/TEX] Be đứng yên để gây phản ứng :[TEX]\frac{1}{1}[/TEX] p+ [TEX]\frac{9}{4}[/TEX] Be-->[TEX]\frac{4}{2}[/TEX] X+[TEX]\frac{6}{3}[/TEX] Li.Biết động năng của các hạt p,X,Li lần lượt là 5,45Mev;4,0Mev; 3.575Mev.coi khối lượng các hạt tính theo u gần bằng số khối của nó .Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt p và X gần đúng bằng:
*45 độ
*120 độ
*60 độ
*90 độ

Chữa lại đề là bắn proton chứ ko phải bắn photon nhé :)
23.png


Có [TEX]P^2=(mv)^2=2mW_d \Rightarrow P=\sqrt{2mW_d}[/TEX]
Áp dụng đối với ba hạt: p, X, Li được:
[TEX]P_{p}=3,3[/TEX]
[TEX]P_{X}=4\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]P_{Li}=6,55[/TEX]

Áp dụng định lý cosin cho tam giác OAB ta có
[TEX](3,3)^2=(4\sqrt{2})^2+(6,55)^2-2.4\sqrt{2}.6,55\cos\alpha[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \cos\alpha=0,8638[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \alpha\approx 30 ^0[/TEX]

Trả lời : lion5893
kiểu này rớt đại học rồi:((. kái loại bài ấy cứ tính tần số liên tiếp rồi chia cho 2 hả anh. chẳng hạn như k=1, f=1000, k=2, f=2000 thì f0=500 hả anh

Hic, em vẫn chưa hiểu dạng này à :(
k=1 ,f=1000
k=2 ,f=2000

Thì 2 tần số liên tiếp cách nhau 1000 rồi, vậy 1000 là tần số nhỏ nhất rồi còn gì, nếu nhỏ nữa nó phải cách 1000 Hz 1 khoảng đúng bằng 1000 -> nó bằng 0. Làm sao được
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : lantrinh93

picture.php

=))
thứ 2 bài này xem sao
nếu không được thì nhờ anh xóa giúp em

Câu 1:
A- Sai. Ion thì ko thể trung hoà về điện nên số p khác số e
B- Sai. Số neutron >= số proton
C- Đúng. H có TH hidro thường là ko có neutron nào còn He có TH số khối là 3 tức 2 proton, 1 neutron
D- Sai- Bán kính hạt nhân thôi, ko phải bán kính nguyên tử.

Vậy đáp án C

Câu 2:
Đặt X=x-B được: [TEX]X=A\cos(\omega t)[/TEX]
Vậy VTCB có toạ độ [TEX]x=B[/TEX]
-> biên có toạ độ là [TEX]x=B-A[/TEX] và [TEX]B+A[/TEX]
Đáp án A
 
H

hoathan24

giúp em mấy câu nha đại ca!

câu 1 con lắc treo thẳng đứng có T=0,4s. A=8cm chiều dương hướng xuống t=o là lúc vật qua VTCB theo chiều dương g=10m/s[TEX]\pi^2=10[/TEX] thời gian ngắn nhất từ lúc t-0 đến khi lực đàn hồi có độ lớn min là
A 2/30s
B7/30s
C 1/30s
D 4/15s


câu 2 chiếu chùm sáng có[TEX]\lambda=102,5nm[/TEX]qua khí H. ở điều kiện p,t thích hợp thấy khí đó phát ra 3 bức xạ có [TEX]\lambda 1 < \lambda 2 < \lambda 3[/TEX] giá trị của [TEX]\lambda1 va \lambda2 [/TEX] là : biết [TEX]\lambda3= 656,3nm[/TEX]
A 97,3nm và 410,2nm
B 102,5nm và 410,2nm
C 102,5nm và 121,6nm
D 97,3nm và 121,6 nm
cái này chắc loại A và C anh nhờ

câu 3 máy phát điện xoay chiều 1 pha có suất điện động hiệu dụng 110 V f= 50hz phần cảm có 2 cặp cực phần ứng có hai cặp cuộn dây dống nhau mắc nối tiếp biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 2,5mWb số vòng của mỗi cuộn dây gần đúng là
A 25
B 150
C 50
D 100


câu 4 1g chất phóng xa trong một giây phát ra 4,2[TEX].10^{13}[/TEX] hạt beta trừ khối lượng nguyên tử của chất đó là 58,933u . 1u=1,67.10^-27 Kg . chu kì bán rã của chất phóng xạ này là :
[TEX]A197.10^8 [/TEX]
[TEX]B 1,68.10^8[/TEX]
[TEX]C 1,86.10^8[/TEX]
[TEX]D 1,78.10^8[/TEX]

cố lên anh zai:M059:
 
L

lantrinh93

sóng dừng trong ống sáo có âm cực đại ở 2 đầu hở ,biết ống sáo dài 40 cm. và trong ống có 2 nút .tính bước sóng
A. 20
40
60
80
câu 2:
chiếu 4 bức xạ :đỏ ,lam,tím vàng ,vào các nhiệt kế , thì nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao nhất với bức xạ nào ?
vàng
tím
đỏ
lam
câu 3:
trong mạch xoay chiều RLC,khi cường độ dòng điên tức thời qua mạch có giá trị = giá trị cực đại thì nhận xét nào sau đây đúng về các giá trị tức thời của hiệu điện thế ở hai đầu mỗi phần tử
[TEX]A.u_R= U_{0R}[/TEX]
B[TEX].u_l=U_{0L}[/TEX]
C[TEX].u_c=U_{0C}[/TEX]
D. cả A,B.C đều đúng
cho mạch điện RLC ,R=50, đặt vào mạch có điện áp [TEX]u=100.\sqrt{2}.cos(100.\pi\.t+\pi\ chia 6)[/TEX]
biết điện áp giửa hai bản tụ và hiệu điên thế giửa hai đầu mạch lệch pha 1 góc [TEX]\pi\/6. [/TEX]công suất tiêu thụ của mạch là:

môt đoạn mạch xoay chiều gồm các linh kiện R.L.C mắc nối tiếp , đang có tính cảm kháng , cách nào sau đây không thể làm công suất của mạch tăng đến giá trị cực đại
A.điều chỉnh để làm giảm điện dung của tụ C
B.cố định C , thay L bằng cuộn L' sau cho L '<L
C.Cố định C và mắc nối tiếp với C tụ C' có điện dung thíh hợp
D.có định C và mắc // với C tụ C' có điện dung thích hợp

câu 5:
mạch xoay chiều R,L,C độ tự cảm L thay đổi biết rằng ứng với 2 giá trị của L là [TEX]L_1[/TEX] và[TEX] L_2[/TEX] thì [TEX]U_L[/TEX] có giá trị = nhau
tính L theo [TEX]L_1 , L_2[/TEX] để [TEX]U_l max[/TEX]
[TEX]A. L=L1+L2[/TEX]
[TEX]B.L=\frac{L1+L2}{2}[/TEX]
C[TEX].L=\frac{2.(L1.L2)}{L1+L2}[/TEX]
D[TEX].L=\frac{L1.L2}{2.(L1+L2)}[/TEX]
 
P

puu

sóng dừng trong ống sáo có âm cực đại ở 2 đầu hở ,biết ống sáo dài 40 cm. và trong ống có 2 nút .tính bước sóng
A. 20
40
60
80
câu 2:
chiếu 4 bức xạ :đỏ ,lam,tím vàng ,vào các nhiệt kế , thì nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao nhất với bức xạ nào ?
vàng
tím
đỏ
lam
câu 3:
trong mạch xoay chiều RLC,khi cường độ dòng điên tức thời qua mạch có giá trị = giá trị cực đại thì nhận xét nào sau đây đúng về các giá trị tức thời của hiệu điện thế ở hai đầu mỗi phần tử
[TEX]A.u_R= U_{0R}[/TEX]
B[TEX].u_l=U_{0L}[/TEX]
C[TEX].u_c=U_{0C}[/TEX]
D. cả A,B.C đều đúng
cho mạch điện RLC ,R=50, đặt vào mạch có điện áp [TEX]u=100.\sqrt{2}.cos(100.\pi\.t+\pi\ chia 6)[/TEX]
biết điện áp giửa hai bản tụ và hiệu điên thế giửa hai đầu mạch lệch pha 1 góc [TEX]\pi\/6. [/TEX]công suất tiêu thụ của mạch là:

