[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời: lantrinh93

cho em hỏi mấy bài này :
cho hạt nhân : [TEX]\frac{1}{0}n +\frac{6}{3}Li ..>\frac{3}{1}H+ \frac{4}{2}[/TEX]
hạt nhân[TEX] \frac{6}{3}[/TEX]Li đứng yên ,notron có động năng[TEX] K_{n}=2MeV.[/TEX]hạt nhân[TEX] (\alpha ) [/TEX]và hạt nhân heli [TEX]\frac{3}{1}[/TEX] bay theo phương hợp với phương tới của nơtron bằng góc 15 độ và 30độ
tính khối lượng Li biết :khối luong notron= 1,0087
khối lượng [TEX](\alpha )[/TEX] bằng 4,0015

anh ơi ,cho em hòi luôn : m Li em nghĩ không đồi trong bài tập này nó bao nhiêu đấy , bài tập kia nó bao nhiêu đấy đúng không nhĩ? vậy nếu người ta hỏi thế làm lâu dần ,biết m nó bao nhiêu rồi khoanh luôn đúng không anh
anh ơi,hợp góc 15 và 30 độ là sao vậy nhĩ ? :
Hợp góc [TEX]15^0[/TEX] và [TEX]30^0[/TEX] là như hình vẽ
5.png


A thấy đề này thiếu thiếu cái gì ấy, ko giải được. Còn về cái trick của em thì trừ khi nó lệch nhau quá nhiều mới chọn được thôi. Anh giả sử nó cho các đáp án khối lượng của Li là A. 6,941 B. 6,943 .... như thế em chọn sao nổi :)

bài 2 : một mạch điện có điện trở thuần R,cuộn dây thuần cảm , và 1 tụ điện có điện dung thay dổi được mắc nối tiếp ,đặt vào 2 đầu đoạn mạch trên 1 điện áp xoay chiều , [TEX]U= U.\sqrt{2}cos.\omega .t [/TEX]
thay đổi C đều hiệu điện thế trên 2 bản tụ đạt cực đại , khi đó hệ số công suất của đoạn mạch là bao nhiêu?


Thay đổi C để [TEX]U_C [/TEX]max thì [TEX]Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z=\frac{R}{Z_L}\sqrt{R^2+Z_L^2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \cos\varphi=\frac{R}{Z}=\frac{Z_L}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}[/TEX]


bài 3: một con lắc đơn gồm 1 vật nhỏ có m=2g .và 1 dây trep mảnh có chiều dài l . kích thích cho dao động .trong thời gian [TEX]\Delta .t[/TEX] con lắc thực hiên 40 dao động .khi tăng chiều dài lên 7,9 con lắc thực hiện 30 dao động ,g=9,8m . để con lắc có chiều dài l2 có cùng chu kì dao động như con lắc có chiều dài l thì người ta truyền cho vật một điện tích [TEX]q .=0,5.10^{-8}[/TEX] rồi thả cho nó dao động đều hòa trong 1 điện trường đều , có đường sức thẳng đứng ,độ lớn của E là
[TEX]A.4,2.10^{5}[/TEX]
[TEX]B.2,04.10^{5}[/TEX]
C[TEX].2,4 .10^{5}[/TEX]
D.[TEX]4,02.10^5[/TEX]
Tăng lên 7,9 đơn vị là gì vậy em?
Bài này a hướng cách làm như sau, rồi em tự tính nhé :)

1/ từ dữ kiện thay đổi chiều dài con lắc ta tìm được từng omega hay chu kỳ T ứng với con lắc có chiều dài l và l2

2/ chu kỳ dao động của con lắc l2 lớn hơn (vì tăng chiều dài) nên để nó có chu kỳ T2=T thì trọng trường hiệu dụng phải tăng. Tức E hướng xuống (nhưng đề ko hỏi hướng của E nên ko quan tâm đến cái này cũng được)

3/ T2=T -> [TEX]\frac{l}{g}=\frac{l_2}{g\prime}[/TEX]
Trọng trường hiệu dụng: [TEX]g\prime=g+\frac{qE}{m}[/TEX]
Em lắp vào tính ra E :)

bài 4.đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây ,mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C.đặt vào 2 đầu 1 điện áp[TEX]\ U= U\sqrt{2}cos.\omega .t[/TEX]
thì điện áp giữa 2 đầu cuộn dây và 2 đầu tụ C đều = U.sự lệch pha giửa 2 đầu đoạn mạch và cường độ qua mạch là :
6.png

Từ tam giác [TEX]OU_dU[/TEX] đều thấy ngay u trễ [TEX]30^0[/TEX] so vơi i


bài 5.trên mặt nuớc có 2 nguồn dao động kết hợp AB cách nhau 20,5 cm.dao động cùng pha f=15Hz.tại M cách nguồn A.B những khoảng d1 =23ccm.d2 =26,2cm.sóng có biên độ cực đại,biết rằng giữa M và đường trung trực AB , còn 1 đường cực đại dao thoa , số đường dao động với biên độ cực đại cắt AM là :
24
12
25
11:confused:

7.png

M là cực đại ứng với k=2 -> [TEX]d_2-d_1=2\lambda \Rightarrow lambda=1,6[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{AB}{\lambda}=12,8[/TEX]
Vậy trên AO có 12 thằng dao động max (ko tính O, O là trung điểm AB)

-> Số vân cực đại cắt AM = 12 - 1=11 vân (tính cả vân tại M)
Đáp án D


bài 6.một máy bay ở độ cao h1 =100 m.gây ra ở mặt đất ngay vị trí phía dưới 1 tiếng ồn có mức cường độ âm L1=120dB.coi máy bay là 1 nguồn điểm phát âm.muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được L2= 100dB.thì máy bay ở độ cao tối thiểu là bao nhiêu?

A.316
B.500
C.700
D.1000
[TEX]L_1=120 dB \Rightarrow \lg \frac{I_1}{I_0}=12[/TEX]
[TEX]L_2=100 dB \Rightarrow \lg \frac{I_2}{I_0}=10[/TEX]

Trừ 2 thằng cho nhau -> [TEX]\lg \frac{I_1}{I_2}=2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{I_1}{I_2}=10^{2}[/TEX]

Công suất nguồn âm: [TEX]P=4\pi R^2 I[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4\pi R_1^2 I_1=4\pi R_2^2 I_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{R_2}{R_1}=\sqrt{\frac{I_1}{I_2}}=10[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R_2=1000 m[/TEX]
Đáp án D

bài 7.Trong quá trình dao động , chiều dài con lắc lò xo treo thẳng đứng biến thiên từ 30cm đến 50cm .khi lò xo có chiều dài 40cm thì
A.Pha đao động của vật bằng 0
B.tốc độ của vật đạt cực đại
C.gia tốc của vật đạt cực đại
D.lực hồi phục tác dụng vào vật bằng với lực đàn hồi
[TEX]l_{CB}=\frac{l_{max}+l_{min}}{2}=40 cm[/TEX]

Vậy khi lò xo có chiều dài 40 cm thì nó ở VTCB và v max -> Đáp án B


bài 8một vật dao động đều hòa , gọi t0 là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần động năng của vật có giá trị lớn nhất.khi đó chu kì dao động T của vật là :
A. t0
B. 2.t0
C. t0/2
D.4t0
2 lần liên tiếp Wd max chính là 2 lần liên tiếp vật qua VTCB -> [TEX]\frac{T}{2}=t_0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow T=2t_0[/TEX]
Đáp án B
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : silvery21

.. :Một tế bào quang điện có anot và catot đều là những bản KL phẳng đặt song song đối diện và cách nhau 1 khoảng d . Đặt vào anot và catot 1 hiệu điện thế [TEX]U_1 (U_1 >0)[/TEX].Sau đó chiếu vào 1 điểm trên catot một tia sáng có bước song [TEX]\lambda[/TEX] Tìm bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào .Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catot ứng với bức xạ trên là [TEX]U_2[/TEX]

A [TEX]R=2d.\frac{{U}_{1}}{{U}_{2}}[/TEX]

B [TEX]R=2d.\sqrt{\frac{{U}_{2}}{{U}_{1}}}[/TEX]
C [TEX]R=2d.\sqrt{\frac{{U}_{1}}{{U}_{2}}}[/TEX]
D [TEX]R=2d.\frac{{U}_{2}}{{U}_{1}}... [/TEX]....

anh gthich' chi tiết giúp em nhé :)

Em xem bài này nhé : http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1470651&postcount=43

Trả lời : xjnhtrajnq

trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng =0,52micromet.thiết bị sử dụng để đo là 1 máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze.biết thời gian kéo dài của xung là 100ns.tính độ dài mỗi xung.
A=300m
B=0,3m
C=10-11m
D=30m

Độ dài của một xung là chiều dài của xung, nó chính là quãng đường mà xung đi được kể từ lúc bắt đầu phát xung cho đến lúc chấm dứt xung.

Vậy độ dài 1 xung là [TEX]\delta = c \Delta t [/TEX] (c là vận tốc ánh sáng)
[TEX]\Rightarrow \delta = 3.10^8 .100.10^{-9}=30 m[/TEX]
note: cái này ko phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Đề cho thừa dữ kiện.

BT2: 1 mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp C thay đổi dk.mắc vào 2 đầu mạch điện 1 dòng điện xoay chiều khi đó UR=UC=40V ,UL=120V.thay đổi C để UC=60V.khi đó UR=?(số lẻ)
bạn nào giải giúp mình nha!thank you!
Nhận xét sơ bộ:

1/ Khi chưa thay đổi C thì [TEX]U_L=3U_R[/TEX], sau khi thay đổi C tỷ lệ này vẫn thế vì nó là tỷ lệ giữa Z_L và R.

2/ U mạch ko đổi và bằng: [TEX]U=\sqrt{40^2+(120-40)^2}=40\sqrt{5} V[/TEX]

Khi thay đổi C:
[TEX](40\sqrt{5})^2=U_R^2+(3U_R-60)^2[/TEX]
Giả ra cho [TEX]U_R\approx 45,64 \Omega[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: hattieupro

anh rocky ơi anh giải thích cho e mấy câu này cái
tia catot có bản chất là gì?
câu 2
trong dao động điều hoà của con lắc lò xo phát biểu nào sau đây là không đúng
A.Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng lò xo
B.lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
C.gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
D.tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
câu này em thấy câu nào cũng đúng,chẳng thấy cái nào sai?
tiếp nhá

Câu B sai. Lực kéo về là [TEX]f=kx[/TEX] ko có liên quan gì đến khối lượng hết.

câu2
trên một sợi dây đàn hồi đang xảy ra sóng dừng,hai diểm riêng biệt trên dây taij một thời điểm không thể
A.dao động ngược pha
B.đứng yên
C.dao động lệch pha pi/2
D.dao động cùng pha

Đáp án là C. Trên sóng dừng chỉ có thể:
- cùng pha
- ngược pha
- hoặc đứng yên

ko thể có chuyện lệch pha 1 góc bất kỳ :)

câu3
biên độ sóng là gì?
A.quãng đường mà mỗi phần tử môi trường truyền đi trong một giây
B.khoảng cách giữa 2 phần tử của sóng dao động ngược pha
C.một nửa khoảng cách giữa 2 vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử môi trường khi sóng truyền qua
D.khoảng cách giữa 2 phần tử của môi trường trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha

Biên độ sóng là biên độ của phần tử vật chất môi trường dao động. Ví dụ pt sóng là: [TEX]u=a\cos \omega t[/TEX] thì biên độ sóng là a. Chẳng có đáp án nào đúng cả.

câu 4
trong các câu nào sau đây,câu nào sai?
A.sóng dừng là trường hợp đặc biệt của hiện tượng giâo thoa sóng
B.quá trình nào diễn ra mà ta quan sát được hiện tượng giao thoa thì có thể khẳng định đố là quá trình sóng
C.trong hiện tượng sóng dừng trên dây có 1 đầu tự do thì đầu tự do luôn là nút sóng
D.2 nguồn kết họp là 2 nguồn có cùng tần số , cùng phương, có độ lệch pha không đổi
câu này em phân vân giữa B và C

Câu này đáp án là C. Đầu tự do luôn là bụng. Còn câu B là đúng chứ, ví dụ ánh sáng thể hiện là sóng "vì nó giao thoa được".
 
R

rocky1208

Trả lời : suboi

anh Rocky và mọi người ơi giải giúp mình với!!
bài 1: 1 sợi day đàn hồi AB dài 2m, hai đầu cố định. Khi có sóng dừng với tần số là 20Hz, quan sát thấy 2 bụng sóng dđ cùng pha xa nhau nhất cách nhau 1,5m. Tốc độ truyền sóng là
A 20 (m/s) B 15(m/s) C 25 (m/s) D10(m/s)
hai bụng cùng pha xa nhau nhất cách nhau 1,5 m. Anh lấy bụng đầu tiên làm mốc -> có 2 TH
1/ Nếu 2 bụng đầu tiên và cuối cùng cùng pha -> 2- 1,5 = 0,5 m là chiều dài của 2 nửa bó (1 nửa bó đầu này, nửa bó đầu kia.

[TEX]\Rightarrow 2 \frac{\lambda}{4}=0,5 \Rightarrow lambda= 1m[/TEX]
Kiểm chứng lại: [TEX]l=\frac{k\lambda}{2} \Rightarrow k=4[/TEX] -> số bụng chẵn -> bụng đầu và cuối là nược pha -> giả sử sai.

2/ Ta có 1/ sai -> bụng đầu và cuối ngược pha -> 0,5 m ấy bao gồm nửa bó đầu + bó rưỡi cuối -> 2 bó:[TEX]\frac{2 \lambda}{2}=0,5 \Rightarrow \lambda =0,5[/TEX]
nếu ko yên tâm kiểm tra lại được k=8 bó -> ok

Vậy [TEX]v=\lambda . f=10 m/s[/TEX]


Bài 2:Đặt điện áp xoay chiều Ucăn 2 cos(wt) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng trên điện trở R tăng 2 lần và dòng điện trong 2 trường hợp vuông pha nhau. Hệ số công suất của đoạn mạch lúc đầu là
A 1 B căn 2/ 2 C1/căn 5 D 2/căn 5
Nối tắt C thì mạch là R,L
Hình vẽ.

8.png


Khi chưa nối tắt thì mạch đủ cả RLC và u sẽ trể góc [TEX]\beta[/TEX] so với i. Khi nối tắt mạch chỉ là RL -> u sẽ sớm pha [TEX]\alpha[/TEX] so với i và [TEX]\alpha+\beta=\frac{\pi}{2}[/TEX]

Tam giác OAD bằng tam giác OBC (cạnh huyền cạnh - góc nhọn)

Đặt [TEX]OB=x [/TEX] -> [TEX]BC=OD=2x [/TEX]
ốp pythagore ->[TEX] OC= \sqrt{5}x[/TEX]

Vậy hệ số công suất mạch ban đầu: [TEX]\cos \beta =\frac{OB}{OC}=\frac{1}{\sqrt{5}}[/TEX]


Bài 3Trong mạch dao động LC gồm L và bộ 2 tụ điện C1 song song với C2 với C1=C2= 6microfara( xin lỗi )Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây bằng 1 nửa dòng điiện cực đại thì điện tích trên tụ C2 là q2 =9 căn3 microfara( xin lỗi). Điện áp cực đại trên tụ C1 là
A 3 căn 2 (V) B 3 (V) C 6(V) D9V

Em xem lại đoạn màu đỏ ấy[TEX]9\sqrt{3} \mu C[/TEX] chứ ko phải [TEX]\mu F[/TEX] nhé :)


C1=C2 mà hai tụ mắc // nên tại mọi thời điểm q1=q2=Cu.
Bộ tụ có [TEX]C=C_1+C_2=12 \mu F[/TEX]

Tại [TEX] i=\frac{1}{2} I_0[/TEX] thì năng lượng từ trường = 1/4 năng lượng cực đại -> năng lượng điện trường = 3/4 năng lượng cực đại.

Mà [TEX]q=2q_1=18\sqrt{3}.10^{-6}[/TEX] nên
[TEX]\frac{Q_0^2}{2C}=\frac{4}{3}\frac{q^2}{2C}\Rightarrow Q_0=\frac{2}{\sqrt{3}}.9\sqrt{3}.10^{-6}=36.10^{-6} C[/TEX]

[TEX]\Rightarrow CU_0=36.10^{-6} \Rightarrow 12.10^{-6} U_0=36.10^{-6}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U_0=3V[/TEX]

Hai tụ // nên [TEX] U_{1 max} = U_{2max} = U_0 =3 V[/TEX]

bài 4:2 nguồn A và B luôn dđ cùng pha , nằm cách nhau 21cm trên mặt chất lỏng, giả sử biên độ ko đổi trong quá trình truyền sóng . Khi có dđ quan sát thấy trên đoạn AB cso 21 vân cực đại đi qua. Điểm M nằm trên đg thẳng Ax vuông góc với AB thấy M dđ với biên độ cực đại cách xa A nhất là AM = 109,25. Điểm N trên Ax có biên độ cực đại gần A nhất là
A 1,005cm B 1,250cm C 1,025cm D 1,075cm

Hình vẽ:
9.png


[TEX]MA=109,25[/TEX] -> theo pythagore thì [TEX]MB=\sqrt{109,25^2 + 21^2}= 111,25[/TEX]
Điểm M cực đại cắt Ax và cách xa A nhất -> M phải ứng với vân cực đại có k=1.

[TEX]\Rightarrow 111,25-109,25=1.\lambda \Rightarrow \lambda=2 cm[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{AB}{\lambda}=10,5[/TEX]
Vậy có 21 vân cực đại , mỗi bên 10 vân, 1 trung tâm và nguồn ko phải là cực đại.
-> Vân cực đại cắt Ax gần A nhât ứng k=10.

[TEX]d_2-d_1=10\lambda=20[/TEX] (1)
[TEX]d_2^2-d_1^2=AB^2=21^2[/TEX] (2)

Giải ra cho [TEX]d_1= 1,025 cm[/TEX]

Đáp án là C.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: invili

1) cả điện trường và từ trường đều có cường độ giảm theo khoảng cách tthoừ nguồn theo qui luật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. câu này đúng hay sai??? a gthich ro cho e vs a

Đúng. Em liên hệ như sóng âm ấy. Công suất nguồn phát: [TEX]P=4\pi R^2 I[/TEX]
Vậy càng xa (R càng lớn ) thì cường độ âm càng nhỏ (I càng bé), cụ thể I tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

2) Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh có cuộn dây thuần cảm , tụ điện có điện dung biến thiên được, tần số dòng điện f = 50 Hz. Ban đầu, điều chỉnh để Tăng dần điện dung của tụ điện từ giá trị C1 thì cường độ hiệu dụng của dòng điện sẽ
A. tăng. B. tăng sau đó giảm.
C. giảm. D. giảm sau đó tăng.
ban đầu C=0 -> Mạch RL thì [TEX]Z=\sqrt{R^2+Z_L^2}[/TEX]
Tăng dần C lên thì trở kháng giảm dần vì [TEX]Z+\sqrt{R^2+(Z_L-ZC)^2}[/TEX]

Khi tăng C đến mức [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] thì có cộng hưởng điện -> I max
Tăng tiếp thì I giảm dần

Đáp án B

3) Trong thí nghiệm gthoa as, nguồn sáng phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 720nm và 450 nm. Hỏi trên màn qsat, giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu vs vân sáng trung tâm, có bn vân sáng khác màu vân trung tâm

tks:)

Cùng màu vân trung tâm -> vân trùng. điều kiện trùng:
[TEX]k_1\lambda_1=k_2\lambda_2 \Rightarrow 8k_1=5k_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{5k_2}{8}[/TEX]

Vân trùng đầu tiên ứng k2=8 -> k1=5. Vân trùng kế tiếp ứng k2 =16-> k1=10

Vậy giữa hai vân trùng (ko tính 2 vân này)
ánh sáng 1 cho 4 vân sáng (k1=6,7, 8, 9)
ánh sáng 2 cho 7 vân sáng (k2=9, 10, ... 15)
Vậy có 11 vân sáng ở giữa 2 vân trùng khác màu vân trung tâm
 
R

rocky1208

Trả lời : ari_10

Điện áp cực đại cảu một trám phát điện U= 50kV. Hiệu suất truyền tải đi xa là 75% muốn tăng lên 95% với công suất truyền tải không đổi thì phải biến đổi điện áp U bằng?
A: 125kV B: 10kV C: 11,2kV D: 55,9Kv

[TEX]\Delta P=I^2R=\frac{P^2 R}{U^2\cos^2\varphi}[/TEX]
Công suất ko đổi, ban đầu hao phí 25%. Sau khi tăng U hao phí còn 5% tức giảm 5 lần -> [TEX]U^2[/TEX] tăng 5 lần hay U tăng [TEX]\sqrt{5}[/TEX] lần ->[TEX] U\approx 112kV[/TEX]
Gấp 10 lần đáp án C là thế nào nhỉ :-?
Em xem lại nhé.

Trả lời : bellevista123
Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp , L thay đổi được. Cho uMN=100căn2 cos(100pi t). Khi L=L1=3/pi(H) hay L=L2=1/pi(H) thì giá trị hiệu dụng của 2 dòng điện = nhau nhưng cđdđ tức thời i1 và i2 lệch pha nhau 2pi/3. Tính R và ZC!?

Đáp án là R=100/căn3 , Zc=200

Phiền mọi người vẽ hình ra giúp mình với nhé !


Cả hai lần I ko đổi -> Z ko đổi -> [TEX]\mid Z_{L1}-Z_C\mid = \mid Z_{L2}-Z_C\mid [/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_C=\frac{Z_{L1}+Z_{L2}}{2}=\frac{300+100}{2}=200[/TEX]

Khi L=L1
[TEX]\tan \varphi_1=\frac{300-200}{R}=\frac{100}{R}[/TEX]
Khi L=L2
[TEX]\tan \varphi_2=\frac{100-200}{R}={-}\frac{100}{R}[/TEX]

Lệch pha nhau [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX] -> [TEX]\tan(\varphi_1-\varphi_2)={-}\sqrt{3}[/TEX]
Đặt [TEX]x=\frac{100}{R}[/TEX] cho tiện
[TEX]\Rightarrow \frac{x+x}{1-x^2}={-}\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x=\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R=\frac{100}{\sqrt{3}}[/TEX]

Trả lời : yeutoan93
Em thử vào setup (cài đặt) -> option (tuỳ chọn) xem thiết lập ảnh xem có để ở chế độ chặn ảnh ko ko. Nếu có thì bỏ chọn nữa đi. Hoặc em có thể thử = trình duyệt khác IE, Firefox, Opera, ... Anh dùng Chrome vẫn ngon lành cành đào mà :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : doime

anh giai thick cho em câu này nhe anh
.........cau này trong sach giao khoa thôi nhưng em ko hiêu kỹ
...Hai con lắc làm bằng 2 hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng chiều dài. Khối lượng 2 bi là khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong 1 môi trường với li độ ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu là bằng 0.Dao động con lắc nào tắt nhanh hơn: con lắc nặng hay con lắc nhẹ...?

1/ hai con lắc cùng kích thước -> chịu lực cản môi trường là như nhau.
2/ tần số dao động là như nhau chỉ phụ thuộc vào g và l.
3/ Mọi điều kiện như nhau nên con lắc nặng hơn có năng lượng lớn hơn vì : [TEX]E=mgl(1-\cos\alpha_0)[/TEX]

Vậy con lắc có năng lượng lớn hơn sẽ duy trì lâu hơn :)


Trả lời : techman2010
Một con lắc đơn có chiều dài 0,992 m, quả cầu nhỏ 25 (g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 với biên độ góc 4 rad, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50 (s) thì dừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau 1 co năng trung bình sau 1 chu kì
A. 22 -J. B. 23 -J. C. 20 -J. D. 24 -J. (- là micro (jun))

Em chú ý đoạn màu đỏ nhé, [TEX]4^0[/TEX] chứ ko phải 4 rad đâu, [TEX]\pi[/TEX] rad mới có 3,14 rad mà đã là [TEX]180^0[/TEX] rồi :)

[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}\approx 2 s[/TEX]
50 s thì dừng -> dao động được 25 lần (25 chu kỳ)

Năng lượng toàn phần: [TEX]E=mgl(1-\cos\alpha_0)=5,92.10^{-4}J[/TEX]
Vậy mỗi chu kỳ nó "ngốn " mất trung bình là : [TEX]\frac{E}{25}=23, 7.10^{-6}J\approx 24 \mu J[/TEX]
 
R

rocky1208

Hic, cuối cùng thì cũng rep xong, nhẹ hết cả người #:-S

@ all: có những bài quá ngắn nên anh gộp lại trả lời chung. Mọi người tìm theo tên mình nhé. Anh để size = 5 rồi nên cũng dễ tìm.

Mấy hôm a bận nên ko rep ngay được :)
 
5

5fox

Nhờ a rocky va các bạn giúp:

1) 1 vật khối lượng 100g nối vs 1 lò xo độ cứng 80 N/m . đầu còn lại của lò xo gắn cố định sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng ngang. ng ta kéo vật ra khỏi vị trí cân = 1 đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. lấy gia tốc trọng trường = 10 m/s^2 . khi đó vật chỉ qua lại vị trí cân = được 20 lần thì dừng hẳn lại tại vị trí mà lo xo ko biến dạng. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là
A 0.1
B 0.05
C 0.2
D 0.01

2) câu nào ko đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa?
năng lượng của dao động điều hòa
A. tỉ lệ với biên độ dao động
B. bằng với thế năng của vật khi vật ở vị trí biên
C. bằng với động năng của vật khi vật có li độ cực đại
D. tỉ lệ nghịch với bình phương của chu kì dao động

3) con lắc lò xo dao động dh vs pt : x = 5cos(6pi t + pi/2). chọn phát biểu đúng
A. tại thời điểm t = 0, quả cầu con lắc có tốc độ cực đại
B. trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 3 dao động và đi được quãng đường 15 cm
C trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 6 dao động và đi được quãng đường 120 cm
D. trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 3 dao động và đi được quãng đường 30 cm

4) cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch là i = 2cos ( 100pi t) (A). điện lượng wa 1 tiết diện thẳng của đoạn mạch trong thời gian 0.005 s kể từ lúc t = 0 là
A 1/25pi C
B 1/50pi C
C 1/50 C ( ko có pi nhé)
D 1/100pi C

5) 2 sóng dạng sin cùng bước sóng và biên độ, truyền ngược chiều nhau trên 1 sợi dây với tốc độ 50 cm/s ,tạo ra 1 sóng dừng. Khoảng thời gian giữa 2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0.4 s. bước sóng của các sóng này là
A 10 cm
B 20 cm
C 30 cm
D 40 cm
ko hiểu cái dòng xanh ấy nên ko làm dc cau 5 này
 
H

huutrang93

Nhờ a rocky va các bạn giúp:

1) 1 vật khối lượng 100g nối vs 1 lò xo độ cứng 80 N/m . đầu còn lại của lò xo gắn cố định sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng ngang. ng ta kéo vật ra khỏi vị trí cân = 1 đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. lấy gia tốc trọng trường = 10 m/s^2 . khi đó vật chỉ qua lại vị trí cân = được 20 lần thì dừng hẳn lại tại vị trí mà lo xo ko biến dạng. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là
A 0.1
B 0.05
C 0.2
D 0.01

2) câu nào ko đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa?
năng lượng của dao động điều hòa
A. tỉ lệ với biên độ dao động
B. bằng với thế năng của vật khi vật ở vị trí biên
C. bằng với động năng của vật khi vật có li độ cực đại
D. tỉ lệ nghịch với bình phương của chu kì dao động

3) con lắc lò xo dao động dh vs pt : x = 5cos(6pi t + pi/2). chọn phát biểu đúng
A. tại thời điểm t = 0, quả cầu con lắc có tốc độ cực đại
B. trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 3 dao động và đi được quãng đường 15 cm
C trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 6 dao động và đi được quãng đường 120 cm
D. trong mỗi giây, quả cầu con lắc thực hiện được 3 dao động và đi được quãng đường 30 cm

4) cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch là i = 2cos ( 100pi t) (A). điện lượng wa 1 tiết diện thẳng của đoạn mạch trong thời gian 0.005 s kể từ lúc t = 0 là
A 1/25pi C
B 1/50pi C
C 1/50 C ( ko có pi nhé)
D 1/100pi C

5) 2 sóng dạng sin cùng bước sóng và biên độ, truyền ngược chiều nhau trên 1 sợi dây với tốc độ 50 cm/s ,tạo ra 1 sóng dừng. Khoảng thời gian giữa 2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0.4 s. bước sóng của các sóng này là
A 10 cm
B 20 cm
C 30 cm
D 40 cm
ko hiểu cái dòng xanh ấy nên ko làm dc cau 5 này

Câu 1:
Độ giảm thế năng bằng công lực ma sát
[TEX]0,5kA_1^2-0,5kA_2^2=F_{ms}.s \Leftrightarrow k.A.\Delta A=4A.\mu mg[/TEX]
Với A là độ giảm biên độ sau 1 chu kì
Số chu kì thì dừng lại
[TEX]n=\frac{A}{\Delta A}=\frac{kA}{4\mu mg}[/TEX]

Thế số vào, đáp án B

Câu 2:
A vì tỉ lệ với bình phương biên độ dao động

Câu 3:
[TEX]A \text{ vi } t=0, sin \alpha =1 \Rightarrow \text{v cuc dai}[/TEX]

Câu 4:
[TEX]q'=i \Rightarrow q=\frac{1}{50\pi }sin(100\pi t)[/TEX]
[TEX]T=0,02 (s)\Rightarrow 0,005 (s)=T/4[/TEX]
[TEX]\Delta Q=\frac{1}{50\pi}-0=\frac{1}{50\pi}[/TEX]

Câu 5:
Khoảng thời gian giữa 2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0.4 s tức thời gian ngắn nhất mà 1 điểm trên dây duỗi thẳng là 0,4 s

[TEX]\text{Do co giao thoa nen } \frac{T}{2}=0,4 \Rightarrow T=0,8 \Rightarrow \lambda =40[/TEX]
 
H

hoathan24

em tiếp tục nha!

câu 1 hai nguồn AB cách nhau 5cm có phương trình đều là UA=Ub=2cos [TEX]wt[/TEX] (cm)
(trong đó t đo bằng s coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi)sóng tạo ra sóng ngang có bước sóng là 2cm số điểm trên AB dao động với biên độ [TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] là :
A 8
B 12
C 10
D 9
câu 2 hai nguồn sóng AB sao động cùng pha trên mặt nước . O là trung điểm của AB dao động với biên độ bằng 2. điểm M trên AB dao động với biên độ [TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] biết bước sóng là 3 cm . Giá trị OM nhỏ nhất là
câu này đáp án là 0,375cm

câu này em có thể tưởng tượng ra là nó cách O khoảng [tex]\lambda/8[/tex] nhưng không biết giải thích như thế nào :D
có phải điểm này
 
Last edited by a moderator:
R

riven

"Tích tụ" thắc mắc bấy lâu nay, nhờ anh rocky xem giúp:


Câu 11. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C, phát biểu nào sau đây đúng:
A. u sớm pha pi/2 so với i.
B. Dung kháng của tụ tỉ lệ với tần số dòng điện.
C. U = C.omega.I.
D. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua vì có sự nạp và phóng điện liên tục của tụ điện.

Câu này em thấy B cũng có lí

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Cảm kháng của cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kỳ dòng điện xoay chiều.
C. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm thuần cùng pha với cường độ dòng điện.
D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện

Câu này em thấy B cũng đúng? ZL = L (2pi/T)

Câu 26. Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là phi = - pi/3. Chọn kết luận đúng.
A. mạch có tính dung kháng. B. mạch có tính cảm kháng.
C. mạch có tính trở kháng. D. mạch cộng hưởng điện.

Phải là A chứ nhỉ?

Câu 23. Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ A = 0,1 m và chu kì T = 0,5 s. Khối lượng của quả lắc m = 0,25 kg. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên quả lắc bằng bao nhiêu
A. 4 N B. 6,5 N C. 10 N D. 40 N

bài này em tính ra 6,5 N

Câu 31. Phương trình dao động của con lắc x = 4cos(2 pi t) cm. Thời gian ngắn nhất khi hòn bi qua vị trí cân bằng là
A. 0,25s B. 0,75s C. 0,5s D. 1,25s

Câu 32. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(0,5pi t - 5pi/6) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ qua vị trí x = 2 cm theo chiều âm của trục toạ độ.
A. t = 1 s. B. t = 4/3 s. C. t = 1/3 s. D. 2 s.

Câu 2. Một con lắc lò xo dao động với tần số 10Hz. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Phương trình dao động của vật là?

Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có m = 400 g, độ cứng của lò xo
K = 100 N/m. Lấy g = 10m/s2, . Kéo vật xuống dưới VTCB 2 cm rồi truyền cho vật vận tốc v = 10pi căn 3 cm/s, hướng lên. Chọn gốc O ở VTCB, Ox hướng lên, t = 0 khi truyền vận tốc. Phương trình dao động của vật là?



Câu 15. Một vật nặng m = 200 g gắn vào một lò xo có độ cứng k = 200 N/m treo thẳng đứng hướng xuống. Con lắc dao động trên quỹ đạo dài 10 cm. Xác đình thế năng con lắc khi lò xo bị nén 2 cm.
A. 0,16 J B. 0,04 J C. 0,09 J D. 0,21 J
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

em tiếp tục nha!

câu 1 hai nguồn AB cách nhau 5cm có phương trình đều là UA=Ub=2cos [TEX]wt[/TEX] (cm)
(trong đó t đo bằng s coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi)sóng tạo ra sóng ngang có bước sóng là 2cm số điểm trên AB dao động với biên độ [TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] là :
A 8
B 12
C 10
D 9
câu 2 hai nguồn sóng AB sao động cùng pha trên mặt nước . O là trung điểm của AB dao động với biên độ bằng 2. điểm M trên AB dao động với biên độ [TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] biết bước sóng là 3 cm . Giá trị OM nhỏ nhất là
câu này đáp án là 0,1875cm

câu này em có thể tưởng tượng ra là nó cách O khoảng [tex]\lambda/8[/tex] nhưng không biết giải thích như thế nào :D
có phải điểm này

Câu 1:
Do biên độ là căn 2 nên theo công thức tính biên độ giao thoa sóng cơ
[TEX]d_2-d_1=\frac{\lambda}{4}+k\frac{\lambda}{2}=0,5+k[/TEX]
[TEX]d_2+d_1=5 \Rightarrow 0<2,75+0,5k<5 \Rightarrow -5,5<k<4,5[/TEX]

Chọn C

Câu 2:
Theo đường tròn lượng giác, 2 điểm có biên độ là 2cm và căn 2 cm lần lượt có pha dao động ngắn nhất là 0 pi và pi/4
Do giao thoa sóng nên chu kì giảm 1/2

Vậy khoảng cách giữa 2 điểm đó là [TEX]\frac{\lambda}{16}=0,1875 (cm)[/TEX]
 
H

huutrang93

"Tích tụ" thắc mắc bấy lâu nay, nhờ anh rocky xem giúp:


Câu 11. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C, phát biểu nào sau đây đúng:
A. u sớm pha pi/2 so với i.
B. Dung kháng của tụ tỉ lệ với tần số dòng điện.
C. U = C.omega.I.
D. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua vì có sự nạp và phóng điện liên tục của tụ điện.

Câu này em thấy B cũng có lí

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Cảm kháng của cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kỳ dòng điện xoay chiều.
C. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm thuần cùng pha với cường độ dòng điện.
D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện

Câu này em thấy B cũng đúng? ZL = L (2pi/T)

Câu 26. Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là phi = - pi/3. Chọn kết luận đúng.
A. mạch có tính dung kháng. B. mạch có tính cảm kháng.
C. mạch có tính trở kháng. D. mạch cộng hưởng điện.

Phải là A chứ nhỉ?

Câu 23. Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ A = 0,1 m và chu kì T = 0,5 s. Khối lượng của quả lắc m = 0,25 kg. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên quả lắc bằng bao nhiêu
A. 4 N B. 6,5 N C. 10 N D. 40 N

bài này em tính ra 6,5 N

Câu 31. Phương trình dao động của con lắc x = 4cos(2 pi t) cm. Thời gian ngắn nhất khi hòn bi qua vị trí cân bằng là
A. 0,25s B. 0,75s C. 0,5s D. 1,25s

Câu 32. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(0,5pi t - 5pi/6) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ qua vị trí x = 2 cm theo chiều âm của trục toạ độ.
A. t = 1 s. B. t = 4/3 s. C. t = 1/3 s. D. 2 s.

Câu 2. Một con lắc lò xo dao động với tần số 10Hz. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Phương trình dao động của vật là?

Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có m = 400 g, độ cứng của lò xo
K = 100 N/m. Lấy g = 10m/s2, . Kéo vật xuống dưới VTCB 2 cm rồi truyền cho vật vận tốc v = 10pi căn 3 cm/s, hướng lên. Chọn gốc O ở VTCB, Ox hướng lên, t = 0 khi truyền vận tốc. Phương trình dao động của vật là?



Câu 15. Một vật nặng m = 200 g gắn vào một lò xo có độ cứng k = 200 N/m treo thẳng đứng hướng xuống. Con lắc dao động trên quỹ đạo dài 10 cm. Xác đình thế năng con lắc khi lò xo bị nén 2 cm.
A. 0,16 J B. 0,04 J C. 0,09 J D. 0,21 J
Câu 11:
[TEX]Z_C=\frac{1}{C\omega }=\frac{1}{C2\pi f}[/TEX]
Dung kháng tỉ lệ nghịch chứ không phải tỉ lệ

Câu 16:
hic, mình cũng thấy A, B đúng

Câu 26:
[TEX]\varphi _{U_R}-\varphi _{U_{AB}}=\frac{-\pi}{3} \Rightarrow \varphi _{U_{AB}}=\varphi _{U_R}+\frac{\pi}{3}[/TEX]

Chọn B

Câu 23:
[TEX]\omega ^2=\frac{4\pi^2}{T}=\frac{k}{m} \Rightarrow k=40 (N/m)[/TEX]
Tại VTCB
[TEX]\Delta l=\frac{mg}{k}=0,0625 (m)[/TEX]
Tại vị trí biên dương
[TEX]F_{dh}=k(\Delta l+A)=6,5 (N)[/TEX]

Câu 31:
Thời gian ngắn nhất hòn bi từ điểm nào qua VTCB?

Câu 32:
Li độ x=2 theo chiều âm tức pha dao động là 2pi/3
[TEX]\Rightarrow 0,5\pi t-\frac{5\pi}{6}=\frac{2\pi}{3} \Rightarrow t=3 (s)[/TEX]

Câu 2:
[TEX]\omega =2\pi f=20\pi[/TEX]
Vật bắt đầu dao động từ biên dương nên
[TEX]x=2cos(20\pi t)[/TEX]

Câu 8:
kx^2+mv^2=kA^2 \Rightarrow A=0,04 (m)
t=0 tại vị trí x=A/2, dao dộng theo chiều âm nên pha ban đầu là pi/3
[TEX]x=4cos(5\pi t+\pi /3)[/TEX]

Câu 15:
Tại VTCB:
[TEX]\Delta l=\frac{mg}{k}=0,01 (m)[/TEX]
Tại vị trí lò xo nén 2 (cm)
So với VTCB, lò xo đã nén [TEX]0,01+0,02=0,03 (cm)[/TEX]
Thế năng đàn hồi
[TEX]W=0,5kx^2=0,09 (J)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
5

5fox

1) 1 vật khối lượng 100g nối vs 1 lò xo độ cứng 80 N/m . đầu còn lại của lò xo gắn cố định sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng ngang. ng ta kéo vật ra khỏi vị trí cân = 1 đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. lấy gia tốc trọng trường = 10 m/s^2 . khi đó vật chỉ qua lại vị trí cân = được 20 lần thì dừng hẳn lại tại vị trí mà lo xo ko biến dạng. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là
A 0.1
B 0.05
C 0.2
D 0.01
Mã:
[quote="huutrang93, post: 1519173"]Câu 1:
Độ giảm thế năng bằng công lực ma sát
[TEX]0,5kA_1^2-0,5kA_2^2=F_{ms}.s \Leftrightarrow k.A.\Delta A=4A.\mu mg[/TEX]
Với A là độ giảm biên độ sau 1 chu kì
Số chu kì thì dừng lại
[TEX]n=\frac{A}{\Delta A}=\frac{kA}{4\mu mg}[/TEX]

Thế số vào, đáp án B

bạn ơi, nhưng sao mình dò đáp án thì lại là đáp án A 0.1 ( đây là 1 câu trong đề thi thử dh lần 1 trường chuyên dh sư phạm hà nội 2011)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

1) 1 vật khối lượng 100g nối vs 1 lò xo độ cứng 80 N/m . đầu còn lại của lò xo gắn cố định sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng ngang. ng ta kéo vật ra khỏi vị trí cân = 1 đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. lấy gia tốc trọng trường = 10 m/s^2 . khi đó vật chỉ qua lại vị trí cân = được 20 lần thì dừng hẳn lại tại vị trí mà lo xo ko biến dạng. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là
A 0.1
B 0.05
C 0.2
D 0.01
Câu 1:
Độ giảm thế năng bằng công lực ma sát
[TEX]0,5kA_1^2-0,5kA_2^2=F_{ms}.s \Leftrightarrow k.A.\Delta A=4A.\mu mg[/TEX]
Với A là độ giảm biên độ sau 1 chu kì
Số chu kì thì dừng lại
[TEX]n=\frac{A}{\Delta A}=\frac{kA}{4\mu mg}[/TEX]

Thế số vào, đáp án B

bạn ơi, nhưng sao mình dò đáp án thì lại là đáp án A 0.1 ( đây là 1 câu trong đề thi thử dh lần 1 trường chuyên dh sư phạm hà nội 2011)

Dừng lại tại vị trí mà lò xo ko biến dạng -> VTCB
20 lần quan VTCB -> 10T nhưng ban đầu ở biên, dừng lại ở VTCB nên thực tế chu kỳ cuối nó chỉ thực hiện hết [TEX]\frac{3}{4}T[/TEX]. Tức tổng cộng là 9,75T hay 9,75 dao động toàn phần.

Số lần dao động tính bởi: [TEX]N=\frac{kA_0}{4F_c}[/TEX] (c/m thế nào a đã viết ở pic tổng hợp các dạng toán điển hình rồi, nếu cần em vô đó xem lại)

[TEX]\Rightarrow 9,75=\frac{kA_0}{4 \mu mg}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \mu\approx 0,10256\approx 0,1[/TEX]

p/s: nếu lấy tròn 10 chu kỳ thì kết quả chính xác 0,1 luôn. Nhưng thực tế thì chỉ được 9,75 T thôi
 
Y

yddh

câu 1: Hai nguồn sóng A ,B cách nhau 10 cm trên mặt nươvs tạo ra giao thoa sóng , dao động có phương trình ua=acos(100pit) và ub=bcos(100pit), tốc độ truyền sóng v=1m/s.Số điểm trên đoạn AB dao động có biên độ cực đại ,cùng pha với trung điểm I của đoạn AB là
A.9
B.5
C.4
D.11
câu 2:Trên một sợi dây thẳng có sóng dừng , với bước sóng lamda =10 cm. độ lệch pha giữa hai điểm M N trên dây cách nhau 2,5 cm có giá trị bằng ?
đây là một số câu trong đề thi thử chuyên hà tĩnh
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

em tiếp tục nha! :D
hai nguồn A và B trên mặt nước dao động cùng pha O là trung điểm của AB dao động với biên độ 2cm điểm M trên đoạn AB dao động với biên độ [tex]\sqrt[]{2}[/tex] cm . biết bước sóng lan truyền là 3cm giá trị OM nhỏ nhất là
đáp án là 0,1875

Gọi [TEX]x=OM[/TEX], [TEX]l=OA[/TEX] -> [TEX]d_1=MA=l-x[/TEX], [TEX]d_2=MB=l+x[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_2-d_1=2x[/TEX]
12.png


Trung điểm O dao động với A max =2a -> a=1 cm.

Biên độ tại M: [TEX]A=2a\mid \cos\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda} \mid =2.a \mid \cos \frac{2\pi x}{\lambda}\mid[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \cos \frac{2\pi x}{\lambda}=\pm \frac{sqrt{2}}{2}[/TEX]
Cái này giải lượng giác thông thường, loại được bộ nghiệm của giá trị [TEX]\frac{{-}\sqrt{2}}{2}[/TEX] (vì ko thoả x min, em tưởng tượng ra trên đường trong LG là thấy vì góc nó có độ lớn to hơn)

với [TEX]\cos \frac{2\pi x}{\lambda}=\frac{sqrt{2}}{2} \Rightarrow \frac{2\pi x}{\lambda}= \pm \frac{\pi}{4} +k2\pi[/TEX]

Vậy x min ứng với: k=0 và lấy nghiệm dương.
[TEX]\Rightarrow \frac{2x}{\lambda}= 0,25 \Rightarrow x=0,375 cm[/TEX]

p/s: Thay thử đáp án 0,1875 của em vào có được đâu. Nó ra A=3,6955 cm.
Em check lại cái đề họ anh cái
 
Last edited by a moderator:
S

saobanglanhgia_93

;))
không biết một lần cho hỏi mấy câu nhĩ:

lần này em hỏi hơi nhiều ;))
bài 1 : một sợi dây đàn hồi 1 đầu tự do,1 đầu gắn với nguồn sóng.hai lần liên tiếp đề có sóng dừng trên dây là :15Hz và 21Hz
hòi trong các tần số sau đây của nguồn sóng tần số nào không thõa mãn điều kiện sóng dừng trên dây :
A.9Hz
B.27
C.12
D39

bài 2:tại mặt nước nằm ngang có 2 nguồn kết hợp A,B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [TEX]u1=u2=a.cos(40.\pi .t+\frac{\pi }{6})[/TEX]
hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại 2 điểm A,B cách nhau 18cm,biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 120cm/s.gọi C,D là 2 điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông.số điểm dao động với biên độ cực đại trên CD là :
A.4
B.3
C.2
D1

bài 3 :dùng 1 máy biến thế lí tưởng mà tỉ số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 50 để truyền tải đi xa. khi đó điện năng hao phí so với khi không dùng máy biến thế sẽ :
A.Giảm 2500
B. giảm 100 lần
C. không thay đổi điện năng hao phí mà chỉ tăng điện áp 50 lần
D.giảm 50 lần

bài 4:cho mạch điện R,L nối tiếp ,.cuộn dây thuần cảm ,điện trở R có giá trị thay đổi được .biết ZL =50
tính R để công suất đạt giá trị cực đại
A. 2500
B.250
C.50
D.100

bài 5:mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L=20 \mu .m[/TEX]. điện trở thuần R=40 , điện dung C= 2nF.hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5V.để duy trì dao động điện từ trong mạch người ta dùng 1 pin có suất điện động là 5V.có điện lượng lưu trữ ban đầu là 30(C).hỏi cục pin trên có thể duy trì dao động trong mạch tối đa là bao nhiêu :
A.t=500 phút
B.t=50 phút
C. t=300 phút
D.t=3000 phút
bài 6:
trong thí nghiệm young với ánh sáng trắng [TEX](0,4\mu .m <\lambda <0,75\mu .m)[/TEX]cho a=1mm,D=2m , tính bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3
A.2,1
B.1,8mm
C,1,4 mm
D. 1,2mm
bài 7:
một nguồn sáng có công suất 2 W,phát ánh sáng \lambda =0,597\mu .m tỏa ra đều theo mọi hướng .Hãy xác định khoảng cách xa nhất người còn thấy được nguồn sáng này :
A.470km B=274km C,220km D 6km
bài 8:trong 1 ống ronghen ,số electron đập vào catot trong mỗi dây là [TEX]n=5.10^{15}[/TEX],vận tốc mỗi hạt là 8.10^7 m/s.bước sóng nhỏ nhất mà ống có thể thoát ra bằng bao nhiêu :
A. [TEX]0,086.10^-{12}m[/TEX] [TEX]0,068,10^{-6}m [/TEX] C. [TEX]0,068.10^{-9} D.0,068.10^{-13}[/TEX]
bài 9:chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc đỏ là :n đ =[TEX] \frac{3}{2}[/TEX] (cái này căn của 3/2 anh ha)với ánh sáng đơn sắc lục là [TEX]\sqrt{2}[/TEX]. với ánh sáng đơn sắc tím là [TEX]\sqrt{3}[/TEX].nếu tia sáng trắng đi từ thủy tinh ra không khí thì để các thành phần đơn sắc lục lam chàm tím không ló ra không khí thì góc tới phải là :
A. i<35
B. i>35
C. i>45
D. i<45
bài 10:một ấm điện có 2 dây dẫn R1 ,R2 để đun nước .nếu chỉ dùng R1 thì nước trong ấm sẽ sôi trong thời gian t1 =10 phút .còn nếu chỉ dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 =40 phút.nếu dùng cả 2 dây mắc // thì nước sẽ sôi trong thời gian bao lâu:
A.4
B.8
C.25
D.30
trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze ,người ta sử dụng laze có bước sóng \lambda =0,52 \mu .m.thiết bị để đo là 1 máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze .biết thời gian kéo dài của xong là 10nm.tính độ dài mỗi xung
A.300m
B.0,3 m
[TEX]C.10^{-11}m[/TEX]
D.30m
bài 12 :Năng lượng và tần số của 2 hạt photon sinh ra do sự hũy căp electron -pozitron khi đông năng ban đầu cưc đại coi như =0 là bao nhiêu>cho khối luong nghĩ của electron là :[TEX]5,486.10^{-4} [/TEX]và [TEX]1u=931,5Mev/c^2[/TEX]
[TEX]0,511eV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]0,511MeV, 1,23.10^20Hz[/TEX]
[TEX]1,022MeV, 1,23.10^{20}HZ[/TEX]
[TEX]0,511MeV , 1,23.10^{19}Hz[/TEX]
bài 13
hạt nhân [TEX]\frac{A1}{Z1}X[/TEX] , phóng xạ biến thành hạt nhân [TEX]A2/Z2 Y [/TEX]bền .oi số lượng hạt nhân X,Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u.biết chất phóng xạ [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] có chu kì bán rã là T.ban đầu có 1 mẫu chất [TEX]A1 /Z1 X[/TEX] ,sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng Y và khối lượng X là :
A.[TEX]4\frac{A1}{A2}[/TEX]
B.[TEX]4\frac{A2}{A1}[/TEX]
C[TEX].3.\frac{A2}{A1}[/TEX]@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

D[TEX].3\frac{A1}{A2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom