[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

S

saobanglanhgia_93

câu 1 :

đoạn mạch gồm cuộn dây có điện trở thuần R. có độ tự cảm L, nối tiếp với tụ điện biến đổi có điện dung thay đổi được , hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu mạch [TEX]u=U\sqrt{2}cos.wt (V)[/TEX] . khi C=C1 thì công suất trong mạch là :p=200W thì cường độ dòng điện qua mạch là : [TEX]i=I.\sqrt{2}.cos.(wt+\pi\/3)[/TEX].khi C=C2 thì công suất trong mạch đạt cực đai , tính công suất mạch khi C=C2


bài 2 :
một động cơ xoay chiều khi hoạt động bình thường với điên áp hiệu dụng 220V, thì sinh ra công suất cơ học là :170MW.biết động cơ có hệ số công suất là 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là : 17W. bỏ qua các hao phí khác , cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là :
A. [TEX]\sqrt{2}[/TEX]
B.1
C.2
D.[TEX]\sqrt{3}[/TEX]:D

câu 3: khi nói về tính tương đối giữa dao động đều hòa và chuyển động tròn đều thì nhận xét nào sau đây sai:
A. vận tốc góc trong chuyển động tròn đều bằng tần số góc trong dao động điều hòa
B. biên độ và vận tốc cực đại trong dao động điều hòa lần lượt bằng bằng bán kính và vận tốc dài của chuyển động tròn đều
C. gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều , bằng gia tốc cực đại trong dao động điều hòa
D. lực gây nên dao động điều hòa ,bằng lực hướng tâm của chuyển động tròn đều

câu 4:một động cơ khong đồng bộ ba pha đấu theo hình sao vào 1 mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp dây =380V. động cơ có công suất 5Kw và cos phi =0,8 . cường độ dòng điện chay qua cơ
áp dụng ct P=UIcos phi ,,, > I = 28,5 , vậy dừng lại kết quả này , hay mình phải chia cho 3 nửa anh nhĩ:)

câu 5:một bóng đèn mắc vào mạng điện xoay chiều , 220-50Hz , đèn sáng thì hiệu điện tếh tức thời giữa hai đầu đèn là u>=100. căn 2 , xác định khoảng thời gian đèn sáng trong 1 chu kì dòng điện ,...dao quanh topic của anh em thấy hình như khoảng thời gian này là T/2
..> có 4 đáp án là :
A. 1/75 s
B. 1/150
C.1/300
D. 1/100
thế phải chọn D :((, nhưng em check đáp án trên mấy trang # , nó viết câu này A
có lẽ em không hiểu vấn đề

thanks anh nhiều ạ@};-@};-@};-
@};-@};-@};-@};-
 
Last edited by a moderator:
G

gaconthaiphien

Trả lời : gaconthaiphien

Bài này phải nói là M và N cùng phía hay khác phía so với đường trung trực của AB chứ ko làm sao ra kết quả chính xác được. Anh làm hai TH

Tại M: [TEX]\frac{d_2-d_1}{\lambda}=2,85=2+0,85=2,5+0,35\Rightarrow[/TEX] giữa M và đường trung trực AB có 3 cực đại & 3 cực tiểu, tính cả trung trực vào cực đại. M không là cực đại cũng ko là cực tiểu (CĐ và CT đều ứng với k=0,1,2)
Tại N: [TEX]\frac{d_2-d_1}{\lambda}=4.1=4+0,1=3,5+0,6\Rightarrow[/TEX] giữa N và đường trung trực AB có 5 cực đại & 4 cực tiểu, tính cả trung trực vào cực đại. N ko là cực đại cũng ko là cực tiểu (CĐ ứng với k=0, 1, 2, 3, 4, CT ứng với k=0,1,2, 3)


Nếu M, N ở cùng 1 phía so với đường trung trực thì

Số cực đại = 5-3 =2
Số cực tiểu = 4-3=1

Nếu M, N nằm ở hai phía so với đường trung trực thì

Số cực đại = 5+3 -1 (tránh tính vân trung tâm 2 lần) = 7
Số cực tiểu = 4+3=7

Vậy ý đề là M,N khác phía so với vân trung tâm. Đáp án là C

Anh Rocky ơi, em ko hiểu cái phần bôi đen ấy ạ, nhất là cái chỗ =2,85=2+0,85=2,5+0,35 rồi suy ra số đường cực đại và cực tiểu ấy, anh giải thích giùm nhé ?

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [TEX]U=30\sqrt{2}(V)[/TEX] vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Thay đổi độ tự cảm L của cuộn dây ta thấy khi điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại thì điện áp hiệu dụng 2 bản tụ điện là [TEX]U_c=30V[/TEX]. Giá trị điện áp cực đại ở 2 đầu cuộn dây nói trên là:
A. [TEX]30V[/TEX]
B. [TEX]60V[/TEX]
C. [TEX]100V[/TEX]
D. [TEX]60\sqrt{2}V[/TEX]

Câu 2: Cho mạch điện AB gồm RL nối tiếp. Vôn kế [TEX]V_1[/TEX] mắc vào 2 đầu của R, vôn kế [TEX]V_2[/TEX] mắc vào 2 đầu của cuộn dây L. Các vôn kế có điện trở suất rất lớn. Vôn kế 1 chỉ 100V, vôn kế 2 chỉ 150V. Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch: [TEX]u_{AB}=200\sqrt{2}cos100{\pi}t(V)[/TEX]. Hệ số công suất của đoạ mạch AB là:
A. cos phi =0,25
B. cos phi =0,5
C. cos phi =0,55
D. cos phi =0,69 (Đáp án cho là D)
 
Last edited by a moderator:
L

lucky_star93

một con lắc đơn có m =100gam , chiều dài l=50cm, kéo lên khỏi vị trí cân = một góc 30 thì buông tay , g=10m/s^2 . lực căn dây ở vị trí cao nhất

anh ơi , bài này : T= mg.cos@
vậy hóa ra lực căn dây không phụ thuộc chiều dài phải ko anh:
:D
bài 2 : .môt khung dây hình chữ nhật kích thước 20cm*50cm , gồm 100 vòng dây , được đặt trong 1 từ trường đều có cảm ứng từ 0,1 T . trục đối xứng của khung dây vuông góc vời từ trường.khung dây quay dây quanh trục đối xứng với v=3000 vòng/phút . họn t=0 , là lúc mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ . biểu thức nào sau đây đúng với suất điện động của cuộn dây
[TEX]A.e= 314.cos*100.\pi\.t[/TEX]

[TEX]B. 314.cos.50\pi\.t[/TEX]

C[TEX].314.cos(100.\pi\/t+\pi\/4)[/TEX]

[TEX]D.e= 314.cos(100\pi\.t -\pi/2) [/TEX]
em quên không biết cái phi ntn
:((
bài tiếp :
vật có khối lượng m=0,8kg , được treo vào lò xo có độ cứng k và làm lò xo bị dãn 4cm . vật được kéo theo phương thẳng đứng sao cho lo xo bi dãn 10 cm rồi thả nhẹ cho dao động đều hòa . g=10m/s^2. năng lượng dao động của vật là :
A, 1J
B. 0,36J
C. 0,16J
 
H

hoathan24

câu 1 :

đoạn mạch gồm cuộn dây có điện trở thuần R. có độ tự cảm L, nối tiếp với tụ điện biến đổi có điện dung thay đổi được , hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu mạch [TEX]u=U\sqrt{2}cos.wt (V)[/TEX] . khi C=C1 thì công suất trong mạch là :p=200W thì cường độ dòng điện qua mạch là : [TEX]i=I.\sqrt{2}.cos.(wt+\pi\/3)[/TEX].khi C=C2 thì công suất trong mạch đạt cực đai , tính công suất mạch khi C=C2


bài 2 :
một động cơ xoay chiều khi hoạt động bình thường với điên áp hiệu dụng 220V, thì sinh ra công suất cơ học là :170MW.biết động cơ có hệ số công suất là 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là : 17W. bỏ qua các hao phí khác , cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là :
A. [TEX]\sqrt{2}[/TEX]
B.1
C.2
D.[TEX]\sqrt{3}[/TEX]:D

câu 3: khi nói về tính tương đối giữa dao động đều hòa và chuyển động tròn đều thì nhận xét nào sau đây sai:
A. vận tốc góc trong chuyển động tròn đều bằng tần số góc trong dao động điều hòa
B. biên độ và vận tốc cực đại trong dao động điều hòa lần lượt bằng bằng bán kính và vận tốc dài của chuyển động tròn đều
C. gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều , bằng gia tốc cực đại trong dao động điều hòa
D. lực gây nên dao động điều hòa ,bằng lực hướng tâm của chuyển động tròn đều

câu 4:một động cơ khong đồng bộ ba pha đấu theo hình sao vào 1 mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp dây =380V. động cơ có công suất 5Kw và cos phi =0,8 . cường độ dòng điện chay qua cơ
áp dụng ct P=UIcos phi ,,, > I = 28,5 , vậy dừng lại kết quả này , hay mình phải chia cho 3 nửa anh nhĩ:)

câu 5:một bóng đèn mắc vào mạng điện xoay chiều , 220-50Hz , đèn sáng thì hiệu điện tếh tức thời giữa hai đầu đèn là u>=100. căn 2 , xác định khoảng thời gian đèn sáng trong 1 chu kì dòng điện ,...dao quanh topic của anh em thấy hình như khoảng thời gian này là T/2
..> có 4 đáp án là :
A. 1/75 s
B. 1/150
C.1/300
D. 1/100
thế phải chọn D :((, nhưng em check đáp án trên mấy trang # , nó viết câu này A
có lẽ em không hiểu vấn đề

thanks anh nhiều ạ@};-@};-@};-
@};-@};-@};-@};-

câu1 với C=C1 u chậm pha hơn i một góc [TEX]\varphi = \pi/3[/TEX]

ta có P = UIcos[TEX]\varphi = \frac{1}{2}UI[/TEX] = 200 =>UI=400
khi C=C2 thì Pmax => mạch có cộng hưởng =>[TEX]cos \varphi 1[/TEX]
=> P=UI=400 W



câu2 Áp dụng cộng thức P điện = P cơ + P nhiệt =UIcos[TEX]\varphi[/TEX]
=> 220.0,85.I= 170 + 17 =>I=1 =>Imax=[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX]



câu 3 câu này trong SGK tự tìm hiểu nha!
câu 4 nếu máy phát mắc hình sao mắc vào mạng điện mắc sao => Ud=[TEX]\sqrt{3}Up[/TEX] => Up = Ud/c=220
P = 3UIcos[TEX]\varphi[/TEX] => I= 9,47 A
nếu mạng điện mắc tam giác Ud=[TEX]\sqrt{3}Up[/TEX]=Udc =>.......I
nói chung là vẫn phải chia cho 3 tải bạn ak


Câu 5 câu này hình như bạn chép sai đề mình làm không ra đáp án.
nói chung là không phải cứ thời gian đèn sáng là T/2 đâu bạn
 
R

rocky1208

Trả lời : hattieupro


thêm mấy câu lý thuyết này nữa anh ơi .làm lý thuyết cứ ảo ảo kiểu gì ý .sai hết
câu 1
chọn đáp án sai về thuyết lượng tử ánh sáng
A.chùm ánh sáng là chùm các photon
B.Mỗi photon mang năng lượng xác định E=hf (f là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng)
C.các photon bay với tốc độ c=300000000 m/s dọc theo tia sáng
D.mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ photon
Chú ý cái đề này ko rõ lắm. Phải nói là thuyết lượng tử trên quan điểm của Plank hay của Einstein.

Theo Plank:
1/ Những nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ năng lượng thành từng phần riêng biệt, gián đoạn, mỗi phần mang một năng lượng hoàn toàn xác định có độ lớn:
[TEX]\epsilon = hf[/TEX]
2/ Độ lớn [TEX]\epsilon[/TEX] gọi là lượng tử năng lượng.
3/ Mỗi lần bức xạ hay hấp thụ năng lượng thì phải là 1 lượng bằng số nguyên lần [TEX]\epsilon[/TEX]​

Theo Einstein: ông này đưa thêm khái niệm photon vào, chứ Plank ko biết photon là cái gì.
1/ Ðối với ánh sáng, một lượng tử năng lượng còn được gọi là một Phôtôn, Phôtôn không tồn tại ở trạng thái đứng yên, nó chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng.

2/ Các photon thường được phát ra ko liên tục nên a/s là ko liên tục và năng lượng truyền đi là ko liên tục

3/ một tia sáng khi chạm vào một vật hấp thụ ánh sáng thì số lượng phôtôn đến sẽ giảm đi, cho nên cường độ ánh sáng sẽ giảm vì có một số phôtôn đã tách khỏi tia sáng. Sự hấp thụ ánh sáng hoàn toàn khi mà toàn bộ số lượng phôtôn tới đều tách ra khỏi tia sáng.​

Nhìn vào đáp án thì thấy có 3 cái dùng từ "photon" -> chắc là theo quan điểm của Einstein. Nhưng nếu theo quan điểm này thì cái nào cũng đúng. Còn nếu theo ông Plank thì sẽ "sai nhất". Các câu khác sai là vì dùng từ "foton", foton là phát minh của Einstein dùng để giải thích thuyết lượng tử Plank và ko có trong thuyết lượng tử ban đầu của Plank.

Đáp án là gì vậy em?

câu2
khi sóng âm đi từ môi trường không khí vào môi trường rắn
A.biên độ sóng tăng lên
B.tần số sóng tăng lên
C.năng lượng sóng tăng lên
D.bước sóng tăng lên

- Sóng truyền từ A đên B biên độ ko giảm là may rồi, ko thể tăng được. Trừ khi có giao thoa, mà ở đây thì ko có giao thoa -> A sai.
- Tần số ko đổi -> B sai.
- Nếu ko xét đến sự hấp thụ của môi truờng thì năng lượng sóng ko đổi, phụ thuộc và nguồn phát -> C sai
- Tốc độ truyền sóng phụ thuộc môi trường và giảm theo thứ tự: rắn > lỏng > khí. Vậy D đúng.

câu 3
sóng hạ âm là
A.có tần số nhỏ hơn 20kHz
B.không truyền được trong chất rắn
C.truyền được trong nước chậm hơn trong không khí
D.truyền được trong chân không
em đọc sách giáo khoa cũng chỉ biết sóng hạ âm có tần số nhỏ hơn 16Hz chứ còn đâu chẳng biết?

A- ko sai nhưng vơ đũa cả nắm, sóng âm nào cũng nhỏ hơn 20kHz cả.
B- Sai. Như câu 2 anh đã nói rồi đấy. Trong chất lỏng vận tốc sẽ lớn hơn trong kk.
C- Thằng này đúng. Chắc là do tần số quá bé (<16 Hz nên ko thể làm rung các nguyên tử kim loại nên ko truyền được. Anh đoán thế :p
D- Sai . Sóng âm muốn truyền được bắt buộc phải có vật chất đàn hồi để lan truyền

câu 4
trong mạc xoay chiều RLC mắc nối tiếp (cuộn dây L thuần cảm ) ,vào thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng không thì?
A.hiệu điện thế trên R bằng không cònn trên 2 phần tử còn lại khác không
B.................................và trên cuộn cảm bằng 0 còn trên tụ điện C thì khác không
C.................................cả 3 phần tử R,L,C đều bắng 0
D................................. điện trở R vah trên tụ bàng 0 còn trên cuộn cảm khác không
(câu này đáp án là A)nhưng em nghĩ là C?

Đáp án
[TEX]U_C [/TEX]trễ pha, còn [TEX]U_L [/TEX] thì sơm pha hơn i góc [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] nên khi i=0 thì phải mất 1/4 chu kỳ nữa [TEX]U_C[/TEX] mới bằng ko (vì quay hết [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] chính là 1/4 chu kỳ). Tương tự thằng U_L đã bằng 0 từ 1/4 chu kỳ trước đó. Chỉ có thằng U_R là đồng pha với i nên khi i=0 nó cũng bằng 0.

câu 5
điều nào sau đây không phù hợp với thuyết lượng tử ánh sáng
A.các hạt ánh sáng là những photon bay với tốc độ không đởi 3 x 10 mũ 8 (m/s)
B.với mỗi ánh sáng đơn sắc các photon đều giống nhau
C.photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động
D.mỗi làn nguyên tử phát xạ ánh sáng thì nó phát ra 1 photon
em nghĩ là C , đáp án là A chứ?

Như câu 1 ấy, nếu theo Plank thì ok, A sai. Nhưng theo Einstein thì A đúng. Câu C của em theo Einstein là đúng.

p/s : đề này có vấn đề quá :(
 
Last edited by a moderator:
D

dolldeath153

1/1 vât d đ đ h với A=9cm Khoảng thời gian min kể từ khi Wđ max đến khi Wđ =1/2 Wđ max là 0,15s Tốc độ tb của vật trong 1 chu kì
ĐA 30cm/s

2/cl đơn dài 1,25m treo trong xe khách d đ đ h Gia tốc trọng lực là g Khi ô tô chuyển động trên mặt ngang nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a =0,75g với g= pi ^2 chu kì d đ nhỏ =?
ĐA 2s ????????

3/1 vât d đ đ h cơi T=2s Số lần vật qua VTCB trong 1 h
ĐA 3600 TẠI SAO VẬY??

4/cllx d đ đ h x=Acos10t(cm) vào 1 thời điểm nào đó lực kéo về t d lên con lắc có độ lớn =1/5 trọng lực của con lắc g= 10 m's ^2
A min =?
ĐA 2cm

phiền a giải thích rõ giúp e! e làm nhưng ko ra đáp án ! xl
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : saobanglanhgia_93

câu 1 :

đoạn mạch gồm cuộn dây có điện trở thuần R. có độ tự cảm L, nối tiếp với tụ điện biến đổi có điện dung thay đổi được , hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu mạch [TEX]u=U\sqrt{2}cos.wt (V)[/TEX] . khi C=C1 thì công suất trong mạch là :p=200W thì cường độ dòng điện qua mạch là : [TEX]i=I.\sqrt{2}.cos.(wt+\pi\/3)[/TEX].khi C=C2 thì công suất trong mạch đạt cực đai , tính công suất mạch khi C=C2

bài 2 :
một động cơ xoay chiều khi hoạt động bình thường với điên áp hiệu dụng 220V, thì sinh ra công suất cơ học là :170MW.biết động cơ có hệ số công suất là 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là : 17W. bỏ qua các hao phí khác , cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là :
A. [TEX]\sqrt{2}[/TEX]
B.1
C.2
D.[TEX]\sqrt{3}[/TEX]:D

Em xem bài bạn hoathan bên trên đấy. bạn làm đúng rồi :)

câu 3: khi nói về tính tương đối giữa dao động đều hòa và chuyển động tròn đều thì nhận xét nào sau đây sai:
A. vận tốc góc trong chuyển động tròn đều bằng tần số góc trong dao động điều hòa
B. biên độ và vận tốc cực đại trong dao động điều hòa lần lượt bằng bằng bán kính và vận tốc dài của chuyển động tròn đều
C. gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều , bằng gia tốc cực đại trong dao động điều hòa
D. lực gây nên dao động điều hòa ,bằng lực hướng tâm của chuyển động tròn đều


A- đúng. đều là [TEX]\omega[/TEX]
B- đúng. [TEX]v=\omega A=\omega R[/TEX]
C- đúng: [TEX]a_n=\frac{v^2}{R}=\omega^2 R=\omega^2 A[/TEX]
Vậy D sai

câu 4:một động cơ khong đồng bộ ba pha đấu theo hình sao vào 1 mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp dây =380V. động cơ có công suất 5Kw và cos phi =0,8 . cường độ dòng điện chay qua cơ
áp dụng ct P=UIcos phi ,,, > I = 28,5 , vậy dừng lại kết quả này , hay mình phải chia cho 3 nửa anh nhĩ:)

Phải chia ba, vì P=5 kW là công suất cho cả 3 tải, vậy mỗi tải chỉ tiêu thụ 1/3 P. Có hai lựa chọn. Chia ba công suất trước, tính cho mỗi tải -> I đó là I tải luôn, ko phải chia. Cách 2 là tính cho cả động cơ, cuối cùng mới chia ba.

Đáp án là 9,45 A

câu 5:một bóng đèn mắc vào mạng điện xoay chiều , 220-50Hz , đèn sáng thì hiệu điện tếh tức thời giữa hai đầu đèn là u>=100. căn 2 , xác định khoảng thời gian đèn sáng trong 1 chu kì dòng điện ,...dao quanh topic của anh em thấy hình như khoảng thời gian này là T/2
..> có 4 đáp án là :
A. 1/75 s
B. 1/150
C.1/300
D. 1/100
thế phải chọn D :((, nhưng em check đáp án trên mấy trang # , nó viết câu này A
có lẽ em không hiểu vấn đề

thanks anh nhiều ạ@};-@};-@};-
@};-@};-@};-@};-

Các đáp án số đẹp thế này thì anh nghĩ chỗ kia của em phải là [TEX]110\sqrt{2}[/TEX] chứ ko phải [TEX]100\sqrt{2}[/TEX] đâu. Nếu thế có hình vẽ:

19.png


Thời gian đèn sáng ứng với đoạn màu xanh, đèn tối màu đỏ. Vậy thấy ngay thời gian đèn sáng và tối trong bài này đều bằng nhau và bằng [TEX]\frac{T}{2}[/TEX]

Bài này ra 1/100=0,01 -> D. Nhưng em bảo là A, thì ko thấy có kết quả nào giống cả. Nếu chỉnh lại là [TEX]100\sqr{3}[/TEX] thì ra 1/150. Còn nếu làm theo đúng theo em ghi thì nó ra 0,011111 s-> ko giống thằng nào hết. Em xem lại đề nhé.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : gaconthaiphien

Anh Rocky ơi, em ko hiểu cái phần bôi đen ấy ạ, nhất là cái chỗ =2,85=2+0,85=2,5+0,35 rồi suy ra số đường cực đại và cực tiểu ấy, anh giải thích giùm nhé ?

Vân cực đại thì: [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
Vân cực tiểu: [TEX]d_2-d_1=k+\frac{1}{2}[/TEX]
Vậy tìm ra anh ước lượng: [TEX]\frac{d_2-d_1}{\lambda}[/TEX] mà được 2,85 thì phân tích thành 2+0,85 hoặc 2,5 + 0,35
2+0,85 -> có 3 cực đại đúng ko? ứng với k=0,1,2 (tính cả vân trung tâm)
2,5 + 0,35 -> có 3 cực tiểu, ứng với k=0, 1, 2


Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [TEX]U=30\sqrt{2}(V)[/TEX] vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Thay đổi độ tự cảm L của cuộn dây ta thấy khi điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại thì điện áp hiệu dụng 2 bản tụ điện là [TEX]U_c=30V[/TEX]. Giá trị điện áp cực đại ở 2 đầu cuộn dây nói trên là:
A. [TEX]30V[/TEX]
B. [TEX]60V[/TEX]
C. [TEX]100V[/TEX]
D. [TEX]60\sqrt{2}V[/TEX]
[TEX]U_{C max}=\frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \sqrt{2}=\frac{\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R=Z_L[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_d=\sqrt{2}R[/TEX] (1)

Mà khi đó [TEX]Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}=2R[/TEX] (2)

Vậy có [TEX]\frac{U_d}{Z_d}=\frac{U_C}{Z_C}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{U_d}{\sqrt{2}R}=\frac{30}{2R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U_d=\frac{30}{\sqrt{2}}[/TEX]

Vậy [TEX]U_{Od}=30[/TEX]

Câu 2: Cho mạch điện AB gồm RL nối tiếp. Vôn kế [TEX]V_1[/TEX] mắc vào 2 đầu của R, vôn kế [TEX]V_2[/TEX] mắc vào 2 đầu của cuộn dây L. Các vôn kế có điện trở suất rất lớn. Vôn kế 1 chỉ 100V, vôn kế 2 chỉ 150V. Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch: [TEX]u_{AB}=200\sqrt{2}cos100{\pi}t(V)[/TEX]. Hệ số công suất của đoạ mạch AB là:
A. cos phi =0,25
B. cos phi =0,5
C. cos phi =0,55
D. cos phi =0,69 (Đáp án cho là D)

Thử biết ngay là cuộn dây có điện trở thuần. Giả sử là r.
[TEX](U_R+U_r)^2+U_L^2=U^2 \Rightarrow (100+U_r)^2+U_L^2=200^2[/TEX] (1)
[TEX]U_r^2+U_L^2=U_d^2 \Rightarrow U_r^2+U_L^2 =150^2[/TEX] (2)

Vậy giải ra cho: [TEX]U_r=37,5[/TEX]
[TEX]\cos\varphi=\frac{R+r}{Z}=\frac{U_R+U_r}{U}=0,6875 \approx 0,69[/TEX]
 
S

saobanglanhgia_93

em giải đề thi mà không có đáp án :(( , câu nào thấy hơi vướng tí teo cũng phải hỏi anh , nên thành ra hỏi hơi nhiều :D
anh giúp tiếp em mấy bài này nha

câu 1 : trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng , nếu làm ho 2 nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ :
A. không thay đổi vị trí
B. sẽ không còn vì không có vùng giao thoa
C. xê dịch về phía nguồn sớm pha
D. xê dịch về phía nguồn trể pha
câu 2 :
một máy biến thế có công suất biểu kiến là 300kV. hệ số công suất là 0,8. hỏi công suất thực của máy biến thế là bao nhiêu :
A.300
B. 240
C.375
D.540
bài này em muốn hỏi : công suất biểu kiến là gì thế anh :confused:, khi nào nhân 80 chia 100 , khi nào :100 nhân 80 :((
nếu chia sai vẫn có kết quả , huhu
câu 3:
một con lắc đơn , có treo vật có khối lương là m, dây treo có chiều dài l , biên độ góc ampha (ampha rất nhỏ )
dao động tắt dần do lực cản , F cản không đổi , F cản luôn có chiều ngược chiều chuyển động của vật , hảy tính độ giảm biên độ góc ampha của con lắc sau mỗi chu kì , sau N chu kì
[TEX]A.\Delta \alpha= \frac{4.F_C}{mg}[/TEX]
[TEX]B.\Delta \alpha= \frac{F_C}{mg}[/TEX]
[TEX]C.\Delta \alpha= \frac{2.F_c}{mg}[/TEX]
[TEX]D\Delta \alpha= \frac{F_C}{mg}[/TEX]
câu 4:
trong quang phổ hidro , bước sóng dài nhất của lai man là :0,1216\mu m.bước sóng ngắn nhất của lai man là [TEX]0,365\mu m[/TEX]
hãy tính bước sóng ngắn nhất mà quang phổ hidro phát ra là :
0,4866\nu m
0,2434
0,6563
0,0912
em nhớ thầy em chứng minh về phần này em thấy có 2 dạng công thức :(( , mà em không hiểu rõ nên lâu lâu lại quên
[TEX]\lambda =\frac{\lambda _1.\lambda _2}{\lambda _1 -\lambda _2}[/TEX]
hoặc [TEX]\lambda =\frac{\lambda _1.\lambda _2}{\lambda _1 +\lambda _2}[/TEX]
em áp dụng 2 ct , thì có 1 cái có đáp án đó là câu D , dò kết quả cũng trúng , nhưng mà có đều may mốt vô thi cho 2 cái biết làm thế nào ?
câu 5:
một chất phóng xạ sau thời gian t1=4,83 s kể từ thời điểm ban đầu có n_1 nguyên tử bị phân rã , sau thời điểm[TEX] t2=2.t1[/TEX] có [TEX]n_2=1,8n_1[/TEX] nguyên tử bị phân rã , xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này :
8,7h
9,7h
15h
18h
em làm ra 8,7 :(( ,, vào check đáp án trên mạng nó ra 15h :((

câu 6:
hành tinh nào sau đây không cùng nhóm với các hành tinh còn lại:
A. kim tinh
B. hỏa tinh
C.thổ tinh
D. thủy tinh
không cúng nhóm nghĩa là gì vậy anh ? :(
còn vài câu nửa ko rõ thôi , tạm thời hỏi nhiêu thôi ;))
thanks anh nhiều
 
R

rocky1208

Trả lời : dolldeath153
1/1 vât d đ đ h với A=9cm Khoảng thời gian min kể từ khi Wđ max đến khi Wđ =1/2 Wđ max là 0,15s Tốc độ tb của vật trong 1 chu kì
ĐA 30cm/s
Khi động năng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] động năng max (hay năng lượng toàn phần) -> thế năng cũng bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] năng lượng toàn phần, nên:
[TEX]\frac{1}{2}m\omega^2 x^2=\frac{1}{2}(\frac{1}{2}m\omega^2 A^2)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x= \frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]

Vậy thời gian 0,15 s mà đề cho chính là thời gian vật đi từ VTCB ( Wđ max) đến vị trí [TEX]x= \frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]

Vẽ đường tròn thấy ngay góc quét là [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega .0,15=\frac{\pi}{4}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow \omega =\frac{5\pi}{3} \Rightarrow T=1,2 s[/TEX]

1 chu kỳ đi hết 4A nên vận tốc TB là [TEX]\frac{4A}{T}=30 cm/s[/TEX]

2/cl đơn dài 1,25m treo trong xe khách d đ đ h Gia tốc trọng lực là g Khi ô tô chuyển động trên mặt ngang nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a =0,75g với g= pi ^2 chu kì d đ nhỏ =?
ĐA 2s ????????

20.png

Gia tốc trọng trường hiệu dụng: [TEX]g\prime=\sqrt{g^2+a^2}=\sqrt{(1^2+0,75^2)\pi^2}=1,25\pi[/TEX]
[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g\prime}}=2 s[/TEX]

3/1 vât d đ đ h cơi T=2s Số lần vật qua VTCB trong 1 h
ĐA 3600 TẠI SAO VẬY??
T=2 s -> 1 h= 1800 T
Mỗi chu kỳ vật đi qua VTCB 2 lần 1 lần đi + 1 lần về -> 1800 T qua 3600 lần

4/cllx d đ đ h x=Acos10t(cm) vào 1 thời điểm nào đó lực kéo về t d lên con lắc có độ lớn =1/5 trọng lực của con lắc g= 10 m's ^2
A min =?
ĐA 2cm

phiền a giải thích rõ giúp e! e làm nhưng ko ra đáp án ! xl

Em viết lại cho anh đề câu cuối hoàn chỉnh nhé. Anh ko hiểu đề này nói gì :(
 
Y

yddh

bai1:Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=100g ,dao động trên mặt phẳng ngang , được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm.Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn u=0.1 .Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là
A.0,177s
B.0,157s
C.0,174
D.0,182
 
T

thehung08064

anh ơi,giúp em bài này
Một mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC=2ZL.Vào một thời điểm khi hiệu điện thế trên điện trở và trên tụ điện có giá trị tức thời tương ứng là 40V và 30V thì hiệu điện thế tức thời hai đầu mạch là:
A 55V B 85V C 50V D 25V
 
D

dolldeath153

Em viết lại cho anh đề câu cuối hoàn chỉnh nhé. Anh ko hiểu đề này nói gì :([/QUOTE]

Biên độ d đ A có giá trị nhỏ nhất là

haizz nhìn bải giải sao thấy m` vội vàng quá
 
G

gaconthaiphien

Câu 1: Động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động bằng dòng xoay chiều tần số 50 Hz. Tại trục quay của roto, mỗi cuộn dây tạo ra từ trường có cảm ứng từ cực đại [TEX]B_o[/TEX]. Ở thời điểm t, cảm ứng từ tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra tại trục quay là [TEX]\frac{3}{2}B_o[/TEX] thì sau 0,01 s, cảm ứng từ tổng hợp tại đó là:
A. [TEX]\frac{3}{2}B_o[/TEX]
B. [TEX]\frac{3}{4}B_o[/TEX]
C. [TEX]\frac{1}{2}B_o[/TEX]
D. [TEX]4B_o[/TEX]

Câu 2: Đoạn mạch xoay chiều AB chỉ gồm cuộn thuần cảm L, nối tiếp biến trở R. Hiệu điện thế 2 đầu mạch là [TEX]U_{AB}[/TEX] ổn định, tần số f. Ta thấy có 2 giá trị của biến trở là [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] làm độ lệch pha tương ứng của [TEX]u_{AB}[/TEX] với dòng điện qua mạch lần lượt là phi1 và phi2. Cho biết phi1+phi2=[TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX].Độ tự cảm L của cuộn dây được xác định bằng biểu thức:
A. [TEX]L=\frac{\sqrt{R_1R_2}}{2{\pi}f}[/TEX]
B. [TEX]L=\frac{R_1R_2}{2{\pi}f}[/TEX]
C. [TEX]L=\frac{/R_1-R_2/}{2{\pi}f}[/TEX]
D. [TEX]L=\frac{R_1+R_2}{2{\pi}f}[/TEX]
 
R

rocky1208

Trả lời : saobanglanhgia_93

em giải đề thi mà không có đáp án :(( , câu nào thấy hơi vướng tí teo cũng phải hỏi anh , nên thành ra hỏi hơi nhiều :D
anh giúp tiếp em mấy bài này nha

câu 1 : trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng , nếu làm ho 2 nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ :
A. không thay đổi vị trí
B. sẽ không còn vì không có vùng giao thoa
C. xê dịch về phía nguồn sớm pha
D. xê dịch về phía nguồn trể pha

Đáp án D, dịch về thằng nào trễ pha hơn.
Giải thích: giả sử nguồn 1 sớm pha hơn nguồn 2 góc [TEX]\varphi >0[/TEX]
Vậy biên đọ ánh sáng tổng hợp tại màn như gaio thoa bình thường:
[TEX]A=2a\mid \cos (\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}) \mid [/TEX]
Vân cực đại nên: [TEX]\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}=k\pi[/TEX]
Mà vân trung tâm -> k=0 -> [TEX]\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}=0[/TEX][TEX]\Rightarrow \frac{\varphi}{2}=\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}[/TEX]
Vậy thấy ngay [TEX]d_1>d_2[/TEX] tức quang trình thằng [TEX]S_1 [/TEX] đến O dài hơn thằng [TEX]S_2 [/TEX] đến O -> dịch về [TEX]S_2 [/TEX] (tức nguồn trễ pha hơn)

câu 2 :
một máy biến thế có công suất biểu kiến là 300kV. hệ số công suất là 0,8. hỏi công suất thực của máy biến thế là bao nhiêu :
A.300
B. 240
C.375
D.540
bài này em muốn hỏi : công suất biểu kiến là gì thế anh :confused:, khi nào nhân 80 chia 100 , khi nào :100 nhân 80 :((
nếu chia sai vẫn có kết quả , huhu
Trong bài nó có dùng thêm từ công suất thực tế, tức công suất toàn phần (gồm có ích + hao phí), vậy công suất biểu kiến có lẽ là phần có ích. Về mặt sử dụng từ ngữ này anh nghĩ vào đề chính thức Bộ sẽ có điều chỉnh hợp lý, chắc ko có chuyện gây mơ hồ cho thí sinh bằng những từ ngữ ko có trong chương trình.

[TEX]\frac{P_{\tex{co ich}}}{P_{\tex{toan phan}}}=\cos\varphi=0,8[/TEX]
[TEX]\Rightarrow P_{\tex{toan phan}} =\frac{300}{0,8}=375[/TEX]


câu 3:
một con lắc đơn , có treo vật có khối lương là m, dây treo có chiều dài l , biên độ góc ampha (ampha rất nhỏ )
dao động tắt dần do lực cản , F cản không đổi , F cản luôn có chiều ngược chiều chuyển động của vật , hảy tính độ giảm biên độ góc ampha của con lắc sau mỗi chu kì , sau N chu kì
[TEX]A.\Delta \alpha= \frac{4.F_C}{mg}[/TEX]
[TEX]B.\Delta \alpha= \frac{F_C}{mg}[/TEX]
[TEX]C.\Delta \alpha= \frac{2.F_c}{mg}[/TEX]
[TEX]D\Delta \alpha= \frac{F_C}{mg}[/TEX]

Cái này anh chứng minh một lần rồi, có tổng hợp trong topic "các dạng toán điển hình + pp giải". Em vào đó xem lại, phần con lắc đơn hoặc dao động tắt dần ấy. Còn đáp án thì là A: [TEX]\Delta \alpha= \frac{4.F_C}{mg}[/TEX]


câu 4:
trong quang phổ hidro , bước sóng dài nhất của lai man là :[TEX]0,1216\mu m[/TEX].bước sóng ngắn nhất của lai man là [TEX]0,365\mu m[/TEX]
hãy tính bước sóng ngắn nhất mà quang phổ hidro phát ra là :
0,4866\nu m
0,2434
0,6563
0,0912
em nhớ thầy em chứng minh về phần này em thấy có 2 dạng công thức :(( , mà em không hiểu rõ nên lâu lâu lại quên
[TEX]\lambda =\frac{\lambda _1.\lambda _2}{\lambda _1 -\lambda _2}[/TEX]
hoặc [TEX]\lambda =\frac{\lambda _1.\lambda _2}{\lambda _1 +\lambda _2}[/TEX]
em áp dụng 2 ct , thì có 1 cái có đáp án đó là câu D , dò kết quả cũng trúng , nhưng mà có đều may mốt vô thi cho 2 cái biết làm thế nào ?

Bài này em kiểm tra lại đề đi. Bước sóng ngắn nhất của dãy lyman chính là buớc sóng ngắn nhất của quang phổ H còn gì. vì các bức xạ trong dãy Lyman ứng với e ở trạng thái kích thích n>=2 trở về mức cơ bản.

câu 5:
một chất phóng xạ sau thời gian t1=4,83 s kể từ thời điểm ban đầu có n_1 nguyên tử bị phân rã , sau thời điểm[TEX] t2=2.t1[/TEX] có [TEX]n_2=1,8n_1[/TEX] nguyên tử bị phân rã , xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này :
8,7h
9,7h
15h
18h
em làm ra 8,7 :(( ,, vào check đáp án trên mạng nó ra 15h :((

[TEX]n_1=n_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}})[/TEX]
[TEX]n_2=n_0(1-\frac{1}{2^{\frac{2. t_1}{T}}})[/TEX]
[TEX]\frac{1-\frac{1}{2^{\frac{2. t_1}{T}}}}{1-\frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}}}=1,8[/TEX]

Đặt [TEX]\frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}} =x[/TEX]
Vậy có pt: [TEX]\frac{1-x^2}{1-x}=1,8 \Rightarrow x=0,8[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}}=0,8 \Rightarrow 2^{\frac{t_1}{T}}=1,25 \Rightarrow \frac{t_1}{T}=0,322 [/TEX]
[TEX]\Rightarrow T=15 s[/TEX]
Em chỉnh lại cái đơn vị cho [TEX]t_1 [/TEX] thành h thì kết quả của anh là 15h

câu 6:
hành tinh nào sau đây không cùng nhóm với các hành tinh còn lại:
A. kim tinh
B. hỏa tinh
C.thổ tinh
D. thủy tinh
không cúng nhóm nghĩa là gì vậy anh ? :(
còn vài câu nửa ko rõ thôi , tạm thời hỏi nhiêu thôi ;))
thanks anh nhiều

8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
- Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
- Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài.

Đáp án là C. Thổ Tinh
 
R

rocky1208

Trả lời : lucky_star93

một con lắc đơn có m =100gam , chiều dài l=50cm, kéo lên khỏi vị trí cân = một góc 30 thì buông tay , g=10m/s^2 . lực căn dây ở vị trí cao nhất

anh ơi , bài này : T= mg.cos@
vậy hóa ra lực căn dây không phụ thuộc chiều dài phải ko anh:
:D
Công thức tổng quát cho lực căng: [TEX]T=mg(3\cos \alpha -2\cos\alpha_0)[/TEX]
Vậy tại VT cao nhất [TEX]\alpha=\alpha_0[/TEX] nên: [TEX]T=mg\cos\alpha_0[/TEX]

p/s: từ công thức TQ em thấy lực căng ko phụ thuộc vào chiều dài dây treo :)

bài 2 : .môt khung dây hình chữ nhật kích thước 20cm*50cm , gồm 100 vòng dây , được đặt trong 1 từ trường đều có cảm ứng từ 0,1 T . trục đối xứng của khung dây vuông góc vời từ trường.khung dây quay dây quanh trục đối xứng với v=3000 vòng/phút . họn t=0 , là lúc mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ . biểu thức nào sau đây đúng với suất điện động của cuộn dây
[TEX]A.e= 314.cos*100.\pi\.t[/TEX]

[TEX]B. 314.cos.50\pi\.t[/TEX]

C[TEX].314.cos(100.\pi\/t+\pi\/4)[/TEX]

[TEX]D.e= 314.cos(100\pi\.t -\pi/2) [/TEX]
em quên không biết cái phi ntn
:((

1/ Tìm biểu thức của từ thông: [TEX]\phi=\Phi_0\cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
- Tính [TEX]\omega[/TEX]: 3000 vòng / ph = 50 vòng / s = [TEX]100\pi[/TEX] rad/s
- Tính [TEX]\Phi_0[/TEX]: [TEX]\Phi_0=NBS=1[/TEX] Wb
- Tính [TEX]\varphi[/TEX]: ban đầu mp khung dây vuông góc các đường cảm ứng từ -> từ thông hứng được là max -> [TEX]\cos\varphi=\pm 1[/TEX]. Đề này thiếu cái là ban đầu ko cho biết vector B cùng hay ngược chiều so với vector pháp của khung dây.

Nếu chọn [TEX]\cos\varphi=1 \Rightarrow \varphi=0[/TEX]
[TEX]\phi=1.\cos(100\pi t)[/TEX]

Nếu chọn [TEX]\cos\varphi={-}1 \Rightarrow \varphi=\pi[/TEX]
[TEX]\phi=1.\cos(100\pi t+\pi)[/TEX]

2/ Suất điện động là đạo hàm của từ thông:
- Ứng với [TEX]\phi=1.\cos(100\pi t)[/TEX] thì [TEX]e={-}100\pi \sin(100\pi)=100\pi\cos(100\pi t+\frac{\pi}{2})[/TEX] (ko giống thằng nào hết)

- Ứng với [TEX]\phi=1.\cos(100\pi t+\pi)[/TEX] thì [TEX]e={-}100\pi \sin(100\pi+\pi)=100\pi\cos(100\pi t-\frac{\pi}{2})[/TEX] (giống đáp án D)

bài tiếp :
vật có khối lượng m=0,8kg , được treo vào lò xo có độ cứng k và làm lò xo bị dãn 4cm . vật được kéo theo phương thẳng đứng sao cho lo xo bi dãn 10 cm rồi thả nhẹ cho dao động đều hòa . g=10m/s^2. năng lượng dao động của vật là :
A, 1J
B. 0,36J
C. 0,16J

Tại VTCB: [TEX]mg=k\Delta l[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{k}{m}=\frac{g}{\Delta l} \Rightarrow \omega^2=\frac{g}{\Delta l}=100[/TEX]

Năng lượng: [TEX]E=\frac{1}{2}m\omega^2 A^2=\frac{1}{2}. 0,8 . 100 . 0,04^2=0,064 J[/TEX]

Em xem lại đáp án D là gì.
 
R

rocky1208

Trả lời : yddh

bai1:Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=100g ,dao động trên mặt phẳng ngang , được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm.Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn u=0.1 .Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là
A.0,177s
B.0,157s
C.0,174
D.0,182

Bài này a chữa 1 lần rồi, nhưng cách làm thi hơi dài :(
Trong khi chuyển động vật chịu tác dụng của hai lực
Lực đàn hồi: [TEX]F=-kx[/TEX]
Lực ma sát: [TEX]F=\mu mg[/TEX]

Theo định luật II Newton
[TEX]ma=-kx+\mu mg \Leftrightarrow mx\prime\prime=-\frac{k}{m}x+\mu g \Leftrightarrow x\prime\prime=-\frac{k}{m}(x-\frac{\mu mg}{k})[/TEX]

Đặt [TEX]\sqrt{\frac{k}{m}}[/TEX] và [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}[/TEX] thì ta được:
[TEX]y\prime\prime+\omega^2 y=0[/TEX] (1)

PT (1) là phương trình động lực học của vật: nó cho thấy vậtdao động điều hoà với phương trình có dạng: [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}=A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]

Suy ra:

[TEX]x=\frac{\mu mg}{k}+A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x=0,01+A\cos(10t+\varphi) (m)[/TEX]

Chọn chiều dương sao cho ban đầu vật ở biên dương (tức là lúc thả vật sẽ chạy về gố toạ độ để tới biên âm)
Ban đầu kéo ra [TEX]5 (cm)=0,05 (m)[/TEX] [TEX]v_0=x\prime(0)=0[/TEX]

Từ đó có: [TEX]A=0,04 (m)[/TEX] và [TEX]\varphi=0[/TEX]
Vậy có phương trình [TEX]x=0,01+0,04\cos(10t)[/TEX] (2)

Tuy nhiên PT (2) chỉ đúng khi vật đi từ vị trí giãn (biên dương) về tới VTCB (ko nén giãn) qua vị trí này ko còn đúng nữa vì khi đó lực ma sát và lực đàn hồi là cùng chiều, nên hợp lực ko giống như ban đầu. Nhưng bài toán của chúng ta cũng chỉ yêu cầu có thế ;)

Khi tới VTCB thì [TEX]x=0\Rightarrow 0,01+0,04\cos(10t)=0 \Rightarrow \cos (10t)=-\frac{1}{4}\Rightarrow 10t=arccos(-\frac{1}{4}) \Rightarrow t \approx 0,1823 (s)[/TEX]
 
R

rocky1208

Trả lời : thehung08064

anh ơi,giúp em bài này
Một mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC=2ZL.Vào một thời điểm khi hiệu điện thế trên điện trở và trên tụ điện có giá trị tức thời tương ứng là 40V và 30V thì hiệu điện thế tức thời hai đầu mạch là:
A 55V B 85V C 50V D 25V

Edit: 25/5/2010 (mô tả lại cách làm của bạn lion5893)

Giá trị tức thời của u_L và u_C luôn trái dấu (vì biểu thức của chúng ngược pha nhau)

Có [TEX]ZC=2Z_L[/TEX] -> tại mọi thời điểm thì [TEX]u_C={-}2u_L \Rightarrow u_L={-}15 V[/TEX]
Hiệu điện thế tức thời ở 2 đầu đoạn mạch bằng bằng tổng đại số các hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử.

[TEX]u=u_L+u_R+u_C=40+30-15=55 V[/TEX]

Trả lời : gaconthaiphien

Câu 1: Động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động bằng dòng xoay chiều tần số 50 Hz. Tại trục quay của roto, mỗi cuộn dây tạo ra từ trường có cảm ứng từ cực đại [TEX]B_o[/TEX]. Ở thời điểm t, cảm ứng từ tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra tại trục quay là [TEX]\frac{3}{2}B_o[/TEX] thì sau 0,01 s, cảm ứng từ tổng hợp tại đó là:
A. [TEX]\frac{3}{2}B_o[/TEX]
B. [TEX]\frac{3}{4}B_o[/TEX]
C. [TEX]\frac{1}{2}B_o[/TEX]
D. [TEX]4B_o[/TEX]

Tổng hợp từ trường quay tại tâm trục quay là hằng số -> đáp án là A.
Câu 2: Đoạn mạch xoay chiều AB chỉ gồm cuộn thuần cảm L, nối tiếp biến trở R. Hiệu điện thế 2 đầu mạch là [TEX]U_{AB}[/TEX] ổn định, tần số f. Ta thấy có 2 giá trị của biến trở là [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] làm độ lệch pha tương ứng của [TEX]u_{AB}[/TEX] với dòng điện qua mạch lần lượt là phi1 và phi2. Cho biết phi1+phi2=[TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX].Độ tự cảm L của cuộn dây được xác định bằng biểu thức:
A. [TEX]L=\frac{\sqrt{R_1R_2}}{2{\pi}f}[/TEX]
B. [TEX]L=\frac{R_1R_2}{2{\pi}f}[/TEX]
C. [TEX]L=\frac{/R_1-R_2/}{2{\pi}f}[/TEX]
D. [TEX]L=\frac{R_1+R_2}{2{\pi}f}[/TEX]

Hình vẽ.
21.png

Chính xác thì phải lật [TEX]U_{L2}[/TEX] và [TEX]U_2[/TEX] lên trên, nhưng anh lấy đối xứng xuống dưới em dễ nhìn hơn và thuận lợi cho việc giải toán hơn :)

Nhận thấy góc [TEX]\alpha [/TEX] và [TEX]\beta[/TEX] phụ nhau nên: [TEX]\tan \alpha=\cot \beta[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{U_{L1}}{U_{R1}}=\frac{U_{R2}}{U_{L2}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{Z_L}{R_1}=\frac{R_2}{Z_L}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_L=\sqrt{R_1 .R_2} \Rightarrow L=\frac{\sqrt{R_1 .R_2}}{\2\pi f}[/TEX]

Đáp án A.
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Trả lời : thehung08064



Bài này a làm ra kết quả ko giống đáp án nào cả. Mọi người tinh mắt xem sai ở đâu
:)

Có [TEX]ZC=2Z_L[/TEX] -> tại mọi thời điểm thì [TEX]u_C=2u_L[/TEX]

Tại thời điểm đang xét: [TEX]u_R=40, u_L=\frac{1}{2}u_C=15, u_C=30[/TEX]
Vậy [TEX]u=\sqrt{u_R^2+(u_L-u_C)^2}\approx 43 V[/TEX]

Sai ở đâu nhỉ
:-??

.


anh ơy đề bài cho gtrị tức thời . anh thay g trị để tính U đâu phải là g trị hiệu dụng . đúng ko anh :)

anh giúp em . tính hoài mà nó ko như đáp án ; với lại rất phức tạp :)

Câu 1 : . Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng .nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc. λ1 = 0,64μm(đỏ) , λ2 = 0,48μm(lam).trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ , 7 vân lam B. 7 vân đỏ , 9 vân lam
C. 4 vân đỏ , 6 vân lam D. 6 vân đỏ . 4 vân lam
d/a A nhưng em ĐA : B
Câu 2 : Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng , hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bứơc song : λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm . Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa , trong kgoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm , ta quan sát được số vân sáng bằng :
A. 34 B. 28 C. 26 D. 27
ĐA : D
Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,5mm. ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bứơc sóng λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,56μm , λ3 = 0,6μm .Bề rộng miền giao thoa là 4 cm , Ở giữa là vân sáng trung tâm, số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm quan sát được là :
A. 5 B. 1 C. 2 D. 4
ĐA : D
Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young . Ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ đỏ, lục , lam có bứơc sóng lần lượt là: λ1 = 0,64μm , λ2 = 0,54μm , λ3 = 0,48μm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của vân sáng màu lục ?
A. 24 B. 27 C. 32 D. 18
ĐA : C
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

anh ơy đề bài cho gtrị tức thời . anh thay g trị để tính U đâu phải là g trị hiệu dụng . đúng ko anh :)
Cho giá trị tức thời rồi hỏi giá trị tức thời thì vẫn tính bình thường thôi mà bạn.

Câu 1 : . Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng .nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc. λ1 = 0,64μm(đỏ) , λ2 = 0,48μm(lam).trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ , 7 vân lam B. 7 vân đỏ , 9 vân lam
C. 4 vân đỏ , 6 vân lam D. 6 vân đỏ . 4 vân lam
d/a A nhưng em ĐA : B
[tex]\fr{k_2}{k_1} = \fr{\lambda_1}{\lambda_2} = \fr43[/tex]

Vân trùng đầu tiên là [tex]k_1 = 3[/tex] và [tex]k_2 = 4.[/tex]

Vân trùng thứ 3 là [tex]k_1 = 9[/tex] và [tex]k_2 = 12.[/tex]

Vậy từ [tex]k_1 = 3[/tex] đến [tex]k_1 = 9[/tex] có 4 vân đỏ; từ [tex]k_2 = 4[/tex] đến [tex]k_2 = 12[/tex] có 6 vân lam.

Bạn có chắc là đáp án A không vậy? Sao mình làm ra C :|

Câu 2 : Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng , hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bứơc song : λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm . Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa , trong kgoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm , ta quan sát được số vân sáng bằng :
A. 34 B. 28 C. 26 D. 27
ĐA : D
Câu này tính ra 34 vân, không dám trình bày nữa :|

(Đúng là 27 thật, chưa trừ những vân trùng ở giữa :|)

Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,5mm. ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bứơc sóng λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,56μm , λ3 = 0,6μm .Bề rộng miền giao thoa là 4 cm , Ở giữa là vân sáng trung tâm, số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm quan sát được là :
A. 5 B. 1 C. 2 D. 4
ĐA : D
[tex]\lambda_1:\lambda_2:\lambda_3 = 10:14:15[/tex]

Tìm bội chung nhỏ nhất của [tex]10:14:15 = 210[/tex]

Vậy vân trùng ứng với [tex]k_1 = 21n[/tex] hay [tex]i_1 = 21n*0.4 = 8.4n (mm)[/tex]

Vậy trên bề rộng 40mm có 4 vân trùng.

Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young . Ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ đỏ, lục , lam có bứơc sóng lần lượt là: λ1 = 0,64μm , λ2 = 0,54μm , λ3 = 0,48μm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của vân sáng màu lục ?
A. 24 B. 27 C. 32 D. 18
ĐA : C
Tìm bội chung nhỏ nhất của [tex]32:27:24 = 864[/tex]

Vậy vân trùng đầu tiên có [tex]k_2 = 32[/tex]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom