[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

T

thehung08064

Bài 1: Một con lắc đơn dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8(m/s^2) với dây dài 1(m) quả cầu con lắc có khối lượng 80(g).Cho con lắc dao động với biên độ góc 0,15(rad) trong môi trường có lực cản tác dụng thì nó chỉ dao động 200(s) thì ngừng hẳn.Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên dây cót sao cho nó chạy được trong 1 tuần lễ với biên độ góc 0,15(rad). Biết 80% năng lượng được dùng để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng cưa.công cần thiết để lên dây cót là?
A 183,8J B 133,5J C 113,2J D 193,4J

Câu 2 : Một vật nhỏ có khối lượng m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào một loxo. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống,vật m dao động điều hoà với pt: x=Acos(10t) (cm). lấy g=10(m/s^2). Biết dây AB chỉ chịu được lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thoả mãn điều kiện nào để dây AB luôn căng mà không đứt.
A 0<A<(=)5 cm B 0<A<(=)10 cm C 0<A<(=)8cm D 5<A<(=)10 cm
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Bài 1: Một con lắc đơn dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8(m/s^2) với dây dài 1(m) quả cầu con lắc có khối lượng 80(g).Cho con lắc dao động với biên độ góc 0,15(rad) trong môi trường có lực cản tác dụng thì nó chỉ dao động 200(s) thì ngừng hẳn.Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên dây cót sao cho nó chạy được trong 1 tuần lễ với biên độ góc 0,15(rad). Biết 80% năng lượng được dùng để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng cưa.công cần thiết để lên dây cót là?
A 183,8J B 133,5J C 113,2J D 193,4J


Từ lúc dao động đến lúc dừng hẳn con lắc tieu thụ hết năng lượng:
[TEX]W_0=mgl(1-\cos\alpha_0)=8,8.10^{-3}[/TEX] J

Lượng năng lượng này bị ngốn mất trong 200 s.
Trong 1 tuần là: 7.24.60.60=604800 s = 3024 lần 200 s. Vậy nó cần cung cấp năng lượng là [TEX]3024W_0[/TEX] (thực ra phải bớt cho nó 200 đầu vì năng lượng đã có sẵn nhưng chả thấm tháp vào đâu so với 604800 s cả nên cứ kệ thế :)) )

Vậy năng lượng cần bù là [TEX]W=26,6112[/TEX] J
Nhưng 80% năng lượng cung cấp để thắng ma sát với lò xo + hao phí vớ vẩn -> chỉ còn 20% để duy trì cho dao động -> Năng lượng thực tế là :

[TEX]\frac{100}{20}.26,6112=133,056[/TEX] J

Vậy B nhé :)
 
B

bellevista123

anh rocky ơi ! Cho em hỏi xíu , mạch dao động LC gồm 1 cuộn dây và 2 tụ điện mắc nối tiếp ! zậy năng lượng của tụ điện có bằng tổng năng lượng 2 tụ không!?
 
H

huubinh17

[TEX]AB_1=3[/TEX] cm
[TEX]AB=24[/TEX] cm
[TEX]\Rightarrow BB_1=21[/TEX] cm

Do [TEX]B_1[/TEX] và [TEX]B[/TEX] cùng pha nên khoảng cách giữa chúng là 1 số nguyên lần bước sóng [TEX]BB_1=k\lambda[/TEX]

Mà giữa [TEX]B [/TEX]và [TEX]B_1 [/TEX]còn [TEX]B_2, B_3 [/TEX]nên có 3 khoảng [TEX]\lambda [/TEX]tức [TEX]k=3 -> \lambda=7[/TEX]



Thực sự a ko hiểu đề cho lắm.

Ý tử từ "như thế nào" nghĩa là sao vậy? Nổ 1 tải rồi thì còn 2 tại -> nó cũng chẳng là sao mà cũng chẳng là tam giác.

Cũng chưa kể ban đầu tải mắc hình sao là có dây trung hoà hay ko nữa.
Câu sóng này có một bạn giải như thế này, AA1=[tex]k\lambda[/tex]< AB1

cho D=1,2m, a=1,2mm.landa1=0,45, landa2=0,65.gọi o là vân sáng trung tâm M là điểm cách O là 28,1mm.hỏi trên đoạn OM co bao nhiêu vị trí mà tại đó hai vân tối với 2 bức xạ trên trùng nhau
A.0
B.1
C.3
D.5

một nơi tiêu thụ điện cần công suât p=20MW, điện áp 110 KV,dây nối từ nơi phát đến nơi tiêu thụ có r=10[TEX]\Omega [/TEX]và độ tự cảm L=30mH. tính điện áp và công suất nơi phát điện nếu hệ số công suất nơi tiêu thị =1[COLOR
 
Last edited by a moderator:
A

ari_10

Gắn vào một nhánh âm thoa khung dây chữ U có hai đầu [TEX]S_1[/TEX], [TEX]S_2[/TEX] cách nhau 1cm và chạm nhẹ vào mặt nước để làm thí nghiệm giao thoa. Biết những nhánh âm thoa dao động theo phương thẳng đứng với tần số f=100Hz, vận tốc truyề sóng v=60cm/s. Các điểm nút trên [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] các trung điểm O của [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] những khoảng là :
A: 1,5mm; 4,5mm B: 2,5mm; 4,5mm C: 1,5mm; 3,5mm D: 2mm; 4,5mm

Hai nguồn âm nhỏ [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] giống nhau ( được nối với một nguồn âm) phát ra âm thanh với cùng một pha và cùng cường độ mạnh. Một người đứng ở điểm N với [TEX]S_1[/TEX]N=3m và [TEX]S_2[/TEX]N=3,375m. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s. Tìm bước sóng dài nhất là để ngưới đó ở N không nghe được âm thanh từ hai nguồn [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] phát ra.
A: [TEX]\lambda[/TEX]=0,5m B:[TEX]\lambda[/TEX]=0,75m
B:[TEX]\lambda[/TEX]=0,4m D:[TEX]\lambda[/TEX]=1m
 
L

linus1803

Chọn mốc thời gian t=0 của vật là lúc vật ở biên âm, biên dương, VTCB thì pha ban đầu là ?
 
T

thehung08064

anh rocky ơi ! Cho em hỏi xíu , mạch dao động LC gồm 1 cuộn dây và 2 tụ điện mắc nối tiếp ! zậy năng lượng của tụ điện có bằng tổng năng lượng 2 tụ không!?

có bạn à.năng lượng thì được bảo toàn.vd khi từ trường bằng không tức là điện trường tập trung hết tại 2 tụ(lúc này điện trường cực đại bằng năng lượng của mạch) vẫn được bảo toàn nên năng lượng bằng tổng năng lượng của 2 tụ.
 
A

ari_10

Chọn mốc thời gian t=0 của vật là lúc vật ở biên âm, biên dương, VTCB thì pha ban đầu là ?

t=0 vật qua VTCB chiều (+) \Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{x_0=Acos{\varphi}}\\{v>0}[/TEX]\Rightarrow[TEX]\varphi[/TEX]= - [TEX]\pi[/TEX]/2

t=0 vật qua VTCB theo chiều âm v<0 [TEX]\left{\begin{x_0=Acos{\varphi}}\\{v<0}[/TEX] \Rightarrow[TEX]\varphi[/TEX]= [TEX]\pi[/TEX]/2

t=0 vật ở vị trí biên độ dương \Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{x_0=A=Acos{\varphi}}\\{v=0}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\cos{\varphi}[/TEX]=1 \Rightarrow[TEX]\varphi[/TEX]=0

t=0 vật ở vị trí biên độ âm\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{x_0=-A=Acos{\varphi}}\\{v=0}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\cos{\varphi}[/TEX]=-1 \Rightarrow[TEX]\varphi[/TEX]=[TEX]\pi[/TEX]

Sóng dừng trên dây, bước sóng là 10cm, 2 điểm cách nhau 2.5cm thì lệch pha ?
độ lệch pha giữa hai điểm bất kì trên phương truyền sóng :
[TEX]\large\Delta{\varphi}[/TEX] = [TEX]\frac{2{\pi}d}{\lambda}[/TEX]= [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

lion5893

anh rocky mọi người giúp mình mấy bài điện nhé:
Câu 1: một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra dòng điện có tần số 60 Hz để duy trì hoạt động của 1 thiết bị kĩ thuật(chỉ hoạt động với dòng điện có tần số 60Hz). Nếu thay roto của nó bằng 1 roto # có nhiều hơn 1 cặp cực thì số vòng quay của roto trong 1 giờ thay dổi 7200 vòng. tính số cặp cực của roto cũ.
A.5
B.10.
C.15.
D.4
Câu 2: Nếu tốc độ quay của roto tăng thêm 60 vòng trong 1 phút thì tần số dòng điện do máy phát ra tăng từ 50Hz đến 60Hz và suất điện động hiệu dụng của máy phát ra thay đổi 40V so với ban đầu. hỏi nếu tiếp tục tăng tốc độ của roto thêm 60vong/phút nữa thì suất điện động hiệu dụng khi đó máy phát ra là bao nhiêu:
A.320V
B.240V
C.280V
D.400v
Câu 3:Cho 1 đoạn mạch RLC có R thay đổi. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và điều chỉnh R=R0 để công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng trên hai đầu R là 45V. tính điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu R khi điều chỉnh R=3R0.
A.56,92V
B.52,96V
C.62,59V
D.69,52V
E.60,37V
 
R

rocky1208

anh rocky ơi ! Cho em hỏi xíu , mạch dao động LC gồm 1 cuộn dây và 2 tụ điện mắc nối tiếp ! zậy năng lượng của tụ điện có bằng tổng năng lượng 2 tụ không!?

Em xem lại chõ bôi đỏ nhé. Năng lượng của tụ điện có = tổng năng lượng của hai tụ ko? Cái tụ tổng mà em nhắc đến là tụ nào vậy?

Sóng dừng trên dây, bước sóng là 10cm, 2 điểm cách nhau 2.5cm thì lệch pha ?

Trên dây có sóng dừng mọi điểm đều hoặc dao độn đồng pha, hoặc dao động ngược pha. Em nhìn hình vẽ:
59.png


Sóng tại A có pt: [TEX]x=A\cos(\omega t)[/TEX]
thì sóng tại M có pt: [TEX]x=2A\sin\(\frac{2\pi x}{\lambda})\cos(\omega t+\frac{\pi}{2})[/TEX]

Đồng pha hay ngược pha phụ thuộc vào dấu của: [TEX]\sin\(\frac{2\pi x}{\lambda})[/TEX]. Nếu trái dấu thì ngược, cùng dấu thì đồng pha. Chỉ khác nhau cái là biên độ thằng lớn thằng bé.

TH của em ko thể xác định được chúng cùng pha hay ngược pha, vì TH nào cũng có thể xảy ra.

[TEX]\lambda=10[/TEX] và [TEX]x=2,5=\frac{\lambda}{4}[/TEX]
Ta đã biết 1 bó sóng có độ dài [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX]
Vậy nếu anh chọn 1 thằng ở A, 1 thằng cách đó 2,5 cm -> chúng đồng pha. Nhưng nếu anh chọn 2 thằng đối xứng nhau qua 1 nút, thì rõ ràng chúng ngược pha, khi thằng này c/động lên thì thằng kia xuống.

Em xem lại đề nó hỏi chính xác là cái gì :)

độ lệch pha giữa hai điểm bất kì trên phương truyền sóng :
[TEX]\large\Delta{\varphi}[/TEX] = [TEX]\frac{2{\pi}d}{\lambda}[/TEX]= [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]

Đó là độ lệch pha như trên em nói là đối với sóng chạy, còn TH này là sóng dừng. Hai điểm bất kỳ chỉ có thể hoặc đồng pha, hoặc ngược pha :)

Chọn mốc thời gian t=0 của vật là lúc vật ở biên âm, biên dương, VTCB thì pha ban đầu là ?

Cái này em vẽ đường tròn ra là thấy ngay. Xét với dao động điều hoà hàm cosin

Tại VTCB:
+ nếu vật chuyển động theo chiều dương: [TEX]\varphi={-}\frac{\pi}{2}[/TEX]
+ nếu vật chuyển động ngược chiều dương: [TEX]\varphi=\frac{\pi}{2}[/TEX]

Tại biên dương: [TEX]\varphi=0[/TEX]

Tại biên âm: [TEX]\varphi=\pi[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthitramy93

Ta có :[TEX] f=\frac{np}{60}\Rightarrow n1=\frac{60f}{p}[/TEX]
Trong 1h số vòng quay thay đổi 7200 vòng=120 vòng/phút
Theo bài ra ta có:[TEX]n1-120=\frac{60f}{p+1}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]n1^2-120n1-120.60^2=0[/TEX]
Giải pt b2 này ra nghiệm n1=720 hoặc n1=-600(loại)
\Rightarrow số cặp cực: [TEX]p=\frac{60^2}{720}=5[/TEX]\Rightarrow Đ/á Ok!
 
T

thehung08064

anh rocky mọi người giúp mình mấy bài điện nhé:
Câu 1: một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra dòng điện có tần số 60 Hz để duy trì hoạt động của 1 thiết bị kĩ thuật(chỉ hoạt động với dòng điện có tần số 60Hz). Nếu thay roto của nó bằng 1 roto # có nhiều hơn 1 cặp cực thì số vòng quay của roto trong 1 giờ thay dổi 7200 vòng. tính số cặp cực của roto cũ.
A.5
B.10.
C.15.
D.4
Câu 2: Nếu tốc độ quay của roto tăng thêm 60 vòng trong 1 phút thì tần số dòng điện do máy phát ra tăng từ 50Hz đến 60Hz và suất điện động hiệu dụng của máy phát ra thay đổi 40V so với ban đầu. hỏi nếu tiếp tục tăng tốc độ của roto thêm 60vong/phút nữa thì suất điện động hiệu dụng khi đó máy phát ra là bao nhiêu:
A.320V
B.240V
C.280V
D.400v
Câu 3:Cho 1 đoạn mạch RLC có R thay đổi. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và điều chỉnh R=R0 để công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng trên hai đầu R là 45V. tính điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu R khi điều chỉnh R=3R0.
A.56,92V
B.52,96V
C.62,59V
D.69,52V
E.60,37V
Câu 1 : ta có thay đổi 7200 vòng trong 1 giờ thì thay đổi 2 vòng trong 1s.mà thay đổi số căp cực tăng 1 cặp thì số vòng quay phải giảm (vì f=np=const).ta có biểu thức:
np=(n-2).(p+1)=>n=2p+2 mà np=60 => (2p+2)p=60 =>p=5 (cặp cực)

Câu 2: roto quay tăng 60 vòng / 1 phút => 1 vòng / 1 s. lấy f'/f=6/5=n+1/n =>n=5 vòng/s.mà ta có E0=wNBScosA.E thay đổi 1 lượng 40v => NBScosA=40/(w'-w)=2/pi.sau đó đề hỏi nếu tiếp tục tăng tốc độ của roto thêm 60vong/phút nữa,tức là tiếp tục tăng 1 vòng/s nữa,tức là n lúc này =7 => f=70Hz =>w=140pi.mà E=wNBScosA=140pi.2/pi=280V

Câu 3: thay đổi R để Pmax thì Z=căn 2.R => U mạch = căn2.UR => U mạch = 45 căn2.
Khi R=3R0 tức là Z=căn 10.R0 => UR lúc này bằng 3.45căn2/căn10 = 60,37 V
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

Gắn vào một nhánh âm thoa khung dây chữ U có hai đầu [TEX]S_1[/TEX], [TEX]S_2[/TEX] cách nhau 1cm và chạm nhẹ vào mặt nước để làm thí nghiệm giao thoa. Biết những nhánh âm thoa dao động theo phương thẳng đứng với tần số f=100Hz, vận tốc truyề sóng v=60cm/s. Các điểm nút trên [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] các trung điểm O của [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] những khoảng là :
A: 1,5mm; 4,5mm B: 2,5mm; 4,5mm C: 1,5mm; 3,5mm D: 2mm; 4,5mm

Hai nguồn âm nhỏ [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] giống nhau ( được nối với một nguồn âm) phát ra âm thanh với cùng một pha và cùng cường độ mạnh. Một người đứng ở điểm N với [TEX]S_1[/TEX]N=3m và [TEX]S_2[/TEX]N=3,375m. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s. Tìm bước sóng dài nhất là để ngưới đó ở N không nghe được âm thanh từ hai nguồn [TEX]S_1[/TEX][TEX]S_2[/TEX] phát ra.
A: [TEX]\lambda[/TEX]=0,5m B:[TEX]\lambda[/TEX]=0,75m
B:[TEX]\lambda[/TEX]=0,4m D:[TEX]\lambda[/TEX]=1m
Câu 1: lamda=v/f=6mm.tính từ O ta được,nút cách O 1 đoạn là d=(2K+1).lamda/4.chọn K=0 và K=1 => đáp án A.tại sao không chọn K=2,3,4... vì K=2,3,4.. thì vượt quá đoạn 2 nguồn.

Câu 2: muốn tại N không nghe được âm thanh 2 nguồn thì N phải là 1 điểm dao động có biên độ =0.mà 2 nguồn giống nhau nên điểm có biên độ =0 là điểm cực tiểu.======> d2-d1=(K+0,5)lamda.muốn lamda dài nhất thì K+0,5 phải bé nhất =>K=0.=> d2 - d1 =0,5lamda => lamda=0,75.



[/COLOR][/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

cho D=1,2m, a=1,2mm.landa1=0,45, landa2=0,65.gọi o là vân sáng trung tâm M là điểm cách O là 28,1mm.hỏi trên đoạn OM co bao nhiêu vị trí mà tại đó hai vân tối với 2 bức xạ trên trùng nhau
A.0
B.1
C.3
D.5
[COLOR

[TEX]i_1=0,45[/TEX] mm
[TEX]i_2=0,65[/TEX] mm

Tại M giả sử là vân sáng bậc k của a/s 1: [TEX]ki_1=28,1 \Rightarrow k\approx 62,5[/TEX] -> Giả sử sai -> tại M là vân tối bậc 66 của a/s 1 (ứng với k=65)

a/s 1 và a/s 2 có vân tối trùng -> [TEX](k_1+\frac{1}{2})i_1=(k_2+\frac{1}{2})i_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k_1=\frac{13k_2+2}{9}[/TEX]

Dễ dàng nhận thấy vân tối trùng đầu tiên khi k_2=4, k_1=6. Giả sử là tại điểm E nào đó.

Những vân trùng tiếp theo đó phải thỏa mãn cách vị trí E 1 khoảng nguyên lần [TEX]i_1[/TEX], và nguyên lần [TEX]i_2[/TEX]. Tức [TEX]n_1i_1=n_2i_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 9n_1=13n_2[/TEX]

Vậy [TEX]n_1 [/TEX]phải chia hết cho 13, hay [TEX]n_1[/TEX] là bội của 13. Tức [TEX]n_1=13 t[/TEX] với t nguyên dương. Tại vị trí vân trung này thì vân tối của ánh sáng 1 thỏa mãn: [TEX]k_1=6+13t[/TEX] (vì tại vị trí vân tối của a/s 1 có k=6 là vân trùng đầu tiên)

Do [TEX]k_1\leq 65[/TEX]: [TEX]k_1=6+13t <65 \Rightarrow t\leq 4,69[/TEX]
Vậy t=1, 2, 3, 4 (thêm 4 vân trùn nữa)

Túm lại tổng cộng có 5 vân trùng. Đáp án D

một nơi tiêu thụ điện cần công suât p=20MW, điện áp 110 KV,dây nối từ nơi phát đến nơi tiêu thụ có r=10[TEX]\Omega [/TEX]và độ tự cảm L=30mH. tính điện áp và công suất nơi phát điện nếu hệ số công suất nơi tiêu thị =1
Bài này hình như em cho thiếu [TEX]\omega[/TEX]. Anh lấy theo mạch điện dân dụng là [TEX]100\pi[/TEX] :)

[TEX]r=10[/TEX]
[TEX]Z_L=9,42[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z=13,74[/TEX]

Tại nơi tiêu thụ: [TEX]P=UI \Rightarrow I=181,82[/TEX] A
Độ giảm thế: [TEX]\Delta U=I.Z=2498,2 V[/TEX]
Tổng hợp độ giảm thế với hiệu điện thế nơi tiêu thụ sẽ ra hiệu điện thế nơi phát. Nhưng chúng ko cùng pha -> ko cộng lại được. mà phải dùng định lý hàm cosin.

[TEX]U_{p}=U_{tt}^2+\Delta U^2+2.U_{tt}.\Delta U.\cos\varphi[/TEX] ([TEX]U_p [/TEX]là U phát, [TEX]U_{tt}[/TEX] là U tiêu thụ)

Thay số vào với [TEX]\cos\varphi=\frac{r}{Z}[/TEX] được:
[TEX]U_p=111831 V[/TEX]
[TEX]P_p=U_pI=20333 W[/TEX]
 
T

thehung08064

rocky1208; Bài này hình như em cho thiếu [TEX said:
\omega[/TEX]. Anh lấy theo mạch điện dân dụng là [TEX]100\pi[/TEX] :)

[TEX]r=10[/TEX]
[TEX]Z_L=9,42[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z=13,74[/TEX]

Tại nơi tiêu thụ: [TEX]P=UI \Rightarrow I=181,82[/TEX] A
Độ giảm thế: [TEX]\Delta U=I.Z=2498,2 V[/TEX]
Tổng hợp độ giảm thế với hiệu điện thế nơi tiêu thụ sẽ ra hiệu điện thế nơi phát. Nhưng chúng ko cùng pha -> ko cộng lại được. mà phải dùng định lý hàm cosin.

[TEX]U_{p}=U_{tt}^2+\Delta U^2+2.U_{tt}.\Delta U.\cos\varphi[/TEX] ([TEX]U_p [/TEX]là U phát, [TEX]U_{tt}[/TEX] là U tiêu thụ)

Thay số vào với [TEX]\cos\varphi=\frac{r}{Z}[/TEX] được:
[TEX]U_p=111831 V[/TEX]
[TEX]P_p=U_pI=20333 W[/TEX]

anh ơi,em không hiểu cái độ giảm thế.anh có thể nói kỹ hơn về bài này được không?
 
R

rocky1208

anh ơi,em không hiểu cái độ giảm thế.anh có thể nói kỹ hơn về bài này được không?

Độ giảm thế tức là độ giảm hiệu điện thế trên dây do có trở kháng. Để dẽ hiểu em xét ví dụ: có nguồn công suất P1, hiệu điện thế U1 (giả sử [TEX]\cos\varphi=1[/TEX] ) thì: [TEX]I=\frac{P_1}{U_1}[/TEX]

Khi truyền trên dây chỉ có điện trở thuần R thì độ giảm thế [TEX]\Delta U=IR[/TEX]. Nhưng nếu dây có cảm kháng nữa thì: [TEX]\Delta U=IZ=I\sqrt{R^2+Z_L^2}[/TEX]. Do vậy về đến nơi tiêu thụ thì U ko còn được như U ban đầu nữa mà bé hơn. Liên hệ giữa chúng là:

[TEX]\fbox{\vec{U_{p}}=\vec{U_{tt}}+\vec{\Delta U}}[/TEX]
Trường hợp chỉ có R thì có thể viết: [TEX]\fbox{U_{p}=U_{tt}+\Delta P}[/TEX]
 
R

rocky1208

Rock đại ca giúp em bài này nhé
13050174251185800081_574_574.jpg

Bài 3:
[TEX]\Delta m=m_0-m=17m_p+20m_n-m_{Cl} +17m_3e0,34061 u[/TEX] (vì m hạt nhân = m nguyên tử - m e)
[TEX]\Delta E =\Delta m. c^2=5,08291.10^{-11} J =317,265 MeV[/TEX]

Đáp án C.

Bài 4:

[TEX]\Delta N_1=N_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}})[/TEX]
[TEX]\Delta N_2=N_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t_2}{T}}})=N_0(1-\frac{1}{2^{\frac{3t_1}{T}}})[/TEX]

Chia dưới cho trên được:
[TEX]\frac{1-\frac{1}{2^{\frac{3t_1}{T}}}}{1-\frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}}}=2,3[/TEX]

Đặt :[TEX] \frac{1}{2^{\frac{t_1}{T}}}= x[/TEX] được
[TEX]\frac{1-x^3}{1-x}=2,3 \Rightarrow 1+x+x^2=2,3 \Rightarrow x^2+x-1,3=0 [/TEX]
[TEX]\Rightarrow x=0,745[/TEX]
[TEX]2^{\frac{t_1}{T}}=\frac{1}{0,745}=1,342282 [/TEX]
Với [TEX]t_1=2 h \Rightarrow T=4,70934 h =[/TEX] 4 h 42 phút 33 giây. Đáp án C

13050200795581595_574_574.jpg
[/QUOTE]


Em làm tượng tự bài 3 ở trên nhé.
[TEX]\Delta m=1,9166 u[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \Delta E=\Delta m .931,5 =1785,3129 MeV[/TEX]
Năng lượng liên kết riêng: [TEX]\frac{\Delta E}{A}=7,63 MeV/nuclon[/TEX]

13050200795581595_574_574.jpg


Đồng vị phóng xạ [TEX]\beta^{-}[/TEX] của phốt pho là [TEX]_{15}^{32}\textrm{P}[/TEX] có 17 neutron và 15 proton
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom