[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời : yddh

câu 1: Hai nguồn sóng A ,B cách nhau 10 cm trên mặt nươvs tạo ra giao thoa sóng , dao động có phương trình ua=acos(100pit) và ub=bcos(100pit), tốc độ truyền sóng v=1m/s.Số điểm trên đoạn AB dao động có biên độ cực đại ,cùng pha với trung điểm I của đoạn AB là
A.9
B.5
C.4
D.11

[TEX]\lambda=vT=2 cm[/TEX]
Giả sử điểm M cách A đoạn d1, B đoạn d2 độ lệch pha vẫn tương tự như TH 2 sóng cùng biên độ:
[TEX]\Delta \varphi=\frac{2\pi(d_2-d_1)}{\lambda}[/TEX]
Trung điểm I dao động cực đại và có pha = 0 nên để M dao động cực đại & cùng pha với i thì :
[TEX]\Delta \varphi=k2\pi \Rightarrow \frac{2\pi(d_2-d_1)}{\lambda}=k2\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_2-d_1=k\lambda[/TEX]

Lại có thêm: [TEX]d_1+d_2=AB[/TEX]
Vậy
[TEX] d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
[TEX]d_1+d_2=AB[/TEX]
Đến đây hoàn toàn tương tự 2 nguồn cùng biên độ:
[TEX]{-}\frac{AB}{\lambda} \leq k \leq \frac{AB}{\lambda}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow -5\leq k \leq 5[/TEX]
Vậy có 11 điểm (tính cả 2 nguồn vì dùng từ đoạn AB)


câu 2:Trên một sợi dây thẳng có sóng dừng , với bước sóng lamda =10 cm. độ lệch pha giữa hai điểm M N trên dây cách nhau 2,5 cm có giá trị bằng ?
đây là một số câu trong đề thi thử chuyên hà tĩnh

Khoảng cách này bằng [TEX]\frac{\lambda}{4}[/TEX] mà 1 bó sóng dài [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX] nên không thể kết luận được gì. Em nhìn hình vẽ:
Song%20dung.jpg
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Anh cho em hỏi câu này .
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A,M,N và B . Giữa 2 điểm A và M chỉ có điện trở thuần , giữa 2 điểm M và N chỉ có cuộc dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện . Đặt vào 2 đầu 1 điện áp 175 V- 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch AM là 25 V , trên đoạn MN là 25 V, trên đoạn NB là 175V . Hệ số công suất toàn mạch là ?
A . 9/25
B.1/7
C.7/25
D. 1/25

Em cảm ơn nhiều ạ :)
:( Anh trả lời hết của các bạn ở trang 53 - trừ mỗi em lại ....
------------------------------------------------------------------------------
 
R

rocky1208

Trả lời : no.one


Đây là bài của đồng chí no.one . Anh đã để tên các bạn size 5 rồi mà vẫn ko tìm thấy :)
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1518599&postcount=533


Trả lời : bunny147
Anh cho em hỏi câu này .
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A,M,N và B . Giữa 2 điểm A và M chỉ có điện trở thuần , giữa 2 điểm M và N chỉ có cuộc dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện . Đặt vào 2 đầu 1 điện áp 175 V- 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch AM là 25 V , trên đoạn MN là 25 V, trên đoạn NB là 175V . Hệ số công suất toàn mạch là ?
A . 9/25
B.1/7
C.7/25
D. 1/25

Em cảm ơn nhiều ạ :)
:( Anh trả lời hết của các bạn ở trang 53 - trừ mỗi em lại ....
------------------------------------------------------------------------------

Sr nhé, tại bài nhiều quá, mà mắt a hơi kém :khi (181): Bây h chữa bù :p

Đặt [TEX]a=U_r[/TEX], [TEX]b=U_L[/TEX]
Với đoạn MN: [TEX]a^2+b^2=25^2[/TEX] (1)
Với cả mạch AB: [TEX](a+25)^2+(b-175)^2=175^2[/TEX] (2)

Phá thằng (2), chỗ nào có [TEX]a^2+b^2[/TEX] thì tống (1) vào. Sau 1 hồi được:
[TEX]a=7b-25[/TEX] (3)

Lắp (3) vào (1) được phương trình bậc 2 theo [TEX]b[/TEX]. Giải ra cho [TEX]b=7[/TEX] -> [TEX]a=24[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U_L=7, U_r=24[/TEX]

Hệ số công suất: [TEX]\cos\varphi=\frac{R+r}{Z}=\frac{U_R+U_r}{U}=\frac{24+25}{175}=\frac{7}{25}[/TEX]
 
H

hoathan24

Gọi [TEX]x=OM[/TEX], [TEX]l=OA[/TEX] -> [TEX]d_1=MA=l-x[/TEX], [TEX]d_2=MB=l+x[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_2-d_1=2x[/TEX]
12.png


Trung điểm O dao động với A max =2a -> a=1 cm.

Biên độ tại M: [TEX]A=2a\mid \cos\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda} \mid =2.a \mid \cos \frac{2\pi x}{\lambda}\mid[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \cos \frac{2\pi x}{\lambda}=\pm \frac{sqrt{2}}{2}[/TEX]
Cái này giải lượng giác thông thường, loại được bộ nghiệm của giá trị [TEX]\frac{{-}\sqrt{2}}{2}[/TEX] (vì ko thoả x min, em tưởng tượng ra trên đường trong LG là thấy vì góc nó có độ lớn to hơn)

với [TEX]\cos \frac{2\pi x}{\lambda}=\frac{sqrt{2}}{2} \Rightarrow \frac{2\pi x}{\lambda}= \pm \frac{\pi}{4} +k2\pi[/TEX]

Vậy x min ứng với: k=0 và lấy nghiệm dương.
[TEX]\Rightarrow \frac{2x}{\lambda}= 0,25 \Rightarrow x=0,375 cm[/TEX]

p/s: Thay thử đáp án 0,1875 của em vào có được đâu. Nó ra A=3,6955 cm.
Em check lại cái đề họ anh cái

đúng rồi anh ak đáp án là 0,375 đó, tại hôm cô chữa đề em không đi :D giờ mới nhớ tại có người khoanh vào đề em tưởng đáp án đúng em sửa lại đề rồi!
1 câu nữa nha sóng dừng trên một sợi đây đàn hồi rất dài có bước sóng là a tại điểm O là một nút .Taij N trên dây gần O nhất có biên độ dao động bằng 1 nửa biên độ dáo động tại bụng Điêm N cách bụng gần nhất là
A a/12
B a/6
C a/24
D a/4
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Cảm kháng của cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kỳ dòng điện xoay chiều.
C. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm thuần cùng pha với cường độ dòng điện.
D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện


câu này người ta chỉ nói cuôn cảm chứ không nói cuộn cảm thuần. trong cuộn cảm vẫn có r vẫn có tác dụng cản trở dòng 1 chiều
. vì thế đáp án B là đáp án đúng nhất
 
T

truonga3vodoidz

sao lại thế?

Với cả mạch AB: [TEX](a+25)^2+(b-175)^2=175^2[/TEX] (2)
sao lại phải trừ ở chõ này hả anh?e k hiểu?anh giải thích cho e đi.cả biểu thức này e k hiểu gì hết
 
R

rocky1208

Trả lời: saobanglanhgia_93

;))
không biết một lần cho hỏi mấy câu nhĩ:

lần này em hỏi hơi nhiều ;))
bài 1 : một sợi dây đàn hồi 1 đầu tự do,1 đầu gắn với nguồn sóng.hai lần liên tiếp đề có sóng dừng trên dây là :15Hz và 21Hz
hòi trong các tần số sau đây của nguồn sóng tần số nào không thõa mãn điều kiện sóng dừng trên dây :
A.9Hz
B.27
C.12
D39

hai tần số liên tiếp cách nhau 21-15=6 Hz -> Các tần số muốn gây sóng dừng phải cách 21 Hz hoặc 15 Hz một số nguyên lần của 6 Hz.

Đáp án là 12 vì 12 cách 15 có 3 Hz

bài 2:tại mặt nước nằm ngang có 2 nguồn kết hợp A,B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [TEX]u1=u2=a.cos(40.\pi .t+\frac{\pi }{6})[/TEX]
hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại 2 điểm A,B cách nhau 18cm,biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 120cm/s.gọi C,D là 2 điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông.số điểm dao động với biên độ cực đại trên CD là :
A.4
B.3
C.2
D1
13.png


[TEX]\lambda= 6 cm[/TEX]
[TEX]BD=AB\sqrt{2}=18\sqrt{2}[/TEX]
Tại D có [TEX]DB-DA=18. (\sqrt{2}-1)[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{DB-DA}{\lambda}=1,24[/TEX] -> Giữa D và trung trực AB chỉ có đúng 1 cực đại ứng với k=1. Do tính đối xứng nên giữa C và trung trực AB cũng chỉ có 1 vân cực đại. Công thêm vân trung tâm là tổng cộng 3 vân.
Đáp án B.

bài 3 :dùng 1 máy biến thế lí tưởng mà tỉ số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 50 để truyền tải đi xa. khi đó điện năng hao phí so với khi không dùng máy biến thế sẽ :
A.Giảm 2500
B. giảm 100 lần
C. không thay đổi điện năng hao phí mà chỉ tăng điện áp 50 lần
D.giảm 50 lần
Bài này em viết nhầm đề đoạn màu đỏ ấy, phải đổi lại là tỷ số thứ cấp / sơ cấp là 50
Công suất hao phí tỷ lệ ngịch với bình phương hiệu điện thế.

Khi đó U tăng 50 lần thì hao phí giảm 2500 lần. Đáp án A.

bài 4:cho mạch điện R,L nối tiếp ,.cuộn dây thuần cảm ,điện trở R có giá trị thay đổi được .biết ZL =50
tính R để công suất đạt giá trị cực đại
A. 2500
B.250
C.50
D.100

Cái này lập biểu thức của [TEX] P=\frac{U R}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}[/TEX]
Chia cả tử và mẫu cho R, tống R vào trong căn, ốp Cauchy ra luôn [TEX]R=Z_L=50\Omega[/TEX]

bài 5:mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L=20 \mu .m[/TEX]. điện trở thuần R=40 , điện dung C= 2nF.hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5V.để duy trì dao động điện từ trong mạch người ta dùng 1 pin có suất điện động là 5V.có điện lượng lưu trữ ban đầu là 30(C).hỏi cục pin trên có thể duy trì dao động trong mạch tối đa là bao nhiêu :
A.t=500 phút
B.t=50 phút
C. t=300 phút
D.t=3000 phút

Bài này a chữa 1 lần rồi.
[TEX]\frac{LI_0^2}{2}=\frac{CU_0^2}{2} \Rightarrow I_0^2=2.5.10^{-3}[/TEX]
Nhiệt toả nhiệt của điện trở: [TEX]Q=I^2Rt=\frac{I_0^2}{2}Rt[/TEX] (1)
Năng lượng của cục pin: [TEX]W=F.s=qE.d=qU[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) có: [TEX]\frac{I_0^2}{2}Rt=qU[/TEX]
Lăp số vào -> [TEX]t=3.10^5[/TEX] s = 500 phút
bài 6:
trong thí nghiệm young với ánh sáng trắng [TEX](0,4\mu .m <\lambda <0,75\mu .m)[/TEX]cho a=1mm,D=2m , tính bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3
A.2,1
B.1,8mm
C,1,4 mm
D. 1,2mm

Bề rộng quang phổ bậc k: [TEX]L_k=\frac{k[\lambda_d-\lambda_t]D}{a}[/TEX]
Thay số vào (với k=3) được [TEX]2,1 mm[/TEX] -> Đáp án A
bài 7:
một nguồn sáng có công suất 2 W,phát ánh sáng \lambda =0,597\mu .m tỏa ra đều theo mọi hướng .Hãy xác định khoảng cách xa nhất người còn thấy được nguồn sáng này :
A.470km B=274km C,220km D 6km

Câu này đề thiếu. Phải cho thêm dữ kiện gì đó về điều kiện tối thiểu mà con người có thể nhận biết được ánh sáng.

bài 8:trong 1 ống ronghen ,số electron đập vào catot trong mỗi dây là [TEX]n=5.10^{15}[/TEX],vận tốc mỗi hạt là 8.10^7 m/s.bước sóng nhỏ nhất mà ống có thể thoát ra bằng bao nhiêu :
A. [TEX]0,086.10^-{12}m[/TEX] [TEX]0,068,10^{-6}m [/TEX] C. [TEX]0,068.10^{-9} D.0,068.10^{-13}[/TEX]

Động năng cua 1 e là: [TEX]W=\frac{mv^2}{2}[/TEX]
[TEX]\lambda_{min}[/TEX] khi nó nhận toàn bộ động năng max đó, ko chuyển thành nhiệt
[TEX]\frac{hc}{\lambda}=W[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \lambda=0,068.10^{-9}[/TEX]
Đáp án C.
p/s: thừa dữ kiện số hạt e trong 1 s

bài 9:chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc đỏ là :n đ =[TEX] \frac{3}{2}[/TEX] (cái này căn của 3/2 anh ha)với ánh sáng đơn sắc lục là [TEX]\sqrt{2}[/TEX]. với ánh sáng đơn sắc tím là [TEX]\sqrt{3}[/TEX].nếu tia sáng trắng đi từ thủy tinh ra không khí thì để các thành phần đơn sắc lục lam chàm tím không ló ra không khí thì góc tới phải là :
A. i<35
B. i>35
C. i>45
D. i<45

ko ló -> xảy ra px toàn phần cho tất cả a/s đơn sắc lục lam chàm tím -> xảy ra với a/s có góc tới giới hạn max -> chiết suất nhỏ nhất -> lục.

Lục có [TEX]\sin i_{gh}=\frac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow i_{gh}=45^0[/TEX]
Vậy [TEX]i>45^0[/TEX]

Đáp án C
bài 10:một ấm điện có 2 dây dẫn R1 ,R2 để đun nước .nếu chỉ dùng R1 thì nước trong ấm sẽ sôi trong thời gian t1 =10 phút .còn nếu chỉ dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 =40 phút.nếu dùng cả 2 dây mắc // thì nước sẽ sôi trong thời gian bao lâu:
A.4
B.8
C.25
D.30

p/s: những bài còn lại em tự làm nhé. Lần sau em post ít ít thôi. Giải xong thì hãy post tiếp. Nói thật là nhìn bài nhiều thế này đã thấy chán tay rồi, chẳng còn hứng thú giải nữa :(
 
R

rocky1208

Trả lời: truonga3vodoidz

Với cả mạch AB: [TEX](a+25)^2+(b-175)^2=175^2[/TEX] (2)
sao lại phải trừ ở chõ này hả anh?e k hiểu?anh giải thích cho e đi.cả biểu thức này e k hiểu gì hết

anh đặt [TEX]U_r=a, U_L=b [/TEX] mục đích chính là cho nó gọn, gõ Latex cho nhàn.
Biểu thức đó nghĩa là hiệu điện thế toàn mạch: [TEX]U^2=(U_R^2+U_r)^2+(U_L-U_C)^2[/TEX]
Nó tương tự như công thức tổng trở: [TEX]Z^2=(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX]
 
I

invili

ltrc e viet thieu đề. sr a

Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh có cuộn dây thuần cảm , tụ điện có điện dung biến thiên được, tần số dòng điện f = 50 Hz. Ban đầu, điều chỉnh để C=C1 sao cho ZL=ZC1. sau đó tăng dần điện dung của tụ điện từ giá trị C1 thì cường độ hiệu dụng của dòng điện sẽ
A. tăng. B. tăng sau đó giảm.
C. giảm. D. giảm sau đó tăng.
e nghi là giảm vì ldau I max r. Nhưng đáp án là D. e k hiểu tại sao lại vậy
 
H

hoathan24

câu1 một vật nhỏ dd điều hoà với tốc độ cực đại [TEX]\pi[/TEX](m/s) trên mặt phẳng nằm ngang nhờ đệm từ trường . đúng thời điểm t=o vật tốc của vật bằng 0 đệm từ trường bị mất do ma sát trượt nhỏ nên vật dd tắt dần chậm cho đến khi dừng lại hẳn tốc độ trung bình của vật từ lúc t=0 đến lúc vật dừng lại hẳn là
A [TEX]0,25\pi[/TEX]
B 50cm/s
C100cm/s
D [TEX]0,5\pi[/TEX]
câu 2
một con lắc loxo gồm một vạt nhỏ có khối lượng 100g dao động điều hoà theo phương ngang lúc t=0 vật qua VTCB với tốc đọ 5m/s sau khi dao động dc 1,25 chu kì đặt nhẹ một vật m có khối lương 300g đêt hau vật dính vào nhau cùng nhau dao đông điều hoà tốc độ dao động cực đại lúc này là
A 5m/s B 0,5m/s C 2,5m/s D0,125m/s
câu 3
giao thoa giữa hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước có phương trình lần lượt là u1= a1cos[TEX]wt[/TEX] và u2=a2cos[TEX]wt+\varphi[/TEX]trên đường nối hai nguồn trong số những điểm có biên dộ dao động cực đại thì điểm M gần đường trung trực nhất nằm về phía S2 cách đường trung trực một đoạn bằng 1/6 bước sóng giá trị của [TEX]\varphi[/TEX] có thể là
A [TEX]2\pi/3[/TEX]
B-[TEX]2\pi/3[/TEX]
C[TEX]\pi/2[/TEX]
D -[TEX] \pi/2[/TEX]
 
I

invili

Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:
A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).
 
H

hoathan24

Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:
A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).

giới hạn quang điện là bước sóng lớn nhất chiếu vào kim lại gây ra hiên tượng quang điện
=> đáp án c
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: invili

ltrc e viet thieu đề. sr a

Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh có cuộn dây thuần cảm , tụ điện có điện dung biến thiên được, tần số dòng điện f = 50 Hz. Ban đầu, điều chỉnh để C=C1 sao cho ZL=ZC1. sau đó tăng dần điện dung của tụ điện từ giá trị C1 thì cường độ hiệu dụng của dòng điện sẽ
A. tăng. B. tăng sau đó giảm.
C. giảm. D. giảm sau đó tăng.
e nghi là giảm vì ldau I max r. Nhưng đáp án là D. e k hiểu tại sao lại vậy
ban đầu [TEX]Z_{C1}=Z_L[/TEX] -> mạch có cộng hưởng -> I max. Nếu tăng C thì chắc chắn I phải giảm (vì hiện tại I đang max rồi, chỉ có thể giảm). Nhưng vấn đề ta cần xem xét là sau khi giảm đến 1 giá trị nào đó nó có tăng nữa ko

[TEX]Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX]
Khi [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] thì hiệu [TEX]\mid Z_L-Z_C\mid [/TEX] bằng 0. Khi tăng hoặc giảm C thì hiệu trên luôn tăng -> Z luôn tăng I luôn giảm. Và I đạt min khi [TEX]Z_C[/TEX] tiến về 0 tức C tiến ra vô cùng.

Vậy kết luận đáp án C: giảm

Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:
A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).

Bạn hoathan24 suy luận bên trên là đúng nhưng đến bước chọn đáp án chọn nhầm, chắc nhìn nhàm :)
Đáp án là C . a giải thích thêm cho dễ hiểu

Giới hạn quang điện là bước sóng lớn nhất mà a/s kích thích có thể gây hiện tượng quang điện (tức là năng lượng tối thiểu của a.s cần đạt, vì bước sóng càng dài thì NL càng bé). Với hợp kim nhiều kim loại thì chỉ cần một trong số chúng có hiện tượng quang điện thì cả hợp kim coi như có hiện tượng quang điện -> giới hạn quang điện của hợp kim là bước sóng của thằng dễ bật e nhất tức có giới hạn quang điện lớn nhất. Ở đây là 360 nm
 
R

rocky1208

Trả lời : hoathan24

câu1 một vật nhỏ dd điều hoà với tốc độ cực đại [TEX]\pi[/TEX](m/s) trên mặt phẳng nằm ngang nhờ đệm từ trường . đúng thời điểm t=o vật tốc của vật bằng 0 đệm từ trường bị mất do ma sát trượt nhỏ nên vật dd tắt dần chậm cho đến khi dừng lại hẳn tốc độ trung bình của vật từ lúc t=0 đến lúc vật dừng lại hẳn là
A [TEX]0,25\pi[/TEX]
B 50cm/s
C100cm/s
D [TEX]0,5\pi[/TEX]

Gọi:
Quãng đường vật đi được cho tới khi dừng lại là [TEX]\Delta s[/TEX]
Số lần dao động (toàn phần) đến khi dừng lại là [TEX]N[/TEX], thời gian tương ứng là [TEX]\Delta t[/TEX]
Lực ma sát là [TEX]F[/TEX], chu kỳ dao động là [TEX]T[/TEX]

[TEX]F. \Delta s=\frac{kA_0^2}{2} \Rightarrow \Delta s=\frac{kA_0^2}{2F} [/TEX] (1)
[TEX]N=\frac{kA_0}{4F} \Rightarrow \Delta t=N.T=\frac{kA_0.T}{4F}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \bar{v}=\frac{\Delta s}{\Delta t}=\frac{kA_0^2}{2F} . \frac{4F}{kA_0.T} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \bar{v}=\frac{2A_0}{T}=\frac{2A_0}{ \frac{2\pi}{ \omega}}=\frac{\omega A_0}{\pi}=\frac{v_{max}}{\pi}=1 m/s[/TEX]

Đáp án C.


câu 2
một con lắc loxo gồm một vạt nhỏ có khối lượng 100g dao động điều hoà theo phương ngang lúc t=0 vật qua VTCB với tốc đọ 5m/s sau khi dao động dc 1,25 chu kì đặt nhẹ một vật m có khối lương 300g đêt hau vật dính vào nhau cùng nhau dao đông điều hoà tốc độ dao động cực đại lúc này là
A 5m/s B 0,5m/s C 2,5m/s D0,125m/s

t=0, vật ở VTCB -> sau 1,25T tức T+T/4 vật sẽ ở biên. Khi đó x=A và v=0
Đặt vật m'=3m lên -> con lắc mới có [TEX]\omega \prime=\sqrt{\frac{k}{4m}}=\frac{\omega}{2}[/TEX]

Con lắc mới có biên độ A'. Ốp công thức ko thời gian tại biên. (v'=0)
[TEX]x^2+(\frac{v\prime}{\omega\prime})^2=A\prime^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A\prime =x =A[/TEX]

Vậy biên độ ko đổi, [TEX]\omega[/TEX] thì giảm 2 lần nên v max giảm 2 lần. -> Đáp án C


câu 3
giao thoa giữa hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước có phương trình lần lượt là u1= a1cos[TEX]wt[/TEX] và u2=a2cos[TEX]wt+\varphi[/TEX]trên đường nối hai nguồn trong số những điểm có biên dộ dao động cực đại thì điểm M gần đường trung trực nhất nằm về phía S2 cách đường trung trực một đoạn bằng 1/6 bước sóng giá trị của [TEX]\varphi[/TEX] có thể là
A [TEX]2\pi/3[/TEX]
B-[TEX]2\pi/3[/TEX]
C[TEX]\pi/2[/TEX]
D -[TEX] \pi/2[/TEX]
12.png


Gọi x là khoảng cách giữa M và trung điểm (M lệch về phía [TEX]S_2 [/TEX]). [TEX]l=OS_1=OS_2[/TEX]

Vậy [TEX]d_1=l+x[/TEX], [TEX]d_2=l-x[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_1-d_2=2x[/TEX]

Độ lệch pha 2 nguồn tại M: [TEX]\Delta \varphi =\varphi + \frac{2\pi(d_1-d_2)}{\lambda}=\varphi+\frac{4\pi x}{\lambda}[/TEX] (1)

Mà [TEX]OM=\frac{\lambda}{6} \Rightarrow x=\frac{\lambda}{6}[/TEX]
Lắp vào (1) được:
[TEX]\Delta \varphi =\varphi+\frac{2\pi}{3}[/TEX]

Để M cực đại thì [TEX]\Delta \varphi=k2\pi[/TEX]
Soi đáp án thì chỉ có thằng B [TEX]\varphi={-}\frac{2\pi}{3}[/TEX] thoả mãn. Khi đó [TEX]\Delta \varphi =0[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

1 đầu fixed, 1 đầu free.
Dây thoả mãn: [TEX]l=\frac{(2k+1)\lambda}{4} = \frac{(2k+1)v}{4f}[/TEX]
[TEX]Khi f=f1, l = \frac{(2k+1)v}{4f_1}=[/TEX]
[TEX]Khi f=f2, l = \frac{(2k+3)v}{4f_2}[/TEX]

Từ đó rút ra:[TEX] \frac{2k+3}{f_2}=\frac{2k+1}{f_1}[/TEX]
Giải ra cho k=1.

Tần số cơ bản f_0 ứng với k=0, vậy [TEX]f_0[/TEX], [TEX]f_1, [/TEX][TEX]f_2[/TEX] là 1 cấp số cộng tăng theo thứ tự đó ->[TEX] f_1=\frac{f_0+f_2}{2} \Rightarrow f_0=\frac{f_2-f_1}{2}=25 Hz[/TEX]

p/s:ko dùng gì đến f3 nhỉ

em không hiểu. anh giảng lại được không? sao Khi f=f2, [TEX]l = \frac{(2k+3)v}{4f_2}[/TEX]
em tưởng là 2k+1 chứ. vs cả tính ra k=1 để làm ji ạ?
anh gõ sai tex đoạn cuối rùi.
 
Last edited by a moderator:
T

truonga3vodoidz

anh có thể giúp e câu này không?
BT1:hai nguồn sóng kết hợp A và B nằm trên bề mặt chất lỏng dao động điều hoà vs pt uA=acos(wt) và uB=acos(wt+x) (biết x là số dương).gọi I là trung điểm của A,B.trên dg nối A và B trong đoạn IB gần điểm M nhất có biên độ dao động bằng 0 cách I 1 khoảng landa/3.x=?
A: pi/6
B: 2*pi/3
C: 4*pi/3
D: pi/3
bài 2:chiếu lần lượt 3 bxa có bước sóng theo tỉ lệ (a,b,c là lan da:bước sóng ý ak) a:b:c=3:4:5 vào catot của 1 tế bào quang điện thì nhận dk các e có vận tốc cực đại tỉ lệ v1:v2:v3=3:k:1.k=?
BT3(e cần kĩ năng giải)1 đoạn dây đàn hồi l=1m vs 2 đầu cố định.sóng dừng trên dây xuất hiện vs 2 tần số liên tiếp f1=700Hz và f2=800Hz.tìm tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trên dây?xác định số nút số bụng khi đó.
BT4:có khi nào đề thi hỏi số điểm dao động vs biên độ cực đại trên 1 cạnh đường chéo của hình chữ nhật or hình vuông không?nếu có thì phải giải quyeets thế nào hả anh?
giúp e nha!đề thi trường chuyên nguyễn huệ đấy ak?mấy câu khó e không làm dk?cảm ơn anh trc nha!
bài 1 giống bài ở trên nhưng e ốp vào thì nó ra cái gì ý????????
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : lion5893

em không hiểu. anh giảng lại được không? sao Khi f=f2, [TEX]l = \frac{(2k+3)v}{4f_2}[/TEX]
em tưởng là 2k+1 chứ. vs cả tính ra k=1 để làm ji ạ?
anh gõ sai tex đoạn cuối rùi.

1/ giải thích tại sao là 2k+3
Tại f=f1 thì: [TEX]l = \frac{(2k+1)v}{4f_2}[/TEX]
f2 là tần số kế tiếp f1 mà f1 ứng với k -> f2 phải ứng với k+1 thay vào [2(k+1)+1]=2k+3

2/ giải thích tính k để làm gì
Tính ra k=1 để thấy rằng nó là âm kế tiếp ngay âm cơ bản, vì âm cơ bản ứng k=0. Và như a đã nói ở trên. k=0, k=1, k=2 liên tiếp nhau -> [TEX]f_0, f_1, f_2[/TEX] lập thành 1 cấp số cộng theo thứ tự đó -> [TEX]f_0[/TEX]

p/s : ở đây f3 thừa. ko cần thiết
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

Trả lời : suboi


hai bụng cùng pha xa nhau nhất cách nhau 1,5 m. Anh lấy bụng đầu tiên làm mốc -> có 2 TH
1/ Nếu 2 bụng đầu tiên và cuối cùng cùng pha -> 2- 1,5 = 0,5 m là chiều dài của 2 nửa bó (1 nửa bó đầu này, nửa bó đầu kia.

[TEX]\Rightarrow 2 \frac{\lambda}{4}=0,5 \Rightarrow lambda= 1m[/TEX]
Kiểm chứng lại: [TEX]l=\frac{k\lambda}{2} \Rightarrow k=4[/TEX] -> số bụng chẵn -> bụng đầu và cuối là nược pha -> giả sử sai.

2/ Ta có 1/ sai -> bụng đầu và cuối ngược pha -> 0,5 m ấy bao gồm nửa bó đầu + bó rưỡi cuối -> 2 bó:[TEX]\frac{2 \lambda}{2}=0,5 \Rightarrow \lambda =0,5[/TEX]
nếu ko yên tâm kiểm tra lại được k=8 bó -> ok

Vậy [TEX]v=\lambda . f=10 m/s[/TEX]


Bài này em làm thế này,khác với đáp án của anh , anh coi giúp em thử

Giả sử sóng dừng trên dây có k bụng sóng

Điều kiện có sóng dừng : l=k x lamda/2 ( 1 ) --->> l=k x v/(2f)-->> v= 2lf/k ( 2 )

Khoảng cách giữa 2 bụng sóng xa nhau nhất là : (k-1)lamda/2=1,5

\Leftrightarrow k x lamda/2 - lamda/2=1,5

\Leftrightarrow l - lamda/2=1,5

\Leftrightarrow lamda/2=2-1,5=0,5 --->>lamda=1

Thay lamda=1 vào ( 1 ) -->> k=4

Thay k=4 vào ( 2 ) -->> v=20 m/s
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : truonga3vodoidz
anh có thể giúp e câu này không?
BT1:hai nguồn sóng kết hợp A và B nằm trên bề mặt chất lỏng dao động điều hoà vs pt uA=acos(wt) và uB=acos(wt+x) (biết x là số dương).gọi I là trung điểm của A,B.trên dg nối A và B trong đoạn IB gần điểm M nhất có biên độ dao động bằng 0 cách I 1 khoảng landa/3.x=?
A: pi/6
B: 2*pi/3
C: 4*pi/3
D: pi/3

Bài này gần giống bài bạn hoathan24 ở trên.
12.png


Gọi y là khoảng cách giữa M và trung trực
[TEX]l=IA=IB[/TEX]

Vậy [TEX]d_1=l+y[/TEX], [TEX]d_2=l-y[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_1-d_2=2y[/TEX]
Hai thằng cùng biên độ nên sóng tổng hợp tại M có biên độ:
[TEX]A_M=2a \mid \cos(\frac{x}{2}+\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda})\mid=2a\mid \cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi x}{\lambda})\mid[/TEX] (1)

Mà [TEX]OM=\frac{\lambda}{3} \Rightarrow y=\frac{\lambda}{3}[/TEX]
Lắp vào (1) được:
[TEX]A_M=2a\mid\cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi }{3})\mid[/TEX]

Để M cực tiểu (biên độ = 0) thì [TEX]\cos(\frac{x}{2}+\frac{2\pi }{3})=0[/TEX]
[TEX]\frac{x}{2}+\frac{2\pi }{3}=\frac{\pi}{2}+k\pi [/TEX]

Thay đáp án vào ko có cái nào được cả. Thay đáp án vào ko có cái nào được cả. theo tính toán của anh thì góc x dương nhỏ nhất ứng với k=1 và bằng [TEX]\frac{5\pi}{3}[/TEX] :(

bài 2:chiếu lần lượt 3 bxa có bước sóng theo tỉ lệ (a,b,c là lan da:bước sóng ý ak) a:b:c=3:4:5 vào catot của 1 tế bào quang điện thì nhận dk các e có vận tốc cực đại tỉ lệ v1:v2:v3=3:k:1.k=?

Bài này a chữa 1 lần rồi
em áp dụng công thức Einstein như bình thường.

Có : [TEX]\lambda_1:\lambda_2:\lambda_3=3:4:5 \Rightarrow f_1:f_2:f_3 = 5:4:3 [/TEX]
Đặt [TEX]f_1=5f, f2=4f, f3=3f[/TEX]

Vận tốc của e thoả mãn công thức chung: [TEX]\fbox{\frac{mv^2}{2}=h(f-f_0)}[/TEX]

Có: [TEX](\frac{v_1}{v_3})^2=3^2=\frac{5f-f_0}{3f-f_0} \Rightarrow f_0=2,75f[/TEX] (1)

Có tiếp: [TEX](\frac{v_2}{v_3})^2=k^2=\frac{4f-f_0}{3f-f_0}[/TEX]. Lắp (1) vào:
[TEX]k^2=\frac{4f-2,75f}{3f-2,75f}=5[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k=\sqrt{5}[/TEX]

BT3(e cần kĩ năng giải)1 đoạn dây đàn hồi l=1m vs 2 đầu cố định.sóng dừng trên dây xuất hiện vs 2 tần số liên tiếp f1=700Hz và f2=800Hz.tìm tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trên dây?xác định số nút số bụng khi đó.

2 đầu cố định nên [TEX]l=k\frac{\lambda}{2}=\frac{kv}{2f}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k=\frac{2lf}{v}[/TEX]

Với f1= 700 Hz thì [TEX]k=\frac{2.l.f_1}{v}[/TEX] (1)
Với f1= 800 Hz thì [TEX]k+1=\frac{2.l.f_2}{v}[/TEX] (2) (vì liên tiếp)

Chia (2) cho (1) được:
[TEX]\frac{k+1}{k}=\frac{800}{700} \Rightarrow k=7[/TEX]
k=7 -> 700 Hz, k=8 ->800 Hz. Vậy tần số nhỏ nhất ứng k=1 -> 100 Hz

BT4:có khi nào đề thi hỏi số điểm dao động vs biên độ cực đại trên 1 cạnh đường chéo của hình chữ nhật or hình vuông không?nếu có thì phải giải quyeets thế nào hả anh?
giúp e nha!đề thi trường chuyên nguyễn huệ đấy ak?mấy câu khó e không làm dk?cảm ơn anh trc nha!
bài 1 giống bài ở trên nhưng e ốp vào thì nó ra cái gì ý????????

Anh sẽ trả lời :)
có khi nào đề thi hỏi số điểm dao động vs biên độ cực đại trên 1 cạnh đường chéo của hình chữ nhật or hình vuông không?
Cái này thì nói thật là a chịu, a có ở trong tổ ra đề thi đâu :))

nếu có thì phải giải quyeets thế nào hả anh?
giúp e nha!

Có 1 số bài như thế a đã giải rồi, em xem link dưới tham khảo.
i/ e đọc bài số 2 ấy
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1519777&postcount=567

ii/ http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1466900&postcount=5

Còn lại a ko nhớ link chỗ nào nữa, e thử đi lang thang trong box may thì gặp :)
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:
A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).
hoathan24
giới hạn quang điện là bước sóng lớn nhất chiếu vào kim lại gây ra hiên tượng quang điện
=> đáp án c
@-)@-)@-), ủa , nói vậy thì câu A cũng trúng chứ nhĩ
câu A mới lớn nhất mừ
C được thì A cũng dk chứ
theo kinh nghiệm đề thi đại học 2010 mà mình đọc được tác giả bảo mẹo là nhìn cái lớn nhất chọn:confused:
 
Top Bottom