[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời : bellevista

Bài này em làm thế này,khác với đáp án của anh , anh coi giúp em thử

Giả sử sóng dừng trên dây có k bụng sóng

Điều kiện có sóng dừng : l=k x lamda/2 ( 1 ) --->> l=k x v/(2f)-->> v= 2lf/k ( 2 )

Khoảng cách giữa 2 bụng sóng xa nhau nhất là : (k-1)lamda/2=1,5

\Leftrightarrow k x lamda/2 - lamda/2=1,5

\Leftrightarrow l - lamda/2=1,5

\Leftrightarrow lamda/2=2-1,5=0,5 --->>lamda=1

Thay lamda=1 vào ( 1 ) -->> k=4

Thay k=4 vào ( 2 ) -->> v=20 m/s

Bài này em sai đoạn màu đỏ ấy, điều kiện để có sóng dừng như của em chỉ đúng với 2 đầu là nút. Còn 1 đầu là bụng 1 đầu là nút thì khác.

Em đọc kỹ lại bài giải của a nhe. a đã chứng minh dây 1 đầu cố định 1 đầu tự do rồi. Vì vậy kết quả của em bị sai :)

Trả lời : lantrinh93
A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).

@-)@-)@-), ủa , nói vậy thì câu A cũng trúng chứ nhĩ
câu A mới lớn nhất mừ
C được thì A cũng dk chứ
theo kinh nghiệm đề thi đại học 2010 mà mình đọc được tác giả bảo mẹo là nhìn cái lớn nhất chọn:confused:

A là nó cộng cả ba cái lại. a đã giải thích ở trên rồi. Nó sẽ là giới hạn của thằng có bước sóng lớn nhất trong 3 thằng chứ ko phải là là cả 3 thằng cộng lại.

Anh vd thế này: Muốn đi vào 1 cái nhà có thể qua 3 cửa. cửa x cao 300 m, cửa y cao 360 m, cửa z cao 350 m. Nếu chỉ mở x thì em phải tháp hơn 300m, tương tự cho y và cho z. Nhưng bây h a mở cả 3 cửa thì em có quyền thấp hơn tối đa là 360 m. Chứ ko phải 1010 m.
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).

@-)@-)@-), ủa , nói vậy thì câu A cũng trúng chứ nhĩ
câu A mới lớn nhất mừ
C được thì A cũng dk chứ
theo kinh nghiệm đề thi đại học 2010 mà mình đọc được tác giả bảo mẹo là nhìn cái lớn nhất chọn:confused:
Ủa, vậy hả, tớ thì nghĩ là C , vì Cu có giới hạn lớn nhất nên trong hợp kim thì chỉ cần bước sóng nhỏ hơn Cu thì hiện tượng quang điện có thể xảy ra rồi, còn nếu là A thì ...:|
Nghĩ là giới hạn của kim loại thì riêng biệt với nhau chứ nhỉ ?
 
B

bunny147

Anh xem hộ em bài này ...
Cuộn dây có điện trở thuần [tex] R = 100sqrt{3} [/tex] Ohm , L = 3/pi (H) mắc nối tiếp với 1 đoạn mạch X có tổng trở Zx, rồi mắc vào dòng điện xoay chiều có U hiệu dụng = 120V , tần số f = 50Hz thì thấy dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng 0,3A và chậm pha 30 độ so với điện áp 2 đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X = ?

5h10 p :
Chắc nó cho nhiều để dọa cho sợ đấy ạ =.=
Em quên mất đáp án bài này rồi, mà ko nhớ nó nằm ở đề nào nữa ^^! Nhưng mà tin tưởng ở anh, hihi .
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Anh xem hộ em bài này ...
Cuộn dây có điện trở thuần [tex] R = 100sqrt{3} [/tex] Ohm , L = 3/pi (H) mắc nối tiếp với 1 đoạn mạch X có tổng trở Zx, rồi mắc vào dòng điện xoay chiều có U hiệu dụng = 120V , tần số f = 50Hz thì thấy dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng 0,3A và chậm pha 30 độ so với điện áp 2 đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X = ?
Bài này dùng giản đồ. Nhưng mà anh thấy thừa dữ kiện.
14.png

Tổng trở: [TEX]Z=\frac{U}{I}=400[/TEX]
Từ dữ kiện i trễ [TEX]30^0[/TEX] so với đầu mạch thì đã rút ra luôn [TEX]R_{\tex{tong}}=Z. \cos 30^0=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R+R_X=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R_X=100\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow P_X=I^2R_X=9\sqrt{3} W[/TEX]

Chả dùng gì đến [TEX]Z_L[/TEX]. Hay là đề còn yêu cầu gì nữa
 
T

truonga3vodoidz

bài này e ghi đúng đề thi mà!đề trường nguyễn huệ.e nói a đừng giận e nhé!a xem lại cách giải đi,xem có sai chỗ nào k?tại vì anh giải bài bạn hoathan và của e đều không có đáp án,e thấy lạ lạ!đừng giận e đấy nha!câu 25.a xem lại đi.cảm ơn anh nhiều!hi
 

Attachments

  • = www.VnMath.Com =THI LY L2-2011 CHUYEN NGUYEN HUE HN.pdf
    336.4 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

giải giúp em câu này với anh rocky !

1. Động lượng của photon bằng bao nhiêu nếu nó chuyển động với vận tốc 10mũ 7( m/s)

2. Một vật nặng m=100g gắn với 2 lò xo mắc nối tiếp ( theo thứ tự k1 nối tiếp với k2 rồi mắc vào vật nặng ) chuyển động trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. biết k1=30N/m , k2=20 N/m . Nếu kéo vật nặng ra khỏi VTCB 1 đoạn 5cm rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hoà . Hỏi độ nén lớn nhất của lò xo k2 là bao nhiêu?
 
B

bellevista123

Trả lời : bellevista



Bài này em sai đoạn màu đỏ ấy, điều kiện để có sóng dừng như của em chỉ đúng với 2 đầu là nút. Còn 1 đầu là bụng 1 đầu là nút thì khác.

Em đọc kỹ lại bài giải của a nhe. a đã chứng minh dây 1 đầu cố định 1 đầu tự do rồi. Vì vậy kết quả của em bị sai :)

Ủa đề cho 2 đầu cố định rồi mà anh!? .
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

bài này e ghi đúng đề thi mà!đề trường nguyễn huệ.e nói a đừng giận e nhé!a xem lại cách giải đi,xem có sai chỗ nào k?tại vì anh giải bài bạn hoathan và của e đều không có đáp án,e thấy lạ lạ!đừng giận e đấy nha!câu 25.a xem lại đi.cảm ơn anh nhiều!hi

Anh chữa lại rồi, nhưng vẫn ko ra kết quả. Bạn nào xem lại hộ phát.
Anh post lại toàn bộ đề + bài giải ra đây mọi người check giùm cái :)

anh có thể giúp e câu này không?
BT1:hai nguồn sóng kết hợp A và B nằm trên bề mặt chất lỏng dao động điều hoà vs pt uA=acos(wt) và uB=acos(wt+x) (biết x là số dương).gọi I là trung điểm của A,B.trên dg nối A và B trong đoạn IB gần điểm M nhất có biên độ dao động bằng 0 cách I 1 khoảng landa/3.x=?
A: pi/6
B: 2*pi/3
C: 4*pi/3
D: pi/3


12.png


Gọi y là khoảng cách giữa M và trung trực
[TEX]l=IA=IB[/TEX]

Vậy [TEX]d_1=MA=l+y[/TEX], [TEX]d_2=MB=l-y[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_1-d_2=(l+y)-(l-y)=2y[/TEX]

Độ lệch pha tại M so với A: [TEX]{-}\frac{2\pi d_1}{\lambda}[/TEX]
Độ lệch pha tại M so với B: [TEX]x{-}\frac{2\pi d_2}{\lambda}[/TEX]

Hai thằng cùng biên độ nên cộng lượng giác thông thường cho sóng tổng hợp tại M có biên độ:
[TEX]A_M=2a\mid\cos(\frac{x}{2}+\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda})\mid=2a\mid\cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi y}{\lambda})\mid[/TEX] (1)

Mà [TEX]IM=\frac{\lambda}{3} \Rightarrow y=\frac{\lambda}{3}[/TEX]
Lắp vào (1) được:
[TEX]A_M=2a \mid \cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi }{3})\mid[/TEX]

Để M cực tiểu (biên độ = 0) thì [TEX]\cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi }{3})=0[/TEX]
[TEX]\frac{x}{2}+\frac{2\pi}{3} =\frac{\pi}{2}+k\pi [/TEX]

Thay đáp án vào ko có cái nào được cả. theo tính toán của anh thì góc x dương nhỏ nhất ứng với k=1 và bằng [TEX]\frac{5\pi}{3}[/TEX] :(

e nói a đừng giận e nhé!a xem lại cách giải đi,xem có sai chỗ nào k?tại vì anh giải bài bạn hoathan và của e đều không có đáp án,e thấy lạ lạ!đừng giận e đấy nha!câu 25.a xem lại đi.cảm ơn anh nhiều!hi

1/ bài của bạn hoathan24 là bạn ấy đưa đáp án sai. anh làm ra 0,375 là đúng. Bạn ấy đính chính ở post dưới rồi đấy :)

2/ giận??? :)) thấy kết quả ko thỏa đáng thì e cứ thắc mắc tẹt ga. a cũng như các em, có lúc làm đúng, có lúc làm sai. Nếu sai thì sửa, chứ lúc nào cũng cho là mình đúng thì muôn đời không tiến bộ được. a thoải mái mấy cái này lắm, cứ thắc mắc nhiệt tình. Các bạn khác cũng thế, miễn ko đáp gạch là được :p
 
Last edited by a moderator:
L

linhthuyhang

có ai tóm tắt thật ngắn gọn kiến thức cơ bản phần 'từ vi mô đến vĩ mô' không,minh đang rất cần học mãi ma chả nhớ?
 
D

duongtruc92

em có mấy bài muốn hỏi mấy anh và các bạn nè?lí thuyết đoen thuần thui:
1. laze là máy biến đổi?
A. nhiệt ăng thành quang năng
B. quang năng thành quang năng
C. năng lượng hạt nhân thành quang năng
D. điện năng thành quang năng
2.con lắc đơn gômg hòn bi có kl M treo trên dây đang đứng yên. Một vật nhỏ có khối lượng m=0,25M chuyển động với năng lượng W0 theo phương ngang đến va chạm với hòn bi rồi dính vào vvạt M. Năng lượng dao động của hệ sau va chạm là?
A. W0
B. 0,16WO
C. 0,2 WO
D. 0,4 WO
3. trong thí nghiệm young, ba bức xạ chiếu vào có bước sóng ll là 0,4, 0,5 và 0,6*10^-6m, trên màn quan sát được hệ vân giao thoa. trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm, ta quan sát được số vân sáng băng?
a. 36
b.27
c.34
d.28
4. một sóng âm truyền trong không khí trong các đại lượng : biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền song, bước sóng
, đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại.
 
T

toletbygonebebygone

1. laze là máy biến đổi?
A. nhiệt ăng thành quang năng
B. quang năng thành quang năng
C. năng lượng hạt nhân thành quang năng
D. điện năng thành quang năng
Quang năng thành quang năng bạn à
nó tăng cường độ lên thôi
4. một sóng âm truyền trong không khí trong các đại lượng : biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền song, bước sóng
, đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại.
Theo mình câu này mình chọn biên độ :d
Vì đây là truyền trong một môi trường
nên ta có công thức v = lamda * f
nên A ko phụ thuộc :)
 
Last edited by a moderator:
T

truonga3vodoidz

thế chắc bọn ra đề cho sai rui!lúc ra đề chắc bị sợ sai đi lau nhà!uất ức wa nên cho hs đề không có đáp án!trường chuyên mà còn cho đề sai,không biết các trường bình thường khác thì thế nào nhỉ?may la mấy ông ra đề thi đại học dk cách li vs tất cả mọi người đặc biệt là vợ không thì lại khổ học sinh!hihi
mà anh ơi sao cái phần tóm tắt lí công thức của anh lại k có phần tụ xoay và dải sóng?nó dễ wa hay là không xuất hiện trong các kì thi đại học???????????
ak có bài này e muốn hỏi,bài không có đáp án luôn,thế mới đau chứ?
e không nhớ rõ chi tiết đề bài nhưng đại loại là thế này: 500gam than đá,có độ phóng xạ = 50gam than củi vừa mới đốt.hỏi tuổi của mẫu thân đá trên????
e làm thế này:vì hộ phóng xạ như nhau nên ta có thể suy luận:trong 500gam than đá vẫn còn 50gam than có giá trị tương dương vs than củi. m=mo*e^(-ln2*t/T) (m=50 ,mo=500)T=5600 năm.(e wen mất)ra tầm 18000 năm nhưng k có đáp án:đáp án của nó có 4 cái là 560triệu năm,5,7 tỉ năm,5,6tỉ năm,56 tỉ năm thì phải.anh xem hộ e cái???????????cảm ơn anh!
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

