1)Một con lắc đơn có chiều dài 50cm, treo vật nặng m, tích điện [tex]q=4.10^{-5}C[/tex] dao động điều hòa với biện độ [tex]6^0[/tex], lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương, tạo một từ trường đều B sau đó tắt ngay, B có phương vuông góc với mp con lắc, và hướng từ ngoài vào, có giá trị [tex]1.8.10^{-4}[/tex].Biên độ con lắc là
A.Ko đổi
B.Giảm [tex]1^0[/tex]
C.có giá trị [tex]5^0[/tex]
D.Tăng [tex]1^0[/tex]
[TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega^}=A^2[/TEX] do x=0 nên [TEX]A=\frac{v}{\omega}[/TEX] (1) (ở đây anh đang xét độ lớn, ko có dấu má gì nhé)
Khi có từ trường B, hướng vuông góc với mặt phẳng giấy như hình vẽ:
p/s: đề hơi thiếu là cho chiều dương theo hướng nào. vì nó ảnh hưởng đến chiều của lực từ td lên vật. Anh giả sử là chiều dương sang phải như h vẽ.
Lực từ Lo-ren-xơ sẽ hướng lên theo quy tác bàn tay trái. Độ lớn:
[TEX]F_t=\mid q\mid vB[/TEX]
Gia tốc trọng trường mới: [TEX]g\prime=g-a=g-\frac{F_t}{m}[/TEX]. Nói chung là gia tốc trọng trường giảm -> [TEX]\oemga=\sqrt{\frac{g}{l}}[/TEX] giảm. Nên từ (1) suy ra A tăng. Mà nhìn vào đáp án thấy ngay 2 thằng sai.
A. Ko đổi -> sai
B. Giảm 1 độ -> sai
C. Có giá trị 5 độ -> sai vì như thế là giảm từ 6 độ về 5 độ. Mà A tăng
Vậy chỉ còn D đúng
2)Sóng trên mặt nước :Có hai điểm trên mặt nước:
A.Cach nhau [tex]3\lambda[/tex] thì ngược pha nhau
B.Cách nhau [tex]2\lambda[/tex] thì dao động cùng pha
C.Cách nhau [tex]\lambda/4[/tex] trên cùng phương truyền sóng thì vuông pha nhau
D.Tất cả đều sai.
Câu C đúng nhé
A & B sai là do ko nói rõ 2 điểm có cùng 1 phương truyền sóng hay ko.
Còn C là trên 1 phương truyền sóng: độ lệch pha [TEX]\frac{2\pi d}{\lambda}[/TEX] thay [TEX]d=\frac{lambda}{4}[/TEX] vào thì được độ lệch pha là [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]. vậy vuông pha.
3)Sóng nước tại O có phương trình [tex]u=2cos4pit[/tex](cm) cách O 3cm đặt một tấm chắn tâm là một khe nhỏ M.Điểm N cách O 6cm trên phương hợp với phương OM góc [tex]30^0[/tex], biết v=16cm/s.Phương trình sóng tại N là ?
[TEX]T=0,5[/TEX] s
[TEX]\lambda=vT=8[/TEX] cm
Tại O: [TEX]u=2\cos 4\pi t[/TEX]
Tại M cách O 3 cm chậm pha hơn O [TEX]\frac{3\pi}{4}[/TEX]: [TEX]u=2\cos (4\pit - \frac{3\pi}{4})[/TEX]
Dựa vào hình vẽ + ốp thêm định lý cosin suy ra được MN= 3,21 (cm) (số xấu nhỉ :-/)
Vậy sóng ở N do M truyền tới chậm pha hơn sóng tại M [TEX]\frac{2\pi .3,21}{8}\approx 0,8025\pi[/TEX]
Vậy túm lại sóng tại N có pt: [TEX]u=2\cos(4\pi t -0,75\pi - 0,825\pi)=2\cos(4\pi t -0,75\pi - 0,825\pi)=2\cos(4\pi t -1,5525\pi)[/TEX] cm
nghe chừng ko ổn cho lắm nhỉ :-?
4)Vật nhỏ con lắc lò xo nằm ngang.Biết hệ số ma sát trượt giữa mp ngang với vật là ko đổi.Ban đầu, con lắc ko dao động, vật nhỏ ở tại vị trí O.Sau đó, giữ vật ở vị trí lò xo bị biến dạng 8cm rồi thả nhẹ để con lắc dao đông tắt dần.Biết tốc độ lớn nhất của vật nhỏ trong quá trình dao động tắt dần là 50cm/s, và khi đó vật cách O 2cm.Chu kỳ của con lắc là
A.pi/8
B.pi/2
C.pi/5
D.pi/6
Bài này anh nghĩ thiếu hệ số ma sát. Cách làm như sau:
Vận tốc cực đại bắt buộc phải ở nửa chu kỳ đầu.
Giả sử tại x thì vật đạtk vận tốc cực đại. Khi đó áp dụng đl bảo toàn năng lượng:
[TEX]\frac{1}{2}m\omega^2 A^2=\frac{1}{2}m\omega^2x^2+\frac{1}{2}mv^2+\mu .m.g.s[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{2}\omega^2 A^2=\frac{1}{2}\omega^2x^2 + \frac{1}{2}v^2+\mu .g.s[/TEX]
Trong đó mọi thông số đều đã biết, chỉ thiếu mỗi hệ số ma sát: [TEX]\mu[/TEX] . Nếu cho [TEX]\mu[/TEX], lắp vào là ra [TEX]\omega[/TEX], từ đó ra T
5)Khi chiếu một bức xạ có [tex]\lambda=0.485[/tex]micro vào bề mặt catot của tế bào qugn điện có công thoát A=2.1eV.Hướng electron quang điện có vận tốc cực đại vào 1 điện truờnt đều và một từ trường đều có cảm ứng từ là B=[tex]10^{-4}[/tex] Tesla thì nó vẫn chuyển nđộng theo một đường thẳng.Biết vector cường độ điện trường song sogn với Ox, vector từ trường song song với Oy, vector vận tốc song song với Oz(Oxyz là hệ tọa độ Đề-cac).Độ lớn của cường độ điện trường là?
A.10
B.20
C.40
D.30
Để e vẫn bay thẳng thì lực từ và lực điện tác dụng lên electron phải cân bằng nhau. Nếu chi tiết thì hệ phải như hình vẽ:
Nhưng do đề chỉ yêu cầu tính độ lớn nên ko cần vẽ hình cũng được:
[TEX]qE=qvB\Rightarrow E=vB[/TEX].
Từ công thức Einstein rút được: [TEX]v\approx 4.10^5[/TEX] m/s
Vậy [TEX]E=40[/TEX] V/m