[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời : 5fox

cho mạch RLC nối tiếp , R = 100 ôm, L= 2/pi (H), điện áp xoay chiều đặt vào mạch co biểu thức u=Ucan2 cos(2pi f t), U = const còn f thay đổi dc. Khi f = f1 =50Hz hoặc f = f2 = 100Hz thì công suất tiêu thụ của mạch = nhau. điện dung C của tụ là

A 10^-4/ 2pi
B 10^-4/4pi
C 10^-4/8pi
D 10^-4/8can2pi

Đây là một dạng toán trong cực trị dòng xoay chiều, dạng chung của đề này là:
Với [TEX]\omega=\omega_1[/TEX] và [TEX]\omega=\omega_2[/TEX] thì công suất tiêu thụ đều bằng nhau. Tìm [TEX]\omega[/TEX] để I max, P max hoặc [TEX]U_R [/TEX]max.

Công thức nhớ nhanh là: [TEX]\omega=\sqrt{\omega_1 . \omega_2}[/TEX] hay [TEX]f=\sqrt{f_1 . f_2}=50\sqrt{2}[/TEX] Hz
Và khi P max thì: [TEX]Z_C=Z_L=200\sqrt{2}\Omega[/TEX]
[TEX]\Rightarrow C=\frac{10^{-4}}{4\pi}[/TEX] F

Mấy dạng cực trị này a nghĩ e nên nhớ luôn công thức, chứ nếu xây dựng lại từ đầu sẽ rất mất công. Làm trắc nghiệm nên tận dụng time tối đa có thể :)

Trả lời : ari_10


Một đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây và một tụ điện mắc nối tiếp. ĐIện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=200cos(100[TEX]\pi[/TEX]t) V. ĐIện áp giữa hai đầu cuộn dây và điện áp giữa hai đầu bản tụ có cùng giá trị hiệu dụng, nhưng lệch pha [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX].. ĐIện dung của tụ điện bằng C= [TEX]\frac{10^{-4}}{\sqrt3\pi}[/TEX]F. ĐỘ tự cảm và điện trở thuần ucả cuộn dây là:
A: L=[TEX]\frac{\sqrt3}{2\pi}[/TEX]; R= 100[TEX]\Omega[/TEX]
B: L=[TEX]\frac{\sqrt3}{\pi}[/TEX]; R= 100[TEX]\Omega[/TEX]
C: L=[TEX]\frac{\sqrt3}{2\pi}[/TEX]; R= 150[TEX]\Omega[/TEX]
D: L=[TEX]\frac{2\sqrt3}{\pi}[/TEX]; R= 150[TEX]\Omega[/TEX]
3.png

[TEX]Z_C=100\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]Z_d=Z_C=100\sqrt{3}[/TEX]

[TEX]R=Z_d . \cos 30^0=150 \Omega[/TEX]
[TEX]Z_L=Z_d .\sin 30^0=50\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow L=\frac{\sqrt{3}}{2 \pi}[/TEX]

Mạch RLC nối tiếp có R= 100[TEX]\Omega[/TEX]; L=[TEX]\frac{2\sqrt3}{\pi}[/TEX] H. ĐIện áp xoay chiều đặt vào đoạn mạch có biểu thức u= U[TEX]\sqrt2[/TEX]cos(2[TEX]\pi[/TEX]ft), trong đó U= const còn f thay đổi được. Khi [TEX]f={f_1}=50 HZ[/TEX], dòng điện trong mạch nhanh pha [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX] so với u. Để dòng điện trong mạch cùng pha so với u thì tần số f phải nhận giá trị [TEX]f_2[/TEX] bẳng?
A: [TEX]25\sqrt6 Hz[/TEX] B: [TEX]25\sqrt2 Hz[/TEX] C: [TEX]25\sqrt3 Hz[/TEX] D: [TEX]50\sqrt3 Hz[/TEX]

Khi f=f1 thì [TEX]Z_L=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\tan \frac{\pi}{3}=\frac{200\sqrt{3}}{100} \Rightarrow Z_C=100\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow C=\frac{1}{10^4 \pi \sqrt{3}}[/TEX]

Để i và u cùng pha thì [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] hay [TEX]\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}=50\sqrt{2} \pi[/TEX]

[TEX]\Rightarrow f=25\sqrt{2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
I

invili

1) cả điện trường và từ trường đều có cường độ giảm theo khoảng cách tthoừ nguồn theo qui luật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. câu này đúng hay sai??? a gthich ro cho e vs a

2) Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh có cuộn dây thuần cảm , tụ điện có điện dung biến thiên được, tần số dòng điện f = 50 Hz. Ban đầu, điều chỉnh để Tăng dần điện dung của tụ điện từ giá trị C1 thì cường độ hiệu dụng của dòng điện sẽ
A. tăng. B. tăng sau đó giảm.
C. giảm. D. giảm sau đó tăng.

3) Trong thí nghiệm gthoa as, nguồn sáng phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 720nm và 450 nm. Hỏi trên màn qsat, giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu vs vân sáng trung tâm, có bn vân sáng khác màu vân trung tâm

tks:)
 
R

rocky1208

Trả lời : lion5893
giúp em mấy câu này với:

Câu1: trong đoạn mạch xiay chiều có điện áp tức thời ở 2 đầu đoạn mạch là u và cường độ dòng điện qua đoạn mạch tức thời là i. với đoạn mạch chỉ có
A. cuộn dây thuần cảm khi u có giá trị cực đại thì i có giá trị = giá trị hiệu dụng.
B. tụ điện thì khi u có giá trị = giá trị hiệu dụng thì i cũng có giá trị = giá trị hiệu dụng.
C. cuộn dây thuần cảm khi u có giá trị cực đại thì i =0 hoặc có giá trị cực đại
D. điện trở thuần thì khi u có giá trị cực đại thì i=0

Đáp án là B. tụ thì u trễ pha [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] so với i nên khi u đạt hiệu dụng tức pha bằng [TEX](2k+1)\frac{\pi}{4}[/TEX], khi đó i sớm pha hơn [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] nên pha của i sẽ là [TEX](2k+1)\frac{\pi}{4}+\frac{\pi}{2}=(2k+3)\frac{\pi}{4}[/TEX]. Vậy cũng cho [TEX]i=\frac{I_0}{\sqrt{2}}[/TEX]

Lý luận tương tự cũng cho các kết quả khác là sai.


Câu 2: 1 dây đàn hồi có sóng dừng với 3 tần số liên tiếp f1=75hz, f2=125hz, f3=175hz
tần số cơ bản của sóng dừng trên dây là:
A.25hz
B.50hz
C.75hz
D.15hz

Cái này em phải chia TH.
TH 1: 2 đầu cố định
[TEX]l=\frac{k \lambda}{2}=\frac{kv}{2f}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k=\frac{2lf}{v}[/TEX]

Với f=f1, [TEX]k_1=\frac{2lf_1}{v}[/TEX] (1)
Với f=f2, [TEX]k_2=\frac{2lf_2}{v}[/TEX] (2)

Chia (2) cho (1) được: [TEX]\frac{k_2}{k_1}=\frac{5}{3}[/TEX] (3) thấy ngay cặp giá trị nguyên nhỏ nhất của [TEX]k_1, k_2[/TEX] là [TEX]k_1=3 [/TEX] và [TEX]k-2=5[/TEX]. Ko thoả mãn vì liên tiếp thì [TEX]k_2=k_1+1[/TEX]

Vậy dây có 1 đầu cố định 1 đầu tự do.

TH2: 1 đầu fixed, 1 đầu free.
Dây thoả mãn: [TEX]l=\frac{(2k+1)\lambda}{4} = \frac{(2k+1)v}{4f}[/TEX]
Khi f=f1, [TEX]l = \frac{(2k+1)v}{4f_1}=[/TEX]
Khi f=f2, [TEX]l = \frac{(2k+3)v}{4f_2}[/TEX]

Từ đó rút ra: [TEX]\frac{2k+3}{f_2}=\frac{2k+1}{f_1}[/TEX]
Giải ra cho k=1.

Tần số cơ bản [TEX]f_0[/TEX] ứng với k=0, vậy f_0, f_1, f_2 là 1 cấp số cộng tăng theo thứ tự đó -> [TEX]f_1=\frac{f_0+f_2}{2} \Rightarrowf_0=\frac{f_2-f_1}{2}=25 Hz[/TEX]

p/s:ko dùng gì đến f3 nhỉ :-?

Câu 3: phát biểu nào sau đây không đúng đối với các hạt sơ cấp
A. Các hạt sơ cấp gồm photon, lepton, mezon, barion
B. các hạt sơ cấp có điện tích là e, -e hoăc =0
C. phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành một cặp hạt và phản hạt.
D. phần lớn các hạt sơ cấp là không bền và phân rã thành các hạt #.

Sao chẳng thấy câu nào sai nhỉ :-??
A. Chuẩn ko cần chỉnh.
B. Chuẩn nốt. Điện tích -1, +1 hoặc = 0 đơn vị điện tích (1 đơn vị điện tích = 1 e hay [TEX]1,6.10^{-19} C[/TEX])
C. Đúng, trừ thằng photon ko có phản hạt ra, còn lại thằng nào cũng có. Dùng từ "phần lớn" à ok.

D. Có 4 thằng bền là proton, electron (cả e+ và e-), neutron, neutrino. Còn lại ko bền hết. Thế thì sai ở đâu nhỉ :-?

Câu 4:1 sóng ánh sáng đơn sắc có tần số f1, khi truyền trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n1 thì có vận tốc v1 và có bước sóng [TEX]\lambda_1[/TEX]. khi truyền trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n2(n2#n1) thì có vận tốc v1 và có bước sóng [TEX]\lambda_2[/TEX]. hệ thức nào sau đây là đúng:
A.[TEX]\lambda_1[/TEX].=[TEX]\lambda_2[/TEX]
B.f2=f1
C.v2=v1
D.v2.f2=v1.f1
em giải câu 4 thế này có chỗ thắc mắc:
Gọi [TEX]\lambda[/TEX] là bước sóng của sóng ánh sáng truyền trong chân không.
untitled25.jpg

vậy thì B và C đều thỏa mãn.

Chỉ B đúng thôi em : khi sóng truyền từ môi trường A sang môi trường B có chiết suất khác nhau thì tần số giữ nguyên, còn bước sóng (và vận tốc) sẽ thay đổi. v tăng bao nhiêu lần thì [TEX]\lambda[/TEX] cũng tăng bấy nhiêu, và ngược lại.

Nhớ là tần số luôn ko đổi nhé, nó chỉ thay đổi khi nguồn phát sóng thay đổi thôi :)
 
A

ari_10

Điện áp cực đại cảu một trám phát điện U= 50kV. Hiệu suất truyền tải đi xa là 75% muốn tăng lên 95% với công suất truyền tải không đổi thì phải biến đổi điện áp U bằng?
A: 125kV B: 10kV C: 11,2kV D: 55,9Kv
 
R

rocky1208

Trả lời : l94

giúp em 2 bài này với ạ

1/ con lắc lò xo 1 đầu cố định, một đầu gắn vật [TEX]m1=0.4 kg[/TEX], đặt trên mp ngang không ma sat. [TEX]m1[/TEX] đang đứng yên thì vật [TEX]m2 =600g [/TEX]cách đó [TEX]2.25m[/TEX] chuyển động với gia tốc [TEX]a=2 m/s^2[/TEX] đến đập vào [TEX]m1[/TEX]
a/ nếu 2 vật va chạm mềm thì hệ dao động với biên độ=?
b/ nếu 2 vật va chạm đàn hồi thì vật m1 sau đó dao động với viên độ =?

bài này em thiếu dữ kiện độ cứng lò xo rồi, a hướng dẫn cách làm rồi em xem lại đề lắp số vào nhé :)

a/ va chạm mềm, sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc V
[TEX]\omega =\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}[/TEX]

Gọi v là vận tốc khi thằng m2 tới đập vào m1. Ta có [TEX]v^2-v_0^2=2as [/TEX] (chắc bài này cho [TEX]v_0=0[/TEX])
[TEX]\Rightarrow v^2=2.2.2,25=9 \Rightarrow v=3 m/s[/TEX]

Bảo toàn động lượng: [TEX]m_2v=(m_1+m_2)V \Rightarrow V=1,8 m/s[/TEX]

Đến đây rồi áp dụng công thức ko thời gian là ra:
[TEX]x^2+\frac{V^2}{\omega^2}=A^2[/TEX] (2)
Với x=0, còn [TEX]\omega [/TEX] tính từ (1) nhưng ko có k, em xem lại đề nhé

b/ va chạm đàn hồi.
Em gọi v1, v2 là vận tốc 2 thằng sau va chạm (xuyên tâm). Ở đây v1, v2 có giá trị đại số, nghĩa là có thể âm.

BT động lượng:[TEX] m_2v=m_1v_1+m_2v_2[/TEX]
BT động năng: [TEX]m_2 v^2=m_1v_1^2+m_2v_2^2[/TEX]

Từ đó rút ra v1, v2. Khi đó là tương tự phần a, thay V bằng v1 là ok

2/ con lắc lò xo [TEX]k=200N/m[/TEX], 1 đầu cố định, 1 đầu gắn [TEX]m1=1.25kg[/TEX] trên mặt phẳng ngang không ma sát. Đặt [TEX]m2 =3.75kg[/TEX] sát m1 rồi đẩy chậm cho lò xo nén lại [TEX]8cm[/TEX]. Buông chúng ra thì lò xo đẩy 2 vật chuyển động về 1 phía. Tính khoảng cách giữa 2 vật khi lò xo dãn cực đại lần đầu tiên

Coi chiều dương là chiều chuyển động lần đầu của 2 vật. Ta có 1 số nhận xét sơ bộ như sau:
1/ tại t=0 thì 2 vật đều ở biên âm (x=-8 cm)
2/ do ko ma sát nên vật m2 chẳng ảnh hưởng gì lên vật 1. Nhưng chừng nào chúng còn dính vào nhau thì hệ coi như m=m1+m2
3/ trong quá trình đi từ biên âm về VTCB thì 2 vật chuyển động cùng vận tốc, nhanh dần (ko đều). Vật m1 có "trách nhiệm" đẩy vật m2 và chúng luôn dính vào nhau.
4/ khi tới VTCB 2 vật đều đạt v max, sau đó vật m1 bắt đầu chuyển động chậm dần (cũng ko đều nhé), còn m2 tiếp tục thẳng đều với v max. Con lắc coi như chỉ còn m1

Trên quãng đường từ biên âm về VTCB: [TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}=2\sqrt{10}\approx 2\pi[/TEX]

Tại VTCB: [TEX] v_{max}=\omega A= 16\pi cm/s[/TEX]

Nhưng bây h con lắc chỉ có m1 nên [TEX]\omega \prime=\sqrt{\frac{k}{m_1}}=4\sqrt{10}\approx 4\pi[/TEX]
[TEX]T_1=0, 5 s[/TEX]
Khi m1 về biên dương thì nó đi hết [TEX]A1=\frac{v_{max}}{\omega\prime}=4 cm [/TEX] và tốn [TEX]\frac{T_1}{4}=0,125 s[/TEX]
Trong thời gian đó vật m2 đi được 1 quãng đường [TEX]S=v_{max}. 0,125=16\pi .0,125=2\pi[/TEX]

Vậy khoảng cách 2 vật là: [TEX]2\pi-4[/TEX] cm
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Anh cho em hỏi câu này ạ .
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A,M,N và B . Giữa 2 điểm A và M chỉ có điện trở thuần , giữa 2 điểm M và N chỉ có cuộc dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện . Đặt vào 2 đầu 1 điện áp 175 V- 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch AM là 25 V , trên đoạn MN là 25 V, trên đoạn NB là 175V . Hệ số công suất toàn mạch là ?
A . 9/25
B.1/7
C.7/25
D. 1/25

Em cảm ơn nhiều ạ :)
 
H

hoathan24

Điện áp cực đại cảu một trám phát điện U= 50kV. Hiệu suất truyền tải đi xa là 75% muốn tăng lên 95% với công suất truyền tải không đổi thì phải biến đổi điện áp U bằng?
A: 125kV B: 10kV C: 11,2kV D: 55,9Kv

ban đầu hiệu suất là 75% => hao phí là 25 %
muốn hiệu suất tăng lên 95% tức hao phí là 5% => hao phí giảm 5 lần
=>cần tăng U lên [TEX]\sqrt[]{5}[/TEX] lần
=> u=[TEX]50\sqrt[]{5}kV[/TEX]
hình như là không có đáp án nào thì phải bạn xem lại đi nha!
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

Giải giúp mình câu này với mọi người

Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp , L thay đổi được. Cho uMN=100căn2 cos(100pi t). Khi L=L1=3/pi(H) hay L=L2=1/pi(H) thì giá trị hiệu dụng của 2 dòng điện = nhau nhưng cđdđ tức thời i1 và i2 lệch pha nhau 2pi/3. Tính R và ZC!?

Đáp án là R=100/căn3 , Zc=200

Phiền mọi người vẽ hình ra giúp mình với nhé !
 
L

lantrinh93

Điện áp cực đại cảu một trám phát điện U= 50kV. Hiệu suất truyền tải đi xa là 75% muốn tăng lên 95% với công suất truyền tải không đổi thì phải biến đổi điện áp U bằng?
A: 125kV B: 10kV C: 11,2kV D: 55,9Kv

câu này dk giải trong đây rồi
tham khảo nhé 1!!
kéo link xuống:)
 
R

rocky1208

Trả lời : traimuopdang_268

anh ơi e hỏi xiu ạ

Về vấn đề "Sóng"

khi cho 2 nguồn cùng pha thì vân ở đường trung trực của nó là "Cực đại " Vì sao?

Đối với các trường hợp khác: Vuông pha, lệch 1 góc đặc biệt... Thì sao ạ?

Cách giải quyết những dạng bài kiểu này là gì ạ. E thấy nó hơi trừu tượng

Cảm ơn anh :)


k bit khi nào được trả lời nữa. Khi nào trả lời a gửi tn cho e nhá. :D
Giả sử
Thằng 1 có pt: [TEX]u_1=a\cos (\omega t+\varphi_1)[/TEX]
Thằng 2 có pt: [TEX]u_2=a\cos (\omega t+\varphi_2)[/TEX]

Vậy pt tổng hợp 2 sóng tại M cách u1, u2 đoạn d1, d2 là
[TEX]\fbox{U_M=2a\cos (\frac{\varphi_1-\varphi_2}{2} -\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}) .\cos (\omega t+\frac{\varphi_1+\varphi_2}{2} -\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda})} [/TEX] (1)

Nhận thấy ngay biên độ: [TEX]A_M=\mid 2a\cos (\frac{\varphi_1-\varphi_2}{2} -\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}) \mid[/TEX]

1/ khi cho 2 nguồn cùng pha thì vân ở đường trung trực của nó là "Cực đại " Vì sao?
Hai nguồn đồng pha thì [TEX]\varphi_1=k2\pi \ + \varphi_2[/TEX]. Tại trung trực d1=d2 lắp vào được:
[TEX]A_M=2a \mid \cos k\pi \mid =2a[/TEX]. Vậy biên độ max -> trung trực là cực đại.

2/ Các trường hợp, ngược pha, vuông pha, lệch pha khác
Em làm tương tự.
- TH ngược pha thì vân trung tâm là cực tiểu
- TH vuông pha thì ko có vân trung tâm (trung trực có biên độ [TEX]a\sqrt{2}[/TEX], ko phải cực tiểu, cũng chẳng phải cực đại). Cái này a viết trong 1 bài post trả lời bạn lantrinh93 rồi. em xem ở đây nhé: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1510183&postcount=443

p/s: tất cả dựa trên phương trình giao thoa (1) mà giải quyết em ạ :)

Trả lời : songsong_langtham


anh rocky cho em hỏi :
1.những nguồn nào sau phát ra quang phổ vạch:
A>dây tóc bóng đền vonfram trong bóng thủy tinh đã rut đến áp suất rất thấp
B.hơi Na ở áp suất thấp được kích thích nóng sáng
C.đèn hơi thủy ngân có áp suất vài atm,dùng ( đèn cao áp) dùng để đi đêm.
anh rocky ơi sao cái C lại không được ạ,vài atm có được coi là as thấp không ạ?

Đáp án là B. Khi khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp mới cho quang phổ vạch.
Câu C ko được vì vài atm làm sao thấp được, áp suất kk con người đang sống mới có tầm 1 atm. Áp suất thấp tầm 0 phẩy mấy mm Hg, trong khi 1 atm bằng 760 mm Hg

2.anh ơi có thể tạo ra hệ dòng điện xoay chiều 3 pha nếu trong máy phát điện xoay chiều 3 pha bố trí 9 cuộn dây không ạ?

Cái này a cũng ko biết nó bố trí thế nào nhưng nếu 9 cuộn phân vào 3 nhóm, mỗi nhóm 3 cuộn đặt lệch pha nhau 120 độ thì vẫn ok/

3,một khu gia đình tiêu thụ 1 công suất điện năng trung bình là 11kw.Các dụng cụ làm việc ở hiệu điện thế định mức 220v.Điện trở toàn phần của dây dẫn từ trạm phát đến khu gia đình là 4 ôm.tính công suất hao phí.?
cái này coi các dụng cụ chỉ là điện trở hay sao ạ?
]
uhm, cái này coi là điện trở tất, ko có lệch pha lệch phiếc gì hết, vì dữ kiện quá ít :)
[TEX]P=UI \Rightarrow I=50 A[/TEX]
[TEX]\Delta P=I^2 R=10000 W=10kW[/TEX] (hic, hao phí quá thể nhỉ)
 
Last edited by a moderator:
D

doime

anh giai thick cho em câu này nhe anh
.........cau này trong sach giao khoa thôi nhưng em ko hiêu kỹ
...Hai con lắc làm bằng 2 hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng chiều dài. Khối lượng 2 bi là khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong 1 môi trường với li độ ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu là bằng 0.Dao động con lắc nào tắt nhanh hơn: con lắc nặng hay con lắc nhẹ...?
 
R

rocky1208

Trả lời : no.one

Anh xem cho em
1.Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ a , chu kì T=1s
hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm..Coi biên độ dao động k đổi .
a)Tính thời điểm đầu tiên để M cách O 12 cm dao động ngược pha với trạng thái ban đầu của O
b)Tính thời điểm đầu tiên để M cách O 12 cm lên đến điểm cao nhất

[TEX]\lambda= 6cm[/TEX]
Tại M cách O 1 quãng d=12 cm sẽ trễ pha so với O: [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=4\pi[/TEX]
Vaayj O và M cùng pha nhưng M trễ hơn 2 vòng (2 chu kỳ)

a/ Lần đầu M dao động ngược pha với trạng thái ban đầu của O
Lần đầu O dao động ngược pha với trạng thái ban đầu của chính nó là khi t=T/2 tức 0,5 s. Vậy M trễ 2 chu kỳ thì mất 2,5 s

b/ Lần đầu M lên đỉnh sóng
Lần đầu O lên đỉnh là t=T/4 , tức 0,25 -> M trễ 2 chu kỳ mất 2,25 s

2.Một đoạn mạch gồm bóng đền mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm . Đặt điện áp xoay chiều vào hai dâùddoanj mạch ta thấy đèn sáng bình thương. Khi mắc nối tiếp mạch với một hộp X ta thấy đền sáng quá mức bình thường , do đó hộp X có thể chứa phần tử nào sau đây
A. Cuộn dây thuần cảm
B. Tụ điện
C điện trở thuần
D cuộn dây k thuần cảm

Chắc chắn là tụ điện. Đèn sáng quá mức bt -> I tăng hay [TEX]U_R [/TEX]tăng (coi đèn là R). Như vậy tổng trở giảm -> chỉ có thể là bổ sung tụ. Mấy thứ khác đều làm tăng tổng trở.

3. Lúc t=0 , đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 1,5cm , chu kỳ T=2s . Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm . Tính thời đieme để điểm M cách O 6cm lên đến điểm cao nhất .Coi biên độ dao động k đổi
A. t=0,5s
B. t=1s
C , t=2,5s
D.t=0,25s

Em làmtương tự bài 1 nhé. Kết quả a tính ko nhầm thì là 2,5 (vì O lên đỉnh lần đầu mất T/4 = 0,5 s), M cách 1 bước sóng -> trễ 1 chu kỳ là 2 s -> 2,5 s thì nó cũng lên đỉnh.

Trả lời : segtdhkiul

anh rocky xem hộ em bài này với . anh có thể vẽ hình giúp em luôn thỳ tốt quá nha
Câu 5: Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt
nước thì
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
C. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
D. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.

Bước sóng tỷ lệ nghịch với chiết suất -> chiết suất của nước với thằng vàng sẽ nhỏ hơn với thằng lam -> góc lệch so với tia tới của vàng to hơn của lam.

Chọn đáp án C nhé. Còn mấy cái px toàn phần thì em loại ngay cho a từ vòng gửi xe, vì hiện tượng px toàn phần chỉ xảy ra khi as truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém. Cụ thể ở đây là chiều ngược lại: nước ra kk. mà kể cả có cho thế mà ko cho góc tới thì cũng ko kết luận được vì [TEX]i>i_{gh}[/TEX] nữa thì mới xảy ra hiện tượng px toàn phần.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Các bạn post bài sau thông cảm nhé. Anh sẽ giải quyết lần lượt theo thứ tự post. Nhưng mà nhiều quá, chưa thể xong ngay được :(
 
R

rocky1208

Trả lời : t0mnu0ng

giúp em câu trong đề thi thử lần 2 của trường nghệ an:
Câu 1: Trong thí NGHIỆM yAANG VỀ giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là 0.5mm, khoảng cách giữa 2 khe đến màn là 2m, làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc [TEX]\lambda[/TEX] = 0,5[TEX]\mu[/TEX]m. Bề rộng vùng giao thoa ánh sáng là 27mm. Nếu thí nghiệm được tiến hành trong nước cs n=4/3 thì theo lí thuyết, tổng số vân sáng quan sát được trên màn sẽ thay đổi ntn so với tn trong không khí:
A.tăng 3 vân B.giảm 5 vân C.tăng 6 vân D.tăng 5 vân

Thực hiện trong môi trường chiết suất n thì khoảng vân sẽ nhỏ lại n lần (vì bước sóng tỷ lệ nghịch với chiết suất) -> tăng số vân. vậy những đáp án nào mà làm giảm số vân thì LOẠI :)
Khoảng vân cữ: [TEX]i_1=2mm[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{27}{2}=13,5[/TEX] -> 13 khoảng -> vân sáng (vì vân ngoài cùng tối)

Khoảng vân mới: [TEX]i_2=i_1.\frac{3}{4}=1,5mm[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{27}{1,5}=18[/TEX] -> 18 khoảng -> 19 vân (vì vân ngoài cùng sáng)

Vậy tăng 6 vân: đáp án C.

Câu 2: Điện áp u=200[TEX]\sqrt2[/TEX]cos wt; r=10 ; R=40; C=10^-3/6pi F; điện trở nhúng vào 500g nước. Biết sau 7' thì nhiệt độ của nước tăng thêm 32 độ C. Cho nhiệt dung riêng của nước C= 4,3 J/g.độ, f=50Hz và hiệu suất truyền nhiệt là 80%. Cảm kháng của cuộn dây là:
A.140 B.146,6 C.159,9 D.134,2

bài này đơn giản, anh hướng dẫn cách làm thôi nhé. Vì còn nhiều bài nữa a phải giải :)
1/ Tính nhiệt lượng để đun nóng nước chính là công của dòng điện. Em chia cho thời gian là ra công suất. Chú ý đến cả hiệu suất truyền nhiệt nữa. Tức công toàn phần = công có ích nhân 100 rồi chia 80.

2/ sau khi có P rồi thì [TEX]P=I^2R[/TEX]. Từ đó cho I

3/ Tính Z=U/I. Rồi từ đó ra [TEX]Z_L[/TEX] -> ok
Câu 3: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều 2 khe Yang phát ra dồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bc' sóng [TEX]\lambda[/TEX]1= 0.6 [TEX]\mu[/TEX]m và [TEX]\lambda[/TEX]2. a=0,2mm, D=1m. Trong miền giao thoa rộng L=2.4cm trên màn, đếm đc 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 hệ vân và 2 trong 3 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. [TEX]\lambda[/TEX]2 là:
A.0,48 B.0.44 C.1.2 D.0.96

[TEX]i_1=3 mm[/TEX]
Ước lượng: [TEX]\frac{24}{3}=8[/TEX] -> 8 khoảng i1 -> 9 vân sáng của a/s 1 (vì vân biên là sáng)

Tổng có 17 vân sáng, mà 3 vân trùng -> a/s 2 có 17-9 + 3 =11 vân. -> 10 khoảng i2
[TEX]i_2=\frac{24}{10}=2,4 mm[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \lambda_2 = 0,48 \mu m[/TEX]
Đáp án A
 
Last edited by a moderator:
T

techman2010

Một con lắc đơn có chiều dài 0,992 m, quả cầu nhỏ 25 (g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 với biên độ góc 4 rad, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50 (s) thì dừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau 1 co năng trung bình sau 1 chu kì
A. 22 -J. B. 23 -J. C. 20 -J. D. 24 -J. (- là micro (jun))
 
R

rocky1208

Trả lời : linus1803

Cho mình hỏi chút nhé.
1. Vân tối bậc 5 khác vân tối thứ 5 như thế nào ?
2. Vân tối bậc n thì bao nhiêu i ? Vân tối thứ n thì bao nhiêu i ?
3. Vân sáng bậc n thì bao nhiêu i ?

Anh đang xét trong TH 2 nguồn đồng pha, giao thoa Young bình thường (tức ko có lăng kính, bản //, hay dịch nguồn S)

1/ Vân tối bậc 5 là vân tối ứng với k=4 (vì k=0 là bậc 1)
Vân tối thứ 5 là vân tối tính từ 1 vân V nào đó, cách V 5 vân tối khác, ko nhất thiết vân làm mốc V phải là vân tối bậc 1. Ví dụ. M là 1 vân tối. Vân tối thứ 5 kể từ M cách M 15 mm chẳng hạn. Nhờ đó em tính được khoảng vân i

2/ Vân tối bậc n cách vân ứng với k=n-1. Còn ứng với bao nhiêu i thì còn phải xem em tính từ đâu. Vì 1 miền cần 2 đầu mút. Nếu so với vân trung tâm khác, so với vân tối bậc 1 khác, bậc 2 khác, ... Còn cứ nhớ mỗi vân tối cách nhau số nguyên lần khoảng vân i là ok

3/ Tương tự 2/. Phải biết là so với mốc nào thì mới kết luận được :)

Trả lời : lamoanh_duyenthuc


1)
Cho mạch điện gồm 2 cuộn dây (R1L1) nối tiếp (R2L2) .Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều [TEX]u=80\sqrt{2}cos100\pi t (V)[/TEX] biết [TEX]R2=160\Omega ,Z_{L_2}=60\Omega [/TEX] dùng vôn kế nhiệt đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (R1L1) thì số chỉ của vôn kế là 120 V.Biết rằng U=U1+U2 tính R1 ,L1
[TEX]A)R1=160\Omega ;L_1=\frac{1 }{\pi }H [/TEX]
[TEX]B) R1=160\Omega ,L_1=\frac{1 }{5\pi }H[/TEX]
[TEX]C)R1=\frac{160}{3}\Omega ,L_1=\frac{1 }{3\pi }H[/TEX]
[TEX]D)R1=\frac{160}{3}\Omega ,L_1=\frac{1 }{5\pi }H[/TEX]

Em xem lại hộ anh cái đề cái: U=U1+U2 mà U=80 V, U1=120 V -> U2 âm ????

2)
cho điện áp xoay chiều [TEX]u=U_o cos\omega t (V)[/TEX] với Uo không đổi ,tần số góc [TEX]\omega[/TEX] thay dổi được . ĐẶt hiệu điện áp vào hai đầu đoạn mạch RLC. Khi thay đổi[TEX]\omega=\omega 1[/TEX] thì điện áp ở hai đầu điện trở đạt cực đại .GIá trị cực đại tại đó là :
[TEX]A)U_{Cmax}=\frac{2UL}{R} [/TEX]
[TEX]B)U_{Cmax}=\frac{2L}{R}.\frac{U}{\sqrt{4LC+R^2C^2}}[/TEX]
[TEX]C)U_{Cmax}=\frac{2L}{R}.\frac{U}{\sqrt{4LC-R^2C^2}}[/TEX]
[TEX]D)U_{Cmax}=\frac{2R}{L}.\frac{U}{\sqrt{4LC+R^2C^2}}[/TEX]

Cái đề này cũng thế nốt, để [TEX]U_{R}[/TEX] max. Xuống đáp án lại[TEX] U_C[/TEX] max :-??

Nếu để U_R max thì có cộng hưởng là OK. Anh nghĩ là để [TEX]U_C [/TEX]max
[TEX]U_C=IZ_C=\frac{UZ_C}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}=\frac{U}{\sqrt{(\frac{R}{Z_C})^2+(\frac{Z_L}{Z_C} -1)^2}}[/TEX]

Em phá cái mẫu khảo sát hàm bậc hai với biến : [TEX]x=\frac{1}{Z_C}[/TEX], tìm điều kiện để nó đạt min là ok.

Nói chung mấy dạng cực trị điễn ~ chiều này ko khảo sát thì lại Cauchy :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : gaconthaiphien

Câu 1: Treo quả cầu khối lượng m vào lò xo có độ cứng k tại nơi có gia tốc trọng trường g. Kéo quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn [TEX]x_0=A[/TEX] rồi thả nhẹ cho dao động điều hoà. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên quả cầu là:
A. [TEX]F_{max}=mg+kA[/TEX]
B. [TEX]F_{max}=mg[/TEX]
C. [TEX]F_{max}=kA[/TEX]
D. [TEX]F_{max}=mg-kA[/TEX]
Tại VTCB: [TEX]k\Delta l=mg[/TEX]
Lực đàn hồi max khi vật ở biên dưới (giãn cực đại)
[TEX]F_{max}=k(\Delta l+A)=mg+kA[/TEX]
Đáp án A

Câu 2: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đoạn đường nằm ngang đạt vận tốc 72km\h sau khi đi quãng đường 100 m tính từ chỗ khởi hành. Trần ô tô treo con lắc đơn dao động điều hoà có chiều dài l=1m, lấy [TEX]g=10m\s^2[/TEX]. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A. 3,37s
B. 1,19s
C. 3,25s
D. 1,97s

[TEX]v=72 km/h = 20 m/s[/TEX]
[TEX]v^2-v_0^2=2as[/TEX]
Khởi hành nên [TEX]v_0=0[/TEX] -> [TEX]a=\frac{v^2}{2s}=2 m/s[/TEX]

Do vector a và vector g vuông góc nhau nên ốp định lý Pythagore cho gia tốc trọng trường hiệu dụng là:
[TEX]g\prime=\sqrt{g^2+a^2}=10,198 m/s^2[/TEX]

[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g\prime}}=1,9675 s[/TEX]

Đáp án D.
 
R

rocky1208

Trả lời : tieudao
anh rocky có thể vẽ giúp em giản đồ vecto của các trường hợp Uc max, Ur max, UL max được ko ạ
cám ơn anh

Cái nay a nghĩ e tự xây dựng thì tốt hơn, xoay đi xoay lại vẫn chỉ cauchy và khảo sát hàm bậc 2 thôi (thực ra sử dụng tính chất parabol là đủ, cũng ko cần phải đạo hàm) . Nó có nhiều TH khi R biến thiên, L biến thiên, C biến thiên, f (hay omega) biến thiên ... a vẽ sao hết được :( em thông cảm nhé, còn cả đống bài a phải giải quyết nữa.

Trả lời : thehung08064
untitled-4.jpg

anh giúp em bàin này nha.em yếu phần này quá,anh có thể nói 1 cách tổng quát về cái này được không?

Dây đôi nên nhớ phải nhân đôi: [TEX]R=\frac{2.l.\varrho}{S}=3\Omega[/TEX]
[TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow I=100 A[/TEX]
[TEX]\Delta P=I^2 R=3.10^4 W=30 kW[/TEX]

Hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}==0,9444=94,44 %[/TEX]
Đáp án C

anh giúp em bàin này nha.em yếu phần này quá,anh có thể nói 1 cách tổng quát về cái này được không?

Dạng này ko nhiều dạng con đâu, em chỉ cần làm một vài bài là quen thôi. Chủ yếu nó bắt tính H%, công suất hao phí. Công thức thì có hết rồi :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : dolldeath153
giúp t giải cặn kẽ bài này nhá ^^ :d
1 hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1=60N/m, k2=40 N/m có 1 đầu gắn cố định đầu còn lại gắn vào vật m sao cho 2 lò xo cùng chiều dài, vật có thể d đ điều hòa theo phương ngang . Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L1 bị nén 2cm Lực đàn hồi td vào vật m khi vật có li độ 1 cm là
3,4 N
1N
0,6N
2,2N
nếu có thể minh họa dùm t cái hình nhá :p
Bài của em có thể ứng với 2 hình sau (a ko có khiếu mỹ thuật nên demo hơi xấu :p)

4.png
'

Bài của e phải là hình 2, vì 2 thằng cùng chiều dài tự nhiên thì khi ở VTCB chẳng thằng nào nén dãn cả. Hệ coi như 2 lò xo mắc //, độ cứng k=k1+k2=100 N/m

Tại VTCB: [TEX]k_1\Delta l_1=k_2 \Delta l_2 \Rightarrow \Delta l_2=3 cm[/TEX]. Tức lò xo 2 bị nén 3 cm

Tại li độ x=1 cm nhưng ko biết tính về bên nào.
TH 1: dịch về bên thằng k2 -> lò xo 1 nén 1 cm, lò xo 2 nén 4 cm.

Vậy tổng hợp lực lên m là: [TEX]0,04. 40 -0,01.60=1 N [/TEX] -> Đáp án B

TH 2: dịch bên thằng k1 -> lò xo 1 nén 3 , lò xo 2 nén 2.

Vậy tổng hợp lực lên m là: [TEX]0,03.6 -0,02.4=1 N [/TEX] -> Đáp án B

Túm lại là B.


Trả lời : linh1231993
giải jup t mấy bài nha:
1)chất px 24Na có T=15h, so với m na ban đầu m chất này bị phân rã trong 5h đầu tiên =?Đs: 20,6%

Khối lượng Na bị phân rã: [TEX]\Delta m=m_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}})=m_0(1-\frac{1}{2^{\frac{5}{15}}})=0,2063m_0[/TEX]

Vậy bằng 20,63 % so với ban đầu

2)RLC nt, U=200 căn 2 cos(100pit). V1 là vôn kế đo U R,L. V2 để đo C. số chỉ trên 2 vôn kế = nhau nhưng giá trị tức thời của chúng lệch pha 2pi/3. V=?
3.png


Số chỉ Vôn kế V1=V2=V luôn. Vì [TEX]U_C=U_{RL}=U=200V[/TEX], thấy ngay trên hình vẽ.
Còn nếu TH tổng quát thì ốp định lý cosin cho tam giác, TH này góc đẹp, cạnh đẹp -> ko cần :p
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom