[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

anh cho em hỏi : nếu đề bài nói vật ở VTris mà 1/4 động năng chuyển thành thế năng thì lúc đó thế năng = bao nhiêu lần cơ năng vậy ạ . trong đ/a là = 1/4 cơ năng ; nhưng mãi mà em b đổi vẫn ko hiểu đc

Làm gì có vị trí nào mà "1/4 động năng chuyển thành thế năng" nhỉ :-?? chỉ có vị trí mà thế năng = 1/4 động năng hay động năng = 1/4 thế năng thôi chứ. Vì chuyển được 1/4 động năng -> thế năng nó là cả 1 quá trình (tức phải tốn mất khoảng thời gian [TEX]\Delta t[/TEX]) chứ đâu phải là 1 thơì điểm ?


[TEX]\frac{1}{4}W_d = W_t => W = W_t + W_d = W_t + 4W_t = 5W_t[/TEX]
:D
Làm như em là "thế năng = 1/4 động năng" chứ ko phải "1/4 động năng chuyển thành thế năng". Anh nghĩ chắc silvery viết nhầm đề thôi :)
 
S

silvery21

Làm gì có vị trí nào mà "1/4 động năng chuyển thành thế năng" nhỉ :-?? chỉ có vị trí mà thế năng = 1/4 động năng hay động năng = 1/4 thế năng thôi chứ. Vì chuyển được 1/4 động năng -> thế năng nó là cả 1 quá trình (tức phải tốn mất khoảng thời gian [TEX]\Delta t[/TEX]) chứ đâu phải là 1 thơì điểm ?



Làm như em là "thế năng = 1/4 động năng" chứ ko phải "1/4 động năng chuyển thành thế năng". Anh nghĩ chắc silvery viết nhầm đề thôi :)

thanks anh ạ ; em cẩu thả đọc ko kĩ đề , nản thật . đó là tzan ...
 
R

rocky1208

Giúp em bài này nha anh

Một sóng dừng và một sóng chạy có phương trình lần lượt là[TEX]{u}_{1}=a.cos(kx+\frac{\pi }{2}) .cos\omega t[/TEX] (cm) và [TEX]{u}_{2}=Acos(\omega t-kx)[/TEX] (cm). Hiệu pha tại hai điểm có tọa độ là [TEX]{x}_{1}=\frac{\pi }{3k}[/TEX] và[TEX]{x}_{2}=\frac{\pi }{2k}[/TEX] đối với hai sóng tương ứng là [TEX]\varphi 1va \varphi 2 [/TEX]có tỉ số[TEX]\frac{\varphi 1}{\varphi 2}[/TEX] là:

A.8/9 B.2/3 C.2/3 D.3/4
Nói thật là anh ko hiểu hiệu pha trong bài của em là lấy thằng nào trừ đi thằng nào cả. Anh làm theo huớng: với sóng dừng, tính pha tại [TEX]x_1[/TEX], rồi tính tại [TEX]x_2[/TEX] trừ đi cho nhau được [TEX]\varphi_1[/TEX]. Tương tự với sóng chạy: cũng tính pha tại [TEX]x_1[/TEX], rồi tính tại [TEX]x_2[/TEX] trừ đi cho nhau được [TEX]\varphi_2[/TEX]. Lấy [TEX]\varphi_1[/TEX] chia cho [TEX]\varphi_2[/TEX] được tỷ số bài yêu cầu. Nhưng như thế thì được là 0 :-??

Với thằng sóng dừng:

Tại [TEX]x=x_1=\frac{\pi }{3k}[/TEX] -> [TEX]u_1=a\cos(\frac{5\pi}{6}).\cos(\omega t)={-}\frac{\sqrt{3}a}{2}.\cos(\omega t)=\frac{\sqrt{3}a}{2}.\cos(\omega t+ \pi)[/TEX]

Tại [TEX]x=x_2=\frac{\pi }{2k}[/TEX] -> [TEX]u_1=a.\cos(\pi).\cos(\omega t)={-}a.\cos(\omega t)=a.\cos(\omega t+ \pi)[/TEX]

-> [TEX]\Delta \varphi=0[/TEX]
Vậy tỷ số : [TEX]\frac{\varphi 1}{\varphi 2}=0[/TEX]
 
K

kenhaui

Nói thật là anh ko hiểu hiệu pha trong bài của em là lấy thằng nào trừ đi thằng nào cả. Anh làm theo huớng: với sóng dừng, tính pha tại [TEX]x_1[/TEX], rồi tính tại [TEX]x_2[/TEX] trừ đi cho nhau được [TEX]\varphi_1[/TEX]. Tương tự với sóng chạy: cũng tính pha tại [TEX]x_1[/TEX], rồi tính tại [TEX]x_2[/TEX] trừ đi cho nhau được [TEX]\varphi_2[/TEX]. Lấy [TEX]\varphi_1[/TEX] chia cho [TEX]\varphi_2[/TEX] được tỷ số bài yêu cầu. Nhưng như thế thì được là 0 :-??

Với thằng sóng dừng:

Tại [TEX]x=x_1=\frac{\pi }{3k}[/TEX] -> [TEX]u_1=a\cos(\frac{5\pi}{6}).\cos(\omega t)={-}\frac{\sqrt{3}a}{2}.\cos(\omega t)=\frac{\sqrt{3}a}{2}.\cos(\omega t+ \pi)[/TEX]

Tại [TEX]x=x_2=\frac{\pi }{2k}[/TEX] -> [TEX]u_1=a.\cos(\pi).\cos(\omega t)={-}a.\cos(\omega t)=a.\cos(\omega t+ \pi)[/TEX]

-> [TEX]\Delta \varphi=0[/TEX]
Vậy tỷ số : [TEX]\frac{\varphi 1}{\varphi 2}=0[/TEX]

Đáp án là 8/9 anh ak:(:(:(.........................................Bài này em cũng chẳng hiều đề
 
Last edited by a moderator:
P

pipi2

khi vat o góc lech 60 do thi :v=can [2gl(cos a -cosa0)]\Rightarrowcosa0=-3/2 .khi o vtcb v=can [2gl(1-cosa0)]=can 5
sai rồi bạn ak. nếu làm như thế tớ đã ra lâu rối, t dã thử đủ mọi cách mà ra đấpnsa đúng, tớ cũng dã hỏi gần chục người rồi mà chẳng ai ra đáp án true, nên ttos ms post,. vs 4 d/a kia random cũng đc, nhưng cái chính là tó muốn tìm cách làm cơ. nhờ mọi người giúp nhá
 
R

rocky1208

sai rồi bạn ak. nếu làm như thế tớ đã ra lâu rối, t dã thử đủ mọi cách mà ra đấpnsa đúng, tớ cũng dã hỏi gần chục người rồi mà chẳng ai ra đáp án true, nên ttos ms post,. vs 4 d/a kia random cũng đc, nhưng cái chính là tó muốn tìm cách làm cơ. nhờ mọi người giúp nhá

Em có thể đưa đáp án được ko?
Bài này anh đã giả ở đây rồi: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1492885&postcount=194

Thay số vào nêu ko nhầm thì là: [TEX]\sqrt{14}\approx 3,742 m/s[/TEX]
 
B

bunny147

Anh ơi, cho em hỏi bài này .

Giữa catot và anot của 1 tế bào quang điện có 1 điện áp UAK = 1,2V. Công thoát tối thiểu để bứt electron ra khỏi catot là 2,5eV . Chiếu vào tế bào quang điện trên bức xạ có [tex]\lambda = 0,44.10^{-6}m [/tex] thì khi đập vào anot , e quang điện có tốc độ cực đại bằng bao nhiêu ?

Bài này nếu dùng định lí động năng : 1/2 m v^2 = eUak giải có được ko anh ?
 
Last edited by a moderator:
B

bellevista123

đúng rồi...bài này bạn dùng định lý động năng là giải quyết nhanh chóng thôi !
 
R

rocky1208

Anh ơi, cho em hỏi bài này .

Giữa catot và anot của 1 tế bào quang điện có 1 điện áp UAK = 1,2V. Công thoát tối thiểu để bứt electron ra khỏi catot là 2,5eV . Chiếu vào tế bào quang điện trên bức xạ có [tex]\lambda = 0,44.10^{-6}m [/tex] thì khi đập vào anot , e quang điện có tốc độ cực đại bằng bao nhiêu ?

Bài này nếu dùng định lí động năng : 1/2 m v^2 = eUak giải có được ko anh ?

Hiệu điện thế [TEX]U_{AK}=1,2 V > 0[/TEX] có tác dụng tăng tốc thêm cho quang electron. Nên công thức Einstein viết lại:

[TEX]\mid e\mid . U_{AK}+\frac{hc}{\lambda}=A+\frac{mv^2}{2}[/TEX]

Từ đó rút ra được: [TEX]v\approx 0,732.10^6 m/s[/TEX]
 
B

bunny147

Nhưng mà đáp số trong sách ghi v max xấp xỉ 6.10^5 m/s thôi anh ạ .
Hay đáp án sách sai nhỉ ?
 
L

lantrinh93

Hiệu điện thế [TEX]U_{AK}=1,2 V > 0[/TEX] có tác dụng tăng tốc thêm cho quang electron. Nên công thức Einstein viết lại:

[TEX]\mid e\mid . U_{AK}+\frac{hc}{\lambda}=A+\frac{mv^2}{2}[/TEX]

Từ đó rút ra được: [TEX]v\approx 0,732.10^6 m/s[/TEX]

bài này mình tính cẩn thận cũng ra thế này
chắc sách sai rồi c ak

mình thấy sách nhiều chổ sai quá không phải chổ này thôi đâu- mình bị mấy lần cũng thế:((..> nản thật
 
G

gaconthaiphien

Giúp em, anh Rocky: (2 bai nay cung lau lau roi, em van chua lam ra)

Bài 1: Đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn dây có r. Biết [TEX]R=80[/TEX] và [TEX]r=20[/TEX], [TEX]L=\frac{2}{\pi}[/TEX], tụ C có thể thay đổi được. Điện áp ở 2 đầu đoạn mạch là: [TEX]u=120\sqrt{2}sin100{\pi}t(V)[/TEX]. Hỏi C nhận giá trị nào thì cường độ dòng điện chậm pha hơn u một góc [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]? Cường độ dòng điện khi đó bằng bao nhiêu?
A. [TEX]C=\frac{2.10^{-4}}{\pi}(F); 0,6A[/TEX]
B. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{4{\pi}}(F); 6\sqrt{2}(A)[/TEX]
C. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{\pi}(F); 0,6\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]C=\frac{3.10^{-4}}{\pi}(F); \sqrt{2}(A)[/TEX]
(cái dạng bài mà cuộn dây không thuần cảm là mình lại mắc)

Bài 2: Ở thời điểm t đang xét, động năng quay của vật rắn (1) bằng 4 lần động năng quay của vật rắn (2), còn mômen động lượng của (1) bằng 0,5 lần mômen động lượng của (2). Các vật có trục quay cố định. Nếu mômen quán tính của (1) bằng [TEX]1 kg.m^2[/TEX] và tại thời điểm t này bắt đầu tác dụng vào (2) mômen lực tổng cộng 32 N.m thì gia tốc góc của vật (2) sau đó bằng bao nhiêu?
A. [TEX]4 rad/s^2[/TEX]
B. [TEX]8 rad/s^2[/TEX]
C.[TEX] 2 rad/s^2[/TEX]
D. [TEX]1 rad/s^2[/TEX]
 
H

huubinh17

1Người ta kích thích cho 1 con lắc lò xo dọc dao động điều hòa bằng cách kéo vật thẳng đứng xuống cách vị trí cân bằng một đoạn [tex]x_0[/tex] rồi truyền cho vận tốc [tex]v_0[/tex].Xét hai trường hợp véc tơ vận tốc [tex]v_0[/tex] hướng thẳng đứng xuống và hướng lên, điều nào đúng?
A.Pha ban đầu 2 trường hợp bằng nhau
B.Cơ năng hai trường hợp như nhau
C.Chỉ có biên độ 2 trường hợp bằng nhau
D.Chỉ có tầ số 2 trường hợp bằng nhau
2)Một con lắc lò xo có [tex]K=100N/m[/tex] treo vật m=0.1kg được treo vào trần một thang máy đang chuyển động chậm dần đều với gia tốc a=2m/s rồi dừng lại.Chọn mốc thời gian lúc dừng lại, chiều dương hướng xuống, phương trình dao động của con lắc là ?
3)Trên mặt thoáng, có 2 nguồn kết hợp A và B cách nhau 0.5m, phương trình dao động là
[tex]acos(8\pi*t + \frac{5\pi}{6}}) cm.Tốc độ truyền sóng là 32cm/s, xét đườg thẳng (d) vuông góc với AB tại B.Điểm gần nhất trên (d) dao động cùng phqa với nguồn cách B đoạn ngắ nhất là ? 3)Một proton bay với vậ tốc [tex]7.5.10^4[/tex](m/s) đến va chạ với 1 nguyên tử Hidro ở trạng thái dừng cơ bản đang đứngh yên.Sau va chạm proton tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc [tex]1.5.10^4[/tex](m/s).Bỏ qua chênh lệch klg của proton và hidro, klg của proton là [tex]1.672.10^{-27}[/tex]kg.Bước sóng mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạn thái cơ bản là ?
 
R

rocky1208

Giúp em, anh Rocky: (2 bai nay cung lau lau roi, em van chua lam ra)

Bài 1: Đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn dây có r. Biết [TEX]R=80[/TEX] và [TEX]r=20[/TEX], [TEX]L=\frac{2}{\pi}[/TEX], tụ C có thể thay đổi được. Điện áp ở 2 đầu đoạn mạch là: [TEX]u=120\sqrt{2}sin100{\pi}t(V)[/TEX]. Hỏi C nhận giá trị nào thì cường độ dòng điện chậm pha hơn u một góc [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]? Cường độ dòng điện khi đó bằng bao nhiêu?
A. [TEX]C=\frac{2.10^{-4}}{\pi}(F); 0,6A[/TEX]
B. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{4{\pi}}(F); 6\sqrt{2}(A)[/TEX]
C. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{\pi}(F); 0,6\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]C=\frac{3.10^{-4}}{\pi}(F); \sqrt{2}(A)[/TEX]
(cái dạng bài mà cuộn dây không thuần cảm là mình lại mắc)

Bài 2: Ở thời điểm t đang xét, động năng quay của vật rắn (1) bằng 4 lần động năng quay của vật rắn (2), còn mômen động lượng của (1) bằng 0,5 lần mômen động lượng của (2). Các vật có trục quay cố định. Nếu mômen quán tính của (1) bằng [TEX]1 kg.m^2[/TEX] và tại thời điểm t này bắt đầu tác dụng vào (2) mômen lực tổng cộng 32 N.m thì gia tốc góc của vật (2) sau đó bằng bao nhiêu?
A. [TEX]4 rad/s^2[/TEX]
B. [TEX]8 rad/s^2[/TEX]
C.[TEX] 2 rad/s^2[/TEX]
D. [TEX]1 rad/s^2[/TEX]

Bài 1:
u sớm pha hơn i 1 góc [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX] thì: [TEX]\varphi=\varphi_u-\varphi_i=\frac{\pi}{4}[/TEX]. Vậy:

[TEX]\tan\varphi=\frac{Z_L-Z_C}{R+r}=1\Rightarrow \frac{200-Z_C}{20+80}=1\Rightarrow Z_C=100 \Omega \Rightarrow C=\frac{10^{-4}}{\pi}[/TEX]

Vậy đáp án C.

Bài 2
[TEX]I_1\omega_1^2=4I_2\omega_2^2[/TEX] (1)
[TEX]I_1\omega_1=0,5I_2\omega_2[/TEX] (2)

chia (1) cho (2) được: [TEX]\omega_1=8\omega_2\Rightarrow \frac{\omega_1}{\omega_2}=8[/TEX] (3)

Từ (2) ta có [TEX]I_2=I_1\frac{\omega_1}{\omega_2}=1.8=8 kg.m/s^2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \gamma=\frac{M}{I_2}=\frac{32}{8}=4[/TEX]
 
B

bunny147

Bài 1: Đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn dây có r. Biết [TEX]R=80[/TEX] và [TEX]r=20[/TEX], [TEX]L=\frac{2}{\pi}[/TEX], tụ C có thể thay đổi được. Điện áp ở 2 đầu đoạn mạch là: [TEX]u=120\sqrt{2}sin100{\pi}t(V)[/TEX]. Hỏi C nhận giá trị nào thì cường độ dòng điện chậm pha hơn u một góc [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]? Cường độ dòng điện khi đó bằng bao nhiêu?
A. [TEX]C=\frac{2.10^{-4}}{\pi}(F); 0,6A[/TEX]
B. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{4{\pi}}(F); 6\sqrt{2}(A)[/TEX]
C. [TEX]C=\frac{10^{-4}}{\pi}(F); 0,6\sqrt{2}(A)[/TEX]
D. [TEX]C=\frac{3.10^{-4}}{\pi}(F); \sqrt{2}(A)[/TEX]
(cái dạng bài mà cuộn dây không thuần cảm là mình lại mắc)
Bài này tớ lam ra C, không biết phải không nữa .
U nhanh pha[TEX] \pi/4 => R + r = Z_L - Z_C [/TEX]
=> [TEX]C=\frac{10^{-4}}{\pi}(F)[/TEX]
I = [tex] 0,6\sqrt{2} [/tex]

Không biết anh làm bên trên rồi :(
 
H

hanhtinh_12

anh rocky1208 giúp e câu này:

:-SS Trên mặt thoáng của 1 chất lỏng yên lặng ta gây ra dao động tai O có biên độ 5cm ,T =0,5s,vận tốc truyền sóng v= 40 cm/s. chọn gốc thời gian t=0 khi x=A, vo= 0 , Vị trí cân bằng là gốc toạ độ. Pt giao động tại O là:
A. u= 5 cos(5pit) (cm)
B. u= 5cos(4 pit) (cm)
C. u= 5 cos(4pi t + pi/2)(cm)
D. u=5 cos(4pi-pi/2)(cm)
 
G

gaconthaiphien

Bài 1: Ống Rơnghen hoạt động ở hiệu điện thế 15 kV. Chiếu tia Rơnghen do ống phát ra vào một tấm kim loại có công thoát là 1,88 eV thì quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là bao nhiêu ? (h,c,e,m, eV coi như đã biết)

Bài này em làm [TEX]\frac{1}{2}mv^2_{o max} = eU_{AK}[/TEX] thì ra đúng đáp án là [TEX]7,26.10^7 m/s[/TEX], thế thì người ta cho công thoát A làm gì vậy ???

Bài 2: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 lần cuộn thứ cấp. Hai đầu cuộn sơ cấp mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng [TEX]U_1=220V[/TEX]. Điện trở cuộn sơ cấp [TEX]r_1=0[/TEX] và cuộn thứ cấp [TEX]r_2=2[/TEX] (Ôm). Mạch từ khép kín, bỏ qua hao phí do dòng Fuco và bức xạ. Khi 2 đầu cuộn thứ cấp mắc với điện trở [TEX]R=20[/TEX](Ôm) thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn thứ cấp là:
A. 18V
B. 22V
C. 20V
D. 24V

Bài này mình thấy nó cũng đơn giản thì phải:

anh rocky1208 giúp e câu này:

Trên mặt thoáng của 1 chất lỏng yên lặng ta gây ra dao động tai O có biên độ 5cm ,T =0,5s,vận tốc truyền sóng v= 40 cm/s. chọn gốc thời gian t=0 khi x=A, vo= 0 , Vị trí cân bằng là gốc toạ độ. Pt giao động tại O là:
A. u= 5 cos(5pit) (cm)
B. u= 5cos(4 pit) (cm)
C. u= 5 cos(4pi t + pi/2)(cm)
D. u=5 cos(4pi-pi/2)(cm)

O là nguồn, ta có [TEX]u_o = Acos({\omega}t + phi)[/TEX]
[TEX]A=5, {\omega} = \frac{2{\pi}}{T}= 4{\pi}t[/TEX]
[TEX]t=0, x=A, [/TEX] thay vào suy ra phi = 0, thử lại vào pt vận tốc:
[TEX]v = -{\omega}A sin({\omega}t[/TEX] ta cũng được v=0.
Vậy pt dao động tạo O là [TEX]u_o = 5cos(4{\pi}t)[/TEX]. Đáp án B
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Giúp em bài này nha anh

Một sóng dừng và một sóng chạy có phương trình lần lượt là[TEX]{u}_{1}=a.cos(kx+\frac{\pi }{2}) .cos\omega t[/TEX] (cm) và [TEX]{u}_{2}=Acos(\omega t-kx)[/TEX] (cm). Hiệu pha tại hai điểm có tọa độ là [TEX]{x}_{1}=\frac{\pi }{3k}[/TEX] và[TEX]{x}_{2}=\frac{\pi }{2k}[/TEX] đối với hai sóng tương ứng là [TEX]\varphi 1va \varphi 2 [/TEX]có tỉ số[TEX]\frac{\varphi 1}{\varphi 2}[/TEX] là:

A.8/9 B.2/3 C.2/3 D.3/4

Bài này anh rocky hiểu nhầm đề bài thì phải :-? Không phải lấy 2 pha tại 2 thời điểm của cùng 1 sóng trừ đi nhau mà là lấy hiệu pha của 2 sóng tại 2 thời điểm. Chính vì vậy không cần biết là lấy cái nào trừ cái nào ^^~.

Bạn thay số vào sẽ được pha tại x1 và x2 của sóng dừng đều là [TEX]\pi[/TEX].
Pha tại x1 và x2 của sóng chạy lần lượt là [TEX]\pi/3[/TEX] và [TEX]\pi/2[/TEX].
Thay số vào là ra đáp án A thôi ~.~.


Bài 1: Ống Rơnghen hoạt động ở hiệu điện thế 15 kV. Chiếu tia Rơnghen do ống phát ra vào một tấm kim loại có công thoát là 1,88 eV thì quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là bao nhiêu ? (h,c,e,m, eV coi như đã biết)Bài này em làm [TEX]\frac{1}{2}mv^2_{o max} = eU_{AK}[/TEX] thì ra đúng đáp án là [TEX]7,26.10^7 m/s[/TEX], thế thì người ta cho công thoát A làm gì vậy ???

Bài ống rơn-ghen mình ngủ quên ở nhà không đi học nên k rõ bản chất lắm :))
Nhưng mình nghĩ bạn phải hiểu là hiệu điện thế của ống rơn-ghen chỉ tạo năng lượng cho photon đập vào kim loại, muốn e thoát ra thì vẫn phải mất 1 lượng năng lượng là công thoát của kim loại. Nói chung hiệu điện thế ống rơn-ghen và hiệu điện thế hãm hay [TEX]U_{AK}[/TEX] là những khái niệm khác nhau :-?
Bài này thay công thức này là ra nhé:
[TEX]e.U=\frac{hc}{\lambda }=A+W[/TEX]


Bài 2: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 lần cuộn thứ cấp. Hai đầu cuộn sơ cấp mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng U_1=220V. Điện trở cuộn sơ cấp r_1=0 và cuộn thứ cấp r_2=2 (Ôm). Mạch từ khép kín, bỏ qua hao phí do dòng Fuco và bức xạ. Khi 2 đầu cuộn thứ cấp mắc với điện trở R=20(Ôm) thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn thứ cấp là:
A. 18V
B. 22V
C. 20V
D. 24V
Bài này mình nhớ ngay trong topic này anh rockie đã giải và hướng dẫn rất rõ ràng rồi. Mạng mình chậm không tìm link đc cho bạn (=.=) bạn chịu khó rà lại hay lên google search nhé.

1Người ta kích thích cho 1 con lắc lò xo dọc dao động điều hòa bằng cách kéo vật thẳng đứng xuống cách vị trí cân bằng một đoạn [tex]x_0[/tex] rồi truyền cho vận tốc [tex]v_0[/tex].Xét hai trường hợp véc tơ vận tốc [tex]v_0[/tex] hướng thẳng đứng xuống và hướng lên, điều nào đúng?
A.Pha ban đầu 2 trường hợp bằng nhau
B.Cơ năng hai trường hợp như nhau
C.Chỉ có biên độ 2 trường hợp bằng nhau
D.Chỉ có tầ số 2 trường hợp bằng nhau
2)Một con lắc lò xo có [tex]K=100N/m[/tex] treo vật m=0.1kg được treo vào trần một thang máy đang chuyển động chậm dần đều với gia tốc a=2m/s rồi dừng lại.Chọn mốc thời gian lúc dừng lại, chiều dương hướng xuống, phương trình dao động của con lắc là ?
3)Trên mặt thoáng, có 2 nguồn kết hợp A và B cách nhau 0.5m, phương trình dao động là
[tex]acos(8\pi*t + \frac{5\pi}{6}}) cm.Tốc độ truyền sóng là 32cm/s, xét đườg thẳng (d) vuông góc với AB tại B.Điểm gần nhất trên (d) dao động cùng phqa với nguồn cách B đoạn ngắ nhất là ? 3)Một proton bay với vậ tốc [tex]7.5.10^4[/tex](m/s) đến va chạ với 1 nguyên tử Hidro ở trạng thái dừng cơ bản đang đứngh yên.Sau va chạm proton tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc [tex]1.5.10^4[/tex](m/s).Bỏ qua chênh lệch klg của proton và hidro, klg của proton là [tex]1.672.10^{-27}[/tex]kg.Bước sóng mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạn thái cơ bản là ?

1) Mình nghĩ là B :-?
A.Pha ban đầu hiển nhiên là khác nhau, theo vòng tròn lượng giác hàm cos thì 1 pha sẽ nằm trên trục hoành, 1 pha nằm dưới.
C và D đã tự giải thích cho nhau ~.~.

2) Câu này mình không rõ là thang máy đang chuyển động chậm dần đều theo hướng nào? Nhưng theo mình nghĩ là khi thang máy chuyển động sẽ tác dụng lực quán tính lên vật nặng và để cân bằng thì con lắc lò xo sẽ tác dụng lên vật đó 1 lực kéo hay lực đẩy: [TEX]F=ma=k.x[/TEX]. Lúc dừng lại thì vị trí cân bằng trở lại ban đầu, con lắc lệch với VTCB 1 đoạn là x nên x = A (biên độ mới).

Các đại lượng khác thì đơn giản rồi nhỉ :-?

3) Mình viết lại pt dao động cho bạn: [TEX]Acos(8\pi*t + \frac{5\pi}{6}})[/TEX]

hic định viết nốt cho bạn nhưng mạng dở hơi wa', edit post cũng toát hết mồ hôi. thôi đằng nào a rocky cũng phải giải lại ^^~.
 
Last edited by a moderator:
A

ari_10

Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Vật m đang đứng yên truyền cho vật m vận tốc v hướng thẳng đứng xuống thì sau [TEX]\large\Delta[/TEX]t = [TEX]\pi[/TEX]/20 s vật đứng lại lần đầu và khi đó lò xo bị giãn 15cm. Lấy g=10m/[TEX]s_2[/TEX]. Biên độ dao động của vật là???

Một ống dây có điện trở r và hệ số tự cảm L. Đặt vào hai đầu ống dây một điện áp xoay không đổi 6V, thì cường độ dòng điện trong ống dây là 0,12A. Đặt vào hai đầu ống dây một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz và giá trị hiệu dụng 100V thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong ống dây là 1A. Giá trị của r và L là???

Còi tan tầm của một nhà máy cơ khí số 1 cạnh đường Nguyễn Trãi phát âm tần số 450Hz. Một người công nhân ra về sớm đi xe máy với tốc độ 54km/h trên đường đó sẽ nghe được âm tần số bao nhiêu? cho tốc độ âm thanh trong không khí là 340m/s
 
H

huubinh17

Chia làm sao mà ra 8/9 được, mình làm há thì là nó ra 4/3, đáp án ko có , chỉ có 3/4
 
Top Bottom