[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời: maichungduong02

giúp em chém mấy con này nữa anh ơi:
1/ cuộn dây thứ cấp của máy biến áp có 1000vong. từ thông xoay chiều trong lỗi biến áp có f=50 và giá trị cực đại = 0,5mwb, suất điện động hiệu dụng của cuộn dây thứ cấp ? ( hình như thiếu dữ kiện thì phải a nhỉ)

Anh nghĩ có lẽ ý nó là thế này.
Từ thông max qua lõi biến áp là: [TEX]BS=0,5 mWb[/TEX]
Số vòng dây là: [TEX]N=1000[/TEX] vòng
Tần số góc: [TEX]\omega=2\pi f=100\pi[/TEX]

Vậy suất điện động max: [TEX]E_0=\omega NBS=157 V[/TEX]
[TEX]\Rightarrow E=111 V[/TEX]

Có đáp án ko em?

2/ mạch vào của máy thu là 1 khung dao động gồm cuộn dây và một tụ điện biến đổi. điện dung của tụ có thể thây đổi từ C1->C81. khung dao động này cộng hưởng với bước sóng =20m và ứng với gtri C1. dải bước sóng mà máy thu đc là bn?

Em xem lại chỗ anh bôi đỏ nhé. HÌnh như e chép nhầm.

3/ cho mạch điên xoay chiều A,B gồm cuộn dây có R, L, C mắc ntiep. điẹn áp 2 đầu A,B có biểu thức uAB= 60căn2cos100pit. điện áp hiệu dụng uAM=80V,( đoạn A,M chứa R,L) Uc=40V, I=1A, R=2ZL. tính R và C
Em lại xem lại chỗ a bôi đỏ ấy. Đề lủng củng quá. Cuộn dây có R,L,C mắc nối tiếp? Cuộn dây có r, mắc nối tiếp với R, C hay cuộn thuần cảm mắc nối tiếp với R,C ? Lần sau em chép đề cẩn thận 1 chút nhé.


4/ ở bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm, 2nguồn dao động thẳng đứng có pt lần lượt là u1=5cos40pit và u2=5cos(40pit+pi) v=80cm/s. số điểm dao động vs biên độ cực đại?
Bài này là giao thoa sóng của hai nguồn ngược pha. Vân trung tâm sẽ là cực tiểu. Số vân cực tiểu thoả mãn: [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]

[TEX]\lambda=v/f=4 cm/s[/TEX]

Vậy ước lượng: [TEX]\frac{S_1S_2}{\lambda}=5[/TEX]
Vậy có: 5.2+1=11 vân cực tiểu tính cả 2 nguồn -> số vân cực đại là 10 vân.
 
R

rocky1208

Trả lời: huubinh17

1)Một viên đạn khối lượng 5g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s đến găm vào một quả cầu bằng gỗ khối lượng 500g được treo lên sợi dây nhẹ, mềm và không giãn. Kết quả làm cho dây treo quả cầu bị lệch đi một góc 10 (độ) so với phương đứng. Lấy g=10m/s2. Xác định chu kì dao động của quả cầu sau đó
A.3,6s B.7,2s. C.2s. D.4s

Va chạm mềm, sau khi va chạm 2 thằng chuyển động cùng vận tốc:
[TEX]mv_0=(m+M)V \Rightarrow V=\frac{mv_0}{m+M}[/TEX]

Động năng con lắc tại VTCB sau va chạm: [TEX]W=\frac{1}{2}(m+M)V^2=\frac{1}{2}.\frac{(mv_0)^2}{m+M}[/TEX]

Thế năng con lắc tại biên [TEX]10^0[/TEX]: [TEX]W=(m+M)gl(1-\cos 10^0)[/TEX]

Bảo toàn cơ năng: [TEX](m+M)gl(1-\cos 10^0) =\frac{1}{2}.\frac{(mv_0)^2}{m+M} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow l=51,62 m[/TEX] ???? số ko hợp lý lắm nhỉ :-?
[TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}=14,27 s[/TEX]
Ko thấy đáp án nhỉ? Bạn nào xem sai ở đâu hộ a phát :)

2) Hai con lắc đơn giống nhau, mỗi con lắc có chiều dài 2m và một quả đàn hồi, được treo lên cùng một điểm. Từ VTCB, các quả cầu được kéo lệch ra hai phía đối diện nhau với các góc lệch nhỏ giống nhau rồi buông nhẹ một cách tuần tự: Sau khi quả cầu thứ nhất được buông ra và chuyển động qua VTCB thì buông quả cầu thứ hai. Hãy tính khoảng thời gian giữa hai lần va chạm liên tiếp của các quả cầu.
A.1s B.0,5s. C.1,41s. D.2s

A cung ko ra đáp án nào giống 4 cái trên cả :(

3)Trong giao thoa sóng với 2 nguồn cùng biên độ A, cùng tần số, tại điểm cực đại, sóng tăng cường lẫn nhau, làm biên độ của điểm cực đại là 2A, vậy năng lượng của nó nếu dc tính theo công thức thì là [tex]\frac{1}{2}*m*w^2*4A^2[/tex], tức là nó gấq 4 lần năng lượng tại nguồn.
Nhưng nếu bảo toàn năng luợhg bằng cách tính tổng hai năng lượng do 2 nguồn gữi tới thì là [tex]\frac{1}{2}mw^2*A^2 + \frac{1}{2}mw^2*A^2 [/tex] và nó gấp 2 lần năng lượng do nguồn gữi tới.
Vậy hai cách suy luận trên sai chỗ nào, vì sao sai ?

Tất nhiên là cách suy luận thứ 2 của em sai :)
[TEX]W=\frac{1}{2}m \omega^2 A^2[/TEX] là công thức tính năng lượng của vật dao động

Ko phải cứ 2 sóng truyền tới 1 điểm thì năng lượng của chúng bằng năng lượng 2 nguồn cộng lại :| vì em thấy vân cực tiểu biên độ = 0 -> năng lượng =0 đúng ko?

Khi có giao thoa thì 2 sóng có thể tăng cường hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Khi nó tăng cường nhau -> cực đại, khi chúng triệt tiêu nhau -> cực tiểu. Giả sử sóng tới có năng lượng W -> 2 thằng có năng lượng 2W. Nếu ko có giao thoa thì chúng sẽ truyền đến vị trí vân cực đại 2W, vị trí vân cực tiểu 2W, tức 4W. Nhưng có giao thoa nên 4W chuyển hết vào vân cực đại, và vân cực tiểu ko có tý năng lượng nào. Như vậy là năng lượng sóng vẫn được bảo toàn :)

4)Khi máy phát điện xoay chiều 1 pha có phần cảm quay, phần ứng cố định đang hoạt động.Suất điện động ở cuộn dây có giá trị cựic tiểu khi :
A.cực Bắc của nam châm đối diện với cuộn dây
B.Cực Nam của nam châm đối diện với cuộn dây
C.Cuộn dây ở vị trí cách đều 2 cực Nam, Bắc liền kề
D.Từ thông gữi qua cuộn dây cực đại

Anh nghĩ là đáp án C. Các đáp án A, B, D đều sai vì khi đó từ thông gửi qua cuộn dây đều max, trường hợp C từ thông gửi qua cuộn dây sẽ min. Em nhìn hình minh họa

128.png


Bài sóng em nói đây(kiếm ko ra link)
A, B cùng phương truyền sóng, cách nhau 24cm. Trên đoạn AB có 3 điểm A1, A2, A3 dao động cùng pha với A, 3 điểm B1, B2, B3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, A1, B1, A2, B2, A3, B3, B. AB1=3cm. Tìm bước sóng.
A.7
B.5
C.3
D.9
Nếu giải bằng kiểu [tex]\lambda =AA_1< AB_1 =3[/tex] thì suy ra [tex]\lambda<3[/tex], vậy sai chỗ nào ?

Đúng là cái đáp án có vấn đề. Ở bài này do trên AB chỉ có 3 điểm dao động cùng pha với A mà A1 gần A nhất nên AA1 = bước sóng. Mà B1 đứng sau A1 với AB1=3 nên bước sóng < 3. Vậy ko có cái nào thỏa mãn. Em lấy đề ở nguồn nào thế. bây h đề ẩu cũng nhiều :|


Nếu như cái đó em lấy [tex](x_1 +x_2)/2[/tex] thì sao nhỉ_______________________
Hoàn toàn ko có cơ sở nào để em làm như vậy. Em có thể kiểm chứng lại. Nếu tính theo cách của em biên độ sẽ là [TEX]\frac{1}{2}\sqrt{300}=5\sqrt{3}[/TEX] :|


Cái này em nghĩ là độ lệch pha tại trung điểm của 2 nguồn thì nó bằng độ lệch pha của 2 nguồn (vì khoảng cách bằng nhau), cho nên mình tổng hợp bình thường thôi, cũng áp dụng công thức tổng hợp dao động như của anh, còn về hiệu số pha thì nó là pi/3
Còn về pha của trung điểm thì theo em nó sẽ mang dấu của nguồn nào có biên độ lớn hơn

Bài này a cũng nói ở trên với bellevista123 rồi, là làm tổng hợp dao động như bình thường. Cái ví dụ a đưa ra là dạng bài giống của em để bạn ấy phân biệt tránh bị nhầm. Vì bạn ấy hỏi dùng pp đường tròn có được ko.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : thehung08064 & bellevista123




câu này có vấn đề anh à.P=UIcosphi.(vậy U ở đây phải là U pha chứ,sao anh lại tính theo U dây)

Câu này anh làm vội ko để ý. làm lại :)

Mạch sao - sao nên U trên mỗi tải là U pha. Các em nhìn hình dưới ấy.
Công suất trên mỗi tải là [TEX]3,6.10^3 : 3=1200 W[/TEX]
Cường độ: [TEX]I=\frac{P}{U\cos\varphi}=7,5 A[/TEX]
Công suất hao phí trên mỗi tải: [TEX]\Delta P=I^2R=112,5 W[/TEX]

Vậy hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}=0,90625=90,625%[/TEX]

129.png


71,88% cũng k có trong đáp án anh ! E làm thế này , a xem thử :

Ud=căn3 Up=200căn3

Công suất của 1 pha là : P=3,6x10(mũ3)/3=1,2x10(mũ3)

I=P/(Udxcos(phi))= 2,5căn3 (A)

Điện trở dây R=3r=6 (ôm)

Công suất hao phí p=R x I(bình)=6 x (2,5căn3)(bình)=112,5 (W)

Hiệu suất H=(P-p)/P=(1,2x10(mũ3) -112,5) / 1,2x10(mũ3) ) = 90,625%

Đáp án lại là 90,626% ( em k hiểu tính kiểu gì để ra đáp số đó nữa )

Kết quả 90,625% là ok đấy. Có điều U của em là Up chứ ko phải Ud, nhưng do em lấy theo Id tức cũng nhân [TEX]\sqrt{3}[/TEX] lên rồi nên nó ra kết quả vẫn thế. Còn về chuyện nó ko có trong đáp án thì a cũng ko biết thế nào. a nghĩ làm như trên là ổn. Bạn nào xem lại hộ a xem có sai chỗ nào ko ? Lâu ngày ko động đến 3 pha nên có thể nhầm lẫn đâu đó :)

p/s: lần sau em cố gắng gõ latex nhé. Đọc bài em đau mắt lắm :(


2.Tìm phát biểu sai về lực hạt nhân
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

Em nghĩ lực hạt nhân chỉ là lực hút thôi phải k anh !?sẵn tiện hỏi anh luôn, lật lại sách mắc công wá:D

Đã kiểm tra wiki và đính chính lại

Câu A chắc chắn sai. còn câu B ko rất lỏng lẻo
Lực hạt nhân là tương tác mạnh, bán kính tác dụng tầm 1 fecmi (tức [TEX]10^{-15} m[/TEX]) . Vượt quá khoảng cách này sẽ giảm nhanh đột ngột về 0. Chúng là lực hút khi 2 thằng cự kỳ gần nhau (cách khoảng d rất nhỏ nào đó), vì thế chúng mới ko dính vào nhau được. Còn từ khoảng cách d đó đến khoảng nhỏ hơn bán kính hạt nhân thì chúng là lực hút. Nếu ko 2 proton cùng điện tích dương lại có thể tồn tại trong cùng 1 khoảng cách nhỏ như vậy được :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: hoathan24

đáp án B bạn ak
khi khoảng cách giữa các hạt nuclon lớn hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân thể hiện lực hút
khi khoảng cách giữa các hạt nuclon nhỏ hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân thể hiện lực đẩy

Đáp án B thì đúng rồi, nhưng ở đây là chọn phát biểu sai. Theo như giải thích của em hình như em đang chọn phát biểu đúng.

Lực hạt nhân chỉ có tác dụng trong tầm bán kính hạt nhân (cỡ [TEX]10^{-15}[/TEX] m),và chỉ là lực hút.

Giúp em mấy bài nha
câu 1 khi bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt [TEX]\alpha[/TEX]ta thu dc phản ứng hạt nhân cho bởi phương trình sau 13.27Al +[TEX]\alpha[/TEX] => 15.30P +n biết mAl =26,974 u; mP =30,97u ; mn=1,0087u ; mHe =4,0015 u
động năng nhỏ nhât để của hạt [TEX]\alpha[/TEX] để phản ứng hạt nhân xảy ra là
A 938MeV
B 9,38MeV
C 93,8MeV
D0,938MeV

Độ hụt khối: [TEX]\Delta m= {-}1,0032 u[/TEX]
Vậy phản ứng thu năng lượng: [TEX]\Delta E=934,5 MeV[/TEX] ( đây là anh lấy 1u=931,5 MeV)

Đó chính là W tối thiểu để p/ứ hạt nhân trên xảy ra. Khi đó bắn alpha vào thì hạt nhân chỉ vỡ thành hai hạt con chứ ko có thêm động năng để chuyển động.

Vậy đáp án A chấp nhận được.

câu 2
một máy biến thé có cuộn sơ cấp 500 vòng và điện áp vào 120 v cuôan thứ cấp có 10 vòng va nối với tả điện trở 15 ôm dòng điện ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là
A 8 mA và 0,16 A
B 32mA và 16mA
C 3,2mA và 0,16A
D 80mA và 160mA
[TEX]N_1=500[/TEX] vòng, [TEX]U_1=120 V[/TEX]
[TEX]N_2=10[/TEX] vòng, [TEX]U_2=?[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U_2=2,4 V \Rightarrow I_2=0,16 A[/TEX]
[TEX]\frac{I_1}{I_2}=\frac{N_2}{N_1} \Rightarrow I_1=8A[/TEX]

Vậy đáp án A


câu 3 buộc chiếc kim nhỏ vào đầu một âm thoa tần số 50Hz chạm vào mặt nước. trên mặt nước quan sát thấy một số vòng tròn gợn sóng có đường kính liên tiếp là ...1,9cm ; 2,8cm; 3,9cm;5 cm... hãy xác định vật tốc truyền sóng trên mặt nước
Cái đề này có vẻ ko ổn nhỉ :-?
Bán kính các vòng tròn sẽ là: 0,95 ; 1,4 ; 1,95; 2,5
Vậy khoảng cách giữa 2 vòng liên tiếp tương ứng là (lấy cái to trừ đi cái bé liên kề): 0,45; 0,55; 0,55 ...

Khoảng cách trên chính là bươc sóng (vì 2 gợn sóng liên tiếp). Lấy 0,45 hay 0,55 nhỉ :-??
Theo anh thì chọn theo "đa số". lấy 0,55 đi :))

[TEX]v=\lambda f=27,5 cm/s[/TEX]

câu 4 một người gánh lúa ngoài đồng về với vân tóc 7,2km/h mỗi bước sải chân có chiều dài 0,5m gánh lúa nặng 60kg coi dao động của đòn gánh là dao động điều hòa độ cứng của đòn gánh phải là
A 18,95 N/m
B 53,3N/m
C 38N/m
D12,1N/m

[TEX]v=7,2 km/h = 2 m/s[/TEX] (ông nông dân gánh 60kg lúa và đi với tốc độ này thì đúng là vô đối )
[TEX]\lambda=0,5[/TEX]
[TEX]f=4 Hz \Rightarrow \omega =2\pi f=8\pi[/TEX]

[TEX]k=m\omega^2=37899 N/m[/TEX] (Ặc, sai chỗ nào nhỉ :-??)
 
N

nho_ha

e muốn hỏi a câu này

Chiếu 1 chùm ánh sáng đơn sắc có bước sống 400nm vào catot của 1 tế bào quang điện , đc làm = Na.Giới hạn quang điện của Na =o,5.10^-6 m. V max của quang ê =??????
:):):) thanks a
 
R

rocky1208

Trả lời : haihaaaaa

1,Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u=250căn2 cos100pi t thì cường độ dòng điện hd qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc 60 độ . Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mách X thì cương độ dòng điện hd qua mạch la 3A va điẹn áp hai đầu cuộm dây vuông pha với hai đầu đoạn mạch X .Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là
*200w
*300w
*200 căn 2 w
*300 căn 3 w
Em sửa lài rùi anh giup em thank!

Em nhìn hình là ra cách giải luôn nhé :)
132.png


Đoạn mạch X được coi như một tụ C nối tiếp điện trở thuần R'.
Từ TH1 -> [TEX]Z_d= \frac{U}{I_1}=50\Omega[/TEX]
Từ TH2 -> tổng trở: [TEX]Z=\frac{U}{I_2}=\frac{250}{3}[/TEX]

Ốp định lý Go cho ta giác OBC có: [TEX]BC=\sqrt{Z^2-Z_d^2}=\frac{200}{3}[/TEX]
Vậy [TEX]Z_X=\frac{200}{3}[/TEX]
Nhận thấy [TEX]R\prime=OD=OE\cos 30^0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R\prime= \frac{100\sqrt{3}}{3}[/TEX]

Công suất tiêu thụ trên X: [TEX]P=I_2^2 R\prime=3^2. \frac{100\sqrt{3}}{3}=300\sqrt{3} W[/TEX]

Trả lời : lamoanh_duyenthuc

Cho đoạn mạch RLC : đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số f
Với giá trị nào của cảm kháng thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch RL (mắc liên tiếp nhau ) đạt cực đại ?
[TEX] A)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2-Z_C^2}}{2}[/TEX]
[TEX]B)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{2}[/TEX]
[TEX]C)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{4}[/TEX]
[TEX]D)Z_L=\frac{Z_C-\sqrt{4R^2-Z_C^2}}{4}[/TEX]

Bài này gõ Latex vỡ mặt đây :(

[TEX]U_{RL}=I.Z_{RL}=\frac{U}{Z}.Z_{RL}=\frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}[/TEX]
[TEX]= \frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{\sqrt{R^2+Z_L^2-2Z_LZ_C+Z_C^2}}[/TEX]
[TEX]= \frac{U}{\sqrt{\frac{R^2+Z_L^2-2Z_LZ_C+Z_C^2}{R^2+Z_L^2}}}[/TEX]
[TEX]= \frac{U}{\sqrt{1+\frac{-2Z_LZ_C+Z_C^2}{R^2+Z_L^2}}}[/TEX]

Để thằng [TEX]U_{RL}[/TEX] đạt max thì [TEX]\frac{-2Z_LZ_C+Z_C^2}{R^2+Z_L^2}[/TEX] phải đạt min.

Để tiện anh đặt: [TEX]a=Z_C[/TEX] , [TEX]b=R^2[/TEX] còn [TEX]x=Z_L[/TEX] Ta khảo sát thằng:
[TEX]y=\frac{-2ax+a^2}{x^2+b}[/TEX]
[TEX]y\prime=\frac{2a[x^2-ax-b]}{(x^2+b)^2}[/TEX]

[TEX]y\prime=0 \Leftrightarrow x^2-ax-b=0 [/TEX]
[TEX]\Delta = a^2+4b[/TEX] (điều kiện có nghiệm là [TEX]a^2 +4b \geq 0[/TEX] luôn thoả mãn)

Khi đó bảng biến thiên:
131.png


Vậy thằng y min khi [TEX]x=\frac{a+\sqrt{a^2+4b}}{2}[/TEX] hay [TEX]Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{Z_C^2+4R^2}}{2}[/TEX]

Đáp án B nhé :)

Trả lời : sieunhanxpan1993
câu 1 : 1 con lắc d động tắt dần chậm, cứ sau mỗi 1 chu kỳ, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong 1 dao động toàn phần là bao nhiêu

Ban đầu năng lượng: [TEX]W=\frac{1}{2}m\omega^2A^2[/TEX]
Sau chu kỳ đầu năng lượng: [TEX]W=\frac{1}{2}m\omega^2(0,97A)^2=0,9409. [\frac{1}{2}m\omega^2A^2]=0,9404W[/TEX]

Vậy năng lượng còn [TEX] 94,09% [/TEX] so với chu kỳ trước -> hao hụt [TEX]100-94,04=5,91%[/TEX]


Trả lời : nho_ha

e muốn hỏi a câu này

Chiếu 1 chùm ánh sáng đơn sắc có bước sống 400nm vào catot của 1 tế bào quang điện , đc làm = Na.Giới hạn quang điện của Na =o,5.10^-6 m. V max của quang ê =??????
:):):) thanks a

Bài này là dạng cơ bản, em đọc lại SGK nhé :)
[TEX]\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda_0}+\frac{mv_0^2}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow v_0 \approx 4,67.10^5 m/s[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

toibaby

Giúp em mấy bài với...
1) Nối 2 cực của 1 máy phát điện xoay chiều 1 pha vào 2 đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây của máy phát . khi roto của máy phát quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A.Khi roto cảu máy phát quay đều với tốc độ 3nvòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là căn3A..Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là :
A R/căn3 B Rcan3 C 2Rcan3 D 2R/căn3

2)Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của 1 máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí ) 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn thứ cấp để hở là 100V.Ở cuộn thứ cấp, nếu giẻm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đẩu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U..Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu để hở của cuộn dây là
A 110V B 100v C 220V D 200V

3)Một con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kì T và biên độ 5cm..Biết trong 1 chu kì ,khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt qú 100cm/s^2 là T/3..Lấy pi^2 = 10..Tần số dao độn của vật là A 1 B..2 C..3 D..4

4)Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V và tần số không đổi vào 2 đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R ,cuộn dây thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi.Gọi N là điểm nối giũa cuộn cảm thuần và tụ điện . Các giá trị R.L,C hưu hạn và # 0 .Với C= C1 thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu biến trở R có giá trị không đổi và #0 khi thay đổi R. Với C=C1 /2 thì điện áp hiệu dụng giữa A và N là
A.. 200V B..100căn2 C..100 D 200căn2
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

Trả lời: hoathan24



Đáp án B thì đúng rồi, nhưng ở đây là chọn phát biểu sai. Theo như giải thích của em hình như em đang chọn phát biểu đúng.

Lực hạt nhân chỉ có tác dụng trong tầm bán kính hạt nhân (cỡ [TEX]10^{-15}[/TEX] m),và chỉ là lực hút.



Độ hụt khối: [TEX]\Delta m= {-}1,0032 u[/TEX]
Vậy phản ứng thu năng lượng: [TEX]\Delta E=934,5 MeV[/TEX] ( đây là anh lấy 1u=931,5 MeV)

Đó chính là W tối thiểu để p/ứ hạt nhân trên xảy ra. Khi đó bắn alpha vào thì hạt nhân chỉ vỡ thành hai hạt con chứ ko có thêm động năng để chuyển động.

Vậy đáp án A chấp nhận được.


[TEX]N_1=500[/TEX] vòng, [TEX]U_1=120 V[/TEX]
[TEX]N_2=10[/TEX] vòng, [TEX]U_2=?[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U_2=2,4 V \Rightarrow I_2=0,16 A[/TEX]
[TEX]\frac{I_1}{I_2}=\frac{N_2}{N_1} \Rightarrow I_1=8A[/TEX]

Vậy đáp án A



Cái đề này có vẻ ko ổn nhỉ :-?
Bán kính các vòng tròn sẽ là: 0,95 ; 1,4 ; 1,95; 2,5
Vậy khoảng cách giữa 2 vòng liên tiếp tương ứng là (lấy cái to trừ đi cái bé liên kề): 0,45; 0,55; 0,55 ...

Khoảng cách trên chính là bươc sóng (vì 2 gợn sóng liên tiếp). Lấy 0,45 hay 0,55 nhỉ :-??
Theo anh thì chọn theo "đa số". lấy 0,55 đi :))

[TEX]v=\lambda f=27,5 cm/s[/TEX]



[TEX]v=7,2 km/h = 2 m/s[/TEX] (ông nông dân gánh 60kg lúa và đi với tốc độ này thì đúng là vô đối )
[TEX]\lambda=0,5[/TEX]
[TEX]f=4 Hz \Rightarrow \omega =2\pi f=8\pi[/TEX]

[TEX]k=m\omega^2=37899 N/m[/TEX] (Ặc, sai chỗ nào nhỉ :-??)

câu 3 và câu 4 em cũng làm dống anh nhưng hôm qua đi thi thử không có đáp án nào đúng, tưởng mình làm sai. nhưng giờ yên tâm rồi thank anh nha!
một câu này nữa anh nha!
sau khi truyền cho tụ điện có điện dung C= 0,01 micro F một điện tích q=[TEX]10^{-6} C[/TEX] thì trong khung dao động LC xảy ra dao động điện tắt dần . Nhiệt lượng toả ra cho đến khi dao động hoàn tàon tắt là
A Q[TEX]> 5.10^{-5}J[/tex]
B [tex]Q<5.10^{-5}[/tex]
C [tex]Q\leq5.10^{-5}[/tex]
D [tex]Q\geq5.10^{-5}[/TEX]
câu nay em nghĩ là [tex]Q<5.10^{-5}[/tex] đúng không anh?
câu 2 một khung dsao động gồm cuộn cảm L và tụ không khí C có chu kì dao động là 1,26[TEX].10{-6} s[/TEX] khi lấp đầy điện môi bằng chất điện môi epsilon=3 thì chu kì dsao động của nó là
A 0,42s
B 3,78s
C 0,73s
D 2,18s
câu 3 trong mạch dao động LC tự do cuộn cảm L=[tex] 2.10^{-6} H [/tex] và dòng qua tị điện có biểu thức :q= [tex] 2.10^{-11}COS (2.10^7.t)[/tex] C ; khi điện tích trên tụ điện q=[tex] \sqrt[]{2} .10^{-11}[/tex] thì năng lượng từ trường trong mạch là
A [tex]2\sqrt[]{2}.10^{-11}[/tex]
B[tex] 8.10^{-14}[/tex]
C[tex]0,5.10^{-16}[/tex]
D [tex]10^{-16}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Trả lời: huubinh17













Hoàn toàn ko có cơ sở nào để em làm như vậy. Em có thể kiểm chứng lại. Nếu tính theo cách của em biên độ sẽ là [TEX]\sqrt{300}[/TEX] :|




Bài này a cũng nói ở trên với bellevista123 rồi, là làm tổng hợp dao động như bình thường. Cái ví dụ a đưa ra là dạng bài giống của em để bạn ấy phân biệt tránh bị nhầm. Vì bạn ấy hỏi dùng pp đường tròn có được ko.
________________
Nế như tính theo cách của em thì biên độ là 5can_3 mà anh, pha là -pi/2
________
Bài 2 em tổng hợp là 5can_7
 
J

jumongs

Lâu rồi e k hỏi a Rocky rồi :D, cho e hỏi 2 bài nha : nếu có ai hỏi rồi thì cho e địa chỉ :D
Bài 1:
Một con lắc đồng hồ đc coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T=2s, vật nặng có khối lượng m=1kg, dao động tại nơi có [TEX]g=10m/s^2[/TEX]. Biên độ góc dao động lúc đầu là [TEX]\alpha _o=5^o[/TEX]. Do chịu tác dụng của 1 lực cản ko đổi [TEX]F=0,011N[/TEX]nên nó dao động tắt dần. Người ta dùng 1 pin có suất điện động 3V điện trở ko đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất quá trình bổ sung là 25%. Pin có điện lượng ban đầu là [TEX]Q_o=10^4[/TEX]. Hỏi đồng hồ chạy đc thời gian t bao lâu thì thay pin?
A. 40 ngày
B. 46 ngày
C. 92 ngày
D. 23 ngày
2/ Hai photon có bước sóng [TEX]\lambda =0,0003nm[/TEX] sản sinh ra 1 cặp electron - poziton. Xác định động năng của mỗi hạt sinh ra nếu động năng của pozitron bằng động năng của electron:
A. 5,52 MeV và 11,04 MeV
B. 3,63 eV và 3,63 eV
C. 1,38 MeV và 1,38 MeV
D. 3,63 MeV và 3,63 MeV
 
T

toi_yeu_viet_nam

Bài 1:
Một con lắc đồng hồ đc coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T=2s, vật nặng có khối lượng m=1kg, dao động tại nơi có [TEX]g=10m/s^2[/TEX]. Biên độ góc dao động lúc đầu là [TEX]\alpha _o=5^o[/TEX]. Do chịu tác dụng của 1 lực cản ko đổi [TEX]F=0,011N[/TEX]nên nó dao động tắt dần. Người ta dùng 1 pin có suất điện động 3V điện trở ko đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất quá trình bổ sung là 25%. Pin có điện lượng ban đầu là [TEX]Q_o=10^4[/TEX]. Hỏi đồng hồ chạy đc thời gian t bao lâu thì thay pin?
A. 40 ngày
B. 46 ngày
C. 92 ngày
D. 23 ngày

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1480783#post1480783
bạn vô đây coi!

2/ Hai photon có bước sóng [TEX]\lambda =0,0003nm[/TEX] sản sinh ra 1 cặp electron - poziton. Xác định động năng của mỗi hạt sinh ra nếu động năng của pozitron bằng động năng của electron:

A. 5,52 MeV và 11,04 MeV

B. 3,63 eV và 3,63 eV

C. 1,38 MeV và 1,38 MeV

D. 3,63 MeV và 3,63 MeV
em cũng chưa gặp dạng này!hjx anh giải giúp bạn ấy

Bài của em:khi tính đc Uhamx=0 thì mình kết luận thế nào ạ
A:ko có dòng quang điện
B:có dòng quang điện
C:e quang điện ko thoát ra đc khỏi bề mặt kim loại
D:e có thoát đc với vận tốc=0
anh giải thích cho em với nha.Cảm ơn anh nhiều nhiều
 
Last edited by a moderator:
M

maichungduong02

cho em sửa lại đề cái nha anh! hic cho em xin lỗi về sự sai sót này
2. từ C1 đến 81 C1
3. .....gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, và tụ điện C mắc nối tiếp............ ( chính xác là như vậy oh anh)
 
D

dolldeath153

1 đồng hồ con lắc đếm giây (T=2s) mỗi ngày chạy nhanh 120s. Hỏi chiều dài con lắc phải được điều chỉnh ntn để đồng hồ chạy đúng
giảm 0,3%
giảm 0,2 %
tăng 0,2 %
tăng 0,3%
 
A

anhtrangcotich

1 đồng hồ con lắc đếm giây (T=2s) mỗi ngày chạy nhanh 120s. Hỏi chiều dài con lắc phải được điều chỉnh ntn để đồng hồ chạy đúng
giảm 0,3%
giảm 0,2 %
tăng 0,2 %
tăng 0,3%
Mỗi ngày chạy nhanh 120s thì mỗi chu kì nó sẽ chạy nhanh:
[TEX]\Delta T = \frac{120}{86400}2 = 2,777777777777.10^{-3} s[/TEX]
Ta có [TEX]\Delta T = 2 - T_2 \Rightarrow T_2 = 1,997222222 (s) [/TEX]

[TEX]\frac{T_2}{T} = \sqrt[]{\frac{L_1}{L_2}}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{L_1}{L_2} = 0,99722[/TEX]

[TEX]\Delta L = \frac{L_2-L_1}{L_2} = 1 - \frac{L_1}{L_2} = 0,2775848 %[/TEX]
 
H

hoathan24

Trích:
Nguyên văn bởi bellevista123
2.Tìm phát biểu sai về lực hạt nhân
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

Em nghĩ lực hạt nhân chỉ là lực hút thôi phải k anh !?sẵn tiện hỏi anh luôn, lật lại sách mắc công wá
Câu B sai.
Lực hạt nhân là tương tác mạnh, bán kính tác dụng tầm 1 fecmi (tức ) . Vượt quá khoảng cách này sẽ giảm nhanh đột ngột về 0. Và chúng là lực hút giữa các nuclon. Nếu ko 2 proton cùng điện tích dương lại có thể tồn tại trong cùng 1 khoảng cách nhỏ như vậy được


anh này cô giáo em cho ghi như thế này :
-lực hạt nhân chỉ có tác dụng khi hoảng cách giữa các hat nuclon nhỏ hơn kích thước hạt nhân
- khi khoảng cách giữa các hạt nuclon nhỏ so với kích thước hạt nhân thì thể hiện lực đẩy ,khi khoảng cách lớn đáng kể so với hạt nhân thì lực hạt nhân thể hiện lực hút
-lực hạt nhân tác dụng lên mỗi hạt nuclonđều có phương đi qua tâm hạt nhân nên lực trong hạt nhân là trường lực xuyên tâm
. nói thật cái này em tin tưởng cô em lắm vì cô em đã có thâm liên dạy học nhiều năm kiến thức rất vững :D em nghĩ đáp an A là sai
em đã đọc trên wikipedia rồi ở đó họ viết hoàn toàn trái ngược

thực sự là hơi phân vân
 
Last edited by a moderator:
K

kiburkid

Em có mấy câu mong mọi người giúp đỡ

1, Con lắc giao động điều hoà. Thời điểm ban đầu con lắc đi qua vị trí thấp nhất theo chiều dương với vân tốc [TEX]v=5\pi cm/s[/TEX]. Tại li độ góc [TEX]\alpha = 5,41.10^{-2} rad[/TEX] thì vật có vận tốc [TEX]v=2,5\pi cm/s[/TEX]. Khoảng thời gian ( kể từ lúc ban đầu) để vật đi được quãng đường 18cm là
A. 1,87s
B. 2,5s
C. 1,73s
D. 2,06s

2, Một tụ điện được nạp năng lượng [TEX]W_o = 10^{-6}J[/TEX] bởi nguồn điện một chiều có công suất E = 4V. Sau khi nạp đầy điện, tụ được nối với một cuộn thuần cảm tạo thành mạch dao động lý tưởng. Trong quá trình dao động, cứ sau khoảng thời gian liên tiếp là [TEX]10^{-6}s[/TEX] thì năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường. Cường độ dòng điện cực đại trong cuộn bằng
A,1,11 A
B, 0,555 A
C, 1,12 A
D, 0,79 A

3, Một lăng kính có góc chiết quang bằng [TEX]6^o[/TEX]. Chiếu chùm sáng song song, hẹp, chứa đồng thời hai ánh sáng đơn sắc màu lục và màu đỏ tới mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng màu lục có giá trị 1,55; góc hợp bởi hai tia ló là 18 phút. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ là
A, 1,54
B, 1,5
C, 1,48
D, 1,6

P/s: Tiện thể cho em mấy công thức phần lăng kính và các dạng quen thuộc của lăng kính luôn nha. Em cảm ơn nhiều :D

 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Bài 2. Bó tay cho cái "công suất 4V" ;))
Khi nạp đầy thì hiệu điện thế trên tụ bằng hiệu điện thế nguồn. Nghĩa là bạn đã biết được U và W cực đại trên tụ. Bạn cần tính C tụ.
Năng lượng biến thiên với chu kì T/2. Suy ra chu kì dao động riêng của mạch là 2.10^-6 s.
Có chu kì và C, bạn tính L.
Có L và W, bạn tính I cực đại.


Bài 1. Muốn tìm khoảng thời gian đó, biên độ và chu kì của dao động, rồi dùng đường tròn để xác định.

Tại điểm thấp nhất vật chỉ có động năng (nếu chọn gốc thế tại đây)

Áp dụng bảo toàn năng lượng:

[TEX]\frac{mv_1^2}{2}=\frac{m\omega^2\alpha^2}{2} + \frac{m_v_2^2}{2}[/TEX]

Bạn tính được [TEX]\omega[/TEX] suy ra [TEX]T[/TEX].

Có [TEX]\omega[/TEX] thay vào công thức:

[TEX]\frac{m\omega^2A^2}{2} = \frac{mv_1^2}{2}[/TEX]

Tính được A.

Có A và T, bạn dùng đường tròn như đã nói ở trên.
 
K

kiburkid

Bài 2. Bó tay cho cái "công suất 4V" ;))
==> Có gì phải bó tay ???
Khi nạp đầy thì hiệu điện thế trên tụ bằng hiệu điện thế nguồn. Nghĩa là bạn đã biết được U và W cực đại trên tụ. Bạn cần tính C tụ.
Năng lượng biến thiên với chu kì T/2. Suy ra chu kì dao động riêng của mạch là 2.10^-6 s.
==> Đây là thời gian giữa hai lần năng lượng điện trường bằng từ trường phải là T/4 chứ :|
Có chu kì và C, bạn tính L.
Có L và W, bạn tính I cực đại.


Bài 1. Muốn tìm khoảng thời gian đó, biên độ và chu kì của dao động, rồi dùng đường tròn để xác định.

Tại điểm thấp nhất vật chỉ có động năng (nếu chọn gốc thế tại đây)

Áp dụng bảo toàn năng lượng:

[TEX]\frac{mv_1^2}{2}=\frac{m\omega^2\alpha^2}{2} + \frac{m_v_2^2}{2}[/TEX]

==> Làm rì có công thức ni ? Thế năng của con lắc lò xo khác mà......

Bạn tính được [TEX]\omega[/TEX] suy ra [TEX]T[/TEX].

Có [TEX]\omega[/TEX] thay vào công thức:

[TEX]\frac{m\omega^2A^2}{2} = \frac{mv_1^2}{2}[/TEX]

Tính được A.

Có A và T, bạn dùng đường tròn như đã nói ở trên.

Anh/chị xem lại dùm em nha
Cả bài 3 nữa ha :D

........................
 
B

bellevista123

1. Đưa 1 âm thoa phát ra âm thanh với tần số là 750Hz lại gần miệng của 1 ống nghiệm cao đặt thẳng đứng rồi đổ nước dần vào ống. Người ta thấy khoảng cách giữa 2 mực nước liên tiếp để nge được âm thanh có phát ra từ miệng ống to nhất là 25cm. Tốc độ truyền âm trong không khí là:
A. 750m/s B. 188m/s C.375m/s D.340m/s

2.Một cllx đang chuyển động điều hòa trên mp nằm ngang,nhẵn với biên độ A1.Đúng lúc vật M ở vị trí biên thì 1 vật m có khối lượng = khối lượng vật M ,chuyển động theo phương ngang với vận tốc v = vận tốc cực đại của vật M,đến va chạm M. Biết va chạm giữa 2 vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động với biên độ A2.Tỉ số biên độ dao động của vật M trước và sau va chạm A1/A2:

A.2/3 B.1/2 C.(căn 3)/2 D.(căn 2)/2
 
Top Bottom