[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

A

ari_10

Chiếu hai bức xạ cso tần số [TEX]f_1[/TEX]=1.[TEX]10^15[/TEX]Hz và f2=1,5.[TEX]10^15[/TEX]Hz vào catot bằng kim loại của một tế bào quang điện, nhận thấy tỉ số giữa động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là 3. Tính tần số giới hạn của kim loại đó?
A: f= 10.[TEX]10^14[/TEX]Hz B= 15.[TEX]10^14[/TEX]Hz
C= 7,5.[TEX]10^14[/TEX]Hz D= một giá trị khác
 
L

linh1231993

giải giùm tớ bài này với:
1) RLC mắc nt, u=220căn2coswt. Khi w thay đổi thì P max=484W. khi đó R=? Đs 100ôm
2) 1 máy phát điện xoay chìu phần cảm gồm 2 cặp cực, phần ứng gồm 4 cuộn dây, E=220V, f=50Hz, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây 5mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây phần ứng là? Đs: 50vòng
 
R

rocky1208

A, B cùng phương truyền sóng, cách nhau 24cm. Trên đoạn AB có 3 điểm A1, A2, A3 dao động cùng pha với A, 3 điểm B1, B2, B3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, A1, B1, A2, B2, A3, B3, B. AB1=3cm. Tìm bước sóng.
A.7
B.5
C.3
D.9

[TEX]AB_1=3[/TEX] cm
[TEX]AB=24[/TEX] cm
[TEX]\Rightarrow BB_1=21[/TEX] cm

Do [TEX]B_1[/TEX] và [TEX]B[/TEX] cùng pha nên khoảng cách giữa chúng là 1 số nguyên lần bước sóng [TEX]BB_1=k\lambda[/TEX]

Mà giữa [TEX]B [/TEX]và [TEX]B_1 [/TEX]còn [TEX]B_2, B_3 [/TEX]nên có 3 khoảng [TEX]\lambda [/TEX]tức [TEX]k=3 -> \lambda=7[/TEX]

Một tải tiêu thụ 3 pha, mỗi tải gồm mỗi điện trở thuần.Nếu như một pha bị nỗ thì tải lúc này sẽ như thế nào về cách mắc, xét cho tải hình sao và tam giác

Thực sự a ko hiểu đề cho lắm.
tải lúc này sẽ như thế nào về cách mắc
Ý tử từ "như thế nào" nghĩa là sao vậy? Nổ 1 tải rồi thì còn 2 tại -> nó cũng chẳng là sao mà cũng chẳng là tam giác.

Cũng chưa kể ban đầu tải mắc hình sao là có dây trung hoà hay ko nữa.
 
T

thehung08064

4.Đặt vào đầu mạch 3 phần tử R=Zl=100 và Zc=200 một nguồn điện tổng hợp có biểu thức u=[TEX][100\sqrt{2}cos(100.\pi t +\frac{\pi}{4}) +100](V) [/TEX] tính công suất toả nhiệt trên điện trở
  • 50W
  • 200W
  • 25W
  • 150W

Bài này mình giải nhờ anh Rock thôi.thực chất mình cũng lấy kiến thức từ anh Rock.trong đoạn mạch RLC mà có biểu thức U=U0cos(wt+phi) +U' thì U' là không đổi nên nó chỉ tác dụng lên R.còn U0 tác dụng lên toàn mạch. Gọi I1 là cường độ dòng điên hiệu dụng do U0 tác dụng lên mạch=>I1=căn2/2(A),I2 là do U' tác dụng lên R=>I2=1A.P=I1^2.R, P'=I2^2.R ======================>P toàn mạch =(I1^2+I2^2).R=150W.đáp án D.
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

giải giùm tớ bài này với:
1) RLC mắc nt, u=220căn2coswt. Khi w thay đổi thì P max=484W. khi đó R=? Đs 100ôm
2) 1 máy phát điện xoay chìu phần cảm gồm 2 cặp cực, phần ứng gồm 4 cuộn dây, E=220V, f=50Hz, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây 5mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây phần ứng là? Đs: 50vòng

câu 1 cậu áp dụng ct
P max khi w thay đôi =[TEX] \frac{U^2}{R}[/TEX]
= [TEX]\frac{220^2}{484}=100[/TEX]

[TEX]hf1 = hf_{0}+\frac{1}{2}m.v_{1}^{2}[/TEX]
[TEX]hf2= hf_{0}+\frac{1}{2}m.v_{2}^{2}[/TEX]
[TEX](\frac{v_{1}}{v_{2}})^{2}=3[/TEX]
..> thay vào tính
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

đại ca rocky xem hộ em mấy bài này nhá
13047718541015891786_574_574.jpg
Câu 1: em nên xem lại công thức lăng kính. Đây là 1 bài cơ bản áp dụng:
[TEX]\sin i_1=n\sin r_1[/TEX]
[TEX]\sin i_2=n\sin r_2[/TEX]
[TEX]r_1+r_2=A[/TEX]
[TEX]D=i_1+i_2-A[/TEX]

Với
[TEX]i_1=60^0[/TEX]
[TEX]i_2=38,88^0[/TEX]
[TEX]A=60^0[/TEX]

[TEX]\Rightarrow D=38,88[/TEX]

Câu 2: Áp dụng
Hình vẽ:

98.png

[TEX]d=0,75[/TEX] m
[TEX]d\prime=\frac{df}{d-f}=1,5[/TEX] m

[TEX]\Rightarrow a=3.10^{-3}[/TEX] m
[TEX]D=l-d\prime=3-1,5=1,5[/TEX] m

Vậy có [TEX]i=\frac{D\lambda}{a} = 0,25.10^{-3} m =0,25 mm[/TEX]

Tính số vân quan sát được:
Áp dụng tam giác đồng dạng rút ra: [TEX]MI=S\prime S_1\frac{SI}{SS\prime}=2,5.10^{-3}m=2,5 mm[/TEX]

Vậy vân tại M là vân sáng bậc 10. Tức mỗi bên có 10 vân sáng + thêm 1 vân trung tâm là 21 vân. Đáp án A

Câu 3:
99.png


Khoảng vân dịch chuyển khoảng x. Áp dụng tam giác đồng dạng -> [TEX]x= (1 mm)\frac{2 m}{0,5 m}=4 mm[/TEX]
Đáp án B
 
L

linh1231993

C=6nF L=6uH, do mạch có R nên dao động tắt dần, để duy trì dd với U max giữa 2 đầu tụ điện=10V thì bổ sung nl cho mạch 1 công suất là p=?
a rocky giải giùm bài này nữa híc 2) 1 máy phát điện xoay chìu phần cảm gồm 2 cặp cực, phần ứng gồm 4 cuộn dây, E=220V, f=50Hz, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây 5mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây phần ứng là? Đs: 50vòng
 
R

rocky1208

cho em hỏi mấy bài này ;))
1. cho mạch điện mắc nối tiếp gồm: tụ điện có dung kháng Zc và cuộn cảm [TEX]Z L = 2Zc[/TEX]
điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là : [TEX]Ul = 100 cos(100\pi .t +\frac{\pi }{6})[/TEX] điện áp giữa 2 đầu mạch là :???

Nếu bài này : em chữa lại : [TEX]Zl = 0,5 Zc[/TEX] thì giải ntn vậy anh ?

[TEX]Z_L=0,5 Z_C \Rightarrow U_{0L}=0,5U_{0C} \Rightarrow U_{0C}=2U_{0L}=200[/TEX]

Mà mạch chỉ gồm tụ + cuôn cảm -> [TEX]U_0=\mid U_{0L} - U_{0C}\mid =100[/TEX]

Mạch có tính dung kháng -> u trễ pha hơn i là [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]
Còn [TEX]u_L[/TEX] sớm pha hơn i là [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]. Vậy u trễ pha hơn [TEX]u_L[/TEX] là [TEX]\pi[/TEX] . Vậy [TEX]\varphi_u={-}\frac{5\pi}{6}[/TEX]

Từ đó có [TEX]u=100 \cos(100\pi .t -\frac{5\pi }{6})[/TEX]

2.một nguồn 0 phát sóng cơ dao động theo phương trình :[TEX]u= 2.cos(20.\pi .t+\frac{\pi }{3})[/TEX]. xét sóng truyền theo 1 đoạn từ 0..> M,với v=1m/s, có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với nguồn tại 0.biết M cách 0 1 khoảng 45 cm.
bài này em giải ntn sai chổ nào nhĩ ??

một điểm dao động với biên độ cực đại thõa mãn " [TEX]d2- d1 = k.\lambda [/TEX]
[TEX]S1S2= 45cm..> d1+d2= 45[/TEX]
...? [TEX]d2 = d\frac{\lambda }{2}+\frac{45}{2}[/TEX]
em giải ra [TEX] - 4,5 <k < 4,5 [/TEX]
..> sai rồi ... ko có đáp án

Bài này nó hỏi là đồng pha thôi mà, có giao thoa gì đâu mà em làm cực đại :)
[TEX]f=10[/TEX] Hz
[TEX]\lambda=0,1[/TEX] m

Vậy đoạn [TEX]0,45[/TEX] m sẽ có [TEX]4\lambda+0,5 \lambda[/TEX] vậy có 4 điểm dao động đồng pha. (vì cách nhau 1 số nguyên lần bước sóng thì đòng pha)

3. cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm L có thể thay đổi giá trị được . điện trở R = 100[TEX]\Omega[/TEX] . khi công suất trong mạch đang đạt giá trị cực đại mà tăng cảm kháng lên 50[TEX] \Omega[/TEX] , thì điện áp trên 2 đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. tính Zc của tụ

Khi P max thì có cộng hưởng điện tức [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] (1)
Khi [TEX]U_L[/TEX] đạt max thì: [TEX]Z_L\prime=\frac{R^2+Z_C^2}{Z_C}[/TEX]

mà [TEX]Z_L\prime=Z_L+50[/TEX]
hay: [TEX]Z_L+50=\frac{R^2+Z_C^2}{Z_C}[/TEX] (2)

nên giải hệ (1) và (2) ra được: [TEX]Z_C=\frac{R^2}{50}=200\Omega[/TEX]

4.tại 2 điểm A,B trong 1 môi trường truyền sóng có 2 nguồn kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt là : [TEX]U_{A}= a. cos\omega .t[/TEX] và [TEX]U_{B} = a. cos(\omega .t+\pi )[/TEX].biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi,trong quá trình truyền sóng.Khi quan sát hình ảnh giao thoa nhận định nào sai:
A. số đường trung trực là số lẽ ?????
B. số đường cực đại và cực tiểu # nhau
C.số đường cực tiểu phải lớn hơn số đường cực đại
D. đường trung trực AB là đường cực tiểu

em nhớ là hai nguồn dao động ngược pha nhau ... đường trung trực là cực tiểu :(( .bộ em nhớ sai sao ... mà câu này kêu chọn câu sai nhưng đáp án là D .hjx

Em xem lại đáp án A nhé. Có 1 đường trung trực chứ mấy đường trung trực mà số lẻ với số chẵn ;)

Câu này thì a chỉ có nhận xét như sau:
D chắc chắn đúng. Hai nguồn ngược pha nên vân cực tiểu thoả [TEX]d_1-d_2=k\lambda[/TEX]. Vân trung tâm là k=0 nên là cực tiểu. Đề cho đáp án D thì a cũng chịu :-?? chẵ lỗi in ấn :))

B chắc chắn đúng nốt. Vì hai nguồn có hiệu khoảng cách [TEX]d_1-d_2[/TEX] như nhau nên chắc chắn phải cùng là cực đại hoặc cùng là cực tiểu. Vân trung tâm lại là cực tiểu nên số vân cực tiểu luôn là số lẻ, cực đại luôn là số chẵn. Còn thằng nào nhiều hơn thì còn xem hai nguồn là vân gì. Chỉ có thể kết luận chúng sai khác nhau 1 vân.

C. Không có cơ sở -> đáp án C.

Còn đáp án A a nghĩ chữa lại là số vân cực tiểu luôn là số lẻ thì ok :)
5. một bóng đèn chỉ sáng khi giá trị điện áp giữa 2 đầu bóng đèn thõa mãn:
[TEX]\mid u\mid >= 100\sqrt{2}[/TEX]. bóng đèn này dk mắc vào điện áp xoay chiều : [TEX]u= 200. cos(100\pi .t )V [/TEX], trong 1 chu kì của dòng điện thời gian đèn sáng là :??
em vẽ vòng tròn :(( , tính ra thời gian đèn sáng là [TEX]\frac{2.T}{3}[/TEX]...> sai

100.png


Trong 1 chu kỳ thì góc quay được ứng với hai cung màu xanh. Tức là [TEX]\pi[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega t=\pi \Rightarrow \frac{2\pi}{T}t=\pi \Rightarrow t=\frac{T}{2}[/TEX]

Vậy là 1 nửa chu kỳ chứ :)

6. cho sóng lan truyền dọc theo 1 đường thẳng . một điểm cách xa nguồn 1/3 bước sóng .ở thời điểm = 1/2 chu kì thì có độ dịch chuyển =5cm so với vị trí cân bằng .biên độ dao động bằng ??/

Giả sử sóng ở nguồn: [TEX]u=A\cos(\omega t)[/TEX]
Sóng ở điẻm M cách nguồn [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX] sẽ chậm pha hơn ở nguồn [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=\frac{2\pi}{3}[/TEX] nên

[TEX]u_M=A\cos(\omega t-\frac{2\pi}{3}) = A\cos(\frac{2\pi}{T} t-\frac{2\pi}{3})[/TEX]

Tại[TEX] t=\frac{T}{2}[/TEX] đọ dịch của sóng tại M so với VTCB là 5 cm nên:
[TEX]\mid A\cos(\frac{2\pi}{T} \frac{T}{2}-\frac{2\pi}{3})\mid =5 \Rightarrow A=10 [/TEX] cm
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

C=6nF L=6uH, do mạch có R nên dao động tắt dần, để duy trì dd với U max giữa 2 đầu tụ điện=10V thì bổ sung nl cho mạch 1 công suất là p=?
baif này em thiếu giá trị của R rồi. ko cho R sao làm được. Em sửa lại đề đi :)
a rocky giải giùm bài này nữa híc 2) 1 máy phát điện xoay chìu phần cảm gồm 2 cặp cực, phần ứng gồm 4 cuộn dây, E=220V, f=50Hz, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây 5mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây phần ứng là? Đs: 50vòng
Bài này em chép ko rõ ràng đề gì cả. [TEX]E=220[/TEX] V phải nói rõ là E hiệu dụng hay E cực đại. Nếu là E hiệu dụng thì ra đáp án như em viết, tức 50 vòng.

[TEX]E_0=\omeg N \phi_0 \Rightarrow N=\frac{E_0}{\omega \phi_0}=\frac{E_0}{2\pi f \phi_0}=\frac{220\sqrt{2}}{100\pi . 5.10^{-3}}=198 [/TEX] vòng (cho 4 cuộn)
Vậy 1 cuộn có 49,5 ~ 50 vòng
 
L

linh1231993

hic R=1
a giải giùm e
bài này nữa: u=200cos(100pit+pi/6) thì i=20cos(100pit-pi/6) Pmax?
2)cuộn day L,r nt C. u=30căn2cos(100pit) đìu chinh C để Uc=Uc max = 50V. U hd cụn dây?
 
T

thanhgenin

Anh ơi cho em hỏi về dao động ví dụ như : x= 4cos(100pi.t+ pi/4) chẳng hạn nhé mà đằng sao nó có cộng thêm một đại lượng là const thì có những dạng toán thông thường nào và cách làm thế nào hả anh?
 
R

rocky1208

Anh ơi cho em hỏi về dao động ví dụ như : x= 4cos(100pi.t+ pi/4) chẳng hạn nhé mà đằng sao nó có cộng thêm một đại lượng là const thì có những dạng toán thông thường nào và cách làm thế nào hả anh?

Nói chung em đưa bài cụ thể ra a sẽ hướng dẫn. Chứ bây h a rất bận, ko có time để tổng hợp hết các dạng bài, em thông cảm :)

Dạng có thêm 1 hằng số cộng vào PT dao động thì thông thường em chuyển cái hằng số đó sang bên kia với x. Anh lấy VD:

[TEX]x= 4cos(100\pi t+ \frac{pi}{4})+ 2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x-2= 4cos(100\pi t+ \frac{pi}{4})[/TEX]

Đặt [TEX]X=x-2[/TEX] ta được

[TEX]X= 4cos(100\pi t+ \frac{pi}{4})[/TEX]
Như vậy là vật dao động điều hoà rong hệ toạ độ mới. Còn việc em biến đổi thế nào nữa còn tuỳ vào mục đích trong bài toán của em yêu cầu :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

[TEX]\fra{LI_0^2}{2}=\frac{CU_0^2}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow I_0^2=\frac{CU_0^2}{L}=10^{-4}[/TEX]

Công suất cần cung cấp: [TEX]P=I^2R=\frac{I_0^2}{2}R=5.10^{-5}[/TEX] J

a giải giùm e
bài này nữa: u=200cos(100pit+pi/6) thì i=20cos(100pit-pi/6) Pmax?

A ko hiểu đề cho lắm. Em viết vắn tắt quá. Theo a thì
[TEX]\varphi=\varphi_u-\varphi_i=\frac{\pi}{3}[/TEX]
[TEX]P=UI\cos\varphi=\frac{200.20.0,5}{\sqrt{2}.\sqrt{2}}=1000[/TEX] W

2)cuộn day L,r nt C. u=30căn2cos(100pit) đìu chinh C để Uc=Uc max = 50V. U hd cụn dây?
Uc max nên suy ra:
[TEX]U_C=\frac{U\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow 50=\frac{30\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_L=\frac{4}{3}R[/TEX]

Uc max nên suy ra:
[TEX]U_C=\frac{U\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow 50=\frac{30\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_L=\frac{4}{3}R[/TEX]

mà khi U c max cũng có: [TEX]Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}[/TEX]
Từ đây cho thêm: [TEX]Z_C=\frac{25}{12}R[/TEX]
[TEX]\Rightarrow R=\frac{12}{25}Z_C [/TEX]
[TEX]\Rightarrow U_R=\frac{12}{25}.50=24 V[/TEX] (1)

Có: [TEX]Z_L=\frac{4}{3}R \Rightarrow U_L=\frac{4}{3}U_R=32 V[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta được: [TEX]U_d=\sqrt{U_L^2+U_R^2}= 40 V[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

anh rock.giúp em bài này: Một phô tôn X, bước sóng lamda=25pm va chạm trực diện với một electron tự do đang đứng yên.Sau va chạm electron có vận tốc V cùng chiều với phô tôn tới,và phô tôn bị nẩy ngược trở lại,với bước sóng lamda' (khác lamda ban đầu).Tính lamda' và vận tốc V của electron sau va chạm.
 
R

rocky1208

anh rock.giúp em bài này: Một phô tôn X, bước sóng lamda=25pm va chạm trực diện với một electron tự do đang đứng yên.Sau va chạm electron có vận tốc V cùng chiều với phô tôn tới,và phô tôn bị nẩy ngược trở lại,với bước sóng lamda' (khác lamda ban đầu).Tính lamda' và vận tốc V của electron sau va chạm.

Bài này em lấy ở đâu đấy ? Bằng kiến thức phổ thông sẽ ko giải được bài này vì muốn giải quyết bài này em phải áp dụng định luật bảo toàn động lượng và năng lượng cho va chạm.

Về bảo toàn năng lượng thì ok, rất đơn giản: [TEX]\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda\prime}+\frac{mv^2}{2}[/TEX] (với v là vận tốc của e)

Nhưng bảo tòan động lượng thì gay go đấy :-S Khối lượng nghỉ của photon là bao nhiêu??? Nếu ko biết ko thể tính được động lượng của photon.

Muốn giải quyết bài này phải sử dụng kiến thức của cơ học lượng tử về sóng vật chất De Broglie. Nhưng a nghĩ phổ thông ko cho làm những bài như thế này :|
 
T

thehung08064

em lấy trong quyển bài tập nâng cao THPT.hix.tại em đọc lời giải không hiểu gì hết,cái gì mà hiệu ứng Comton đồ tùm lum.thôi,anh nói vậy thì ạnh xoá bài này đi,hiểu được nó chắc em phải học thêm 3 năm nữa quá.
 
R

rocky1208

em lấy trong quyển bài tập nâng cao THPT.hix.tại em đọc lời giải không hiểu gì hết,cái gì mà hiệu ứng Comton đồ tùm lum.thôi,anh nói vậy thì ạnh xoá bài này đi,hiểu được nó chắc em phải học thêm 3 năm nữa quá.

Biết ngay mà :)) Em dùng nhầm phải hàng cao cấp rồi ;) Hiệu ứng Compton, nguyên lý bất định Heisenberg, sóng vật chất .... là những thứ dành cho SV chuyên ngành Vật lý thôi, cấp 3 a có đọc qua nhưng ko sâu. Mà a cũng ko học ngành vật lý nên cũng chỉ dừng lại ở mức biết vớ vẩn thôi :)

Ôn thi ĐH nên tập trung vào những tài liệu dành cho ôn thi ĐH như chuyên đề, dạng bài tập, đề thi. Còn sách nâng cao dùng cho thi HGS là chủ yếu. Anh nghĩ ko phù hợp với mục đích hiện tại của em :|
 
R

rocky1208

Chiếu hai bức xạ cso tần số [TEX]f_1[/TEX]=1.[TEX]10^15[/TEX]Hz và f2=1,5.[TEX]10^15[/TEX]Hz vào catot bằng kim loại của một tế bào quang điện, nhận thấy tỉ số giữa động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là 3. Tính tần số giới hạn của kim loại đó?
A: f= 10.[TEX]10^14[/TEX]Hz B= 15.[TEX]10^14[/TEX]Hz
C= 7,5.[TEX]10^14[/TEX]Hz D= một giá trị khác
[TEX]hf_1=A+W_1[/TEX]
[TEX]hf_2=A+W_2[/TEX]
Cách 1:
Tỷ số giữa động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là 3 vậy:
[TEX]\frac{hf_2-A}{hf_1-A}=3[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 2A=2hf_1-hf_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow A=4,96875.10^{-19}[/TEX] J
[TEX]\Rightarrow hf_0=A[/TEX]
[TEX]\Rightarrow f_0=7,5.10^{14}[/TEX] Hz

Cách 2:
[TEX]\frac{hf_2-hf_0}{hf_1-hf_0}=3[/TEX]
[TEX]\frac{f_2-f_0}{f_1-f_0}=3[/TEX]
Từ đó cũng ra [TEX]f_0=7,5.10^{14}[/TEX] Hz
 
H

huubinh17

Hai vật có klg m1=0.5kg, m2=1kg được gắn vào 2 đầu lò xo thẳng đứng, m2 đặt trên mặt phẳng ngang.Độ cứng K=150N/m
Tác dũng lực F thẳng đứng hướng xuống với F=10N
A.Tính độ biến dạng của lò xo khi hệ cân bằng
B.Ngừng tác dựng lực F đột ngột, tìm biên độ
C.Tính lực cực đại, cực tiểu tác dụng của m2 lên mặt phẳng ngang
 
D

ductuong16

Cho em hỏi mấy bài cô em cho về nhé
1)Một viên đạn khối lượng 5g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s đến găm vào một quả cầu bằng gỗ khối lượng 500g được treo lên sợi dây nhẹ, mềm và không giãn. Kết quả làm cho dây treo quả cầu bị lệch đi một góc 10 (độ) so với phương đứng. Lấy g=10m/s2. Xác định chu kì dao động của quả cầu sau đó
A.3,6s B.7,2s. C.2s. D.4s

2) Hai con lắc đơn giống nhau, mỗi con lắc có chiều dài 2m và một quả đàn hồi, được treo lên cùng một điểm. Từ VTCB, các quả cầu được kéo lệch ra hai phía đối diện nhau với các góc lệch nhỏ giống nhau rồi buông nhẹ một cách tuần tự: Sau khi quả cầu thứ nhất được buông ra và chuyển động qua VTCB thì buông quả cầu thứ hai. Hãy tính khoảng thời gian giữa hai lần va chạm liên tiếp của các quả cầu.
A.1s B.0,5s. C.1,41s. D.2s.
 
Top Bottom