B. CHẤT BÉO
I. Củng cố lí thuyết
1. Khái niệm lipit: hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, tan trong dung môi hữu cơ.
2. Khái niệm chất béo: trieste của glycerol và các axit béo.
* Glycerol: có CTCT là [tex]\mathrm{CH_2OH-CHOH-CH_2OH}[/tex], là một ancol đa chức có vai trò quan trọng trong đời sống.
* Các axit béo: là các axit cacboxylic (no hoặc không no), mạch thẳng không phân nhánh, có số Cacbon chẵn và nằm trong khoảng từ 12 đến 20.
* Sơ đồ:
3. Tính chất hóa học của chất béo:
a, Thủy phân
* Thủy phân trong môi trường axit: chất béo + [tex]\mathrm{H_2O\overset{H^+,t^0}{\leftrightarrow}}[/tex]
axit béo + glycerol.
[tex]\mathrm{(RCOO)_3C_3H_5+3H_2O\overset{H^+,t^0}{\leftrightarrow}3RCOOH+C_3H_5(OH)_3}[/tex]
* Thủy phân trong môi trường kiềm: chất béo + dung dịch kiềm [tex]\overset{t^0}{\rightarrow}[/tex]
muối của axit béo + glycerol
Còn có tên gọi khác là phản ứng
XÀ PHÒNG HÓA.
[tex]\mathrm{(RCOO)_3C_3H_5+3NaOH\overset{t^0}{\rightarrow}3RCOONa+C_3H_5(OH)_3}[/tex]
b, Phản ứng cộng hidro
Chất béo lỏng (chất béo không no) có khả năng cộng hidro để tạo thành chất béo rắn (chất béo no)
[tex]\mathrm{(C_{17}H_{33}COO)_3C_3H_5+3H_2\overset{Ni,t^0}{\rightarrow}(C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5}[/tex]
c, Phản ứng cháy: Áp dụng quy tắc bảo toàn như các hợp chất hữu cơ khác...
LƯU Ý: Cho n axit béo tác dụng với glycerol thì số trieste tối đa thu được là: [tex]\mathrm{N_{trieste}=\frac{n^2(n+1)}{2}}[/tex]