[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

T

tieudao

1 số câu lý thuyết nhờ anh rocky giải đáp
câu 1
chọn câu chính xác nhất : electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi
A.công thoát của e có giá trị nhỏ nhất
B.photon ánh sáng có năng lượng lớn nhất
C.năng lượng mà e thu được là lớn nhất
D.năng lượng mà e bị mất đi là nhỏ nhất

M nghi mẹo ở đây la chữ cực đại
cực đại là lớn nhất, trong số những e nhận năng lượng như nhau thì e nào sau khi bứt ra mà mất ít năng lượng thì có động năng cực đại


câu 2
với cùng một cường độ âm tai người nghe thính nhất với âm có tần số
A.từ 5000 Hz tới 10000Hz
B.từ 1000Hz tới 5000Hz
C.từ 10000Hz tới 20000Hz
D.từ 16Hz tới 1000Hz

hihnf như thế :D


câu 3
1 con lắc lò xo và 1 con lắc đơn ,khi ở duới mặt dất cả 2 con lắc cùng dao động với chu kì 2s.đưa cả 2 con lắc lên đỉnh núi (coi nhiệt độ không đổi) thì 2 con lắc dao động lẹch chu kì nhau.thỉnh thoảng chúng lại cung f đi qua vị trí cân bằng và chuyển động cùng 1 phía,thời gian giữa 2 lần liên tiếp như vvaayj là 8phút 20 gây.tìm chu kì con lắc đơn tại đỉnh núi đó
2,008 à, nếu đúng thì m sẽ giải thích
chưa gặp dạng này bao giờ
 
L

lantrinh93

Trích:
Nguyên văn bởi hattieupro
1 số câu lý thuyết nhờ anh rocky giải đáp
câu 1
chọn câu chính xác nhất : electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi
A.công thoát của e có giá trị nhỏ nhất
B.photon ánh sáng có năng lượng lớn nhất
C.năng lượng mà e thu được là lớn nhất
D.năng lượng mà e bị mất đi là nhỏ nhất
rích:
Nguyên văn bởi hattieupro
câu 2
với cùng một cường độ âm tai người nghe thính nhất với âm có tần số
A.từ 5000 Hz tới 10000Hz
B.từ 1000Hz tới 5000Hz
C.từ 10000Hz tới 20000Hz
D.từ 16Hz tới 1000Hz
câu 2": D , câu 1 mình nhớ trong đề BGN , có lần các bạn chọn C
 
G

gaconthaiphien

Các bạn giúp mình:

Bài 1: Hai cuộn dây [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX] mắc nối tiếp nhau và đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi [TEX]U_1[/TEX] và [TEX]U_2[/TEX] là hiệu điện thế hiệu dụng tương ứng giữa 2 đầu cuộn [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX]. Để [TEX]U=U_1+U_2[/TEX] thì:
A. [TEX]\frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}[/TEX]
B. [TEX]\frac{L_1}{R_2}=\frac{L_2}{R_1}[/TEX]
C. [TEX]L_1L_2=R_1R_2[/TEX]
D. [TEX]L_1+L_2=R_1+R_2[/TEX]

Bài 2: Một mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết [TEX]Z_L=100, Z_C=50[/TEX] ứng với tần số f. Để trong mạch xảy ra cộng hưởng điện thì tần số có giá trị:
A. [TEX]f_0>f[/TEX]
B. [TEX]f_0<f[/TEX]
C. [TEX]f_0=f[/TEX]
D. không xác định
 
L

lantrinh93

Các bạn giúp mình:

Bài 1: Hai cuộn dây [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX] mắc nối tiếp nhau và đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi [TEX]U_1[/TEX] và [TEX]U_2[/TEX] là hiệu điện thế hiệu dụng tương ứng giữa 2 đầu cuộn [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX]. Để [TEX]U=U_1+U_2[/TEX] thì:
A. [TEX]\frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}[/TEX]
B. [TEX]\frac{L_1}{R_2}=\frac{L_2}{R_1}[/TEX]
C. [TEX]L_1L_2=R_1R_2[/TEX]
D. [TEX]L_1+L_2=R_1+R_2[/TEX]

...........................
.............................để U = U 1 + U2 thì
U 1 và U 2 cùng pha

tan [TEX]\varphi 1[/TEX]= [TEX]tan \varphi 2[/TEX]
[TEX]\frac{ZL_1}{R1}=\frac{Zl2}{R2}[/TEX]..> B


Bài 2: Một mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết [TEX]Z_L=100, Z_C=50[/TEX] ứng với tần số f. Để trong mạch xảy ra cộng hưởng điện thì tần số có giá trị:
A. [TEX]f_0>f[/TEX]
B. [TEX]f_0<f[/TEX]
C. [TEX]f_0=f[/TEX]
D. không xác định

đoạn mạch đang có [TEX]ZL >Zc [/TEX]
.> [TEX]L.2.\pi .f>\frac{1}{C.2.\pi .f}[/TEX]
vậy để xãy ra cộng hường thì : phải giảm [TEX]f[/TEX]
.>[TEX] f<f_{0}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời nashi666

giải đáp nhanh giúp mình bài này nha ^^ thanks mọi người nhìu ^^
bài 1 : một tấm kim loại có giới hạn quan điện lamda = 0,46x10^-6 m . hiện tượng quan điện ngoài xảy ra với nguồn bức xạ
a : hồng ngoại có công suất 100w
b : tử ngoại có công suất 0,1w
c có bước sóng 0,64x10^-6m và công suất 20w
d : hồng ngoại có công suất 11w
Để xảy ra hiện tượng quang điện thì điều kiện bắt buộc là bước sóng a/s kích thích phải lớn hơn bước bước sóng giới hạn [TEX]\lambda_0[/TEX] còn công suất nguồn như thế nào thì là ảnh hưởng đến cường độ dòng quang điện bão hoà chứ ko phải là quyết định xem hiện tượng có xảy ra hay ko.

Đáp án là B. Tia tử ngoại

bài 2 : một con lắc đơn có chiều dài 1m dao động tại nơi có trong trường g=pi2 nếu khi vật di chuyển qua vị trí cân bằng dây treo vướn phải một định nằm cách điểm treo 50cm thì chu kì dao động của con lắc là ? ( giải ko ra đc đáp án ^^ )
a : 2s
b : (2 + căn(2) ) /2
c : 2 + căn(2)
d : 3s
thanks mọi người nhìu

Khi bị vướng đinh thì nửa bên vướng chiều dài con lắc coi như còn 1 nửa nên dao động với
[TEX]T_1=2\pi\sqrt{{\frac{l}{2g}}}[/TEX]. Còn nửa bên ko vướng vẫn dao động với chu kỳ cũ: [TEX]T_2=2\pi\sqrt{{\frac{l}{g}}}[/TEX]. Chu kỳ của con lắc sẽ là:
[TEX]T=\frac{T_1}{2}+\frac{T_2}{2}=\pi(\sqrt{\frac{l}{2g}}+\sqrt{\frac{l}{g}})=\frac{2+\sqrt{2}}{2}[/TEX]

Trả lời segtdhkiul
anh rocky xem hộ em mấy bài cơ bản này với nhé . em tính mãi mà hok ra đáp án j cả
1305188390796504677_574_574.jpg
[TEX]u_A=a\cos(\omega t)[/TEX]
[TEX]u_B=a\cos(\omega t+\pi)[/TEX]

Độ lệch pha: [TEX]\Delta\varphi=\pi-\frac{2\pi(d_2-d_1)}{\lambda}=\frac{\pi}{2}[/TEX]

Ốp công thức tổng hợp dao động: [TEX]A^2=A_1^2+A_^2+2A_1A_2\cos\Delta\varphi=20[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=\sqrt{20}=2\sqrt{5}[/TEX]

Đáp án C.

Trả lời toi_yeu_viet_nam
Em hỏi tiếp ạ
ĐB:Một chùm sáng đơn sắc chiếu vuông góc tấm thủy tinh dày 2cm.Hệ số hấp thụ của thủy tinh là 25(1/m)
tỷ lệ năng lượng của chùm sáng bị hấp thụ là:
A:39,35% B:49,35% C:50,85% D:60,65%
(anh cho em mấy cái công thức về phần này nha.Cảm ơn anh)

Cái này nói thật là a ko biết :) a chưa thấy tài liệu phổ thông nào nói về vấn đề vấn đề này. a đã googled nhưng những tài liệu a đọc được có vẻ ko phù hợp với kiến thức phổ thông. Em có thể tham khảo nguồn sau: http://www.wattpad.com/249193-s%E1%BB%B1-h%E1%BA%A5p-th%E1%BB%A5-%C3%A1nh-s%C3%A1ng

Anh nghĩ cái này làm gì có trong chương trình nhỉ :-? Em lấy đề ở đâu vậy?


Trả lời huubinh17
đáp án bài va chạm con lắc của em là [tex]m(g+\frac{v}{2gl})[/tex]

A đã check lại nhưng chưa phát hiện r chỗ nào sai cả. Bạn nào tinh mắt nhìn hộ a phát :)

Trả lời xjnhtrajnq
anh rocky và các bạn giúp mình thêm bài này nhé
1305205205350857662_574_574.jpg

Em nhìn hình vẽ minh hoạ:
117.png

Với TH góc chiết quang rất nhỏ thì góc lệch được tính như sau:
[TEX]\fbox{D=A(n-1)}[/TEX]
Vậy:
[TEX]D_d=A(n_d-1)[/TEX]
[TEX]D_t=A(n_t-1)[/TEX]

bề rộng quang phổ [TEX]MN=HN-HM=IH(\tan D_t-\tan\D_d)[/TEX]
Với góc bé thì [TEX]\tan\alpha \approx \sin\alpha\approx\alpha[/TEX] ([TEX]\alpha[/TEX] đo = rad) nên:

[TEX]MN=IH.A.(n_t-n_d)=2.\frac{5.\pi}{180}. (1,64-1,6)=6,98.10^{-3} m\approx 7 mm[/TEX]

Đáp án A.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: bellevista123

Trong thi ng Y-ang, nguồn sáng phát ra đồng thời 2 bức xạ đơn sắc,trong đó bức xạ màu đỏ có bs 720nm và bức xạ màu lục có bs lamda (500nm<lamda<575nm).Trên màn quan sát,giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục . Giá trị của lamda là :
A. 500nm B.520nm C.540nm D.560nm

Phiền anh rocky giải thích cặn kẽ giùm em chỗ 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục á!? em không hiểu gì hết , hix

Vân cùng màu vân trung tâm là vân trùng của 2 bức xạ (đỏ và lục ). Để tiện anh gọi a/s đỏ là [TEX]\lambda_1[/TEX], lục là [TEX]\lambda_2[/TEX]

Giữa vân trùng 1 và vân trùng 2 có 8 vân lục -> giữa vân trung tâm và vân trùng 1 cũng có 8 vân lục -> vị trí vân lục trong vân trùng 1 ứng với [TEX]k_2=9[/TEX]

118.png

Điều kiện trùng vân: [TEX]k_1\lambda_1=k_2\lambda_2 \Rightarrow \lambda_2=\frac{k_1\lambda_1}{k_2}=\frac{720k_1}{9}[/TEX] (nm) (1)

Do [TEX]500 nm \leq \lambda_2 \leq 575 nm[/TEX] nên có:
[TEX]500 \leq \frac{720k_1}{9} \leq 575 \Rightarrow 6,25 \leq k_1 \leq 7,2[/TEX]. Vậy [TEX]k_1=7[/TEX]

Lắp vào (1) cho: [TEX]\lambda_2=560 nm[/TEX].

Đáp án D.

p/s: TH 2 vân trùng đối xứng qua vân trung tâm cũng thế, chẳng khác gì cả.

Giải giúp em mấy bài này với anh rocky !!! ( mấy câu lý thuyết a giải thích kĩ kĩ giùm em nhé )

1.Dọi đồng thời 2 ngọn đèn, 1 là bóng neon có công suất cực lớn, đèn 2 là đèn phát ánh sáng tím với cường độ sáng cực yếu.Khi đó cướng độ dòng quang điện (nếu có) là và .Nhận xét gì về 2 dòng này?
Đáp án là i1=0 , i2 #0

Câu này hoàn toàn ko có cơ sở để kết luận.

1. Nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang: ống tuýp chứa đầy khí trơ (Argon hoặc Neon) + 1 ít hơi Hg. Mặt trong ống tráng lớp bột huỳnh quang (photpho). Khi bật công tắc -> hiện tượng phóng điện trong khí trơ. Các e va đập với nguyên tử Hg phát ra các tia tử ngoại. Tia tử ngoại va vào thành ống -> kích thích lớp huỳnh quang phát ra các phonton trong vùng hồng ngoại + ánh sáng nhìn thấy (a/s trắng).

2. Hiện tượng quang điện xảy ra hay ko xảy ra (nếu xảy ra thì I bão hoà khác 0) phụ thuộc vào việc bước sóng của a/s kích thích có đủ nhỏ (nhỏ hơn [TEX]\lambda_0[/TEX]) hay ko chứ ko phải vào công suất nguồn mạnh hay yếu. Ở đây ta hoàn toàn ko biết công thoát của kim loại là bao nhiêu nên hoàn toàn ko biết được ánh sáng nào có thể gây được hiện tượng quan điện. Có thể cả hai ánh sáng đều ko gây được hiện tượng. Em check lại đề và nguồn lấy đề :)

2.Cho mạch nối tiếp RC, Dùng vôn kế nhiệt có điện trở rất lớn đo được UR = 30 V, UC = 40V, thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch lệch pha so với hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện một lượng là
A. 1,56 B. 1,08 C. 0,93 D. 0,64

Hình vẽ:
119.png

U sớm pha hơn [TEX]U_C[/TEX] 1 góc [TEX]\approx 37^0=0,6435 rad[/TEX]

Đáp án D

3.Các chấn tử trong anten thu vô tuyến phải đặt song song với mặt đất vì:
A.Vecto cảm ứng từ trong sóng tới nằm vuông góc với mặt đất
B. Vecto cường độ điện trường trong sóng tới nằm vuông góc với mặt đất
C. Vecto cường độ điện trường trong sóng tới nằm song song với mặt đất
D. Vecto cảm ứng từ trong sóng tới nằm song song với mặt đất

Chọn C nhé :)

Nguyên tắc hoạt động của anten: aten để bắt sóng. khi sóng điện từ tới anten, thành phần điệ trường sẽ là các e của chấn tử dao động theo. các e dao động mạnh nhất khi phương của chấn tử // với phương của vector E (điện trường). khi đó aten bắt được sóng ngon nhất :)

Trong sóng vô tuyến, thành phần E // mặt đất, còn B thì vuông góc. Điều này để giảm tối thiểu tác động của từ trường trái đất lên sóng. Vì vậy chấn tử phải đặt // mặt đất.

4:cho một thanh đồng chất,tiết diện đều dài L dựa vào một bức tường nhẵn
thẳng đứng ,hệ số ma sát nghỉ giữa thanh và san la 0,4,góc mà thanh
hợp với sàn nhỏ nhất để thanh không trượt là?
Đáp án là 51,3
120.png

Giả sử N1, N2 là phản lực tạ sàn và tường.
Điều kiện cân bằng lực:
Theo phương ngang: [TEX]N_1=F_{ms}[/TEX]
Theo phương thẳng đứng: [TEX]N_2=P[/TEX]

Điều kiện cân bằng moment tại trục quay là đầu thanh tiếp xúc với sàn.
Moment do N1: [TEX]M_1=N_1.L\sin\alpha[/TEX]
Moment do P: [TEX]M_2=\frac{P.L\cos\alpha}{2}[/TEX]
Cân bằng -> [TEX]N_1.L\sin\alpha=\frac{P.L\cos\alpha}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow N_1=\frac{P\cot \alpha}{2}[/TEX]

Để thanh ko trượt thì lực ma sát (có giá trị N1) phải nhỏ hơn ma sát nghỉ cực đại (có giá trị kP) vì nếu đạt ngưỡng bằng vật bắt đầu trượt.
[TEX]N_1 \leq kP \Rightarrow \frac{P\cot \alpha}{2} \leq kP \Rightarrow \cot \alpha \leq 2k=0,8 \Rightarrow \tan\alpha \geq \frac{1}{0,8}=1,25[/TEX]
[TEX]\Rightarrow\alpha\geq 51,34^0[/TEX] (vì hàm tan đồng biến nên chiều BĐT giữ nguyên)

5. Thời jan sống của 1 hạt nhân k bền trong hệ quy chiếu đứng yên đối với trái đất sẽ tăng lên bao nhiêu nếu hạt chuyển động với vận tốc 0,63c
A. 5,7 B. 3,4 C.6,9 D.7,1
Có : [tex]t\prime=\frac{t}{sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}} [/tex]
Lắp [TEX]v=0,63c[/TEX] vào thì được: [TEX]\frac{t\prime}{t}\approx 1,2877[/TEX]

Sao ko có đáp án nhỉ :-??
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời : hattieupro


1 số câu lý thuyết nhờ anh rocky giải đáp
câu 1
chọn câu chính xác nhất : electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi
A.công thoát của e có giá trị nhỏ nhất
B.photon ánh sáng có năng lượng lớn nhất
C.năng lượng mà e thu được là lớn nhất
D.năng lượng mà e bị mất đi là nhỏ nhất

Đáp án C nhé. năng lượng mà e thu được là lớn nhất
Năng lượng của photon dùng làm 2 việc:
1. Thoát ra khỏi kim loại (tốn 1 lượng = công thoát A)
2. Cung cấp động năng cực đại ban đầu cho e (chính là phần dư của hf-A)

Vậy khi năng lượng nhận được là cực đại thì nó sẽ có động năng max.
câu 2
với cùng một cường độ âm tai người nghe thính nhất với âm có tần số
A.từ 5000 Hz tới 10000Hz
B.từ 1000Hz tới 5000Hz
C.từ 10000Hz tới 20000Hz
D.từ 16Hz tới 1000Hz

Đáp án B. Khoảng từ 1k Hz đến 5k Hz. Anh nhớ đọc 1 ở đâu đó rồi. Có thể dùng loại trừ. A, C quá to (maximum =20k Hz) còn D quá nhỏ (minimum=16 Hz)

câu 3
1 con lắc lò xo và 1 con lắc đơn ,khi ở duới mặt dất cả 2 con lắc cùng dao động với chu kì 2s.đưa cả 2 con lắc lên đỉnh núi (coi nhiệt độ không đổi) thì 2 con lắc dao động lẹch chu kì nhau.thỉnh thoảng chúng lại cung f đi qua vị trí cân bằng và chuyển động cùng 1 phía,thời gian giữa 2 lần liên tiếp như vvaayj là 8phút 20 gây.tìm chu kì con lắc đơn tại đỉnh núi đó

Giả sử ban đầu 2 thằng có chu kỳ [TEX]T[/TEX] (theo giả thiết T=2s). Đưa lên núi chỉ có con lắc đơn bị thay đổi chu kỳ. Gọi chu kỳ mới của nó là [TEX]T\prime[/TEX]

Giả sử con lắc lò xo dao động được n dao động toàn phần thì trùng phùng.
Hai lần liên tiếp mất 8 phút 20 s = 500 s -> nT=500 -> n=250.

Đưa lên cao thì g giảm -> T tăng, vậy con lắc đơn chạy chậm hơn hay T'>T. Khi con lắc lò xo thực hiện hết 1 dao động toàn phần trở về trạng thái ban đầu thì con lắc đơn cần thêm T'-T giây nữa. Các chu kỳ sau cũng vậy, con lắc đơn luôn trễ T'-Ts. Chúng gặp nhau sau khi con lắc lò xo thực hiện được n dao động thì tổng thời gian trễ n(T'-T) phải bằng 1 số nguyên lần chu kỳ T, tức n(T'-T)=kT. Đề này cho hơi thiếu vì số nguyên k cho 2 lần trùng phùng liên tiếp ko phải lúc nào cũng là 1. Nhưng trong TH này a nghĩ còn mỗi nước thay k=1 vào thôi :(

[TEX]250(T'-2)=2 \Rightarrow T'=2,008 [/TEX] (s)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: vnmath.com

nhờ anh rocky
cho hạt alpha có động năng E = 4 MeV bay đến va chạm với hạt Al(27-13) đứng yên.
Sau va chạm sinh ra hai hạt là X và nơtron
hạt nơtron có phương chuyển động vuông góc với phương chuyển động của các hạt alpha
cho m alpha = 4,0015u;
mAl = 26,974u; mX = 29,970u; mn = 1,0087u, 1u = 931,5MeV

tính động năng hạt nơtron và X sau phản ứng

Anh đã làm bài này 1 lần rồi. Số liệu chỉ hơi khác một tý tẹo (nó lấy nhiều số thập phân hơn thôi). Em xem đề và lời giải phía dưới nhé :)

câu này nữa mọi người trả lời nhanh dùm em

Bắn hạt anfa với động năng 4MeV vào hạt nhân Al27 đứng yên ;sau phản ứng thu đc nơtron và hạt nhân X.biết nơtron sinh ra sau phản ứng chuyển động theo phương vuông góc với phương chuyển động của hạt anfa.tính động năng của nơtron
Biết m(anfa)=4,0015u ;m(Al)=26,97435u ;m(n)=1,0087u ;m(X)=29,97005 ;u=931 MeV/c^2.
A.0,45MeV
B.0.56MeV
C.0,74MeV
D.0,85MeV
Phản ứng:
[TEX]_{13}^{27}\textrm{Al}+_{2}^{4}\textrm{He} \Rightarrow _{0}^{1}\textrm{n}+_{15}^{30}\textrm{P}[/TEX]

[TEX]\Delta m=m_0-m=-2,9.10^{-3}u \Rightarrow \Delta E=-2,6999 MeV[/TEX]
Bảo toàn năng lượng: [TEX]K_{He}+K_{Al}+\Delta E=K_n+K_X[/TEX]. Vậy
[TEX]K_n+K_X=4-2,6999=1,3001[/TEX] (1)

Bảo toàn động lượng: hình vẽ
77.png


Nhận thấy [TEX]P_{He}^2=P_{n}^2+P_X^2[/TEX] [TEX] \Leftrightarrow m_{He}K_{He}=m_nK_n+m_XK_X[/TEX]. Vậy:

[TEX]1,0087K_n+29,97005K_X=4,0015K_{He}=4,0015. 4[/TEX] (2)

Giải hệ (1) và (2) cho [TEX]K_n=0,79 MeV[/TEX]
Chắc là C :)

Trả lời: gaconthaiphien
Các bạn giúp mình:

Bài 1: Hai cuộn dây [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX] mắc nối tiếp nhau và đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi [TEX]U_1[/TEX] và [TEX]U_2[/TEX] là hiệu điện thế hiệu dụng tương ứng giữa 2 đầu cuộn [TEX](R_1, L_1)[/TEX] và [TEX](R_2, L_2)[/TEX]. Để [TEX]U=U_1+U_2[/TEX] thì:
A. [TEX]\frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}[/TEX]
B. [TEX]\frac{L_1}{R_2}=\frac{L_2}{R_1}[/TEX]
C. [TEX]L_1L_2=R_1R_2[/TEX]
D. [TEX]L_1+L_2=R_1+R_2[/TEX]

[TEX]U=U_1+U_2[/TEX] nên 2 thằng này đồng pha -> chúng lệch pha với dòng điện 1 góc như nhau -> giá trị tan của góc lệch là như nhau. Nên
[TEX]\frac{Z_{L1}}{R_1}=\frac{Z{L2}}{R_2} \Rightarrow \frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}[/TEX]

Chốt:
[TEX]\fbox{\frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}}[/TEX]
Đáp án A.

Bài 2: Một mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết [TEX]Z_L=100, Z_C=50[/TEX] ứng với tần số f. Để trong mạch xảy ra cộng hưởng điện thì tần số có giá trị:
A. [TEX]f_0>f[/TEX]
B. [TEX]f_0<f[/TEX]
C. [TEX]f_0=f[/TEX]
D. không xác định

Xảy ra cộng hưởng -> [TEX]Z_L=Z_C[/TEX]. Hiện tại thì [TEX]Z_L > Z_C[/TEX] nên phải thay đổi f sao cho [TEX]Z_C[/TEX] tăng còn [TEX]Z_L[/TEX] giảm

[TEX]Z_L=L\omega[/TEX]
[TEX]Z_C=\frac{1}{\omega C}[/TEX]

nên phải giảm f, hay [TEX]f_0<f[/TEX]
 
H

huubinh17

Một con lắc đơn có chiều dài L, dc đặt trong điện trường đều có cường độ điện trường E hướng theo phương thẳng đứng
Vật nặng xon lắc có klg M và điện tích Q.Cần truyền diện tich Q_1 cho vật nặng mà chu kỳ con lắc ko đổi
A.2Mg/E
B.Mg/E
C.3Mg/E
D.E/2Mg
 
R

rocky1208

Trả lời : huubinh17

Đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên vậ tốc của vật đứng yên sau va chạm sẽ bằng 2 lần động lượng vật bayn tới, chia cho tổng klg , anh rooky suy ra vận tốc là đúng roài, chỉ khác đáp án
_______________________________________________
Cho em hỏi một bài nữa, bài này post lên 1 lần, nhưng ko có mem nào trả lời
Trên trục x'Ox có 2 chất điểm dao động điều hòa với pt:
[tex]x_1= -10cos10t[/tex] và [tex]x_2=20cos(10t - pi/3)[/tex].Phương trình dao động của trung điểm MN là ?

Lần sau post em để cách dòng trắng giữa các câu hỏi nhé. Để gạch ngang a tưởng phần chữ ký. bài này e chỉ cần vẽ cái hình ra thôi.

Trước hết:
[tex]\bar{OM}=x_1= {-}10\cos 10t=10\cos (10t+\pi)[/tex]
[tex]\bar{ON}=x_2=20cos(10t - \frac{\pi}{3})[/tex]

Giản đồ như hình vẽ:
121.png


Từ hình vẽ thấy ngay trung điểm I của MN dao động với biên độ là OI=MO=10 cm. Pha ban đầu là [TEX]{-}\frac{\pi}{2}[/TEX]. Vậy pt dao động là:

[TEX]x=10\cos(10t -\frac{\pi}{2})[/TEX]
Một con lắc đơn có chiều dài L, dc đặt trong điện trường đều có cường độ điện trường E hướng theo phương thẳng đứng
Vật nặng xon lắc có klg M và điện tích Q.Cần truyền diện tich Q_1 cho vật nặng mà chu kỳ con lắc ko đổi
A.2Mg/E
B.Mg/E
C.3Mg/E
D.E/2Mg

Đề bài này hoàn toàn vô lý. Nếu ko thay đổi yếu tố nào khác nữa thì khi truyền thêm điện tích Q1 vào cho quả cầu, chắc chắn T phải thay đổi. Anh nghĩ bài này em chép đề thiều. Ít nhất à phải cho thay đổi thêm thông số nào đó như thay đổi độ cao, chiều dài dây treo hay nhiệt độ (con lắc mà dây treo giãn nở theo nhiệt độ). Với đề này thì ko thể có đáp án :|
 
Last edited by a moderator:
H

haihaaaaa

1,Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u=250căn2 cos100pi t thì cường độ dòng điện hd qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc 60 độ . Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mách X thì cương độ dòng điện hd qua mạch la 3A va điẹn áp hai đầu cuộm dây vuông pha với hai đầu đoạn mạch X là
*200w
*300w
*200 căn 2 w
*300 căn 3 w
2,Con lắc lò xo treo thẳng đứng ,lò xo nhẹ.Từ vị trí cân bằng ,kéo vật xuống một đoạn 3cm rồi thả ra cho vật dao động . 20s thưc hiện đươc 50 dao động ,g=pi^2(m/s^20.tí số giữa lực đàn hồi cực đại và ực tiểu của lò xo lad
*5
*7
*3
*6
Thank!
 
B

bellevista123

Trả lời: huubinh17


Để cho tiện a gọi: [TEX]m_1 [/TEX]là vật tới va chạm, [TEX]m_2 [/TEX]là vật bị va chạm. Vận tốc sau va chạm của chúng lần lượt là [TEX]v_1[/TEX], [TEX]v_2[/TEX] ([TEX]v_1[/TEX], [TEX]v_2 [/TEX]là giá trị đại số)

BT động lượng:[TEX] m_1v_0=m_1v_1+m_2v_2 \Rightarrow v_0=v_1+v_2[/TEX] (vì [TEX]m_1=m_2=m[/TEX] (1)

BT động năng: [TEX]\frac{m_1v_0^2}{2}=\frac{m_1v_1^2}{2}+\frac{m_2v_2^2}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow v_0^2=v_1^2+v_2^2[/TEX] (2)

Từ (1) rút [TEX]v_2=v_0-v_1[/TEX] thế vào (2) được:
[TEX]2v_1^2-2v_1v_0=0 \Rightarrow v_1(v_1-v_0)=0[/TEX]
Vậy có [TEX]v_1=v_0[/TEX]

Gọi [TEX]\alpha_0[/TEX] là biên độ góc của con lắc. Ốp bảo toàn cơ năng (gốc thế năng ở VTCB)

[TEX]\frac{mv_2^2}{2}=mgl(1-\cos\alpha_0)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \cos\alpha_0=1-\frac{v_0^2}{2gl}[/TEX]
Lực căng ngay sau va chạm: [TEX]T=mg(3-2\cos\alpha_0)[/TEX]
Vậy [TEX]\fbox{T=mg(1+\frac{v^2}{gl})}[/TEX]



Anh rocky này , cái dạng va chạm đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của của sợi dây sau va chạm là T=m(g+v/2gl) ( -->>đáp án trong đề thi thử hocmai á). Sao # với đáp án của anh thế!?
 
Last edited by a moderator:
A

ari_10

Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số [TEX]f_1[/TEX]. Để lại có sóng dừng phải tăng fần số tối thiểu đến giá trị [TEX]f_2[/TEX]. Tỉ số [TEX]\frac{f_1}{f_2}[/TEX] bằng:
A: 4 B: 3 C: 6 D: 2

Mạch điện RLC nối tiếp có R=100[TEX]\sqrt{3}[/TEX] [TEX]\large\Omega[/TEX]; C=[TEX]\frac{10^{-4}}{2\pi}[/TEX]F. Khi đặt vào AB một điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz thì [TEX]u_RLC[/TEX] và [TEX]u_RL[/TEX] lệch pha nhau [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]. Giá trị L là?? ( bài này làm ko ra đáp án :confused:)

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U= 120V vào tần số f= 60Hz vào hai đầu một bóng đèn thuỷ ngân. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 60[TEX]\sqrt{3}[/TEX]. Tỉ số thời gian đèn sáng và đèn tắt trong 30 phút là??
 
M

maichungduong02

giúp e mấy bài này a ơi!
1. nhờ máy đếm xung người ta có 1 thông tin về một chất phóng xạ X, ban đầu trong thời gian 2phut có 3200ng tử phóng xạ, nhưng sau 4h ( kể từ thời điểm đầu) thì trong 2phút chỉ có 200ng tử phóng xạ,chu kì bán rã của chất này?
2. một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000kw, đòng điện nó phát ra sau khi tăng thế lên 110kv, đc truyền đi xa bằng đg dât có điện trở tổng cộng 20ôm. điện năng hao phí trên đg đi là bn?
3. một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi có kl 10g mang điện tích 10^-4C, cho g=1om/s treo con lắc đơn giữa 2 bản kl song song đặt thẳng đứng cách nhau 20cm, đặt vào 2 tụ một điện áp 1 chiều 80v. chu kì của con lắc với biên độ nhỏ là ?
 
B

bellevista123

1. Một động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động dưới điện áp xc có Up=200V, khi đó công suất của động cơ là 3,6kW , hệ số công suất là cos phi=0,8 và điện trở thuần của mỗi cuộn là 2 ôm. Biết 3 cuộn dây của động cơ mắc hình sao vào mạng điện hình sao . Hiệu suất của động cơ là!?

E tính ra là 90,625% nhưng không có trong đáp án , anh coi giúp em với !

2.Tại 2 điểm A,B trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp uA=4cos(10t-pi/6) , uB=2cos(10t+pi/6) . Viết phương trình sóng tổng hợp tại trung điểm M của AB?

Bài này vẽ cung tròn lượng giác ra chắc k giải quyết được gì anh nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

:(:(:(
anh ơi , em học về giao thoa sóng ... nhưng không biết hai sóng vuông pha có hình ảnh như thế nào ? không tưởng tượng được ... không dám hỏi thầy , =((
mong anh vẽ hình cho em xem thử:((
 
G

gaconthaiphien

Các bạn giải thích giùm mình mấy câu này:

Câu 1: Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều vào giữa 2 đầu tụ điện C thì có dòng điện xoay chiều trong mạch. Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa 2 bản tụ:
A. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
B. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
C. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai, giải thích sai.

Câu 2: Người ta nâng cao hệ số công suất của động cơ xoay chiều nhằm:
A. Tăng công suất toả nhiệt.
B. Tăng cường độ dòng điện.
C. Giảm công suất tiêu thụ.
D. Giảm cường độ dòng điện.

Câu 3: Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần R, cảm kháng [TEX]Z_L[/TEX], tụ điện C nối tiếp, biết hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây vuông pha với hiệu điện thế 2 đầu mạch thì [TEX]R,Z_L,Z_C[/TEX] thoả mãn hệ thức:
A. [TEX]Z_LZ_C=R^2[/TEX]
B. [TEX]Z_LZ_C=R^2-Z^{2}_{L}[/TEX]
C. [TEX]Z_LZ_C=R^2+Z^{2}_{L}[/TEX]
D. [TEX]R=Z_L-Z_C[/TEX]
 
B

bellevista123

1.Chiếu 1 chùm sáng tím vào tấm gỗ sơn màu đỏ , ta thấy tấm gỗ có màu gì!? vì sao ?

2.Tìm phát biểu sai:
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

3. Hdt hãm của 1 tế bào quang điện là 1,5V. Đặt vào 2 đầu anot va katot của tế bào quang điện 1 điện áp xc: uAK=3cos(100pi t+pi/3) . Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong khoảng thời gian 2 phút đầu tiên là:
A. 60s B.70s C.80s D.90s
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

Trả lời : hattieupro

Giả sử ban đầu 2 thằng có chu kỳ [TEX]T[/TEX] (theo giả thiết T=2s). Đưa lên núi chỉ có con lắc đơn bị thay đổi chu kỳ. Gọi chu kỳ mới của nó là [TEX]T\prime[/TEX]

Giả sử con lắc lò xo dao động được n dao động toàn phần thì trùng phùng.
Hai lần liên tiếp mất 8 phút 20 s = 200 s -> nT=200 -> n=100.

Đưa lên cao thì g giảm -> T tăng, vậy con lắc đơn chạy chậm hơn hay T'>T. Khi con lắc lò xo thực hiện hết 1 dao động toàn phần trở về trạng thái ban đầu thì con lắc đơn cần thêm T'-T giây nữa. Các chu kỳ sau cũng vậy, con lắc đơn luôn trễ T'-Ts. Chúng gặp nhau sau khi con lắc lò xo thực hiện được n dao động thì tổng thời gian trễ n(T'-T) phải bằng 1 số nguyên lần chu kỳ T, tức n(T'-T)=kT. Đề này cho hơi thiếu vì số nguyên k cho 2 lần trùng phùng liên tiếp ko phải lúc nào cũng là 1. Nhưng trong TH này a nghĩ còn mỗi nước thay k=1 vào thôi :(

[TEX]100(T'-2)=2 \Rightarrow T'=2,02 [/TEX] (s)

8 phút 20s = 200s.... là sao anh!?
 
R

rocky1208

Trả lời: haihaaaaa
1,Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u=250căn2 cos100pi t thì cường độ dòng điện hd qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc 60 độ . Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mách X thì cương độ dòng điện hd qua mạch la 3A va điẹn áp hai đầu cuộm dây vuông pha với hai đầu đoạn mạch X là
*200w
*300w
*200 căn 2 w
*300 căn 3 w
Em chỉnh lại cái đề nhé. Đề này em chép thiếu yêu cầu rồi. Theo như đáp án thì bài sẽ yêu cầu tính công suất (vì đơn vị W), nhưng ko biết tính công suất của cái gì cả mạch ban đầu, mạch sau khi lắp hay chỉ của X?

2,Con lắc lò xo treo thẳng đứng ,lò xo nhẹ.Từ vị trí cân bằng ,kéo vật xuống một đoạn 3cm rồi thả ra cho vật dao động . 20s thưc hiện đươc 50 dao động ,g=pi^2(m/s^20.tí số giữa lực đàn hồi cực đại và ực tiểu của lò xo lad
*5
*7
*3
*6
Thank!
[TEX]T=0,4 s[/TEX]
[TEX]\omega=5\pi[/TEX]

[TEX]\Delta l=\frac{mg}{k}=\frac{g}{\omega^2}=0,04 m[/TEX]
Lực đàn hồi max: [TEX]F_1=k(0,04+0,03)=0,07k[/TEX]
Lực đàn hồi min: [TEX]F_2=k(0,04-0,03)=0,01k[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{F_1}{F_2}=7[/TEX]
Đáp án B.

Trả lời: bellevista123

Anh rocky này , cái dạng va chạm đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của của sợi dây sau va chạm là T=m(g+v/2gl) ( -->>đáp án trong đề thi thử hocmai á). Sao # với đáp án của anh thế!?

A ko biết đáp án như thế nào nhưng hiện tại a chưa tìm ra chỗ sai, e xem lại hộ a xem có sai sót đâu ko :)

8 phút 20s = 200s.... là sao anh!?

a gõ nhầm, 500 s. Nhưng mà đề ko chặt chẽ. 500 s với 200s cách làm vẫn như nhau. chả khác tý gì cả

Trả lời: ari_10

Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số [TEX]f_1[/TEX]. Để lại có sóng dừng phải tăng fần số tối thiểu đến giá trị [TEX]f_2[/TEX]. Tỉ số [TEX]\frac{f_1}{f_2}[/TEX] bằng:
A: 4 B: 3 C: 6 D: 2
Bài này a đã chữa 1 lần rồi.
[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}=(2k+1)\frac{v}{4f} \Rightarrow f=(2k+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
Vậy:
[TEX]f_1=(2k_1+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_1[/TEX] nhỏ nhất khi [TEX]k=0\Rightarrow f_1=\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2=(2k_2+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2[/TEX] nhỏ nhì tiếp theo khi [TEX]k=1\Rightarrow f_1=\frac{3v}{4l}[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{f\prime}{f}=3[/TEX]

Mạch điện RLC nối tiếp có R=100[TEX]\sqrt{3}[/TEX] [TEX]\large\Omega[/TEX]; C=[TEX]\frac{10^{-4}}{2\pi}[/TEX]F. Khi đặt vào AB một điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz thì [TEX]u_RLC[/TEX] và [TEX]u_RL[/TEX] lệch pha nhau [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]. Giá trị L là?? ( bài này làm ko ra đáp án :confused:)
Anh ra [TEX]Z_L=100\Omega[/TEX]. Em xem lại xem có đáp án nào giống ko nhé.
[TEX]Z_C=200[/TEX]
[TEX]\varphi_1=\varphi_u-\varphi_i[/TEX]
[TEX]\varphi_2=\varphi_{RL}-\varphi_i[/TEX]

Chắc chắn [TEX]\varphi_2>\varphi_1[/TEX] nên [TEX]\varphi_2-\varphi_1=\frac{\pi}{3}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{\tan\varphi_2-\tan\varphi_1}{1+\tan\varphi_1 .\tan\varphi_2}=\sqrt{3}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{\frac{Z_L}{R}-\frac{Z_L-Z_C}{R}}{1+\frac{Z_L(Z_L-Z_C)}{R^2}}=\sqrt{3}[/TEX]

Lắp số vào được phương trình bậc 2: [TEX]Z_L^2-200ZL+10000=0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_L=100\Omega \Rightarrow L=\frac{1}{\pi} H[/TEX]

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U= 120V vào tần số f= 60Hz vào hai đầu một bóng đèn thuỷ ngân. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 60[TEX]\sqrt{3}[/TEX]. Tỉ số thời gian đèn sáng và đèn tắt trong 30 phút là??

[TEX]T=\frac{1}{60} s[/TEX]
122.png

Trong 1 nửa chu kỳ thời gian đèn sáng ứng với góc quét được là [TEX]2.30^0=60^0=\frac{\pi}{3}[/TEX]

[TEX]\omega t=\frac{\pi}{t} \Rightarrow t=\frac{T}{6}[/TEX]

Vậy trong 1 chu kỳ:
Thời gian đèn sáng: [TEX]t_1=\frac{T}{3}[/TEX]
Thời gian đèn tắt: [TEX]t_2=T-t_1=\fra{2T}{3}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{t_1}{t_2}=0,5[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom