[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

a giải hộ e bài này! ( a ko thi ĐH nhưng vất vả cũng ko kém :D)
1 điểm M chuyển động tròn đều có hình chiếu P trên đường kính của nó d đ đ h với A=3cm f=10/pi Hz Khi điểm P đến VTCB thì vận tốc và gia tốc của điểm M theo thứ tự có độ lớn là
e chọn đáp án 0_12m/s2
nhưng đáp án là 60cm/s _ 12m/s2
tại sao vậy nhỉ??

Em chú ý P dao động điều hoà nhưng M vẫn là chuyển động tròn đều. Đề hỏi M chứ ko hỏi P
Và như vậy thì gia tốc và vận tốc của vật luôn ko đổi trong suốt quá trình chuyển động.

[TEX]\omega=2\pi f=20 rad/s[/TEX]
Vận tốc dài: [TEX]v=R. \omega = A. \omega =60 cm/s[/TEX]
Gia tốc toàn tiếp tuyến = 0 vì vật chuyển động đều, nên gia tốc toàn phần là gia tốc pháp tuyến (hay gia tốc hướng tâm). Vậy gia tốc:

[TEX]a=\frac{v^2}{R}=\omega ^2A=12 m/s^2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

haihaaaaa

Một đĩa tròn đồng chất,bán kính R đang quay đều quanh trục vuông góc với đĩa và đi qua tâm đĩa với tốc độ góc w1 thì chịu tác dung của mômen lưc cản không đổi Đến khi tốc độ góc là w2 thì một điểm trên vành đĩa đi được quãng đường denta s kể từ thời điểm mômen lực bắt đầu .Thời gian từ lúc bắt đầu có mômen lực tác dụng đến khi có tốc đọ góc w2 là:
*2Rdenta s/(w1+w2)
*denta s/R(w1+w2)
*2denta s/R(w1+w2)
*R denta s/(w1+w2)
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

Trả lời : lion5893



1/ giải thích tại sao là 2k+3
Tại f=f1 thì: [TEX]l = \frac{(2k+1)v}{4f_2}[/TEX]
f2 là tần số kế tiếp f1 mà f1 ứng với k -> f2 phải ứng với k+1 thay vào [2(k+1)+1]=2k+3

2/ giải thích tính k để làm gì
Tính ra k=1 để thấy rằng nó là âm kế tiếp ngay âm cơ bản, vì âm cơ bản ứng k=0. Và như a đã nói ở trên. k=0, k=1, k=2 liên tiếp nhau -> [TEX]f_0, f_1, f_2[/TEX] lập thành 1 cấp số cộng theo thứ tự đó -> [TEX]f_0[/TEX]

p/s : ở đây f3 thừa. ko cần thiết
cám ơn anh nhé. nhưng mở rộng ra 1 tý. tính ra k k0 =1 mak =3,4,5... thí sao hả anh
 
T

truonga3vodoidz

e sửa lại rùi nhưng vẫn không giống đáp án síu nào cả??????????hi anh cũng giải giống e rùi!hi chắc mấy ku ra đề sai!cảm ơn anh!
 
S

saobanglanhgia_93

bài 2:tại mặt nước nằm ngang có 2 nguồn kết hợp A,B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [TEX]u1=u2=a.cos(40.\pi .t+\frac{\pi }{6})[/TEX]
hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại 2 điểm A,B cách nhau 18cm,biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 120cm/s.gọi C,D là 2 điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông.số điểm dao động với biên độ cực đại trên CD là :
A.4
B.3
C.2
D1
[TEX]\lambda= 6 cm[/TEX]
[TEX]BD=AB\sqrt{2}=18\sqrt{2}[/TEX]
Tại D có [TEX]DB-DA=18. (\sqrt{2}-1)[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{DB-DA}{\lambda}=1,24[/TEX] -> Giữa D và trung trực AB chỉ có đúng 1 cực đại ứng với k=1. Do tính đối xứng nên giữa C và trung trực AB cũng chỉ có 1 vân cực đại. Công thêm vân trung tâm là tổng cộng 3 vân.
Đáp án B.

cách ước lượng như thế là sao vậy anh ?
em không hiểu:)

anh giúp em mấy bài còn lại luôn nha anh:-SS:-SS:-SS:confused:bài 10:một ấm điện có 2 dây dẫn R1 ,R2 để đun nước .nếu chỉ dùng R1 thì nước trong ấm sẽ sôi trong thời gian t1 =10 phút .còn nếu chỉ dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 =40 phút.nếu dùng cả 2 dây mắc // thì nước sẽ sôi trong thời gian bao lâu:
A.4
B.8
C.25
D.30
trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze ,người ta sử dụng laze có bước sóng \lambda =0,52 \mu .m.thiết bị để đo là 1 máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze .biết thời gian kéo dài của xong là 10nm.tính độ dài mỗi xung
A.300m
B.0,3 m
[TEX]C.10^{-11}m[/TEX]
D.30m
bài 12 :Năng lượng và tần số của 2 hạt photon sinh ra do sự hũy căp electron -pozitron khi đông năng ban đầu cưc đại coi như =0 là bao nhiêu>cho khối luong nghĩ của electron là :[TEX]5,486.10^{-4} [/TEX]và [TEX]1u=931,5Mev/c^2[/TEX]
[TEX]0,511eV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]0,511MeV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]1,022MeV, 1,23.10^{20}HZ[/TEX]
[TEX]0,511MeV , 1,23.10^{19}Hz[/TEX]
bài 13
hạt nhân [TEX]\frac{A1}{Z1}X[/TEX] , phóng xạ biến thành hạt nhân [TEX]A2/Z2 Y [/TEX]bền .oi số lượng hạt nhân X,Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u.biết chất phóng xạ [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] có chu kì bán rã là T.ban đầu có 1 mẫu chất [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] ,sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng Y và khối lượng X là :
A.[TEX]4\frac{A1}{A2}[/TEX]
B.[TEX]4\frac{A2}{A1}[/TEX]
C[TEX].3.\frac{A2}{A1}[/TEX]@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

D[TEX].3\frac{A1}{A2}[/TEX]
thêm bài này hôm trước , viết thiếu đề :
bài 7:
một nguồn sáng có công suất 2 W,phát ánh sáng \lambda =0,597\mu .m tỏa ra đều theo mọi hướng .Hãy xác định khoảng cách xa nhất người còn thấy được nguồn sáng này,biết rằng mắt còn cảm nhận dk ánh sáng khi có ít nhất 80 phôtn lọt vào mắt trong mỗi dây ,coi đường kính con người trong khoảng 40mm,bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng bởi khí quyển :
A.470km B=274km C,220km D 6km
:),một lần hỏi 5 bài chắc được anh ha@-)
 
G

gaconthaiphien

Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước hai nguồn kết hợp dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Hai điểm M,N trên mặt nước có MA=14,8 cm; MB=20,5cm; NA=32,2cm; NB=24cm. Số đường vân cực đại, cực tiểu trong đoạn MN là:
A. 8 đường cực đại, 7 đường cực tiểu.
B. 7 đường cực đại, 8 đường cực tiểu.
C. 7 đường cực đại, 7 đường cực tiểu.
D. 2 đường cực đại, 1 đường cực tiểu.

Bài 2: Ba điểm A,O,B theo thứ tự cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O ( A và B ở về 2 phía của O). Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm dẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 40dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A. 40 dB
B. 26 dB
C. 25 dB
D. 27 dB
 
P

p.pretty

Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện la 1,5V. đặt vào hai đầu anốt và catốt của tế bào quang điện một hiệu điện thế xoay chiều Uak=3cos(100(pi)t + (pi)/3) (V). kể từ gốc thời gian t=0 trong khoảng thời gian 2phút, thời gian dòng điện chạy qua tế bào là:
A.40s B.60s C.80s D.120s
Giúp em với ak!
 
H

hattieupro

em hỏi lý thuyết này ạ
câu 1
phát biểu nào sau đây sai
A.trong chân không,các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng tốc độ
B.trong chân không,bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím
C.trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc
D.mỗi ánh sáng đơn sắc có 1 bước song nhất định
câu 2
khi động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động ổn định từ trường quay trong động cơ có tần số
A.lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato
B.nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuôn dây của stato
C.bằng ......... ..... ....................... .................. ...........................................................
D.có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện ,tuỳ vào tải
câu 3
nói 2 sóng vuông pha nhau với lệch pha pi/2 có gì khác nhau không?
 
N

nguyenbhb2

câu 1:B
Câu2:A
Câu3:2 sóng vuông pha và lệch pha 90 thi cha co jf khác nhau cả vì thực chat là góc tạo bởi chúng là 90 thôi
 
H

hattieupro

ở câu 1 mình thấy câu D cũng sai mà vì mỗi ánh sáng có một khoảng bước sóng nhất định chứ đâu phải 1 giá trị nhất định
còn câu 2 thì sai mất rùi đáp án là bằng cơ?
 
L

linh1231993

1)1 đoạn mạch nt gồm cd và tụ điện, U dây = U tụ = U mạch. hệ số công suất =? Đs: căn 2 chia 2
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : haihaaaaa

Một đĩa tròn đồng chất,bán kính R đang quay đều quanh trục vuông góc với đĩa và đi qua tâm đĩa với tốc độ góc w1 thì chịu tác dung của mômen lưc cản không đổi Đến khi tốc độ góc là w2 thì một điểm trên vành đĩa đi được quãng đường denta s kể từ thời điểm mômen lực bắt đầu .Thời gian từ lúc bắt đầu có mômen lực tác dụng đến khi có tốc đọ góc w2 là:
*2Rdenta s/(w1+w2)
*denta s/R(w1+w2)
*2denta s/R(w1+w2)
*R denta s/(w1+w2)

Có [TEX]v_1^2-v_2^2=2as[/TEX]
[TEX]\Rightarrow (\omega_1 R)^2-(\omega_2 R)^2=2. R\gamma. \Delta s[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R^2(\omega_1-\omega_2)(\omega_1+\omega_2)=2R\gamma. \Delta s[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{\omega_1-\omega_2}{\gamma}=\frac{2\Delta s}{R(\omega_1+\omega_2)}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \Delta t=\frac{\omega_1-\omega_2}{\gamma}=\frac{2\Delta s}{R(\omega_1+\omega_2)}[/TEX]

Trả lời : lion5893
cám ơn anh nhé. nhưng mở rộng ra 1 tý. tính ra k k0 =1 mak =3,4,5... thí sao hả anh

Thì em xem hai thằng liên tiếp nó cách nhau bao nhiêu rồi cứ thế lùi về. Ví dụ k=5 có f=550 Hz, k=6 có f=650 Hz -> cách 100 Hz, [TEX]f_0 [/TEX]cách [TEX]f_5 [/TEX] năm đoạn 100 Hz -> có tần số 50 Hz
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : gaconthaiphien

Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước hai nguồn kết hợp dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Hai điểm M,N trên mặt nước có MA=14,8 cm; MB=20,5cm; NA=32,2cm; NB=24cm. Số đường vân cực đại, cực tiểu trong đoạn MN là:
A. 8 đường cực đại, 7 đường cực tiểu.
B. 7 đường cực đại, 8 đường cực tiểu.
C. 7 đường cực đại, 7 đường cực tiểu.
D. 2 đường cực đại, 1 đường cực tiểu.

Bài này phải nói là M và N cùng phía hay khác phía so với đường trung trực của AB chứ ko làm sao ra kết quả chính xác được. Anh làm hai TH

Tại M: [TEX]\frac{d_2-d_1}{\lambda}=2,85=2+0,85=2,5+0,35\Rightarrow[/TEX] giữa M và đường trung trực AB có 3 cực đại & 3 cực tiểu, tính cả trung trực vào cực đại. M không là cực đại cũng ko là cực tiểu (CĐ và CT đều ứng với k=0,1,2)
Tại N: [TEX]\frac{d_2-d_1}{\lambda}=4.1=4+0,1=3,5+0,6\Rightarrow[/TEX] giữa N và đường trung trực AB có 5 cực đại & 4 cực tiểu, tính cả trung trực vào cực đại. N ko là cực đại cũng ko là cực tiểu (CĐ ứng với k=0, 1, 2, 3, 4, CT ứng với k=0,1,2, 3)

Nếu M, N ở cùng 1 phía so với đường trung trực thì
Số cực đại = 5-3 =2
Số cực tiểu = 4-3=1​

Nếu M, N nằm ở hai phía so với đường trung trực thì
Số cực đại = 5+3 -1 (tránh tính vân trung tâm 2 lần) = 7
Số cực tiểu = 4+3=7​

Vậy ý đề là M,N khác phía so với vân trung tâm. Đáp án là C

Bài 2: Ba điểm A,O,B theo thứ tự cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O ( A và B ở về 2 phía của O). Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm dẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 40dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A. 40 dB
B. 26 dB
C. 25 dB
D. 27 dB

[TEX]\frac{I_1}{I_2}=(\frac{R_2}{R_1})^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 10 \log \frac{I_1}{I_2}=10\log (\frac{R_2}{R_1})^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow L_1-L_2=20\log (\frac{R_2}{R_1})=40-20=20[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{R_2}{R_1}=10 \Rightarrow R_2=10R_1[/TEX]

Giả sử trung điểm AB cách nguồn R ([TEX]R=\frac{R_1+R_2}{2}=5,5R_1[/TEX]) và có mức cường độ âm là L. Tương tự ta cũng có:
[TEX]\frac{I}{I_1}=(\frac{R_1}{R})^2=(\frac{1}{5,5})^2[/TEX]
[TEX] \Rightarrow L-L_1=10\log (\frac{1}{5,5})^2={-}14,8[/TEX]
[TEX]\Rightarrow L=40-14,8=25,2\approx 25[/TEX]
Đáp án C
 
R

rocky1208

Trả lời : p.pretty

Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện la 1,5V. đặt vào hai đầu anốt và catốt của tế bào quang điện một hiệu điện thế xoay chiều Uak=3cos(100(pi)t + (pi)/3) (V). kể từ gốc thời gian t=0 trong khoảng thời gian 2phút, thời gian dòng điện chạy qua tế bào là:
A.40s B.60s C.80s D.120s
Giúp em với ak!

[TEX]T=0,02 s[/TEX]

Dòng quan điện bị hãm khi [TEX]u< {-}1,5 V[/TEX]. Vẽ đường tròn đơn vị ra sẽ thấy ngay thời gian KHÔNG có dòng quang điện trong 1 chu kỳ sẽ ứng với góc quay là [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX]
[TEX]\frac{2\pi}{T}t=\frac{2\pi}{3}\Rightarrow t=\frac{T}{3}[/TEX]

Vậy thời gian có dòng quang điện trong 1 chu kỳ là [TEX]\frac{2T}{3}=\frac{1}{75}[/TEX] s.
2 phút = 2.60 =120 s = 6000 chu kỳ
Vậy thời gian CÓ dòng quang điện trong 2 phút là: 80 s
Đáp án C

Trả lời : hattieupro

em hỏi lý thuyết này ạ
câu 1
phát biểu nào sau đây sai
A.trong chân không,các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng tốc độ
B.trong chân không,bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím
C.trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc
D.mỗi ánh sáng đơn sắc có 1 bước song nhất định
Có hai câu sai lận :(

Câu B: trong chân ko mọi a/s đều có vận tốc v=c như nhau. Khi đó bước song sphuj thuộc vào tần số. [TEX]\lambda=\frac{c}{f}[/TEX]
Câu D: a/s đơn sắc chỉ có bước sóng xác định trong một môi trường xác định. Ví dụ a/s vàng trong nước có bước sóng khác trong kk.


câu 2
khi động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động ổn định từ trường quay trong động cơ có tần số
A.lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato
B.nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuôn dây của stato
C.bằng ......... ..... ....................... .................. ...........................................................
D.có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện ,tuỳ vào tải

Đáp án là B, luôn nhỏ hơn. Nguyên tắc động cơ ba pha như sau:

Khi roto, từ thông qua khung dây (của roto) biến thiên, làm xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Tác dụng của dòng điện đó là chống lại sự biến thiên từ thông. Lực điện từ tác dụng lên khung dây làm cho nó quay cùng chiều với nam châm, để chống lại sự thay đổi vị trí tương đối của nó với nam châm. Nếu khung dây đạt tới vận tốc góc w thì từ thông qua nó không biến thiên nữa, dòng điện cảm ứng mất đi, lực điện từ làm quay khung dây cũng mất đi. Và thực tế nó chỉ đạt tới một vận tốc góc ổn định nhỏ hơn vận tốc góc của nam châm, tức là của từ trường quay.

câu 3
nói 2 sóng vuông pha nhau với lệch pha pi/2 có gì khác nhau không?

Không khác nhau. Nhưng nếu nói "a sớm pha (hoặc trễ pha) [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với b" thì khác so với " a và b vuông pha nhau".

Câu đầu cung cấp thông tin chi tiết hơn (biết thêm trễ hoặc sớm)

Nhắc nhở: nguyenbhb2

Lần sau đưa ra câu trả lời em phải giải thích vắn tắt. Nếu chỉ đưa đáp án a sẽ xoá để khỏi loãng pic :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : linh1231993

1)1 đoạn mạch nt gồm cd và tụ điện, U dây = U tụ = U mạch. hệ số công suất =? Đs: căn 2 chia 2
Đề của em lúc nào cũng ngắn gọn đến mức tối đa. Rất khoái kiểu này vì đỡ phải đọc nhiều =))

18.png


[TEX]U=U_C=U_d[/TEX] nên OBC là tam giác đều.
-> góc [TEX] BOC=60^0 [/TEX]
Vậy độ lệch pha u, i bằng [TEX]30^0[/TEX]. Hệ số công suất bằng: [TEX]\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX]

Em xem lại đáp án nhé. Hoặc tex nhầm :)
 
R

rocky1208

Trả lời : saobanglanhgia_93

cách ước lượng như thế là sao vậy anh ?
em không hiểu:)

Vì cực đại thoả mãn: [TEX]d_2-d_1=k\lambda \Rightarrow k=\frac{d_2-d_1}{\lambda}[/TEX]

Mà k là 1 số nguyên nên em ước lượng được k=1,24 -> chỉ có k=0, k=1 là nhận được. Rồi xét tương tự sang bên kia trung trực cũng như thế vì tính đối xứng.


anh giúp em mấy bài còn lại luôn nha anh:-SS:-SS:-SS:confused:
bài 10:một ấm điện có 2 dây dẫn R1 ,R2 để đun nước .nếu chỉ dùng R1 thì nước trong ấm sẽ sôi trong thời gian t1 =10 phút .còn nếu chỉ dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 =40 phút.nếu dùng cả 2 dây mắc // thì nước sẽ sôi trong thời gian bao lâu:
A.4
B.8
C.25
D.30

Tổng quát thì: [TEX]Q=P.t=\frac{U^2.t}{R}[/TEX]
Vậy có: [TEX]\frac{U^2.t_1}{R_1}=\frac{U^2.t_2}{R_2}=\frac{U^2.t}{R}[/TEX] (R và t là điện trở và thời gian nước sôi của hệ 2 điện trở //)

Từ tỷ lệ thức trên rút ra được: [TEX]\frac{t_1}{R_1}=\frac{t_2}{R_2} \Rightarrow \frac{10}{R_1}=\frac{40}{R_2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow R_2=40R_1[/TEX]

Điện trở tương đương của hệ: [TEX]R=\frac{R_1. R_2}{R_1+R_2}=0,8R_1[/TEX]

Cũng từ tỷ lệ thức trên có: [TEX]\frac{t_1}{R_1}=\frac{t}{R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{10}{R_1}=\frac{t}{0,8R_1}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=8[/TEX] (phút)


trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze ,người ta sử dụng laze có bước sóng \lambda =0,52 \mu .m.thiết bị để đo là 1 máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze .biết thời gian kéo dài của xong là 10nm.tính độ dài mỗi xung
A.300m
B.0,3 m
[TEX]C.10^{-11}m[/TEX]
D.30m

Độ dài của một xung là chiều dài của xung, nó chính là quãng đường mà xung đi được kể từ lúc bắt đầu phát xung cho đến lúc chấm dứt xung.

Vậy độ dài 1 xung là [TEX]\delta = c \Delta t [/TEX] (c là vận tốc ánh sáng)
[TEX]\Rightarrow \delta = 3.10^8 .100.10^{-9}=30 m[/TEX]
note: cái này ko phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Đề cho thừa dữ kiện.


bài 12 :Năng lượng và tần số của 2 hạt photon sinh ra do sự hũy căp electron -pozitron khi đông năng ban đầu cưc đại coi như =0 là bao nhiêu>cho khối luong nghĩ của electron là :[TEX]5,486.10^{-4} [/TEX]và [TEX]1u=931,5Mev/c^2[/TEX]
[TEX]0,511eV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]0,511MeV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]1,022MeV, 1,23.10^{20}HZ[/TEX]
[TEX]0,511MeV , 1,23.10^{19}Hz[/TEX]
bài 13

Em ghi thiếu, [TEX]5,486.10^{-4} [/TEX] đơn vị là u.
Bảo toàn năng lượng toàn phần:
[TEX]2hf=2(E_0+W_d) \Rightarrow hf=E_0=5,486.10^{-4} .931,5=0.511 Mev[/TEX]
[TEX]f=\frac{h}{E_0}=1,23 .10^{20}[/TEX]

Đáp án B
hạt nhân [TEX]\frac{A1}{Z1}X[/TEX] , phóng xạ biến thành hạt nhân [TEX]A2/Z2 Y [/TEX]bền .oi số lượng hạt nhân X,Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u.biết chất phóng xạ [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] có chu kì bán rã là T.ban đầu có 1 mẫu chất [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] ,sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng Y và khối lượng X là :
A.[TEX]4\frac{A1}{A2}[/TEX]
B.[TEX]4\frac{A2}{A1}[/TEX]
C[TEX].3.\frac{A2}{A1}[/TEX]@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

D[TEX].3\frac{A1}{A2}[/TEX]

Giả sử ban đầu có x mol X.
Sau hai chu kỳ -> X giảm 4 lần, tức còn lại [TEX]\frac{x}{4}[/TEX] mol. Vậy [TEX]\frac{3x}{4}[/TEX] mol biến thành y.

Nên khối lượng X là: [TEX]m_X=\frac{x}{4}.A_1[/TEX], khối lượng Y là: [TEX]m_Y=\frac{3x}{4}. A_2[/TEX]

Chia [TEX]m_Y[/TEX] cho [TEX]m_Z[/TEX] được đáp án C

thêm bài này hôm trước , viết thiếu đề :
bài 7:
một nguồn sáng có công suất 2 W,phát ánh sáng \lambda =0,597\mu .m tỏa ra đều theo mọi hướng .Hãy xác định khoảng cách xa nhất người còn thấy được nguồn sáng này,biết rằng mắt còn cảm nhận dk ánh sáng khi có ít nhất 80 phôtn lọt vào mắt trong mỗi dây ,coi đường kính con người trong khoảng 40mm,bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng bởi khí quyển :
A.470km B=274km C,220km D 6km
:),một lần hỏi 5 bài chắc được anh ha@-)
Bài này a chữa 1 lần rồi. Cách làm:

Năng luợng 1 photon: [TEX]\epsilon=\frac{hc}{\lambda}=3,329.10^{-19}[/TEX] J
Trong 1 s nguồn phát ra số hạt photon là: [TEX]N=\frac{P}{\epsilon}=6.10^{18}[/TEX]
Ánh sáng phát theo hình cầu bán kinh R có diện tích: [TEX]S=4\pi R^2[/TEX]
Cường độ chùm sáng: [TEX]I=\frac{6.10^{18}}{4\pi R^2}[/TEX] hạt / [TEX]m^2[/TEX]

Mắt người có diện tích: [TEX]S_0=\pi R_0^2=(2.10^{-3})^2\pi=4.10^{-6}\pi[/TEX]
Cường đọ chùm sáng tối thiểu mắt người nhận biết được: [TEX]I_0=\frac{80}{4.10^{-6}\pi}[/TEX] hạt / [TEX]m^2[/TEX]

Vậy cần: [TEX]\frac{6.10^{18}}{4\pi R^2} \geq \frac{80}{4.10^{-6}\pi}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow R \leq 273861 m \approx 273 km[/TEX]
Đáp án B.
 
Last edited by a moderator:
H

hattieupro

anh rocky ơi
ở câu 1 của em , em cũng thấy 2 câu B,D sai nhưng đáp án là B thôi ạ?
còn câu 2 thì đáp án là bằng tần số .anh xem từ họat động ổn định có liên quan gì không ạ?
2 câu đều là trong đề thi thử trường nguyễn huệ
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

anh rocky ơi
ở câu 1 của em , em cũng thấy 2 câu B,D sai nhưng đáp án là B thôi ạ?
còn câu 2 thì đáp án là bằng tần số .anh xem từ họat động ổn định có liên quan gì không ạ?
2 câu đều là trong đề thi thử trường nguyễn huệ

Như anh đã giải thích ở trên rồi đấy.
Câu 1: D sai vì a/s đơn sắc chỉ có bước sóng xác định trong môi trường xác định. khi truyền qua các môi trường thì [TEX] f[/TEX] ko đổi, [TEX]v[/TEX] thay đổi buộc [TEX]\lambda[/TEX] phải thay đổi.

Câu 2: anh cũng đã giải thích cụ thể ở trên rồi, động cơ quay buộc phải có từ thông biến thiên. Nếu nó quay bằng omega của dòng điện thì triệt tiêu mất rồi, còn đâu nữa mà quay :)

Em tưởng tượng thế này nhé. Khi khởi động động cơ, do tác dụng lực điện từ -> tăng tốc, nhưng càng tăng thì từ thông qua khung càng giảm -> lực càm giảm và đạt 1 chừng mực nào đó thì động cơ sẽ chạy ổn định. Và tốc độ quay của nó nhỏ hơn của dòng điện. Cứ giả sử vào 1 thời điểm nào đó nó bằng đi, lập tức ko có từ thông biến thiên -> ko có lực tác dụng -> nó quay chậm lại, và đạt mức ổn định

p/s: có 3 khả năng xảy ra với trường hợp đề này

1/ đề sai, hoặc người tex đáp án sai
2/ anh giải sai
3/ cả anh và đề đều sai

Và anh nghiêng về phương án đầu tiên :) Bạn nào phát hiện ra vấn đề ở đâu thì comment nhé.
 
H

hattieupro

thêm mấy câu lý thuyết này nữa anh ơi .làm lý thuyết cứ ảo ảo kiểu gì ý .sai hết
câu 1
chọn đáp án sai về thuyết lượng tử ánh sáng
A.chùm ánh sáng là chùm các photon
B.Mỗi photon mang năng lượng xác định E=hf (f là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng)
C.các photon bay với tốc độ c=300000000 m/s dọc theo tia sáng
D.mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ photon

câu2
khi sóng âm đi từ môi trường không khí vào môi trường rắn
A.biên độ sóng tăng lên
B.tần số sóng tăng lên
C.năng lượng sóng tăng lên
D.bước sóng tăng lên
câu 3
sóng hạ âm là
A.có tần số nhỏ hơn 20kHz
B.không truyền được trong chất rắn
C.truyền được trong nước chậm hơn trong không khí
D.truyền được trong chân không
em đọc sách giáo khoa cũng chỉ biết sóng hạ âm có tần số nhỏ hơn 16Hz chứ còn đâu chẳng biết?
câu 4
trong mạc xoay chiều RLC mắc nối tiếp (cuộn dây L thuần cảm ) ,vào thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng không thì?
A.hiệu điện thế trên R bằng không cònn trên 2 phần tử còn lại khác không
B.................................và trên cuộn cảm bằng 0 còn trên tụ điện C thì khác không
C.................................cả 3 phần tử R,L,C đều bắng 0
D................................. điện trở R vah trên tụ bàng 0 còn trên cuộn cảm khác không
(câu này đáp án là A)nhưng em nghĩ là C?
câu 5
điều nào sau đây không phù hợp với thuyết lượng tử ánh sáng
A.các hạt ánh sáng là những photon bay với tốc độ không đởi 3 x 10 mũ 8 (m/s)
B.với mỗi ánh sáng đơn sắc các photon đều giống nhau
C.photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động
D.mỗi làn nguyên tử phát xạ ánh sáng thì nó phát ra 1 photon
em nghĩ là C , đáp án là A chứ?
 
K

kenhaui

câu 1
chọn đáp án sai về thuyết lượng tử ánh sáng
A.chùm ánh sáng là chùm các photon
B.Mỗi photon mang năng lượng xác định E=hf (f là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng)
C.các photon bay với tốc độ c=300000000 m/s dọc theo tia sáng
D.mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ photon


Thuyết lượng tử ko nói đến điều này


Câu 5 cũng tương tự
 
Top Bottom