Anh cho em hỏi mấy câu sau:
Câu 18 : Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng dọc truyền được trong mọi môi trường khí, lỏng, rắn.
B. Các phần tử vật chất của môi trường dao động càng mạnh sóng truyền đi càng nhanh.
C. Sóng cơ học truyền được trong môi trường nhờ lực liên kết giữa các phần tử vật chất của môi trường.
D. Dao động của các phần tử vật chất môi trường khi có sóng truyền qua là dao động cưỡng bức.
Câu này đáp án B. Tại sao sai ạ, em thấy cũng đúng đúng )
)
)
)
Nếu em theo dõi thường xuyên pic này thì ngay hai trang trước thôi đã bàn đến vấn đề này rồi, rằng vận tốc truyền sóng có phụ thuộc vào tần số sóng hay ko? Câu trả lời là ko. Vậy câu B là sai rõ ràng rồi. Em tham khảo bài này nhé:
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1488905&postcount=152
Câu 35 : Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Bắt đầu đếm từ t0 =0 đến t1= 2h, máy đếm được X1 xung , đến t2= 3h máy đếm được X2=2,3.X1 . Chu kì của chất phóng xạ đó là
Câu này làm thế nào anh nhỉ :-? Thường mấy bài này rất đơn giản mà k hiểu sao hôm nay e không nghĩ ra 8-}
Anh gọi t=1h
Trong 2 giờ -> [TEX]t_1=2t[/TEX]: [TEX]\Delta N_1=N_0(1-2^{\frac{2t}{T}})[/TEX] (1)
Trong 2 giờ -> [TEX]t_2=3t[/TEX]: [TEX]\Delta N_2=N_0(1-2^{\frac{3t}{T}})[/TEX] (2)
Chia (2) cho (1) được:
[TEX]\frac{1-\frac{1}{2^{\frac{3t}{T}}}}{1-\frac{1}{2^{\frac{2t}{T}}}}=2,3[/TEX]
Đặt [TEX]x=\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}}[/TEX]
Ta được: [TEX]\frac{1-x^3}{1-x^2}=2,3\Rightarrow \frac{1+x+x^2}{1+x}=2,3[/TEX]
Quy đồng rồi giải phương trình bậc 2 ta được x từ đó rút ra được [TEX]2^\frac{t}{T}[/TEX] rồi từ đó ra [TEX]T[/TEX]. Em tự tính nhé
Câu 1: Giới hạn quang điện của kẽm là 0,350 μm, một tấm kẽm đang tích điện dương có điện thế 2V nối với một
điện nghiệm. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng biến thiên trong khoảng từ 0,250 μm đến 0,650 μm vào một tấm kẽm
nói trên trong thời gian đủ dài thì điều nào sau đây mô tả đúng hiện tượng xảy ra? Cho h=6,625.10-34Js, c=3.108
m/s,e=1,6.10-19C.
A. Hai lá điện nghiệm xòe thêm ra.
B. Hai lá điện nghiệm cụp vào.
C. Hai lá điện nghiệm cụp vào rồi lại xòe ra.
D. Hai lá điện nghiệm có khoảng cách không thay đổi.
Hiệu điện thế 2V ở đây đóng vai trò như U hãm đúng k ạ?
Đúng. Điện thế dương này như 1 hiệu điện thế hãm, kéo e khỏi bật ra
Để e bật ra được thì bức xạ chiếu vào phải có bước sóng đủ nhỏ để thắng được công thoát + năng lượng của lực hãm. Tức:
[TEX]\frac{hc}{\lambda}\geq \frac{hc}{\lambda_0}+eU_h\Rightarrow \lambda \leq 0,22 \mu[/TEX]. Vậy là ko có e bật ra -> Đáp án D.
Câu 9: Vào thời điểm t = 0 người ta bắt đầu kích thích để điểm O trên mặt nước dao động theo phương vuông góc
với mặt nước, phương trình dao động của sóng tại O là u0 = 2sin(20wt) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
v = 4m/s, coi trong quá trình lan truyền sóng thì biên độ sóng là không đổi. Khi xét sự lan truyền sóng trên mặt nước,
nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai điểm A, B cách nhau 0,2m luôn dao động ngược pha.
B. Trên đường thẳng vẽ từ O hai điểm M, N cùng phía với O cách nhau 0,5m dao động vuông pha với nhau.
C. Li độ dao động của điểm M cách điểm O một đoạn 0,2m tại thời điểm tại thời điểm t=0,025s là uM= -2mm.
D. Sóng trên mặt nước là sóng dọc có bước sóng là 0,4m.
Đáp án là B. Nhưng theo em câu C mới đúng vì B chưa chắc là M, N cũng phương truyền sóng :-?
Trên đường thẳng kẻ từ O thì rõ ràng M,N trên cùng 1 phương truyền sóng rồi còn gì
Câu 15: Mạch dao động có C= 6nF, L= 6μH. Do mạch có điện trở R=1Ω, nên dao động trong mạch tắt dần. Để duy
trì dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0 =10V thì trong thời gian 1 phút phải bổ sung cho
mạch năng lượng là:
A. 30 mJ. B. 3J. C. 50 mW D. 50 mJ.
Em nghĩ tính theo công thức Q = P.t = U^2/R.t nhưng không ra :-?
[TEX]P=I^2R=\frac{I_0^2 R}{2}[/TEX]
[TEX]W=\frac{1}{2}CU_0^2=\frac{1}{2}LI_0^2\Rightarrow I_0^2=\frac{U_0^2C}{L}[/TEX]
Túm lại: [TEX]P=\frac{1}{2}\frac{U_0^2CR}{L}=0,05 W[/TEX]. Vậy trong 1 phút thì cần năng lượng: [TEX]W=3 J[/TEX]. Đáp án B
Hic, câu này em thay số cũng không ra
Trước khi ngắt K:
[TEX]E_1=I_1(R_0+R+r)\Rightarrow I_1=0,5 A[/TEX]
[TEX]U_1=I_1(R_0+R)=11,5 V[/TEX]
Tụ tích năng lượng điện trường: [TEX]\frac{CU_1^2}{2}=6,6125.10^{-3}[/TEX] J
Cuộn cảm tích năng lượng từ trường: [TEX]\frac{LI_1^2}{2}=25.10^{-3}[/TEX] J
Vậy năng lượng toàn phần: [TEX]W=W_C+W_L=0,0316125[/TEX] (J)
Sau khi ngắt:
Cường độ dòng cực đại thoả mãn: [TEX]\frac{LI_0^2}{2}=W=0,0316125 \Rightarrow I_0=0,56225[/TEX] A
[TEX]\Rightarrow I=0,39757[/TEX] A
Gọi t là thời gian mạch dao động từ t=o cho đến khi dừng hẳn -> khi dừng toàn bộ năng lượng biến thành nhiệt trong [TEX]R[/TEX] và [TEX]R_0[/TEX]
[TEX]W=I^2(R_0+R)t \Rightarrow t=8,6957.10^{-3}[/TEX] (s)
Nhiệt năng do R là: [TEX]Q_R=I^2Rt=24,74.10^{-3}[/TEX] (J)
Đáp án C.
Câu 38: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn quan
sát là D=1,2m. Đặt trong khoảng giữa hai khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông
góc mặt phẳng chứa hai khe và cách đều hai khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có hai vị trí
của thấu kính cho ảnh rõ nét cả hai khe trên màn, đồng thời hai ảnh cách nhau các khoảng là 0,4mm và 1,6mm. Bỏ
thấu kính đi, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân
i=0,72mm. Bước sóng của ánh sáng bằng :
A. 0,48mm. B. 0,620μm C. 410 nm D. 480nm
Ngại nhất là mấy bài liên quan tới thấu kính T__T.
Phải nói thật là anh quên hết kiến thức về thấu kính với gương cầu rồi :khi (181):
Mà mấy dạng giao thoa luỡng thấu kính với lưỡng lăng kính chắc cũng chả vào đâu. Bộ hô hào bám sát tinh thần SGK cơ mà
)
Hih, hơi nhiều thì phải ^^. Các bạn và anh rocky cùng giúp mình với nhé. Thanks nhiều ^^~.
Hic, em có thể thay chữ "hơi" thành chữ "quá" được đấy
post muốn gãy tay luôn. Mà a mới đi có 1 hôm về đã thấy đầy ặc hai trang bài tập :-S