môt đoạn mạch xoay chiều gồm các linh kiện R.L.C mắc nối tiếp , đang có tính cảm kháng , cách nào sau đây không thể làm công suất của mạch tăng đến giá trị cực đại
A.điều chỉnh để làm giảm điện dung của tụ C
B.cố định C , thay L bằng cuộn L' sau cho L '<L
C.Cố định C và mắc nối tiếp với C tụ C' có điện dung thíh hợp
D.có định C và mắc // với C tụ C' có điện dung thích hợp

câu 5:
mạch xoay chiều R,L,C độ tự cảm L thay đổi biết rằng ứng với 2 giá trị của L là [TEX]L_1[/TEX] và[TEX] L_2[/TEX] thì [TEX]U_L[/TEX] có giá trị = nhau
tính L theo [TEX]L_1 , L_2[/TEX] để [TEX]U_l max[/TEX]
[TEX]A. L=L1+L2[/TEX]
[TEX]B.L=\frac{L1+L2}{2}[/TEX]
C[TEX].L=\frac{2.(L1.L2)}{L1+L2}[/TEX]
D[TEX].L=\frac{L1.L2}{2.(L1+L2)}[/TEX]
cấu1: 2 đầu ống là 2 bụng sóng, đề lại nói có 2 nút nên bạn vẽ hình ra sẽ thấy lamda= chiều dài =40cm
câu 3:[TEX]i=I_0 cos(\omega t)[/TEX]
[TEX]u_R=U0_R cos (\omega t)[/TEX]
khi i=I0 thì [TEX]cos(wt)=1 \Rightarrow sin (wt)=o[/TEX]
hiệu điện thế tức thời của L và C đều vuông pha vs i
[TEX]u_L=U0_L cos (\omega t +\pi/2)=-sin (\omega t)=0[/TEX]
tương tự uC cũng =0
chỉ có hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở mới cùng pha vs i
vậy đáp án B


câu tiếp:[TEX]\frac{R}{Z}=cos \pi/6 \Rightarrow Z=100[/TEX]
[TEX]I=1 A[/TEX]
[TEX]P=U.I.cos \varphi = 100.1.\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX]

cau tiép nữa ( cái câu trắc nghiệm là D)
mạch có tính cảm kháng, giả sư C0 là điện dung mà mạch xảy ra cộng hươg thì lúc này C > C0. vậy nếu còn mắc song song vào thêm 1 tụ thì điện dung của nó càng lớn, nên không thể xảy ra cộng hưởng
đáp án mắc nối tiép sẽ làm giảm điện dung nên có thể giảm đến giá trị C0 để xảy ra hien tượng công hượng
dap án tăng giảm L se làm giảm ZL đến mọt lúc ZL=ZC sẽ đến cộng hưởng
đáp án A giảm điện dung C thì làm ZC tăng đến 1 lúc =ZL thì xảy ra cộng hưởng

câu 5 đáp án là C, cái này đã có công thức cho sẵn , bạn chỉ cần nhớ và áp dụng :D
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : hoathan24

giúp em mấy câu nha đại ca!

câu 1 con lắc treo thẳng đứng có T=0,4s. A=8cm chiều dương hướng xuống t=o là lúc vật qua VTCB theo chiều dương g=10m/s[TEX]\pi^2=10[/TEX] thời gian ngắn nhất từ lúc t-0 đến khi lực đàn hồi có độ lớn min là
A 2/30s
B7/30s
C 1/30s
D 4/15s

[TEX]\omega =5\pi rad/s[/TEX]
[TEX]k\Delta l=mg \Rightarrow\Delta l=\frac{mg}{k}=\frac{g}{\omega^2}=0,04 m = 4 cm[/TEX]

[TEX]\Delta l < A[/TEX] nên lực đàn hồi min = 0 tại VT lò xo ko nén giãn (x=-4 cm)

Dùng đường tròn suy ra quãng đường vật đi từ t=0 đến khi F đh min lần đầu là từ O ra A, rồi Từ A qua O, sau đó về M ([TEX]x_M={-}4 cm[/TEX])
25.png


Góc quét được là [TEX]\frac{7\pi}{6}[/TEX]
Vậy [TEX]\omega \Delta t=\frac{7\pi}{6} \Rightarrow \Delta t=\frac{7}{30} s[/TEX]


câu 2 chiếu chùm sáng có[TEX]\lambda=102,5nm[/TEX]qua khí H. ở điều kiện p,t thích hợp thấy khí đó phát ra 3 bức xạ có [TEX]\lambda 1 < \lambda 2 < \lambda 3[/TEX] giá trị của [TEX]\lambda1 va \lambda2 [/TEX] là : biết [TEX]\lambda3= 656,3nm[/TEX]
A 97,3nm và 410,2nm
B 102,5nm và 410,2nm
C 102,5nm và 121,6nm
D 97,3nm và 121,6 nm
cái này chắc loại A và C anh nhờ
Loại được thằng A, C vì nó có bước sóng của [TEX]\lambda_1 < \lambda[/TEX]
Bây h xét xem nó là B hay C. Nhưng cả B và C đều cho ta : [TEX]\lambda_1=102,5[/TEX]
Vậy có : [TEX]\lambda_1=102,5[/TEX] và [TEX]\lambda_2=656,3[/TEX]
Mà [TEX]\lambda_1<\lambda_2<\lambda_3[/TEX]. Điều đó có nghĩa là [TEX]\lambda_2[/TEX] ứng với hiệu năng lượng của : [TEX]\lambda_1[/TEX] và [TEX]\lambda_3[/TEX]

Vậy : [TEX]\frac{1}{\lambda_1}-\frac{1}{\lambda_3}=\frac{1}{\lambda_2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \lambda_2\approx 121,47[/TEX]

Vậy chọn C


câu 3 máy phát điện xoay chiều 1 pha có suất điện động hiệu dụng 110 V f= 50hz phần cảm có 2 cặp cực phần ứng có hai cặp cuộn dây dống nhau mắc nối tiếp biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 2,5mWb số vòng của mỗi cuộn dây gần đúng là
A 25
B 150
C 50
D 100

[TEX]E_0=\omega NBS=2\pi fN\Phi_0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow N=\frac{E\sqrt{2}}{2\pi f \Phi_0}=198[/TEX] vòng (cho 2 cặp cuộn = 4 cuộn)

Vậy mỗi cuộn có 50 vòng

câu 4 1g chất phóng xa trong một giây phát ra 4,2[TEX].10^{13}[/TEX] hạt beta trừ khối lượng nguyên tử của chất đó là 58,933u . 1u=1,67.10^-27 Kg . chu kì bán rã của chất phóng xạ này là :
[TEX]A197.10^8 [/TEX]
[TEX]B 1,68.10^8[/TEX]
[TEX]C 1,86.10^8[/TEX]
[TEX]D 1,78.10^8[/TEX]
cố lên anh zai:M059:

Bài này này phải bấm máy liên tiêp ko được làm tròn vì số nó toàn 0,9999999999999 ... nên làm tròn là hỏng bét. Nhưng a đưa ra các số làm tròn tượng trưng để em hình dung bước làm.


Khối lượng 1 nguyên tử: [TEX]m_0=58,933u=9,842.10^{-26} kg=9,842.10^{-23}gam[/TEX]
Số nguyên tử trong 1 gam: [TEX]N=\frac{1}{m_0}=1,0161.10^{22}[/TEX] nguyên tử ( hay hạt nhân)


Số hạt [TEX]\alpha[/TEX] phân rã trong thời gian t là: [TEX]\Delta N=N_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}})}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 2^{\frac{t}{T}}= 1,0000000004[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{t}{T}=\log_2 1,0000000004[/TEX]
[TEX]\Rightarrow T=\frac{t}{\log_2 1,0000000004}=\frac{1}{\log_2 1,0000000004}\approx 1,67.10^8[/TEX]

Chọn B
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : ang3l_l0v3_teen9x


câu 1 : Một đồng hồ quả lắc chạy đúng ở mặt đaát, đưa đồng hồ lên cao h= 2500m thì mỗi ngày đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu ? bíêt R= 6400km và coi nhiệt độ ko đổi .

Ở độ cao h thì trọng trường hiệu dụng là: [TEX]g\prime=\frac{R^2}{(R+h)^2}g[/TEX]
Chu kỳ mới con lắc so với chu kỳ cũ: [TEX]\frac{T\prime}{T}=\sqrt{\frac{g}{g\prime}}=\frac{R+h}{R}=1,00039[/TEX]
Vậy [TEX]T\prime>T[/TEX] tức đồng hồ chạy chậm lại. Một ngày đồng hồ đúng chạy chậm: [TEX]0,000391 * 24.3600=33,696 s[/TEX]

câu 2 Một người đang đứng trước nguồn âm có khoảng cách D . Nguồn này phát ra các sóng âm đều theo mọi phương . Người đó đi 50m lại gần nguồn thì thấy rằng cường độ âm tăng lên gấp đôi. Khoảng cách D là:
[TEX]P=4\pi D^2 I_1=4\pi (D-50)^2 I_2[/TEX]
Cường độ âm tăng gấp đôi -> [TEX]I_2=2I_1 \Rightarrow D^2=2(D-50)^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \mid D\mid = \sqrt{2}\mid D-50\mid[/TEX]
Phá trị tuyệt đối cho: [TEX]D=\frac{50\sqrt{2}}{\sqrt{2}-1}[/TEX] (nhận) hoặc [TEX]D=\frac{50\sqrt{2}}{\sqrt{2}+1}[/TEX] (loại vì [TEX]\approx 29 m <50 m[/TEX])


câu 3 : Một nguồn sáng điểm phát ra đồng thời một bức xạ đơn sác màu đỏ có bước sóng lamda đỏ=640nmvà một bức xạ màu lục bước sóng lamda lục =480nm , chiếu sáng khe Y-âng . Trên màn quan sát , ta thấy trong khoảng thời gian giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm có 7 vân màu lục thì số vân màu đỏ trong khoange giữa hai vân sáng nói trên là:

anh rocky ơi ! giải dùm e nhé , thanks !

Vân cùng màu với vân trung tâm là vân trùng.

Điều kiện trùng vân: [TEX]k_1i_1=k_2i_2[/TEX]
[TEX]640k_1=480k_2 \Rightarrow 4k_1=3k_2[/TEX]
Vân trùng đầu tiên ứng với [TEX]k_1=3[/TEX] và [TEX]k_2=4[/TEX]
Vậy trên miền từ vân trung tâm đến vân trùng gần nó nhất có 3 khoảng vân đỏ và 4 khoảng vân lục. Mà 2 đầu mút là hai vân sáng (vì vân trùng) nên sẽ có 2 vân đỏ và 3 vân lục (ko tính hai đầu).

Theo đề đếm được 7 vân lục trong khoảng 2 vân trùng -> miền giao thoa đang xét rộng gấp đôi miền từ vân trung tâm đến vân gần nhất (hình vẽ)
26.png


Vậy sẽ có [TEX]2 * 2 +1 =5[/TEX] vân đỏ

p/s: có điều cái đề hơi có vấn đề , vì vân trùng ở giữa (vân k+1) là vân trùng giữa 2 ánh sáng -> nó ko còn là màu lục hay màu đỏ nữa. Nếu xét như vậy trong khoảng giữa chẵn vân trùng liên tiếp vì số vân đơn sắc phải là số chẵn. Là 7 thì ko thể được.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhchithanh_1689

Anh ROCKY 1208 cho em hỏi vài bài em đang thắc mắc với nhé:
1/ Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của khe Iâng,thực hiện đồng thời vs 2 bức xạ đơn sắc trên màn,hệ vân giao thoa vs 2 khoảng vân lần lượt là 1,35mm và 2,25 mm .Tại 2 điểm gần nhau nhất trên màn là M,N thì các vân tối của 2 bức xạ trùng nhau.MN=? mm
A 3.375 B 4,375mm C 6.75 D 3,2

2/ Khi cho đi qua 1cuộn dây 1 dòng điện ko đổi sinh công suất =6 lần công suất xoay chiều .Tỉ số I ko đổi và I xoay chiều =?
A căn 3 B Căn(3/2) C căn 2 D 1/căn 2
 
H

hoathan24

giả thiết các (e) quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim loại khi được chiếu sáng thích hợp . Người ta cho các (e) quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với véc tơ cảm ứng từ . Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo (e) sẽ tăng lên nếu
A tăng cường độ chùm sáng kích thích
B giảm cường độ chùm sáng kích thích
C sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn
D sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn
 
Top Bottom