Tiếp nhé. Vấn Đề 1 thôi. Tìm mãi mấy trang trc mới thấy là đến câu nào rùi :-SS
16. Có 4 dung dịch không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl2. Có thể dùng kim loại nào dưới đây để phân biệt 4 dung dịch trên (không được sử dụng thêm thuốc thử khác)?
A. Na. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Mg(OH)2 kt trắng
Fe(OH)2 kt trắng xanh , hóa đỏ
Al(OH)3 kt keo tan
NaCl ko hiện tượng
17. Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây.
A. NaOH, H2SO4 đặc. B. NaHCO3, H2SO4 đặc.
C. Na2CO3, NaCl . D. H2SO4 đặc, Na2CO3.
HCl + NaHCO3 , H2SO4 đ háo nước
18. Đun nóng 0,1 mol chất X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 gam ancol đơn chức D. Cho toàn bộ lượng ancol D bay hơi ở 127oC và 600 mmHg sẽ chiếm thể tích 8,32 lít.
Công thức của chất X là
nD = 0,2 mol = 2n X => este 2 chức
=> M D = 9,2/0,2= 46 (u) => C2H5OH
M muối = 134 (u)
=> R(COONa)2 = 134 => R = 0
CT X : C2H5OCOCOOC2H5
21. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Số mol của mỗi axit lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,05 mol. B. 0,045 mol và 0,055 mol.
C. 0,04 mol và 0,06 mol. D. 0,06 mol và 0,04 mol.
n CO2 =0,15 mol , nH2O =0,15 mol
n TB = 0,15/0,1= 1,5
22. Cho các ion kim loại sau: Fe3+, Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là
A. Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Fe3+, Ag+.
B. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+.
C. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+, Fe3+.
D. Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+.
Nhớ thế thi phải