[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

cho em hỏi mấy con này ;))
1. cho mạch điện mắc nối tiếp gồm: tụ điện có dung kháng Zc và cuộn cảm Z L = 2Zc
điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là : [TEX]Ul = 100 cos(100\pi .t +\frac{\pi }{6})[/TEX] điện áp giữa 2 đầu mạch là :???
cái này vào phòng thi em loạn xạ cả lên, lấy phi nào trừ phì nào :((

Mạch chỉ có cuộn cảm và tụ điện nên hiệu điện thế hai đầu mạch sẽ hoặc là theo pha của cuộn cảm, hoặc là theo pha của tụ điện. Em vẽ giản đồ ra là biết ngay.

TH này [TEX]Z_L>Z_C[/TEX] nên mạch có tính cảm kháng -> nên PT của [TEX]u [/TEX]cùng pha với [TEX]u_L[/TEX]

[TEX]U_0=U_{0L}-U_{0C}=U_{0L}-\frac{1}{2}U_{0L}=100-50=50 V[/TEX]

Vậy pt [TEX]u=50\cos(100\pi t+\frac{\pi}{6})[/TEX]

2
một cái sáo ( kín 1 đầu , hỡ 1 đầu ) phát âm cơ bản là nốt nhạc la tần số 440 Hz . Ngoài âm cơ bản ,tần số họa âm nhỏ nhất của các họa âm do sáo này phát ra là bao nhiêu
Các hoạ âm đều có tần số dạng [TEX]kf[/TEX] với f là tần số âm cơ bản. Với những loại nhạc cụ hai đầu cố định thì k là số chẵn, còn với loại 1 đầu cố định 1 đầu tự do thì k là số lẻ. TH này sẽ là k=3 -> f'=3f=1320 Hz
3.Trên mặt nước có nguồn sóng ngang là f= 25Hz, cùng pha cách nhau 32 cm. tốc độ truyền sóng là 30.cm.s^-1.M là điểm trên mặt nước cách đều 2 nguồn sóng và cách N = 12 cm( N là trung điểm đoạn nối 2 nguồn ). số điểm trên MN dao động cùng pha với nguồn .

[TEX]\lambda=\frac{v}{f}=1,2 cm[/TEX]

Hình vẽ:
93.png


Tại X cách A đoạn d1, cách B đoạn d2 sẽ dao động với pt tổng hợp:

[TEX]u=2A\cos(\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}).\cos(\omega t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})[/TEX]

Do d1=d2=d nên: [TEX]u=2A\cos(\omega t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})=2A\cos(\omega t- \frac{2\pi d}{\lambda})[/TEX]

Để X đồng pha với hai nguồn thì [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=k2\pi \Rightarrow d=k\lambda =1,2 k[/TEX]

Nhưng [TEX]d\leq AM[/TEX]. Mà theo pitago ta có AM=20 cm.

Vậy [TEX]1,2k \leq 20\Rightarrow k\leq 16,67[/TEX]

Nhưng [TEX]d\geq AN=16\Rightarrow 1,2k \geq 16 \Rightarrow k\geq 13,33[/TEX]

Vậy k=14,15,16. Tức có 3 điểm thoả mãn đồng pha với hai nguồn
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

4)Vật nhỏ con lắc lò xo nằm ngang.Biết hệ số ma sát trượt giữa mp ngang với vật là ko đổi.Ban đầu, con lắc ko dao động, vật nhỏ ở tại vị trí O.Sau đó, giữ vật ở vị trí lò xo bị biến dạng 8cm rồi thả nhẹ để con lắc dao đông tắt dần.Biết tốc độ lớn nhất của vật nhỏ trong quá trình dao động tắt dần là 50cm/s, và khi đó vật cách O 2cm.Chu kỳ của con lắc là
A.pi/8
B.pi/2
C.pi/5
D.pi/6

Bài này e nghĩ đề không thiếu, bởi vì:
[TEX]\mu mg=kx[/TEX]
Vậy ta có:
[TEX]\frac{kx^2}{2} + \frac{mv^2}{2}+kx(A-x)=\frac{kA^2}{2}[/TEX]
Từ đây suy ra tỉ số m/k => T.
Nhưng em thay thử vào hình như không ra kết quả đúng thì phải *chuckle* ^^~.

Bài lý này cứ tưởng đơn giản mà ai làm cũng sai??
Ai sắp thi đh thì nên chú ý những bài như thế này nhé!


Một bài toán Lý hay!!

Roto của máy phát điện xoay chiều một pha là một nam châm có 4 cực từ, quay với tốc độ 750 vòng/phút. Mỗi cuộn dây của phần ứng có 50 vòng. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWb. Suất điện động cảm ứng hiệu dụng do máy phát tạo ra là????????

Bài này nhiều người sai lắm hả bạn? Thế mình chả dám làm đâu ;)). Không hiểu trap ở đâu nhỉ ^^~?
Em xem hộ anh đoạn bôi đỏ nhé, là 4 cực từ hay 4 cặp cực từ ?
Nếu là 4 cực -> 2 cặp.
[TEX]f=\frac{np}{60}= \frac{750.2}{60}=25 Hz[/TEX]
[TEX]\omega=2\pi f=50\pi[/TEX]

Từ thông cực đại qua 1 cuộn (50 vòng) là [TEX]50.5=250[/TEX] mWb
Suất điện động cảm ứng cực đại sinh ra trong một cuộn: [TEX]E_0=\omega \phi_0=50\pi .250=12500\pi mV=12,5 \pi V[/TEX]

Vậy 2 cặp cuộn (tức 4 cuộn) sẽ cho : [TEX]E_0=50\pi[/TEX]. Vậy [TEX]E=\frac{E_0}{\sqrt{2}}\approx 111 V[/TEX]

p/s: nếu là 4 cặp cực thì [TEX]E=222 V[/TEX]

Đáp án là bao bao nhiêu vậy em?


Em không để ý là a chữa rồi @@
Cứ 2 cặp cực thì phải ứng ứng với 2 cặp cuộn hả a :-? Có thể khác đc không ạ?


2
một cái sáo ( kín 1 đầu , hỡ 1 đầu ) phát âm cơ bản là nốt nhạc la tần số 440 Hz . Ngoài âm cơ bản ,tần số họa âm nhỏ nhất của các họa âm do sáo này phát ra là bao nhiêu

Hih, a rocky chưa đọc kỹ đề bài chỗ này rồi ^^~. Sao 1 đầu kín 1 đầu hở thì [TEX]f=(2k+1)f_o[/TEX] với [TEX]f_o=\frac{v}{4l}[/TEX].
Nên họa âm nhỏ nhất tiếp theo ứng với k=1 hay 3[TEX]f_o[/TEX] = 1320 Hz.


Vậy [TEX]1,2k \leq 20\Rightarrow k\leq 16,67 \Rightarrow[/TEX] có 16 điểm dao động cùng pha ( không kể k=0 là tại N)

Theo em thì nó hỏi trên MN thì phải tính cả M nữa :-? Nếu đề bài nói rõ khoảng hay đoạn MN thì tốt quá T__T.
 
Last edited by a moderator:
D

d2ng93

Bài này e nghĩ đề không thiếu, bởi vì:
[TEX]\mu mg=kx[/TEX]
Vậy ta có:
[TEX]\frac{kx^2}{2} + \frac{mv^2}{2}+kx(A-x)=\frac{kA^2}{2}[/TEX]
Từ đây suy ra tỉ số m/k => T.
Nhưng em thay thử vào hình như không ra kết quả đúng thì phải *chuckle* ^^~.



Bạn có thể giải cụ thể bài con lắc lò xò trên không
 
R

rocky1208



Bài này e nghĩ đề không thiếu, bởi vì:
[TEX]\mu mg=kx[/TEX]
Vậy ta có:
[TEX]\frac{kx^2}{2} + \frac{mv^2}{2}+kx(A-x)=\frac{kA^2}{2}[/TEX]
Từ đây suy ra tỉ số m/k => T.
Nhưng em thay thử vào hình như không ra kết quả đúng thì phải *chuckle* ^^~.




a lại quên mất là nó có v cực đại :)) giải lại:
Tại x vật có v cực đại nên gia tốc a = 0. Theo định luật II Newton thì F hợp lực = ma -> F hợp lực = 0 -> Lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát: [TEX]kx=m\omega^2 x= F{ms}[/TEX]

Ốp bảo toàn năng lượng:
Ban đầu: [TEX]W=\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}m\omega^2A^2[/TEX]
Tại x: W= thế năng đàn hồi + động năng + công tiêu hao do lực ma sát trên quãng đường s=A-x. Vậy
[TEX]W_2=\frac{1}{2}m\omega^2 x^2+\frac{1}{2}mv^2+m \omega^2 x (A-x)[/TEX]

Có [TEX]W_1=W_2[/TEX] nên
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{2}\omega^2(A^2-2Ax+x^2)=\frac{1}{2}v^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega^2(A-x)^2=v^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega=\frac{v}{A-x}=\frac{50}{8-2}=\frac{25}{3}[/TEX]

Vậy [TEX]T=\frac{2\pi}{\omega}=0,24\pi[/TEX]
Ko biết sai chỗ nào nữa mà ko có đáp án :-??


Em không để ý là a chữa rồi @@
Cứ 2 cặp cực thì phải ứng ứng với 2 cặp cuộn hả a :-? Có thể khác đc không ạ?
Đáng lẽ ra phải cho số cuộn dây, nhưng đề ko cho anh đánh làm tạm thế vạy. Tại hồi trước có làm 1 bài có 4 cực + 4 cuộn dây :))

Hih, a rocky chưa đọc kỹ đề bài chỗ này rồi ^^~. Sao 1 đầu kín 1 đầu hở thì [TEX]f=(2k+1)f_o[/TEX] với [TEX]f_o=\frac{v}{4l}[/TEX].
Nên họa âm nhỏ nhất tiếp theo ứng với k=1 hay 3[TEX]f_o[/TEX] = 1320 Hz.

Cái này đúng là quên ko để ý đến 1 đầu kín 1 đấu hở. Tổng quát thì:

  • Cái gì có 2 đầu cố định như dây đàn chẳng hạn: hoạ âm sẽ có tần số gấp chẵn lần âm cơ bản: [TEX]2f_0, 4f_0, 6f_0[/TEX]
  • Còn những gì có 1 đầu cố định 1 đầu tự do (kín hở kiểu như cái sáo này) thì hoạ âm sẽ có tần số gấp lẻ lần âm cơ bản: [TEX]3f_0, 5f_0, 7f_0[/TEX]

Vậy TH này là 1320 Hz

Theo em thì nó hỏi trên MN thì phải tính cả M nữa :-? Nếu đề bài nói rõ khoảng hay đoạn MN thì tốt quá T__T.

Anh đã sửa lại, rồi, cài thêm điều kiện chặn dưới cho d nữa-> còn lại 3 điểm. Cả M, N đều ko được :)
 
Last edited by a moderator:
V

van_toan

cho em hỏi cái: khi một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mp ngang có ma sát thì sau khi dao động dừng lại vật có về lại vị trí cân bằng ban đầu không? nếu đề bài không đề cập đến lực ma sát nghỉ?
 
B

bellevista123

1. cho mạch điện mắc nối tiếp gồm: tụ điện có dung kháng Zc và cuộn cảm Z L = 2Zc
điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là : [TEX]Ul = 100 cos(100\pi .t +\frac{\pi }{6})[/TEX] điện áp giữa 2 đầu mạch là :???
cái này vào phòng thi em loạn xạ cả lên, lấy phi nào trừ phì nào :((

Ta có Ul=50 căn2
Zl=2Zc-->>Ul=2Uc--??Uc=25 căn2-->>U=|Ul-Uc|=25 căn2
Vì pha của L là pi/6 nên pha của dòng điện i là (pi/6-pi/2)=-pi/3-->>pha của điện áp 2 đầu mạch là (-pi/3+pi/2)=pi/6
DO đó điện áp 2 đầu mạch là U=50cos(100pi t+pi/6)

[TEX]\lambda=\frac{v}{f}=1,2 cm[/TEX]

Hình vẽ:
93.png


Tại X cách A đoạn d1, cách B đoạn d2 sẽ dao động với pt tổng hợp:

[TEX]u=2A\cos(\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}).\cos(\omega t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})[/TEX]

Do d1=d2=d nên: [TEX]u=2A\cos(\omega t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})=2A\cos(\omega t- \frac{2\pi d}{\lambda})[/TEX]

Để X đồng pha với hai nguồn thì [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}=k2\pi \Rightarrow d=k\lambda =1,2 k[/TEX]

Nhưng [TEX]d\leq AM[/TEX]. Mà theo pitago ta có AM=20 cm.

Vậy [TEX]1,2k \leq 20\Rightarrow k\leq 16,67 \Rightarrow[/TEX] có 16 điểm dao động cùng pha ( không kể k=0 là tại N)
Em nghĩ cách lập luận của anh chưa chặt vì thế đáp án ra không được 9 xác lắm:D!

Gọi E là điểm nằm trên đoạn MN dao động cùng pha với nguồn
Làm tương tự như anh rocky được d=1,2k
Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ANE , ta có EN=căn bậc 2 của ( AE bình-AN bình ) hay EN=căn bậc 2 của ( 1,44k(bình)-256 )
Mặt E nằm trên đoạn MN nên 0<=căn bậc 2 của ( 1,44k(bình)-256 )<=12
Bình phương lên ta được 0<1,44k(bình)-256<=144 --->> 13,3<=k<=16,6
DO đó có 3 giá trị của k hay có 3 điểm dao động cùng pha với nguồn
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Em nghĩ cách lập luận của anh chưa chặt vì thế đáp án ra không được 9 xác lắm:D!

Gọi E là điểm nằm trên đoạn MN dao động cùng pha với nguồn
Làm tương tự như anh rocky được d=1,2k
Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ANE , ta có EN=căn bậc 2 của ( AE bình-AN bình ) hay EN=căn bậc 2 của ( 1,44k(bình)-256 )
Mặt E nằm trên đoạn MN nên 0<=căn bậc 2 của ( 1,44k(bình)-256 )<=12
Bình phương lên ta được 0<1,44k(bình)-256<=144 --->> 13,3<=k<=16,6
DO đó có 3 giá trị của k hay có 3 điểm dao động cùng pha với nguồn

Anh quên cài thêm điều kiện chặn dưới cho d còn lại cách của anh hoàn toàn đúng đấy.
Điều kiện là d phải dài hơn hoặc bằng AN, như vậy [TEX]1,2k\geq AN=16=13,33[/TEX]

Tức bây h thì: [TEX]13,33 \leq k \leq 16,67 [/TEX] Tức k=14, 15, 16.

Vậy là chỉ có 3 điểm :) đã edit lại
 
R

rocky1208

cho em hỏi cái: khi một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mp ngang có ma sát thì sau khi dao động dừng lại vật có về lại vị trí cân bằng ban đầu không? nếu đề bài không đề cập đến lực ma sát nghỉ?

Khi vật dừng lại thì hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0. Do đó nó chưa kịp về tới VTCB mà khi nó về tới vị trí M nào đó mà lực đàn hồi ko thể thắng nổi lực ma sát nghỉ cực đại thì nó dừng. Vị trí đó thoả mãn:

[TEX]kx=F_{ms}\Rightarrow kx=\mu mg \Rightarrow x=\frac{\mu mg}{k}[/TEX]

không quay về vị trí cân bằng đâu bạn nhé ;) ;) ;) ;)

Lần sau post bài em cần giải thích vắn tắt cách làm, chứ ko được trả lời kiểu này. Những bài như thế này được xếp vào spam và sẽ bị xoá. Lần đầu anh nhắc nhở trước :)
 
Y

yuyuvn

Ừ đúng rồi, bài a rocky chỉ cần thêm d lớn hơn hoặc bằng AN nữa là đc ^^~.
Làm cách bạn tuy không sai nhưng hơi thừa thãi đấy ^^~.

Edit: hic, mạng dở hơi ghê T__T vừa post xong đã thấy 2,3 bài chen vào rồi :((.
 
Last edited by a moderator:
D

d2ng93

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. 1030 cm/s. B. 206 cm/s. C. 402 cm/s. D. 403cm/s.
 
R

rocky1208

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. 1030 cm/s. B. 206 cm/s. C. 402 cm/s. D. 403cm/s.

Bài này anh đã làm ở đây rồi: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1469352&postcount=11
em vào xem nhé. Có điều đáp án anh ra là [TEX]40\sqrt{2}[/TEX] cm/s. Đây là một câu trong đề thi năm 2010 vừa rồi.

Cách 2: bài này hoàn toàn tương tự bài ở trang trước: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1499559&postcount=264

Em ốp cái công thức: [TEX]\fbox{\omega=\frac{v}{A-x}}[/TEX] hay rút ra [TEX]\fbox{v=\omega (A-x)}[/TEX] cũng được kq tương tự là [TEX]40\sqrt{2} [/TEX] cm/s
 
K

kiburkid

Chiếu chùm sáng trắng có bước sóng từ [TEX]0,40\mu m[/TEX] đến [TEX]0,76\mu m[/TEX] vào một tấm kim loại cô lập về điện thì điện thế cực đại trên tấm kim loại là V = 0,625(V) .Giới hạn quang điện của kim loại này là
[TEX]A. 0,75\mu m [/TEX] [TEX]B. 0,50\mu m[/TEX] [TEX]C. 0,40\mu m[/TEX] [TEX]D.0,55\mu m[/TEX]
 
Y

yuyuvn

Chiếu chùm sáng trắng có bước sóng từ [TEX]0,40\mu m[/TEX] đến [TEX]0,76\mu m[/TEX] vào một tấm kim loại cô lập về điện thì điện thế cực đại trên tấm kim loại là V = 0,625(V) .Giới hạn quang điện của kim loại này là
[TEX]A. 0,75\mu m [/TEX] [TEX]B. 0,50\mu m[/TEX] [TEX]C. 0,40\mu m[/TEX] [TEX]D.0,55\mu m[/TEX]

Bài này bạn áp dụng công thức Einstein bt thôi, và vì là hiệu điện thế cực đại nên mình sẽ lấy bước sóng nhỏ hơn ( [TEX]0,40\mu m[/TEX] ).

[TEX]\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda_o}+eV[/TEX]

Anh giúp em câu này ạ, không hiểu tại sao áp dụng công thức bình thường không ra :-?

wwwvietyocom_94dabd6cb1044b.jpg
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Chiếu chùm sáng trắng có bước sóng từ [TEX]0,40\mu m[/TEX] đến [TEX]0,76\mu m[/TEX] vào một tấm kim loại cô lập về điện thì điện thế cực đại trên tấm kim loại là V = 0,625(V) .Giới hạn quang điện của kim loại này là
[TEX]A. 0,75\mu m [/TEX] [TEX]B. 0,50\mu m[/TEX] [TEX]C. 0,40\mu m[/TEX] [TEX]D.0,55\mu m[/TEX]

Công thức Einstein:

[TEX]\frac{hc}{\lambda}=A+e.U_h[/TEX]
Ở đây điện thế quả cầu cũng như hiệu điện thế hãm vì nó là điên tích dương có tác dụng hãm electron ko cho electrong bật ra.

Vậy có thể viết lại: [TEX]\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda_0}+e.V[/TEX]
[TEX]V[/TEX] đạt max khi bước sóng chiếu vào là min tức là ánh sáng tím với [TEX]\lambda=0,4 \mu m[/TEX]

Lắp vào (1) suy ra [TEX]\lambda_0=0,5 \mu[/TEX]
 
R

rocky1208



Bài này bạn áp dụng công thức Einstein bt thôi, và vì là hiệu điện thế cực đại nên mình sẽ lấy bước sóng nhỏ hơn ( [TEX]0,40\mu m[/TEX] ).

[TEX]\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda_o}+eV[/TEX]

Anh giúp em câu này ạ, không hiểu tại sao áp dụng công thức bình thường không ra :-?

wwwvietyocom_94dabd6cb1044b.jpg

[TEX]Z_L=20[/TEX]
[TEX]Z_C=60[/TEX]

Để xảy ra P max thì bằng Cauchy ta rút ra được [TEX]R=\mid Z_L-Z_C\mid=40[/TEX]

Khi đó [TEX]Z=40\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]I=\frac{U}{Z}=\frac{20}{40\sqrt{2}}=0,25\sqrt{2}[/TEX] (A)

Vậy [TEX]P=I^2R=5[/TEX] (W)

So với đáp án thì cách nhau 1 trời 1 vực :-SS
 
S

segtdhkiul

anh ơi làm giúp em câu này nhé
Câu 1: Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì
sinh ra công suất cơ học là 170 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên
dây quấn động cơ là 17 W. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là
A. 1 A. B. 3 A. C. 2 A. D. 2 A.

Câu 2: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện
trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto
của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A.
Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn
mạch là 3 A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB
là ?

Câu 3: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là
làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng
tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000
Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 800. B. 1600. C. 1000. D. 625.

Câu 4:
1304708796566704379_574_574.jpg

1304747259326380604_574_574.jpg

13047473811522633607_574_574.jpg
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Câu 1: Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì
sinh ra công suất cơ học là 170 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên
dây quấn động cơ là 17 W. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là
A. 1 A. B. 3 A. C. 2 A. D. 2 A.

Mình nghĩ là áp dụng công thức tính công suất toàn phần = tổng công suât có ích (cơ học) và công suất hao phí (tỏa nhiệt) bạn nhé:


[TEX]P=UIcos\varphi =P_{i}+P_{R}[/TEX]

Đề bài đã cho hết, bạn thay số thử xem hình như là A đó ^^~ (nhớ là cường độ cực đại là [TEX]I_o[/TEX] nhé).

Câu 2: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện
trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto
của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A.
Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn
mạch là 3 A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB
là ?
Anh Rocky cho em hỏi bài này khi tốc độ của roto thay đổi thì[TEX] \omega [/TEX]thay đổi. Vậy thì có những cái gì thay đổi, có phải chỉ có ZL thay đổi không? Liệu suất điện động E có thay đổi dẫn tới U thay đổi không ạ?

Câu 3: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là
làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng
tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000
Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 800. B. 1600. C. 1000. D. 625.
"làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần" :-S thế là sao nhỉ, e tưởng là phải chỉ lấy biên độ của sóng âm tần và lấy tần số của sóng cao tần chứ nhỉ?

Còn đoạn tính toán thì mình nghĩ đơn giản thôi:
-Khi dao động có [TEX]f_1 =1000Hz[/TEX] thực hiện 1 dao động toàn phần tức là trong 1 khoảng thời gian là [TEX]\Delta t_1=T_1=\frac{1}{f_1}[/TEX].
-Để dao động cao tần có [TEX]f_2 =800.10^3Hz[/TEX]
thực hiện 1 dao động toàn phần thì cần [TEX]\Delta t_2=T_2=\frac{1}{f_2}[/TEX].

Lấy [TEX]\frac{\Delta t_1}{\Delta t_2}[/TEX] là ra đáp án ^^. Mình thay số ra A thì phải.

27- Đáp án A bạn nhé. Bạn chú ý so sánh độ lệch pha của i và u1, u2, u3 là làm đc thôi ^^.
9- Câu này để a Rocky vẽ hình =))


Bài 10, ông Rơn-ghen và nhiệt dung ;)) 2 cái mình đều k rõ. Dù sao nhìn đơn vị đoán cách làm cũng ra 1 trong 4 đáp án, vẫn hơn là random :-j:

Đầu tiên tính thể tích bản Platin: [TEX]V=h.S=(1.10^{-4}).(2.10^{-3})=2.10^{-7} (m^3)[/TEX].
Tính khối lượng bản Platin: [TEX]m=V.D=2.10^{-7}.21.10^{3}=4,2.10^{-3} (kg)[/TEX].
Tính năng lượng cần để làm cho bản Platin tăng 1 độ: [TEX]E=c_p.m=0,12.10^3.4,2.10^{-3}=0,504 (J)[/TEX]
Nhân 1000 lên là năng lượng cần cung cấp.

Tính công suất của ống Rơn-ghen (năng lượng phát ra trong 1s) :[TEX]P=UI=0,96 (J)[/TEX].

Ok, lấy E/P là ra đơn vị giây. Đổi đơn vị ra đáp án B thì phải ;))


Bài 8, anh Rocky vừa chữa 1 bài ở trang trước thì phải. Áp dụng luôn công thức là E=Bv bạn nhé ^^.




 
Last edited by a moderator:
K

kenylklee

Anh ơi giúp em bài nay i. em bí mấy ngày rồi mà vẫn không ra được,
Một cái đĩa đồng nhất, bán kính R được làm quay đến ốc độ góc ômêga (w) rồi đặt lên một mặt phẳng nằm ngang sao cho đĩa tiếp xúc đều với mặt ngang. Đĩa sẽ quay được trong thời gian bao lâu nếu hệ số ma sát giữa đĩa và mặt ngang là µ (micro ).
 
S

segtdhkiul

Anh ơi giúp em bài nay i. em bí mấy ngày rồi mà vẫn không ra được,
Một cái đĩa đồng nhất, bán kính R được làm quay đến ốc độ góc ômêga (w) rồi đặt lên một mặt phẳng nằm ngang sao cho đĩa tiếp xúc đều với mặt ngang. Đĩa sẽ quay được trong thời gian bao lâu nếu hệ số ma sát giữa đĩa và mặt ngang là µ (micro ).
bạn áp dụng công thức t =(A/A')*Tvới A' là độ giảm biên độ
độ giảm biên độ trong 1 chu kì (A-A')= 4µmg/K
A ở đây là R.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom