[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

S

songsong_langtham

anh rocky giúp em bài này với:
Một mạng điện xoay chiều 3 pha hình sao có điện thế giữa dây pha và dây trung hòa là 120V.tần số dòng điện là 5oHz.Một động cơ điện có ghi thông số U=200 v ,P=800,cosphi=0,8.Mắc nối tiếp động cơ với điện trở r rồi nối vào 2 đầu dây pha của mạng điện,biết động cơ hoạt động đúng thông số.tính R
A.5,43 ôm
B1,94
C.11.3
D.9,7
:D
 
R

rocky1208

Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thể hiệu điện thế xoay chiều giá trị hiệu dụng 100V. Cuộn sơ cấp có 2000 vòng, cuộn thứ cấp có 4000 vòng. KHi dùng vôn kế điện trở vô cùng lớn để đo hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở, người ta thấy vôn kế chỉ 199V. Xác định tỉ số giữa cảm kháng cuộn sơ cấp và điện trở hoạt động của nó?
A: 9,962 B:7,898 C: 3,565 D: 11,24

[TEX]\frac{e_1}{e_2}=\frac{N_1}{N_2}=0,5 \Rightarrow e_1=99,5 V[/TEX] (ở đây [TEX]e_2=199 V[/TEX] vì cuộn thứ cấp mạch hở)

Có :
[TEX]U_1=IZ=I\sqrt{R^2+Z_L^2}[/TEX]
[TEX]e_1=IR[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{e_1}{U_1}=\frac{R}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}=\frac{99,5}{100}[/TEX]
Giả ra cho: [TEX]\frac{Z_L}{R}=9,9625[/TEX].

Vậy đáp án A

Hai loa nhỏ giống hệt nhau đặt cách nhau S1S2= 2,5mm âm phát ra theo mọi hướngcùng pha với bước sóng [TEX]\lambda[/TEX]= 1m M là một điểm không nghe được âm thanh của cả hai loa. Cho MS1=3,5mm và MS2 >MS1. Tìm MS2 nhỏ nhất cú thể
A: [TEX]MS_2min[/TEX]=4,5m B:[TEX]MS_2min[/TEX]=3,7m C:[TEX]MS_2min[/TEX]=4m D:[TEX]MS_2min[/TEX]=4,25m

Em xem lại hộ anh đơn vị của MS_1 là mm (mili met) hay m (met) thế. Là mm thì ko hợp lý tý nào cả. Anh là theo met thì đáp án C.

Đây thực chất là bài giao thoa sóng. Khi ko nghe thấy gì thì sóng bị triệt tiêu:
[TEX]MS_2-MS_1=(k+0,5)\lambda[/TEX]
[TEX]\Rightarrow MS_2=MS_1+(k+0,5)\lambda[/TEX]

[TEX]MS_2[/TEX] min nên k min = 0. Vậy [TEX]MS_2=0,5.1+3,5=4[/TEX] m

p/s: Nhưng mà anh nghĩ ko được ổn vì sóng phát ra theo mọi hướng (sóng cầu) thì năng lượng sóng giảm theo bình phương khoảng cách. Do đó biên độ sóng giảm t(tỷ lệ nghịch với khoảng cách nên nếu áp dụng lý thuyết giao thoa đơn giản như trên thì có vẻ ko ổn cho lắm :-? Nhưng nếu mà xét đến sự giảm biên độ sóng nữa thì cực kỳ phức tạp. Đáp án là gì vậy em?

Bốn khung dao động có các cuộn cảm giống hệt nhau. Điện dung của tụ điện trong khung thứ nhất là [TEX]C_1[/TEX], trong khung thứ hai là [TEX]C_2[/TEX], của khung thứ 3 là hai tụ [TEX]C_1[/TEX] ghép nối tiếp với [TEX]C_2[/TEX], của khung dâu thứ 4 là bộ tụ [TEX]C_1[/TEX] ghép song song với [TEX]C_2[/TEX]. Tần số dao động của khung dây thứ 3là 5 MHz, của khung dây thứ 4 là 2,4 MHz. Hói khung thứ nhất và khung thứ hai có thể bắt được bước sóng là bao nhiêu?
A: [TEX]\lambda_1{=100m}[/TEX],[TEX]\lambda_2{=75m}[/TEX]
B: [TEX]\lambda_1{=150m}[/TEX],[TEX]\lambda_2{=150m}[/TEX]
C: [TEX]\lambda_1{=150m}[/TEX],[TEX]\lambda_2{=300m}[/TEX]
D: [TEX]\lambda_1{=100m}[/TEX],[TEX]\lambda_2{=150m}[/TEX]


Với thằng nối tiếp (khung 3): [TEX]\frac{1}{C_3}=\frac{1}{C_1}+\frac{1}{C_2}[/TEX]
Với thằng song song (khung 4): [TEX]C_4=C_1+C_2[/TEX]

Gọi [TEX]f_1, f_2, f_3, f_4[/TEX] là tần số bắt sóng tương ứng của 4 khung. Ta có:
[TEX]f_3^2=f_1^2+f_2^2=5^2[/TEX]
[TEX]\frac{1}{f_4^2}=\frac{1}{f_1^2}+\frac{1}{f_2^2} = \frac{1}{2,4^2}[/TEX]

Giả hệ trên cho:
[TEX]f_1=4 MHz[/TEX] & [TEX]f_2=3 MHz[/TEX] hoặc ngược lại (vì nghiệm của hệ đối xứng, vì vậy chỗ này đề ko chặt chẽ nhưng may trong đáp án ko có kết quả đảo nhau. Vẫn chọn được)

Vậy có: [TEX]\lambda_1=\frac{c}{f_1}=75 m[/TEX] & [TEX]\lambda_2=100 m[/TEX]. vậy là đáp án A, và phải đổi lại vị trí [TEX]\lambda_1[/TEX] và [TEX]\lambda_2[/TEX] cho nhau
 
V

vanglai

anh rocky giúp em bài này với:
Một mạng điện xoay chiều 3 pha hình sao có điện thế giữa dây pha và dây trung hòa là 120V.tần số dòng điện là 5oHz.Một động cơ điện có ghi thông số U=200 v ,P=800,cosphi=0,8.Mắc nối tiếp động cơ với điện trở r rồi nối vào 2 đầu dây pha của mạng điện,biết động cơ hoạt động đúng thông số.tính R
A.5,43 ôm
B1,94
C.11.3
D.9,7
:D

Để anh giúp em!:D
ta có: ud=[TEX]\sqrt[2]{3}Up=120\sqrt[2]{3}[/TEX]
Mà: I=[TEX]\frac{P}{U cos$}=5A[/TEX]
[TEX]Zm= \frac{120\sqrt[2]{3}}{5}=24\sqrt[2]{3}[/TEX]
Zdc=U/I=40
=> [TEX]R^2=Zm^2-Zdc^2=128=> R=11,3=>C[/TEX]
|-)
 
V

vanglai

Cho m=100g gắn voi lò xo dao động nằm ngang có hệ số ma sat là 0,01. pt:[TEX]x=5cos(pit+\frac{pi}{2}[/TEX]
.Tinh Li độ tại t=1,4s biết w của con lắc giảm đều theo thời gian.

P/s: anh Rocky cho em ý kiến về lời giải của e vs?
Biên độ giảm trong 1 T Là : 0.04m

Li độ của vật tại t=1,4s nều không chịu t/d của ngoại lực là: x=4.7553cm
khi có lực ma -sat thì :
1 T=2s---> giảm 4cm
t=1,4s---> giảm 2,8cm :khi (2):
=> x=4,7553-2.8=1.955cm
(đáp án: x= -2cm :( , em không biết sai chỗ nào, anh chỉ dùm em vs!!!:khi (181):
 
Last edited by a moderator:
S

songsong_langtham

Để anh giúp em!:D
ta có: ud=[TEX]\sqrt[2]{3}Up=120\sqrt[2]{3}[/TEX]
Mà: I=[TEX]\frac{P}{U cos$}=5A[/TEX]
[TEX]Zm= \frac{120\sqrt[2]{3}}{5}=24\sqrt[2]{3}[/TEX]
Zdc=U/I=40
=> [TEX]R^2=Zm^2-Zdc^2[/COLOR]=128=> R=11,3=>C[/TEX]|-)

mình không nghĩ như vậy, động cơ có cosphi=0,8 nghĩa là có cả điện trở và cảm kháng
nên k áp dụng cái công thức kia được :-?
 
R

rocky1208

1; sóng vô tuyến là sóng ngang với [TEX]\vec{B},\vec{E},\vec{v}[/TEX] tại 1 điểm tạo thành 1 tam diện thuận.điều này đúng ko a?????
108.png

Đúng rồi đó em. Sóng điện từ là sóng ngang. Các vectơ cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B luôn vuông góc nhau và vuông góc với phương truyền sóng (vuông góc với vector vận tốc v ). ba vector [TEX]\vec{E}, \vec{B}, \vec{v}[/TEX] tạo thành 1 tam diện thuận tức là nếu đặt đinh ốc dọc theo giá của [TEX]\vec{v}[/TEX] , vặn theo chiều từ vector [TEX]\vec{E} [/TEX]tới vector [TEX]\vec{B}[/TEX]đinh ốc tiến theo chiều của vector [TEX]\vec{v}[/TEX]

2, trong 1 thí nghiệm gthoa as với 2 khe I-âng, trong vùng MN trên màn qsát, ng ta đếm đc 13 vân sáng vs M, N là 2 vân sáng ứng vs[TEX] \lambda 1 =0.45 \mu m[/TEX]. Giữ nguyên đk thí nghiệm ta thay nguồn sáng đơn sắc vs [TEX]\lambda 1 =0.6 \mu m[/TEX] thì giả thiết nào là đúng khi nói về số vân sáng có trong miền đó?
A. có 9 vân sáng nếu tại M là vân trùng của 2 bức xạ
B. có 10 vân sáng nếu tại M ko là vân trùng của 2 bức xạ
C. có 10 vân sáng nếu tại M là vân trùng của 2 bức xạ
D. có 11 vân sáng nếu tại M ko là vân trùng của 2 bức xạ

Với a/s 1 tạo 13 vân sáng. 2 biên là 2 vân sáng -> miền giao thoa rộng = [TEX]12i_1[/TEX].
Ánh sáng 2 có [TEX]\lambda_2=\frac{4}{3}i_1[/TEX] nên số khoảng vân rộng: [TEX]i_2=\frac{4}{3}i_1[/TEX] nên số khoảng vân của a/s 2 sẽ chỉ còn [TEX]\frac{3}{4}.12=9[/TEX] khoảng.

Tại M mà là vân trùng -> M là vân sáng của a/s 2 -> tại N cách đó 9 khoảng i2 cũng là vân sáng. Vậy có 10 vân sáng (2 biên 2 vân sáng)

Nói chung M mà là vân sáng thì có 10 vân sáng, còn nếu M là vân tối thì sẽ chỉ có 9 vân sáng. Trùng hay ko trùng chả quan trọng. Đáp án là C
3, cho đm RL, [TEX]ZL = \sqrt{3} [/TEX] ,[TEX]R = 100\Omega[/TEX] . điện áp hiệu dụng và tần số ở 2 đầu đm ko đổi là U và f, tại thời điểm t(s) điện áp tức thời ở 2 đầu R và cuộn cảm là = nhau và =100V. Điện áp hiệu dụng trên R và cuộn cảm là?

tks:d
Bài này lúc nãy anh giải nhầm. Bây h giải lại. Nhưng a nghĩ đoạn kia là [TEX]ZL = 100 \sqrt{3} [/TEX] thì đúng hơn. Như thế góc nó ra mới đẹp được.

Anh giả sử khi xảy ra [TEX]u_L=u_R[/TEX] thì pha dao động của [TEX]u_R[/TEX] là [TEX]\alpha[/TEX] vậy của [TEX]u_L[/TEX] là [TEX]\alpha+\frac{\pi}{2}[/TEX]

[TEX]u_R=U_{OR}\cos(\alpha)[/TEX] (1)
[TEX]u_L=U_{OL}\cos(\alpha+\frac{\pi}{2})={-}\sqrt{3}U_{OR}\sin(\alpha)[/TEX] (2)

Chia (2) cho (1) được: [TEX]{-}\sqrt{3}\tan\alpha=\frac{u_L}{u_R}=1 \Rightarrow \alpha={-}\frac{\pi}{6}[/TEX]

Lắp vào (1) được: [TEX]100=U_{OR}\cos({-}\frac{\pi}{6}) \Rightarrow U_{OR}=\frac{200}{\sqrt{3}}[/TEX] và do đó [TEX]U_{OL}=200[/TEX]

Vậy có:

[TEX]U_R=\frac{200}{\sqrt{6}}[/TEX]
[TEX]U_L=\frac{200}{\sqrt{2}}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
I

invili

1) người ta truyền một công suất của một nhà máyđiện là 400kW, đã dùng một máy biến thế để đưa điện áp đường dây chính lên 10kV, rồi đến nơi tiêu thụ hạ xuống U2=240V để đưa vào sd khoảng cách từ nhà máy đến nơi tiêu thụ la 2.6 km. Với điện trở của mỗi mét dây là r=2.{10}^{-5}\Omega /m. Csuất đàu ra của máy hạ thế là 12kW. Cường độ dòng điện chạy trong đường dây dẫn vào nhà và năng lượng hao phí trên đường dây là bao nhiêu????????

2) một nguyên tử đứng yên ở trạng thái cơ bản có mức nlg -13.6V, thì hấp thụ một nlg 15.1eV. trạng thái của ntu hyđro và vận tốc củ e của ntu khi đó là?????????

3) trong thí nghiệm young về gthoa á, cho k/cách 2 khe là 1mm, từ 2 khe đến màn là 1m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời 2 bức xạ \lambda 1=0.4\mu m và \lambda 2, bề rộng trường gthoa là L=2.4mm có tất cả 9 cực đại của \lambda 1 và \lambda 2 trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 3 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. gtri \lambda 2
 
N

no.one

Anh xem cho em mấy bài giao thoa này
Bài 1
Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe S1, S2 đến nguồn là 2dm , ánh sáng có [TEX]\lambda=0,6.10^-6m[/TEX] Dịch chuyển nguồn S theo phương song song với mặt phẳng chứa S1S2 khoảng tối thiểu bằng bao nhiêu để S1S2 trở thành 2 nguồn ngược pha nhau ?
Bài 2
Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng , nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có [TEX]\lambda=0,6 .10^-6m[/TEX] Phía sau khe S1 đặt mặt phẳng song song có chiêt suất n=1,5 .Bề dày e của bản mặt // phả nhận giá trị nào trong các gtrij dưới đây để cường độ ánh sáng tại tâm O của màn là cực tiểu
  • 9,331mm
  • 9,332mm
  • 9,333mm
  • 9,334mm
bài 3
trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau A và B , cách nhau một khoảng B=12cm. Hai nguồn đang dao động vuông góc với mặt nước và tạo ra các sóng có cùng bước sóng[TEX] \lambda=1,6cm [/TEX]. Hai điểm C và D trên mặt nước cách đều hai nguồn và cách trung điểm 0 của AB một đoạn 8cm .số điểm trên đoạn Cd dao động cùng pha với nguồn

Bài 4
Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kêt hơp O1 và O2 dao động đồng pha , cách nhau 40cm. biết f=10Hz, v=2m/s . Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với O1O2 tại O1 . Đoạn O1M có gái trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có biên độ dao động với biên độ cực đại
 
B

babyhy

Con lắc đơn

Một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì T=2s, trên một cung tròn 4cm, nếu con lắc dao đông trên cung tròn 8cm thì chu kì và vặn tốc của nó là bao nhiêu?
Mọi người giải giúp mình nha!:)
 
N

nhoc_maruko9x

1) người ta truyền một công suất của một nhà máyđiện là 400kW, đã dùng một máy biến thế để đưa điện áp đường dây chính lên 10kV, rồi đến nơi tiêu thụ hạ xuống U2=240V để đưa vào sd khoảng cách từ nhà máy đến nơi tiêu thụ la 2.6 km. Với điện trở của mỗi mét dây là r=2.{10}^{-5}\Omega /m. Csuất đàu ra của máy hạ thế là 12kW. Cường độ dòng điện chạy trong đường dây dẫn vào nhà và năng lượng hao phí trên đường dây là bao nhiêu????????
Chiều dài dây là [tex]5200m \Rightarrow R = 0.104 \Omega[/tex]

Công suất đầu ra của máy hạ thế là công suất tại nơi tiêu thụ [tex]\Rightarrow P = UI \Rightarrow I = \frac{P}{U_2} = 50A[/tex]

[tex]\Delta P = I^2R = 260W[/tex]

Sao thấy có nhiều cái không dùng đến nhỷ? Chắc là sai rồi, mọi người xem thử.

2) một nguyên tử đứn g yên ở trạng thái cơ bản có mức nlg -13.6V, thì hấp thụ một nlg 15.1eV. trạng thái của ntu hyđro và vận tốc củ e của ntu khi đó là?????
Năng lượng nhận được lớn hơn 13.6eV nên nguyên tử hidro bị ion hoá thành [tex]H^+.[/tex]

Năng lượng để ion hoá là [tex]13.6eV \Rightarrow W_d = 15.1 - 13.6 = 1.5eV \Rightarrow v_e = 5.14*10^{5}(m/s)[/tex]
 
T

thehung08064

rock đại huynh giúp em mấy bài nhé
13051159521717647912_574_574.jpg

13051163311334387272_574_574.jpg

Câu 1: U^2=UR^2 + (UL-UC)^2 => U=40căn5
UL/UR=3 => 3UR=UL (1)
khi thay đổi UC thì tỉ số (1) không thay đổi => U^2=UR^2 + (3UR - UC)^2=(40.cặn5)^2
giải ra UR=45,64 => đáp án B
Câu 2: đenta L=6 (dãn 6cm).vẽ đường tròn ra ta có chu kì dãn là 2T/3 => A=12cm.
=> chiều dài cuộn dây dãn là A+đentaL=18cm
Câu 3: có K.L=K'.L', mà L' = L/2 => K'=2K =>W'(ômêga)=căn2 W.áp dụng công thức A'^2=x^2 +V^2/W^2 => đáp án A'^2=0,5A^2 =>A=A/căn2
 
Last edited by a moderator:
V

vanglai

mình không nghĩ như vậy, động cơ có cosphi=0,8 nghĩa là có cả điện trở và cảm kháng
nên k áp dụng cái công thức kia được :-?

đề bài nói rất rõ Cos $ là của động cơ,=> hiểu Công thức P= UIcos$ là công suất của đoạn mach xoay chiều (cũng là của động cơ) CT đó áp dụng có gì sai đâu???
 
H

huubinh17

Một con lắc đơn có chiều dài [tex]l[/tex], vật nặng klg [tex]m[/tex]đangg nằm yên ở vị trí cân bằng thẳng đứng.Một viên đạn klg [tex]m[/tex] bay ngang với vận tốc [tex]v_0[/tex] tới va chạm với vật nặng của con lắc.Coi va chạm là đàn hồi xuyên tâm.Lực căng dây ngay sau va chạm là bao nhiêu ?
 
R

rocky1208

Trả lời: kiburkid
Cho em hỏi 1 câu ha

M------[L,r]------[C]------A------[hộp đen]------N
Cho [TEX]U_{MN}=90V ; U_{MA}=60V; U_{AN}=30V[/TEX], mạch MN có [TEX]cos\phi = \frac{1}{2}[/TEX], tiêu thụ công suất 45W. Tìm điện trở thuần của cuộn cảm.
A. Thiếu giả thiết
B. 30[TEX]\omega[/TEX]
C. 60[TEX]\omega[/TEX]
D. Kết quả khác

[TEX]U_{MN}=U_{AN}+U_{AM}[/TEX] nên 3 thằng này cùng pha. Biểu diễn vector thì chúng nằm trên 1 giá.

109.png


[TEX]P=45 W \Rightarrow I=1 A[/TEX]
[TEX]U_r=U_{AM}\cos\varphi=30 V[/TEX]
Vậy [TEX]r=30 \Omega[/TEX]

Trả lời: thanhduc20100
1 cuộn dây có L=191mH,điện trở thuần r=20 mắc nối tiếp vs 1 tụ điện và 1 điện trở R.Đặt vào 2 đầu mạch 1 điện áp [TEX]u=100\sqrt{2}cos100\pi t[/TEX].Biết công suất trên R là 40,điện áp hiệu dụng [TEX]{U}_{RC}=20\sqrt{5}[/TEX] . tính R và C
Anh giải nhanh em cái, em cần gấp, thank anh nhiều :D

[TEX]r=20[/TEX]
[TEX]Z_L=60[/TEX]

[TEX]P=I^2R \Rightarrow I^2=\frac{40}{R}[/TEX] (1)

[TEX]U_{RC}=20\sqrt{5} \Rightarrow I^2(R^2+Z_C^2)=2000[/TEX]
Thay (1) vào :
[TEX]\Rightarrow R^2+Z_C^2=50R[/TEX] (2)

[TEX]U^2=I^2[(20+R)^2+(60-Z_C)^2]=100^2[/TEX]
Phá bình phương rồi thế (1) và (2) vào những chỗ cần thiết rút ra:
[TEX]160R=4000-120Z_C \Rightarrow R=25-0,75 Z_C[/TEX] (3)

Lắp (3) vào (2) giải ra: [TEX]R=10, Z_C=20[/TEX]

Trả lời: songsong_langtham
anh rocky giúp em bài này với:
Một mạng điện xoay chiều 3 pha hình sao có điện thế giữa dây pha và dây trung hòa là 120V.tần số dòng điện là 5oHz.Một động cơ điện có ghi thông số U=200 v ,P=800,cosphi=0,8.Mắc nối tiếp động cơ với điện trở r rồi nối vào 2 đầu dây pha của mạng điện,biết động cơ hoạt động đúng thông số.tính R
A.5,43 ôm
B1,94
C.11.3
D.9,7
:D

Mạch sao -> [TEX]U_d=\sqrt{3}U_p=120\sqrt{3}[/TEX]
Hình vẽ:
110.png

Áp dụng định lý cosin cho cái tam giác tù có góc 143 độ ấy, rồi giải phương trình bậc 2 ra thì được: [TEX]U_R=x=9,72 V[/TEX]

[TEX]I=\frac{P}{U\cos\varphi}=1,944\Omega[/TEX]

đề bài nói rất rõ Cos $ là của động cơ,=> hiểu Công thức P= UIcos$ là công suất của đoạn mach xoay chiều (cũng là của động cơ) CT đó áp dụng có gì sai đâu???

Cái đó là [TEX]\cos\varphi[/TEX]của động cơ, nhưng cái R là mắc thêm vào máy rồi mới đấu vào mạch mà em. Sao tính nó vào động cơ được :) Bài này làm như cách của a ở trên đấy.

Trả lời:vanglai
Cho m=100g gắn voi lò xo dao động nằm ngang có hệ số ma sat là 0,01. pt:[TEX]x=5cos(pit+\frac{pi}{2}[/TEX]
.Tinh Li độ tại t=1,4s biết w của con lắc giảm đều theo thời gian.

P/s: anh Rocky cho em ý kiến về lời giải của e vs?
Biên độ giảm trong 1 T Là : 0.04m

Li độ của vật tại t=1,4s nều không chịu t/d của ngoại lực là: x=4.7553cm
khi có lực ma -sat thì :
1 T=2s---> giảm 4cm
t=1,4s---> giảm 2,8cm :khi (2):
=> x=4,7553-2.8=1.955cm
(đáp án: x= -2cm :( , em không biết sai chỗ nào, anh chỉ dùm em vs!!!:khi (181):

Đáp án [TEX]x={-2}[/TEX] là hoàn toàn ko thể. Chắc chắn vật phải có toạ độ dương.
112.png

T = 2s
vậy 1,4 s = 1/4 T + 1/4 T + 0,4 s (0,4s chưa đủ 1/4 T=0,5 s)
Với pt dao động như trên thì tại t=0 vật có li độ x=0.
1/4chu kỳ đầu nó sẽ chạy từ VTCB -> biên âm (nhưng biên âm này gần gốc toạ độ hơn)
1/4 chu kỳ tiếp theo nó chạy từ biên âm về VTCB.
0,4 s còn lại nó sẽ chạy ra biên âm mới, nhưng chưa kịp tới biên âm mới thì nó dừng

Cách của e a nghĩ về cơ bản là đúng. Nhưng nếu xét sâu xa thi ko được, vì năng lượng của vật giảm liên tục và đều đặn chứ ko phải cứ đến biên nó mới bắt đầu giảm. Nhưng những giai đoạn rời rạc tương đối nhỏ so với tổng thể (tức là tương đối "mịn") thì có thể bỏ qua được, giống như phương pháp tính diện tích hình phẳng = cách lấy tổng vô hạn của các hình thang cong trong tích phân ấy). Nói chung tư duy về vô cùng bé, vô cùng lớn, và những quá trình liên tục rất phức tạp :(
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

hi

Câu đó ari_10 bị nhầm cho TH sóng chạy. a đã trả lời e ở post trước rồi đấy, 2 điểm trên 1 dây có sóng dừng chỉ có đồng pha hoặc ngược pha thôi, ko có lệch pha 1 góc bất kỳ.



Em nhìn hình vẽ nhé:

105.png


Tại vị trí [TEX]\alpha=30^0[/TEX]:
[TEX]\frac{a_n}{a_t}=\tan 30^0=\frac{1}{\sqrt{3}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{a_n}{g\sin 30^0}=\frac{1}{\sqrt{3}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a_n=\frac{g}{2\sqrt{3}}[/TEX]
mà [TEX]a_n=\frac{v^2}{R}=\frac{v^2}{l}[/TEX]
nên [TEX]\frac{v^2}{l}=\frac{g}{2\sqrt{3}} \Rightarrow v^2=\frac{gl}{2\sqrt{3}}[/TEX]

Cơ năng tại vị trí này là [TEX]W=mgl(1-\cos 30^0) +\frac{mv^2}{2}=mgl(1-\frac{\sqrt{3}}{2}) +\frac{m .\frac{gl}{2\sqrt{3}}}{2}[/TEX]
[TEX]W=mgl (1-\frac{\sqrt{3}}{2}+\frac{1}{4\sqrt{3}})[/TEX] (1)

Giả sử góc lệch cực đại là [TEX]\alpha_0[/TEX]. Cơ năng tại biên là:
[TEX]W=mgl(1-\cos\alpha_0)[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) -> [TEX]\cos\alpha_0\approx 0,7217 \Rightarrow \alpha_0 \approx 44^0[/TEX]

ủa anh , theo hình vẽ thì tan(anfa)=at/an chứ!?
 
P

phamduchung811

Giúp em bài này nha anh, em cảm ơn :)
Một khung cứng hình tam giác đều OAB có cạnh a, khối lượng mỗi cạnh là m. Khung có thể quay xung quanh trục nằm ngang vuông góc với mặt phẳng khung đi qua đỉnh O. Khung được giữ cân bằng nhờ dây treo thẳng đứng nối với đỉnh A (hình vẽ). Biết cạnh OA hợp với phương ngang [TEX]\alpha = 30^o[/TEX]. Lực căng dây treo là
A. T = mg. B. T = mgl.
C. T = 3mg. D. T = mg/3.

untitled.jpg
 
R

rocky1208

Trả lời: invili

1) người ta truyền một công suất của một nhà máyđiện là 400kW, đã dùng một máy biến thế để đưa điện áp đường dây chính lên 10kV, rồi đến nơi tiêu thụ hạ xuống U2=240V để đưa vào sd khoảng cách từ nhà máy đến nơi tiêu thụ la 2.6 km. Với điện trở của mỗi mét dây là [TEX]r=2.{10}^{-5}\Omega /m[/TEX]. Csuất đàu ra của máy hạ thế là 12kW. Cường độ dòng điện chạy trong đường dây dẫn vào nhà và năng lượng hao phí trên đường dây là bao nhiêu????????
1. Công suất nơi phát: [TEX]P_1=U_1I_1 \Rightarrow I_1=40 A[/TEX]
Điện trở đường dây chính: [TEX]R=2.[2,6.10^3.2.{10}^{-5}]=0,104 \Omega[/TEX] (nhân 2 vì dây đôi)
Công suất hao phí: [TEX]\Delta P=I_1^2R=166,4 W[/TEX]

2. Máy hạ thế có [TEX]P=U_2I_2\Rightarrow I_2=50 A[/TEX]. Vậy cường độ dòng điện dẫn vào nhà dân là 50 A.

p/s: đề có vẻ lủng củng quá nhỉ :-?

2) một nguyên tử đứng yên ở trạng thái cơ bản có mức nlg -13.6V, thì hấp thụ một nlg 15.1eV. trạng thái của ntu hyđro và vận tốc củ e của ntu khi đó là?????????
1. Nguyên tử H đang ở mức NL -13,6 eV nghĩa là đang ở trạng thái cơ bản. Khi nhận một NL [TEX]\Delta E > 13,6 [/TEX] thì e sẽ bật ra khỏi nguyên tử (bị ion hoá).

2. Động năng của e khi bật ra bằng phần dư của NL nhận được sau khi đã trừ đi 13,6 eV để bật ra.
[TEX]\frac{mv^2}{2}=(15,1-13,6).1,6.10^{-19} \Rightarrow v=7,3 .10^{5} m/s[/TEX]


3) trong thí nghiệm young về gthoa á, cho k/cách 2 khe là 1mm, từ 2 khe đến màn là 1m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời 2 bức xạ [TEX]\lambda 1=0.4\mu m [/TEX]và \lambda 2, bề rộng trường gthoa là L=2.4mm có tất cả 9 cực đại của [TEX]\lambda 1 [/TEX]và[TEX] \lambda 2[/TEX] trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. gtri [TEX]\lambda 2[/TEX]
[TEX]i_1=0,4 mm[/TEX]
Bề rộng trường giao thoa là 2,4 mm -> có 6 khoảng vân [TEX]i_1[/TEX]
Hai đầu là 2 vân sáng nên có 7 vân sáng của [TEX]\lambda_1[/TEX]

Tổng cộng có 9 vân mà 3 vân trùng nên thằng [TEX]\lambda_2[/TEX] phải cho thêm 2 vân nữa ngoài 2 vân trùng. Vậy [TEX]\lambda_2[/TEX] cho 5 vân sáng. Mà hai đầu là 2 vân sáng nên có 4 khoảng vân của [TEX]\lambda_2[/TEX]

Vậy [TEX]i_2=2,4 : 4=0,6 mm[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \lambda_2=0,6 \mu m[/TEX]

Trả lời: no.one
Anh xem cho em mấy bài giao thoa này
Bài 1
Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe S1, S2 đến nguồn là 2dm , ánh sáng có [TEX]\lambda=0,6.10^-6m[/TEX] Dịch chuyển nguồn S theo phương song song với mặt phẳng chứa S1S2 khoảng tối thiểu bằng bao nhiêu để S1S2 trở thành 2 nguồn ngược pha nhau ?
[TEX]i_2=1,2 mm[/TEX]
Khi nguồn ngược pha thì vân trung tâm sẽ là vân tối. Còn vân trung tâm sẽ dịch chuyển vào vị trí vân tối. Khoảng cách dịch chuyển nhỏ nhất của nguồn ứng với khoảng cách dịch chuyển nhỏ nhất của vân trung tâm. Mà vân trung tâm cần dịch tối thiểu là [TEX]\frac{i}{2}=0,6 mm[/TEX]

Dùng tính chất tỷ lệ của tam giác đồng dạng em dễ dàng suy ra được khoảng dịch của nguồn:
[TEX]\delta = \frac{i}{2}\frac{D\prime}{D}[/TEX]

Trong đó [TEX]D\prime [/TEX] là khoảng cách giữa nguồn S đến hai nguồn [TEX]S_1[/TEX], [TEX]S_2[/TEX]

Hình như em chép thiếu [TEX]D\prime [/TEX], em xem lại đề hộ anh. Rồi lắp dữ kiện vào là ok :)

Bài 2
Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng , nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có [TEX]\lambda=0,6 .10^-6m[/TEX] Phía sau khe S1 đặt mặt phẳng song song có chiêt suất n=1,5 .Bề dày e của bản mặt // phả nhận giá trị nào trong các gtrij dưới đây để cường độ ánh sáng tại tâm O của màn là cực tiểu
  • 9,331mm
  • 9,332mm
  • 9,333mm
  • 9,334mm

Gọi e là bề dày bản mỏng. Hiệu quang trình:
[TEX]\delta =\frac{ax}{D}-e(n-1)[/TEX]
Toạ độ vân trung tâm cũ có x=0 nên: [TEX]\delta =0-e(n-1)[/TEX]

Để vân trung tâm là cực tiểu thì [TEX]e(n-1)=(k+\frac{1}{2})\lambda[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k=\frac{e(n-1)}{\lambda}-\frac{1}{2}[/TEX]

Do k nguyên nên thay các giá trị e ở trên vào chỉ có đáp án C: e=9,333 mm là thoả mãn. Khi đó k=7777

Vậy đáp án C

bài 3
trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau A và B , cách nhau một khoảng B=12cm. Hai nguồn đang dao động vuông góc với mặt nước và tạo ra các sóng có cùng bước sóng[TEX] \lambda=1,6cm [/TEX]. Hai điểm C và D trên mặt nước cách đều hai nguồn và cách trung điểm 0 của AB một đoạn 8cm .số điểm trên đoạn Cd dao động cùng pha với nguồn

113.png


Xét trên phần OC (O là trung điểm AB) phần OD tương tự.
Độ lệch pha của sóng tại M ( M thuộc CD) với 2 nguồn là: [TEX]\Delta \varphi=\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}=\frac{2\pi d}{\lambda}[/TEX]

Để M đồng pha -> [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=k2\pi \Rightarrow d=k\lambda=1,6 k[/TEX]
Mà [TEX]AO\leq d \leq AC \Rightarrow 6 \leq 1,6k \leq 10 \Rightarrow 3,75 \leq k \leq 6,25[/TEX]

nên [TEX]k=4, 5, 6[/TEX]. Tức có 3 điểm cùng pha với 2 nguồn trên OC. Do tính đối xứng nên OD cũng thế -> Có tổng cộng 6 điểm.

Bài 4
Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kêt hơp O1 và O2 dao động đồng pha , cách nhau 40cm. biết f=10Hz, v=2m/s . Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với O1O2 tại O1 . Đoạn O1M có gái trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có biên độ dao động với biên độ cực đại
114.png


[TEX]\lambda=20 cm[/TEX]
Tại M dao động cực đại: [TEX]d_2-d_1=k\lambda=20k[/TEX] (1)
Mà theo bác Go (Pythagore ;) ): [TEX]d_2^2-d_1^2=O_1O_2^2=40^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_1+d_2=\frac{80}{k}[/TEX] (2)

Nhận xét: khi [TEX]d_1, d_2[/TEX] tăng thì tổng [TEX]d_1+d_2[/TEX] tăng. Và ngược lại, tổng [TEX]d_1+d_2[/TEX] thì kéo theo d_1, d_2 tăng. Vậy để [TEX]d_1[/TEX] min thì [TEX]d_1+d_2[/TEX] min hay [TEX]\frac{80}{k}[/TEX] min. Tức k= k max.

Ta có [TEX]d_1+d_2>O_1O_2 \Rightarrow \frac{80}{k}>40 \Rightarrow k<2[/TEX]
Vậy k=1.
Vậy có đúng 1 điểm thoả mãn. Nếu đề có hỏi điểm ấy cách [TEX]O_1 [/TEX]bao nhiêu thì:

Giải hệ:
  • [TEX]d_2+d_1=80[/TEX]
  • [TEX]d_2-d_1=20[/TEX]

Cho [TEX]d_1=30[/TEX], [TEX]d_2=50[/TEX]. Cách [TEX]O_1 [/TEX] là 30 cm
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Trả lời: segtdhkiul

rock đại huynh giúp em mấy bài nhé
13051159521717647912_574_574.jpg
Câu 3:
[TEX]U^2=U_R^2+(U_L-U_C)^2=8000[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U=40\sqrt{5}[/TEX]

Có [TEX]U_L=3U_R[/TEX], khi thay đổi C thì vẫn thế [TEX]U_L\prime=3U_R\prime[/TEX]
Có [TEX]U_R\prime^2+(3U_R\prime-60)^2=(40\sqrt{5})^2[/TEX]
Giải ra cho: [TEX]U_R\prime \approx 45,64[/TEX]

Câu 4:
115.png

Thời gian giãn là 2T/3 -> thời gian nén là T/3 -> góc quét được khi nén trong 1 chu kỳ là [TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX].

Nhận thấy từ hình vẽ. Khoảng IO chính là độ giãn của lò xo khi ở VTCB -> [TEX]\Delta l=IO=\frac{A}{2}=6 cm[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=12 cm[/TEX]

Vậy độ dãn max = 12+6 =18 cm
Câu 5:
Đến VTCB mà ko giữ lò xo: [TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A^2[/TEX]
[TEX]\frac{v^2}{\omega^2}=A^2[/TEX]
Nếu giữ lại thì lò xo như bị cắt đôi -> độ cứng mới = 2 lần độ cứng cũ ->[TEX] \omega [/TEX]tăng [TEX]\sqrt{2}[/TEX] lần.

Có: [TEX]\frac{v^2}{\omega\prime^2}=A\prime^2 \Rightarrow \frac{v^2}{2\omega^2}=A\prime^2[/TEX]
[TEX]A\prime=\frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]
Đáp án C

Câu 6:
[TEX]10\log \frac{I}{I_0}=105 \Rightarrow I=0,031623[/TEX]
[TEX]P=I. 4\pi R^2=0,3974 W[/TEX]

Đáp án B
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom