[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trả lời: maichungduong02

giúp e mấy bài này a ơi!
1. nhờ máy đếm xung người ta có 1 thông tin về một chất phóng xạ X, ban đầu trong thời gian 2phut có 3200ng tử phóng xạ, nhưng sau 4h ( kể từ thời điểm đầu) thì trong 2phút chỉ có 200ng tử phóng xạ,chu kì bán rã của chất này?

Ban đầu có [TEX]N_0[/TEX] hạt
Đặt [TEX]\Delta t =2 [/TEX]phút, [TEX]t=4[/TEX] giờ

Sau 2phút số hạt thoát ra là: [TEX]\Delta N_1=N_0(1-e^{{-}\lambda \Delta t})[/TEX]
Sau 4h lượng nguyên tử còn lại : [TEX]N=N_0.e^{{-}\lambda t}[/TEX]
Số hạt phóng xạ trong ra 2 phút sau đó: [TEX]\Delta N_2=N(1-e^{{-}\lambda \Delta t})[/TEX]

Từ giả thiết cho: [TEX]\frac{N_0(1-e^{{-}\lambda \Delta t})}{N(1-e^{{-}\lambda \Delta t})}=\frac{3200}{200}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{N_0}{N}=16 \Rightarrow e^{\lambda t}=16[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \lambda t = \ln 16 =4\ln 2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{\ln 2 . t}{T}=4\ln 2 \Rightarrow t=4T[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4=4T \Rightarrow T=1[/TEX]
Vậy chu kỳ bán rã là 1 giờ.
2. một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000kw, đòng điện nó phát ra sau khi tăng thế lên 110kv, đc truyền đi xa bằng đg dât có điện trở tổng cộng 20ôm. điện năng hao phí trên đg đi là bn?
[TEX]P=UI \Rightarrow I= \frac{1000}{110}=\frac{100}{11}[/TEX]
Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I^2R\approx 1653 W[/TEX]

3. một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi có kl 10g mang điện tích 10^-4C, cho g=1om/s treo con lắc đơn giữa 2 bản kl song song đặt thẳng đứng cách nhau 20cm, đặt vào 2 tụ một điện áp 1 chiều 80v. chu kì của con lắc với biên độ nhỏ là ?


123.png


Gia tốc trọng trường mới:
[TEX]g\prime=\sqrt{g^2+a^2}=\sqrt{g^2+(\frac{qE}{m})^2}[/TEX]

Em thay số vào tính nhé. Nhớ là [TEX]E=\frac{U}{d}[/TEX]
Từ đó có chu kỳ: [TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g\prime}}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: bellevista123

1. Một động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động dưới điện áp xc có Up=200V, khi đó công suất của động cơ là 3,6kW , hệ số công suất là cos phi=0,8 và điện trở thuần của mỗi cuộn là 2 ôm. Biết 3 cuộn dây của động cơ mắc hình sao vào mạng điện hình sao . Hiệu suất của động cơ là!?

E tính ra là 90,625% nhưng không có trong đáp án , anh coi giúp em với !
Mắc sao: [TEX]U_d=\sqrt{3}U_p=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow I= 12,99 A[/TEX]
Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I^2 (3R)=1012,44 W[/TEX]
Hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}=0,7188[/TEX]
[TEX]\Rightarrow H=71,88%[/TEX]

2.Tại 2 điểm A,B trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp uA=4cos(10t-pi/6) , uB=2cos(10t+pi/6) . Viết phương trình sóng tổng hợp tại trung điểm M của AB?

Bài này vẽ cung tròn lượng giác ra chắc k giải quyết được gì anh nhỉ?
Bài này là giao thoa sóng thì em làm như tổng hợp dao động bình thường.
Biên độ: [TEX]A=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta\varphi[/TEX]
Pha tính theo công thức tan ấy.

Có 1 dạng bài áp dụng đường tròn, nhưng ko phải cái này. Giống như bài anh đã giải cho bạn huubinh17 ở trang trước ấy. Đó là viết pt dao động của trung điểm AB, với A, B là 2 vật dao động điều hoà có pt như trên. Dạng đó làm như sau (nhưng số bài này hơi xấu)
Em nhìn hình vẽ.
Untitled.png

Trong tam giác OAB
Áp dụng định lý cosin cho:
[TEX]AB=\sqrt{12}=2\sqrt{3}[/TEX]

Áp dụng công thức đường trung tuyến cho
[TEX]4OI^2=2OA^2+2OB^2-AB^2=28 \Rightarrow OI=\sqrt{7}[/TEX]

Áp dụng định lý cosin cho tam giác OBI được góc: [TEX] \{IOB} \approx 41^0 [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \{IOJ} =41-30=11^0\approx 0,192 rad[/TEX]

Vậy biên độ là [TEX]OI=\sqrt{7}[/TEX]
pha ban đầu là [TEX]{-}0,192 [/TEX] rad

PT: [TEX]x=\sqrt{7} \cos (10t - 0,192)[/TEX] cm
 
Last edited by a moderator:
T

tieudao

Trả lời : hattieupro




Đáp án C nhé. năng lượng mà e thu được là lớn nhất
Năng lượng của photon dùng làm 2 việc:
1. Thoát ra khỏi kim loại (tốn 1 lượng = công thoát A)
2. Cung cấp động năng cực đại ban đầu cho e (chính là phần dư của hf-A)

Vậy khi năng lượng nhận được là cực đại thì nó sẽ có động năng max.

Em nghĩ 1 e chỉ nhận một photon
nên năng lượng nhận được của các e là như nhau
e nào đi ra dễ hơn (mất ít năng lượng hơn) thì có v max chứ ạ

theo a nói thì e thu được năng lượng lớn nhất, nhưng trong khi đó năng lượng các phôton bằng nhau mà

Nhưng nghĩ lại thì cũng thấy có lý ở chỗ nếu ko phải 1 e hấp thụ duy nhất 1 photon thì e thu nhiều là e ở ngoài, ở ngoài thì dễ đi ra (công thoát của riêng e đó nhỏ nhất), nên v lớn nhất
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: gaconthaiphien

Các bạn giải thích giùm mình mấy câu này:

Câu 1: Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều vào giữa 2 đầu tụ điện C thì có dòng điện xoay chiều trong mạch. Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa 2 bản tụ:
A. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
B. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
C. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai, giải thích sai.

Đáp án A em nhé :

Thực tế là không có electron nào đi qua hai bản tụ cả, tụ cho dòng xoay chiều chạy qua là vì tính chất phóng nạp của tụ điện. Khi điện áp bên ngoài lớn hơn điện áp giữa hai bản cực thì tụ nạp điện và ngược lai khi điện áp bên ngoài nhỏ hơn thì tụ phóng điện, điện áp xoay chiều liên tục đổi chiều do đó tụ cũng liên tục phóng nạp và trở thành dẫn điện .

Câu 2: Người ta nâng cao hệ số công suất của động cơ xoay chiều nhằm:
A. Tăng công suất toả nhiệt.
B. Tăng cường độ dòng điện.
C. Giảm công suất tiêu thụ.
D. Giảm cường độ dòng điện.
Đáp án D.
Với động cơ hoạt động ổn định thì công suất trung bình ko đổi, và có giá trị:
[TEX]P=UI\cos\varphi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow I=\frac{P}{U\cos\varphi}[/TEX]

Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I^2R= (\frac{P}{U\cos\varphi})^2R[/TEX]
Vậy để giảm bớt hao phí phải tăng hệ số công suất, tức giảm I

Câu 3: Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần R, cảm kháng [TEX]Z_L[/TEX], tụ điện C nối tiếp, biết hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây vuông pha với hiệu điện thế 2 đầu mạch thì [TEX]R,Z_L,Z_C[/TEX] thoả mãn hệ thức:
A. [TEX]Z_LZ_C=R^2[/TEX]
B. [TEX]Z_LZ_C=R^2-Z^{2}_{L}[/TEX]
C. [TEX]Z_LZ_C=R^2+Z^{2}_{L}[/TEX]
D. [TEX]R=Z_L-Z_C[/TEX]

Hình vẽ:

126.png


[TEX]\frac{U_C-U_L}{R}=\frac{U_R}{U_L}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow \frac{Z_C-Z_L}{R}=\frac{R}{Z_L}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow Z_LZ_C=R^2+Z^{2}_{L}[/TEX]

Đáp án C nhé :)

Trả lời: tieudao

Em nghĩ 1 e chỉ nhận một photon
nên năng lượng nhận được của các e là như nhau
e nào đi ra dễ hơn (mất ít năng lượng hơn) thì có v max chứ ạ

theo a nói thì e thu được năng lượng lớn nhất, nhưng trong khi đó năng lượng các phôton bằng nhau mà

Nhưng nghĩ lại thì cũng thấy có lý ở chỗ nếu ko phải 1 e hấp thụ duy nhất 1 photon thì e thu nhiều là e ở ngoài, ở ngoài thì dễ đi ra (công thoát của riêng e đó nhỏ nhất), nên v lớn nhất

Anh đọc lại đề thì thấy đề này hơi có vấn đề. Anh thì lại nghĩ ý đề nói trong trường hợp tổng quát với những ánh sáng, kim loại bất kỳ. Vì trong đáp án cho các TH
1. Photon có năng lượng max -> xét với nhiều ánh sáng khác nhau chứ ko phải 1 a/s
2. Công thoát min -> xét với những kim loại khác nhau chứ ko phải 1 kim loại.

Vậy động năng ban đầu cực đại khi nào thì hoàn toàn ko có cơ sở để xác định. Vì giả sử ánh sáng 1 có năng lượng lớn gấp đôi a/s 2 nhưng lại chiếu vào kim loại có công thoát gấp 3 lần kim loại mà a/s 2 chiếu vào thì ko thể khẳng định được thằng e ở TH nào sẽ có động năng cao hơn.

Anh nghĩ động năng max khi năng lượng mà e nhận được sau khi đã trừ đi phần thoát ra mà max thì động năng max. Nhưng đáp án chẳng có cái nào chấp nhận được cả. Cái đáp án anh chọn thì nó ko kèm theo đã trừ đi công thoát :(
 
Last edited by a moderator:
N

nhduong91

Anh rocky này , cái dạng va chạm đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của của sợi dây sau va chạm là T=m(g+v/2gl) ( -->>đáp án trong đề thi thử hocmai á). Sao # với đáp án của anh thế!?
cái bài này anh rocky làm đúng rồi mà. đáp án sai. nếu suy từ đáp án ra thì có T=mg.[1+v/(2g^2.l)] về thứ nguyên thì bên ngoài dấu ngoặc đã là N.bên trong là (m/s)/[(m/s^2)^2 . m] thì nó ra cái j ko biết nữa.nhưng nếu đúng thì cái đó phải ko có thứ nguyên. Đáp án sai.
 
R

rocky1208

Trả lời: bellevista123

1.Chiếu 1 chùm sáng tím vào tấm gỗ sơn màu đỏ , ta thấy tấm gỗ có màu gì!? vì sao ?
Đáp án là màu đen.
Giải thích: tấm gỗ màu đỏ hấp thụ hoàn toàn ánh sáng màu lục, lam, tím nên ánh sang ko thể tới mắt ta.

2.Tìm phát biểu sai:
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

Em xem lại cái đề hộ anh cái, đề thế này sao biết hỏi cái gì mà trả lời?

3. Hdt hãm của 1 tế bào quang điện là 1,5V. Đặt vào 2 đầu anot va katot của tế bào quang điện 1 điện áp xc: uAK=3cos(100pi t+pi/3) . Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong khoảng thời gian 2 phút đầu tiên là:
A. 60s B.70s C.80s D.90s

[TEX]T=0,02 s[/TEX]

Dòng quan điện bị hãm khi [TEX]u< {-}1,5 V[/TEX]. Vẽ đường tròn đơn vị ra sẽ thấy ngay thời gian KHÔNG có dòng quang điện trong 1 chu kỳ sẽ ứng với góc quay là [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX]
[TEX]\frac{2\pi}{T}t=\frac{2\pi}{3}\Rightarrow t=\frac{T}{3}[/TEX]

Vậy thời gian có dòng quang điện trong 1 chu kỳ là [TEX]\frac{2T}{3}=\frac{1}{75}[/TEX] s.
2 phút = 2.60 =120 s = 6000 chu kỳ
Vậy thời gian CÓ dòng quang điện trong 2 phút là: 80 s
Đáp án C
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

Trả lời: bellevista123


Mắc sao: [TEX]U_d=\sqrt{3}U_p=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow I= 12,99 A[/TEX]
Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I^2 (3R)=1012,44 W[/TEX]
Hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}=0,7188[/TEX]
[TEX]\Rightarrow H=71,88%[/TEX]


câu này có vấn đề anh à.P=UIcosphi.(vậy U ở đây phải là U pha chứ,sao anh lại tính theo U dây)
 
Last edited by a moderator:
M

maichungduong02

giúp em chém mấy con này nữa anh ơi:
1/ cuộn dây thứ cấp của máy biến áp có 1000vong. từ thông xoay chiều trong lỗi biến áp có f=50 và giá trị cực đại = 0,5mwb, suất điện động hiệu dụng của cuộn dây thứ cấp ? ( hình như thiếu dữ kiện thì phải a nhỉ)
2/ mạch vào của máy thu là 1 khung dao động gồm cuộn dây và một tụ điện biến đổi. điện dung của tụ có thể thây đổi từ C1->C81. khung dao động này cộng hưởng với bước sóng =20m và ứng với gtri C1. dải bước sóng mà máy thu đc là bn?
3/ cho mạch điên xoay chiều A,B gồm cuộn dây có R, L, C mắc ntiep. điẹn áp 2 đầu A,B có biểu thức uAB= 60căn2cos100pit. điện áp hiệu dụng uAM=80V,( đoạn A,M chứa R,L) Uc=40V, I=1A, R=2ZL. tính R và C
4/ ở bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm, 2nguồn dao động thẳng đứng có pt lần lượt là u1=5cos40pit và u2=5cos(4pit+pi) v=80cm/s. số điểm dao động vs biên độ cực đại?
 
H

huubinh17

1)Một viên đạn khối lượng 5g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s đến găm vào một quả cầu bằng gỗ khối lượng 500g được treo lên sợi dây nhẹ, mềm và không giãn. Kết quả làm cho dây treo quả cầu bị lệch đi một góc 10 (độ) so với phương đứng. Lấy g=10m/s2. Xác định chu kì dao động của quả cầu sau đó
A.3,6s B.7,2s. C.2s. D.4s

2) Hai con lắc đơn giống nhau, mỗi con lắc có chiều dài 2m và một quả đàn hồi, được treo lên cùng một điểm. Từ VTCB, các quả cầu được kéo lệch ra hai phía đối diện nhau với các góc lệch nhỏ giống nhau rồi buông nhẹ một cách tuần tự: Sau khi quả cầu thứ nhất được buông ra và chuyển động qua VTCB thì buông quả cầu thứ hai. Hãy tính khoảng thời gian giữa hai lần va chạm liên tiếp của các quả cầu.
A.1s B.0,5s. C.1,41s. D.2s
_________________________________________________
3)Trong giao thoa sóng với 2 nguồn cùng biên độ A, cùng tần số, tại điểm cực đại, sóng tăng cường lẫn nhau, làm biên độ của điểm cực đại là 2A, vậy năng lượng của nó nếu dc tính theo công thức thì là [tex]\frac{1}{2}*m*w^2*4A^2[/tex], tức là nó gấq 4 lần năng lượng tại nguồn.
Nhưng nếu bảo toàn năng luợhg bằng cách tính tổng hai năng lượng do 2 nguồn gữi tới thì là [tex]\frac{1}{2}mw^2*A^2 + \frac{1}{2}mw^2*A^2 [/tex] và nó gấp 2 lần năng lượng do nguồn gữi tới.
Vậy hai cách suy luận trên sai chỗ nào, vì sao sai ?
4)Khi máy phát điện xoay chiều 1 pha có phần cảm quay, phần ứng cố định đang hoạt động.Suất điện động ở cuộn dây có giá trị cựic tiểu khi :
A.cực Bắc của nam châm đối diện với cuộn dây
B.Cực Nam của nam châm đối diện với cuộn dây
C.Cuộn dây ở vị trí cách đều 2 cực Nam, Bắc liền kề
D.Từ thông gữi qua cuộn dây cực đại

*****Bài sóng em nói đây(kiếm ko ra link)A, B cùng phương truyền sóng, cách nhau 24cm. Trên đoạn AB có 3 điểm A1, A2, A3 dao động cùng pha với A, 3 điểm B1, B2, B3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, A1, B1, A2, B2, A3, B3, B. AB1=3cm. Tìm bước sóng.
A.7
B.5
C.3
D.9
Nếu giải bằng kiểu [tex]\lambda =AA_1< AB_1 =3[/tex] thì suy ra [tex]\lambda<3[/tex], vậy sai chỗ nào ?
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Trả lời : huubinh17



Lần sau post em để cách dòng trắng giữa các câu hỏi nhé. Để gạch ngang a tưởng phần chữ ký. bài này e chỉ cần vẽ cái hình ra thôi.

Trước hết:
[tex]\bar{OM}=x_1= {-}10\cos 10t=10\cos (10t+\pi)[/tex]
[tex]\bar{ON}=x_2=20cos(10t - \frac{\pi}{3})[/tex]

Giản đồ như hình vẽ:
121.png


Từ hình vẽ thấy ngay trung điểm I của MN dao động với biên độ là OI=MO=10 cm. Pha ban đầu là [TEX]{-}\frac{\pi}{2}[/TEX]. Vậy pt dao động là:

[TEX]x=10\cos(10t -\frac{\pi}{2})[/TEX]


án :|
Nếu như cái đó em lấy [tex](x_1 +x_2)/2[/tex] thì sao nhỉ_______________________
 
H

huubinh17

Trả lời: bellevista123





Bài này là giao thoa sóng thì em làm như tổng hợp dao động bình thường.
Biên độ: [TEX]A=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta\varphi[/TEX]
Pha tính theo công thức tan ấy.

-] cm
Cái này em nghĩ là độ lệch pha tại trung điểm của 2 nguồn thì nó bằng độ lệch pha của 2 nguồn (vì khoảng cách bằng nhau), cho nên mình tổng hợp bình thường thôi, cũng áp dụng công thức tổng hợp dao động như của anh, còn về hiệu số pha thì nó là pi/3
Còn về pha của trung điểm thì theo em nó sẽ mang dấu của nguồn nào có biên độ lớn hơn
 
B

bellevista123

Trả lời: bellevista123


Mắc sao: [TEX]U_d=\sqrt{3}U_p=200\sqrt{3}[/TEX]
[TEX]P=UI\cos\varphi \Rightarrow I= 12,99 A[/TEX]
Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I^2 (3R)=1012,44 W[/TEX]
Hiệu suất: [TEX]H=1-\frac{\Delta P}{P}=0,7188[/TEX]
[TEX]\Rightarrow H=71,88%[/TEX]

71,88% cũng k có trong đáp án anh ! E làm thế này , a xem thử :

Ud=căn3 Up=200căn3

Công suất của 1 pha là : P=3,6x10(mũ3)/3=1,2x10(mũ3)

I=P/(Udxcos(phi))= 2,5căn3 (A)

Điện trở dây R=3r=6 (ôm)

Công suất hao phí p=R x I(bình)=6 x (2,5căn3)(bình)=112,5 (W)

Hiệu suất H=(P-p)/P=(1,2x10(mũ3) -112,5) / 1,2x10(mũ3) ) = 90,625%

Đáp án lại là 90,626% ( em k hiểu tính kiểu gì để ra đáp số đó nữa )
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

2.Tìm phát biểu sai về lực hạt nhân
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

Em nghĩ lực hạt nhân chỉ là lực hút thôi phải k anh !?sẵn tiện hỏi anh luôn, lật lại sách mắc công wá:D
 
L

lamoanh_duyenthuc

Cho đoạn mạch RLC : đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số f
Với giá trị nào của cảm kháng thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch RL (mắc liên tiếp nhau ) đạt cực đại ?
[TEX] A)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2-Z_C^2}}{2}[/TEX]
[TEX]B)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{2}[/TEX]
[TEX]C)Z_L=\frac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{4}[/TEX]
[TEX]D)Z_L=\frac{Z_C-\sqrt{4R^2-Z_C^2}}{4}[/TEX]
 
H

haihaaaaa

1,Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u=250căn2 cos100pi t thì cường độ dòng điện hd qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc 60 độ . Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mách X thì cương độ dòng điện hd qua mạch la 3A va điẹn áp hai đầu cuộm dây vuông pha với hai đầu đoạn mạch X .Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là
*200w
*300w
*200 căn 2 w
*300 căn 3 w
Em sửa lài rùi anh giup em thank!
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

2.Tìm phát biểu sai về lực hạt nhân
A. chỉ là lực hút
B. là lực hút khi các nuclon ở gần nhau và là lực đẩy khi các nuclon ở xa nhau

Em nghĩ lực hạt nhân chỉ là lực hút thôi phải k anh !?sẵn tiện hỏi anh luôn, lật lại sách mắc công wá:D

đáp án B bạn ak
khi khoảng cách giữa các hạt nuclon lớn hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân thể hiện lực hút
khi khoảng cách giữa các hạt nuclon nhỏ hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân thể hiện lực đẩy
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

Giúp em mấy bài nha
câu 1 khi bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt [TEX]\alpha[/TEX]ta thu dc phản ứng hạt nhân cho bởi phương trình sau 13.27Al +[TEX]\alpha[/TEX] => 15.30P +n biết mAl =26,974 u; mP =30,97u ; mn=1,0087u ; mHe =4,0015 u
động năng nhỏ nhât để của hạt [TEX]\alpha[/TEX] để phản ứng hạt nhân xảy ra là
A 938MeV
B 9,38MeV
C 93,8MeV
D0,938MeV
câu 2
một máy biến thé có cuộn sơ cấp 500 vòng và điện áp vào 120 v cuôan thứ cấp có 10 vòng va nối với tả điện trở 15 ôm dòng điện ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là
A 8 mA và 0,16 A
B 32mA và 16mA
C 3,2mA và 0,16A
D 80mA và 160mA
câu 3 buộc chiếc kim nhỏ vào đầu một âm thoa tần số 50Hz chạm vào mặt nước. trên mặt nước quan sát thấy một số vòng tròn gợn sóng có đường kính liên tiếp là ...1,9cm ; 2,8cm; 3,9cm;5 cm... hãy xác định vật tốc truyền sóng trên mặt nước


câu 4 một người gánh lúa ngoài đồng về với vân tóc 7,2km/h mỗi bước sải chân có chiều dài 0,5m gánh lúa nặng 60kg coi dao động của đòn gánh là dao động điều hòa độ cứng của đòn gánh phải là
A 18,95 N/m
B 53,3N/m
C 38N/m
D12,1N/m
 
Last edited by a moderator:
S

sieunhanxpan1993

câu 1 : 1 con lắc d động tắt dần chậm, cứ sau mỗi 1 chu kỳ, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong 1 dao động toàn phần là bao nhiêu
 
C

conangasama

câu này thì mình có thể giup ban gọi năng lượng ban đầu X=0.5(KA^2) thì sau làY= 0.5(K.(0.97)^2) =>Y/X=0.9409=>HAO HỤT 5,91%
 
Top Bottom