Câu 2: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện
trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto
của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A.
Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn
mạch là 3 A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB
là ?
Bài này em chép sai đề rồi, ứng với 3n vòng/ phút thì cường độ là [TEX]\sqrt{3}[/TEX] (A) chứ ko phải là 3 A nhé. Nếu là 3A thì ra L=0. Đây là 1 câu trong đề 2010 vừa rồi.
Cách làm như sau.
[TEX]\omega_1=\omega[/TEX], [TEX]E_1=\omega_1 NBS=E[/TEX], [TEX]Z_{L1}=L\omega_1=Z_L[/TEX]
[TEX]\omega_2=2\omega[/TEX], [TEX]E_2=\omega_2 NBS=2E[/TEX], [TEX]Z_{L2}=L\omega_2=2Z_L[/TEX]
[TEX]\omega_3=3\omega[/TEX], [TEX]E_3=\omega_1 NBS=3E[/TEX], [TEX]Z_{L3}=L\omega_3=3Z_L[/TEX]
Trường hợp đầu: [TEX]\omega_1=\omega[/TEX]
[TEX]I_1=\frac{E_1}{Z_1}=\frac{E}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}[/TEX]
Trường hợp sau: [TEX]\omega_3=3\omega[/TEX]
[TEX]I_3=\frac{E_3}{Z_3}=\frac{3E}{\sqrt{R^2+9Z_L^2}}[/TEX]
Từ giả thiết: [TEX]I_3=\sqrt{3}I_1[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{3E}{\sqrt{R^2+9Z_L^2}}= \sqrt{3} \frac{E}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}[/TEX]
Rút ra: [TEX]Z_L=\frac{R}{\sqrt{3}}[/TEX]
Mà [TEX]\omega_2=2\omega \Rightarrow Z_{L_2}=2Z_{L}=\frac{2R}{\sqrt{3}}[/TEX]
Anh Rocky cho em hỏi bài này khi tốc độ của roto thay đổi thì[TEX] \omega [/TEX]thay đổi. Vậy thì có những cái gì thay đổi, có phải chỉ có ZL thay đổi không? Liệu suất điện động E có thay đổi dẫn tới U thay đổi không ạ?
Có thay đổi em ạ, như anh đã làm ở trên đấy [TEX]\omega[/TEX] thay đổi trong khi từ thông cực đại qua các cuộn dây = const thì E phải thay đổi (chính xác là tỷ lệ thuận)
Câu 3: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là
làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng
tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000
Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 800. B. 1600. C. 1000. D. 625.
Dao động âm tần: [TEX]f_1=10^3[/TEX] Hz
Dao động cao tần: [TEX]f_2=8.10^5[/TEX] Hz
Khi dao động âm tần thực hiện được 1 dao động toàn phần tức 1 chu kỳ [TEX]T_1=\frac{1}{f_1}=10^{-3}[/TEX] s
Thì số dao động toàn phần sóng cao tần thực hiện đuợc là : [TEX]N=f_2 . t=8.10^5 . 10^{-3} = 800[/TEX] dao động.
Đáp án A.
Câu 27:
Đáp án A. Trong mạch xoay chiều duy nhất có điện trở thuần là dàng điện và hiệu điện thế đồng pha với nhau nên mới có thể chia tỷ lệ như thế kia. Các thành phần khác (L, C) thì u và i lệch pha nhau 90 độ nên ko thể chia được
Câu 9:
Trong 1 chu kỳ (1T) Có hai khoảng thời gian mà vật nằm trọng trong miền gia tốc dưới [TEX]100 cm/s^2[/TEX]
Hình vẽ.
Vậy xét trong 1 nửa chu kỳ thì thời gian đó là [TEX]\frac{1}{2}. \frac{T}{3}=\frac{T}{6}[/TEX]
Góc quét được: [TEX]\omega t=\frac{2\pi}{T}.\frac{T}{6}=\frac{\pi}{3}[/TEX]
Nhận thấy vị trí giới hạn có [TEX]a=100 m/s^2[/TEX] là [TEX]\frac{A}{2}[/TEX]
Mà [TEX]a=\omega^2 x=\omega^2 \frac{A}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega^2 \frac{A}{2}=100[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega=\sqrt{40}=2\sqrt{10}\approx 2\pi[/TEX]
Vậy [TEX]f=\frac{\omega}{2\pi}=1[/TEX] Hz
Bài làm như yuyuvn là đúng rồi đấy nhưng nhiệt lượng cần thiết: [TEX]Q=504[/TEX] J chứ ko phải [TEX]0,504[/TEX] J. Em quên nhân với độ chênh nhiệt độ là [TEX]1000^0C[/TEX]
Áp dụng: [TEX]Pt=A=Q\Rightarrow t=\frac{504}{0,96}=525 s[/TEX]= 8 phút 45 giây
Câu 8: Bài này tương tự một bài anh đã giải ở trang 26 trong pic này. Đáp án bài đó là 40 V/m. Em xem đề và bài giải phía dưới nhé
5)Khi chiếu một bức xạ có [tex]\lambda=0.485[/tex]micro vào bề mặt catot của tế bào qugn điện có công thoát A=2.1eV.Hướng electron quang điện có vận tốc cực đại vào 1 điện truờnt đều và một từ trường đều có cảm ứng từ là B=[tex]10^{-4}[/tex] Tesla thì nó vẫn chuyển nđộng theo một đường thẳng.Biết vector cường độ điện trường song sogn với Ox, vector từ trường song song với Oy, vector vận tốc song song với Oz(Oxyz là hệ tọa độ Đề-cac).Độ lớn của cường độ điện trường là?
A.10
B.20
C.40
D.30
Để e vẫn bay thẳng thì lực từ và lực điện tác dụng lên electron phải cân bằng nhau. Nếu chi tiết thì hệ phải như hình vẽ:
Nhưng do đề chỉ yêu cầu tính độ lớn nên ko cần vẽ hình cũng được:
[TEX]qE=qvB\Rightarrow E=vB[/TEX].
Từ công thức Einstein rút được: [TEX]v\approx 4.10^5[/TEX] m/s
Vậy [TEX]E=40[/TEX] V/m
Bài 3: Nhớ rằng cường độ chùm sáng ko quyết định có xảy ra hiện tượng quang điện hay ko mà ở bước sóng ánh sáng kích thích có đủ nhỏ hay ko. Bài này ko cần tính toán chỉ cần nhìn vào 3 đáp án hồng ngoại, 1 đáp án tử ngoại là ta cũng đã chọn được đáp án C rồi
Còn giải tường minh thì [TEX]\lambda_0=0,52 \mu m[/TEX] vậy chỉ có tử ngoại mới gây được hiện tượng quang điện.
Câu 4:
Áp dụng cong thức Einstein như bình thường:
[TEX]\frac{hc}{\lambda}=A+\mid e.U_h\mid[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \lambda=0,47 \mu m=470 nm[/TEX]
Câu 7:
Xét trong 1 giây.
Số e về được Anot mới gây dòng quang điện: [TEX]n=\frac{I}{e}[/TEX]
Số e này chiếm 80 % tổng số e bật ra. vậy tổng số e đã bật [TEX]N=\frac{100}{80}\frac{I}{e}=2,5.10^{15}[/TEX]
Trong 20s thì gấp 20 lần lên là đáp án A: [TEX]5.10^{16}[/TEX] hạt
p/s: Reply hết chỗ này xong muốn chết quá
![Frown :( :(]()
(