liọn893: đã bảo đừng phật lòng rồi mà. thôi có gì cho mình sorry.:p:Mjogging:
1 câu điên nha!
đặt điên áp xoay chiều u=U[TEX]\sqrt[]{2}coswt[/TEX] v vào hai đầu mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R cuộn cảm thuần L và tụ điện C thì hiệu điện thế hiệu dụng trên R,L,C lần lượt là : 136V, 136V, 34V nếu chỉ tăng tần số nguuồn lên 2 lần thì diện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là:
A 25
B 50
C 50[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX]
D 80 V
 
R

rocky1208

Trả lời : bellevista123

Ủa đề cho 2 đầu cố định rồi mà anh!? .

Anh nhầm sang bài khác, bài này nó ràng buộc thêm điều kiện là hai thằng xa nhất đồng pha. Đề nguyên xi là thế này :
anh Rocky và mọi người ơi giải giúp mình với!!
bài 1: 1 sợi day đàn hồi AB dài 2m, hai đầu cố định. Khi có sóng dừng với tần số là 20Hz, quan sát thấy 2 bụng sóng dđ cùng pha xa nhau nhất cách nhau 1,5m. Tốc độ truyền sóng là
A 20 (m/s) B 15(m/s) C 25 (m/s) D10(m/s)

Bài của em sai là em chỉ xét mỗi TH và TH ấy trùng ngay TH bị loại, đen thật ;)
Em xem kỹ lại bài anh giải nhé, có 2 TH ấy. Bài của em ra k=4 -> 4 bó đúng ko ? Vậy bụng đầu và bụng cuối ngược pha nhau chứ có cùng pha đâu ?

Em nhìn hình ảnh minh họa
16.png


p/s: lần sau em gõ tex nhé, bài của em gõ thế nhìn đau mắt lắm :(


giải giúp em câu này với anh rocky !

1. Động lượng của photon bằng bao nhiêu nếu nó chuyển động với vận tốc 10mũ 7( m/s)
Ặc, vận tốc của foton lúc nào chẳng là [TEX]c\approx 3.10^8 m/s[/TEX]. a/s khi truyền vào các môi trường chiết suất n>1 thì giảm vận tốc nhưng ko phải vận tốc của foton giảm mà do nó va chạm với các phân tử môi trường -> dường đi zigzag thêm -> giảm, cộng thêm 1 vài thằng bị hấp thụ rồi lại bức xạ trở lại.

Em xem lại đề là foton hay proton thế.

2. Một vật nặng m=100g gắn với 2 lò xo mắc nối tiếp ( theo thứ tự k1 nối tiếp với k2 rồi mắc vào vật nặng ) chuyển động trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. biết k1=30N/m , k2=20 N/m . Nếu kéo vật nặng ra khỏi VTCB 1 đoạn 5cm rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hoà . Hỏi độ nén lớn nhất của lò xo k2 là bao nhiêu?

Độ cứng lò xo tỷ lệ nghịch với độ giãn (càng cứng dãn càng ít)
Gọi x là độ giãn k2 thì độ giãn k1 sẽ là [TEX]\frac{2}{3}x[/TEX]
[TEX]x+\frac{2}{3}x=5 \Rightarrow x=3 cm[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

Trả lời : ari_10




Trả lời : bellevista123



Cả hai lần I ko đổi -> Z ko đổi -> [TEX]\mid Z_{L1}-Z_C\mid = \mid Z_{L2}-Z_C\mid [/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_C=\frac{Z_{L1}+Z_{L2}}{2}=\frac{300+100}{2}=200[/TEX]

Khi L=L1
[TEX]\tan \varphi_1=\frac{300-200}{R}=\frac{100}{R}[/TEX]
Khi L=L2
[TEX]\tan \varphi_2=\frac{100-200}{R}={-}\frac{100}{R}[/TEX]

Lệch pha nhau [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX] -> [TEX]\tan(\varphi_1-\varphi_2)={-}\sqrt{3}[/TEX]
Đặt [TEX]x=\frac{100}{R}[/TEX] cho tiện
[TEX]\Rightarrow \frac{x+x}{1-x^2}={-}\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x=\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R=\frac{100}{\sqrt{3}}[/TEX]



E hơi phân vân chỗ này : Lệch pha nhau [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX] -> [TEX]\tan(\varphi_1-\varphi_2)={-}\sqrt{3}[/TEX]

Rõ ràng là phi1+phi2=2pi/3 rồi từ đây mới suy ra được tan(phi1+phi2)=tan(2pi/3)=-căn3 chứ anh rocky nhỉ!? nhưng ở đây lại là tan(phi1-phi2)

Anh giải thích giúp em với
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : linhthuyhang

có ai tóm tắt thật ngắn gọn kiến thức cơ bản phần 'từ vi mô đến vĩ mô' không,minh đang rất cần học mãi ma chả nhớ?

Yêu cầu của bạn này khó đây :( dạo này anh đang bận, nên chưa có thời gian tổng hợp thêm kiến thức mới. Nhưng a sẽ cố gắng trong thời gian tới. Bao h có sẽ pm qua wall. Còn bây h em phải tự học vậy :)

p/s: theo a nên chọn phần cơ bản mà làm, vừa dễ hơn, vừa hẹp hơn. Phần nâng cao có cả vật rắn lẫn vi/vĩ mô. Tội gì :p

Trả lời : duongtruc92
em có mấy bài muốn hỏi mấy anh và các bạn nè?lí thuyết đoen thuần thui:
1. laze là máy biến đổi?
A. nhiệt ăng thành quang năng
B. quang năng thành quang năng
C. năng lượng hạt nhân thành quang năng
D. điện năng thành quang năng


Câu này thì là điện -> thành quang. Không có điện, pin thì làm sao mà phát laze được :)
Nhưng bản chất là thế này (trường hợp a lấy VD là laze thạch anh)

1/ Do tác động của hiệu điện thế cao, các electron của thạch anh di chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lương cao tạo nên trạng thái đảo nghịch mật độ của electron.

2/ Ở trạng thái năng lượng cao, một số electron sẽ nhảy về mức năng lượng thấp, và phát ra foton có bước sóng tương ứng.

3/ Các hạt photon phát ra theo mọi hướng, va chạm với các nguyên tử khác, kích thích eletron ở các nguyên tử này chuyển về mức thấp hơn, sinh thêm các photon cùng tần số, cùng pha và cùng hướng bay -> phản ứng dây chuyền khuếch đại cường độ chùm sáng.

4/ Những foton này phản xạ nhiều lần trong khối chất lúc đi ra là chùm laze chính là chùm sáng được làm giàu.


2.con lắc đơn gômg hòn bi có kl M treo trên dây đang đứng yên. Một vật nhỏ có khối lượng m=0,25M chuyển động với năng lượng W0 theo phương ngang đến va chạm với hòn bi rồi dính vào vvạt M. Năng lượng dao động của hệ sau va chạm là?
A. W0
B. 0,16WO
C. 0,2 WO
D. 0,4 WO

Động lượng ban đầu: [TEX]P_1=mv=0,25Mv[/TEX]
Động lượng sau va chạm: [TEX]P_2=(m+M)V=1,25MV[/TEX]
Bảo toàn động lượng: [TEX]0,25Mv=1,25MV \Rightarrow V=0,2v[/TEX]

Nhận thấy khối lượng tăng 5 lần nhưng vận tốc giảm 5 lần nên túm lại là động năng giảm 5 lần (vì vận tốc được bình phương, em suy luận thế cho nhanh, chứ ốp công thức tính 2 cái so sánh lâu hơn)

Vậy còn [TEX]0,2 W_0[/TEX]


3. trong thí nghiệm young, ba bức xạ chiếu vào có bước sóng ll là 0,4, 0,5 và 0,6*10^-6m, trên màn quan sát được hệ vân giao thoa. trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm, ta quan sát được số vân sáng băng?
a. 36
b.27
c.34
d.28
Cùng màu vân trùng tâm là vân trùng của 3 bức xạ. ĐK trùng:
[TEX]k_1\lambda_1=k_2\lambda_2=k_3\lambda_3[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4k_1=5k_2=6k_3[/TEX]

Bội chung nhỏ nhất là của 4, 5, 6 là 60 -> [TEX]k_1=15[/TEX]
Vậy từ vân trung tâm đến vân trùng gần nhất có 15 khoảng vân [TEX]i_1[/TEX] tức có 14 vân của [TEX]\lambda_1[/TEX] (vì 15 khoảng vân, 2 đầu 2 vân sáng nên giữa đó chỉ có 14 vân thôi)

Tương tự k2=12 -> 11 vân, k3=13 10 -> 9 vân

Túm lại là có: [TEX]34[/TEX] vân

4. một sóng âm truyền trong không khí trong các đại lượng : biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền song, bước sóng, đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại.

- tần số chỉ phụ thuộc vào nguồn phát. nếu xét thêm Đốp-le thì nó còn phụ thuộc vào vận tốc nữa. Vậy thằng này out.

- Vận tốc sóng chỉ phụ thuộc môi trường. Mà trong ko khi thì nó ko đổi -> 0k chọn em này

- Bước sóng [TEX]\lambda=\frac{v}{f}[/TEX]. Vận tốc ko đổi rồi nên f tăng thì λ giảm và ngược lại -> em này out tiếp.

- biên độ phụ thuộc vào năng lượng của nguồn và lực cản cũng như sự hấp thụ của môi trường (liên quan đến sự tắt dần). Các âm có f lớn thì truyền được xa hơn -> bị hấp thụ yếu hơn -> nếu 2 sóng âm phát ra từ một nguồn có biên độ như nhau và cách nguồn cùng khoảng d thì âm có f lớn hơn sẽ có biên độ to hơn. Túm lại là thằng biên độ cũng phụ thuộc f, nhưng ko có công thức liên hệ rõ ràng -> out nốt.

Vậy chọn thằng vận tốc cho anh :)
 
D

dolldeath153

Trả lời: dolldeath153


Một ngày = 24 h = 86400 s = 43200 T.
Mỗi ngày nó chạy nhanh 120 s tức mỗi chu ky nó nhanh: [TEX]\frac{120}{43200}=\frac{1}{360}[/TEX] s

Tức chu kỳ mới [TEX]T\prime = T-\frac{1}{360}=\frac{719}{360}[/TEX] s

[TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
[TEX]T\prime=2\pi \sqrt{\frac{l\prime}{g}}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{l\prime}{l}=(\frac{T\prime}{T})^2=0,997[/TEX]


[TEX]\Rightarrow l\prime=0,997 l[/TEX] hay phải chỉnh sao cho chiều dài mới chỉ còn 99,7 % chiều dài cũ, tức giảm 3%

như vầy nhé a nhằm 1 chỗ rồi
1ngày đêm =86400s ---------------120s
1T=2s----------------------------------delta T (s)

delta T =120*2/86400=1/360s
và sau đó bài giải kết luận câu sau ( e ko hiểu tại sao lại có thể kết luận câu này a giúp e nha^^)
suy ra l'<l để đồng hồ chạy đúng phải tăng chiều dài ****************************
kq bài này là tăng 3%
 
R

rocky1208

Trả lời : bellevista123

E hơi phân vân chỗ này : Lệch pha nhau [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX] -> [TEX]\tan(\varphi_1-\varphi_2)={-}\sqrt{3}[/TEX]

Rõ ràng là phi1+phi2=2pi/3 rồi từ đây mới suy ra được tan(phi1+phi2)=tan(2pi/3)=-căn3 chứ anh rocky nhỉ!? nhưng ở đây lại là tan(phi1-phi2)

Anh giải thích giúp em với

Đúng là về độ lớn thì [TEX]\mid \varphi_1 \mid+\mid \varphi_2\mid=\frac{2\pi}{3}[/TEX]
Nhưng sử dụng công thức [TEX]\tan\varphi=\frac{Z_L-Z_C}{R}[/TEX] thì [TEX]\varphi[/TEX] mang giá trị đại số.

Em vẽ giản đồ ra là thấy 1 thằng trên trục hoành, một thằng dưới trục hoành thì thằng [TEX]\varphi[/TEX] ở dưới là âm đúng ko? trừ đi số âm là cộng với số duơng còn gì :)

Trả lời : dolldeath153

như vầy nhé a nhằm 1 chỗ rồi
1ngày đêm =86400s ---------------120s
1T=2s----------------------------------delta T (s)

delta T =120*2/86400=1/360s
và sau đó bài giải kết luận câu sau ( e ko hiểu tại sao lại có thể kết luận câu này a giúp e nha^^)
suy ra l'<l để đồng hồ chạy đúng phải tăng chiều dài ****************************
kq bài này là tăng 3%

Đoạn đó anh nhầm, chia ngược :khi (181):
Dây càng dài con lắc càng lâu đúng ko? con lắc đang chạy nhanh, muốn hãm nó lại thì phải làm cho dây dài ra. Vậy tăng chiều dài. Còn tăng bao nhiêu thì:

Con lắc hiện tại dài [TEX]l[/TEX] ứng [TEX] T=\frac{719}{360}[/TEX], con lắc sau khi điều chỉnh để chạy chuẩn dài [TEX]l\prime[/TEX] ứng với [TEX]T\prime=2[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{l\prime}{l}=(\frac{T\prime}{T})^2=(\frac{2.360}{719})^2=1,0028\approx 1,003 [/TEX]

Vậy tăng 0,3 %. Em thông cảm nhé, thỉnh thoảng anh hay bị lú. Đã edit lại rồi :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : truonga3vodoidz

e không nhớ rõ chi tiết đề bài nhưng đại loại là thế này: 500gam than đá,có độ phóng xạ = 50gam than củi vừa mới đốt.hỏi tuổi của mẫu thân đá trên????
e làm thế này:vì hộ phóng xạ như nhau nên ta có thể suy luận:trong 500gam than đá vẫn còn 50gam than có giá trị tương dương vs than củi. m=mo*e^(-ln2*t/T) (m=50 ,mo=500)ra tầm 18000 năm nhưng k có đáp án:đáp án của nó có 4 cái là 560triệu năm,5,7 tỉ năm,5,6tỉ năm,56 tỉ năm thì phải.anh xem hộ e cái???????????cảm ơn anh!

Coi "bản chất" 2 thằng than là như nhau. Chu kỳ bán rã là T, tuổi là t.

Độ phóng xạ tỷ lệ thuận với số nguyên tử C -> tỷ lệ thuận với khối lượng C.
Độ phóng xạ trong 500 g than đá = trong 50 gam (bằng 1/10 của 500 gam) than củi -> độ phóng xạ giảm 10 lần.
[TEX]H=\frac{H_0}{2^{\frac{t}{T}}}[/TEX]
[TEX]2^{\frac{t}{T}}=\frac{H_0}{H}=10[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{t}{T}=\log _2{10}=3,322[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=3,322T[/TEX]

Đến đây phải biết T , đề ko cho T thì làm sao được hả em :)

Trả lời : hoathan24
1 câu điên nha!
đặt điên áp xoay chiều u=U[TEX]\sqrt[]{2}coswt[/TEX] v vào hai đầu mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R cuộn cảm thuần L và tụ điện C thì hiệu điện thế hiệu dụng trên R,L,C lần lượt là : 136V, 136V, 34V nếu chỉ tăng tần số nguuồn lên 2 lần thì diện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là:
A 25
B 50
C 50[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX]
D 80 V

[TEX]U=\sqrt{U_R^2+(U_L-U_C)^2}=170 V[/TEX] (và luôn ko đổi)
Ta có tỷ lệ các hiệu điện thế chính là tỷ lệ các trở kháng. Vậy có: [TEX]Z_L=R[/TEX], [TEX]Z_C=0,25R[/TEX]

Khi tăng tần số lên 2 lần -> cảm kháng tăng 2 lần còn dung kháng giảm 2 lần
[TEX]\Rightarrow Z_L\prime=2R, Z_C\prime=0,125R[/TEX]

Tổng trở mới là: [TEX]Z\prime=\sqrt{R^2+(2R-0,125R)^2)}=2,125R[/TEX]
Ta có : [TEX]I=\frac{U_R\prime}{R}=\frac{U}{Z\prime}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U\prime=\frac{U}{2,125}=80 V[/TEX]
Đáp án D.
 
Last edited by a moderator:
D

dolldeath153

a giải hộ e bài này! ( a ko thi ĐH nhưng vất vả cũng ko kém :D)
1 điểm M chuyển động tròn đều có hình chiếu P trên đường kính của nó d đ đ h với A=3cm f=10/pi Hz Khi điểm P đến VTCB thì vận tốc và gia tốc của điểm M theo thứ tự có độ lớn là
e chọn đáp án 0_12m/s2
nhưng đáp án là 60cm/s _ 12m/s2
tại sao vậy nhỉ??
 
Top Bottom