Câu 1: Hỗn hợp A gồm X,Y (MX < MY ) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m (g) A với 400ml dd KOH 1M dư thu được dd B & ( m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 andehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so vs Hidro là 26,2 . Cô cạn dd B thu được (m + 6.68) gam rắn khan. % khối lượng của X trong A là :
A, 54,66% B, 45,55% C, 36,44% D, 30,37%
Câu 2 :Hòa tan 17 gam hh X gồm K & Na vào nước thu được dd Y và 6,72 lít H2 . Để trung hòa một nửa dd Y cần dùng dd hh H2SO4 và HCl ( tỉ lệ mol 1:2 ). Tổng khối lượng muối tạo ra là :
A. 42,05 g B, 20,65 g C, 14,97 g D, 21,025 g
Câu 3: Hh X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành pứ nhiệt nhôm hh X trong đk ko có không khí. Hòa tan hết hh rắn sau pứ bằng dd NaOH dư thì thu được 2,016 lít H2 và 12,4 gam rắn không tan. Hiệu suất pứ nhiệt nhôm là :
A, 80% B, 75% C, 60% D,71,43%
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A cần 15,68 lít O2, biết tỉ khối của A so với H2 là 52. Lấy 4,16 gam A tác dụng với CuO nung nóng dư, sau pứ thấy khối lượng chẩt rắn giảm 0,64 gam và thu được chất hữu cơ B ko có khả năng tráng bạc.Vậy A là
A. 2-Metyl Butan-1,4-điol B, Pentan-2,3-điol
C. 2-Metyl Butan-2,3-điol D. 3-Metyl Butan-1,3-điol
Câu 5: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200ml dd HNO3 3M thu được dd A. Thêm 400ml dd NaOH 1M vào dd A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dd rồi nung chất rắn để khối lượng ko đổi thu được 26,44 gam rắn. Số mol của HNO3 đã pứ với Cu là :
A. 0,48 mol B, 0,58 mol C, 0,56 mol D, 0,4 mol.
Câu 6: Cho 8,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng ( SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi pứ xong, cô cạn dd thu được m (g) muối khan. Giá trị m là :
A,35,2 B. 22,8 C.27,6 D, 30
Câu 7: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ, sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít hh khí X gồm CO2 , CO , H2 . Hấp thụ X vào dd Ba(OH)2 dư thu đc 39,4 gam kết tủa & có V lít khí Y thoát ra, Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng, sau pứ thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là :
A, 9,6 B, 8,4 C, 11,2 D, 4,8
Câu 8: Khử 1 este no đơn chức mạch hở bằng LiAlH4 thu đc 1 ancol G duy nhất . Đốt cháy m gam G cần 2,4m gam O2. Đốt m gam E thu đc tổng khối lượng CO2 và H2O là 52,08 g.. Nếu cho hết lượng CO2 và nước này vào 500ml dd Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa sinh ra là :
A, 25,61 g B, 31,52 g C, 35,46 g D, 39,4 g
Câu 9: Lắc 13,14 gam Cu với 250ml dd AgNO3 0.6M một thời gian thu được 22.56 g rắn A & dd B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dd B khuấy đều đến khi pứ hoàn toàn thu được dd chỉ chứa 1 muối duy nhất & 17.355 gam rắn Z. Kim Loại M là :
A, Zn B, Mg C, Pb D, Fe
Câu 10: X là một Tetrapetit cấu tạo từ 1 amono axit A no, mạch hở có 1 nhóm -COOH, 1 nhóm –NH2. Trong A, %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m (g) X trong môi trường axit thu đc 41,58 gam Tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:
A, 149 g B, 161 g C, 143,45 g D, 159 g
Câu 11: Cho sơ đồ pứ :
C4H10O ( - H2O ) X ( bớt đi 1 phân tử H2O )
X + Br2 (dd) Y
Y + NaOH, t° Z
Z + CuO, t° 2 – hidroxi-2- metyl propan. X là
A, Isobutilen B, But-2-en C, But-1-en D, Xiclobutan
Câu 12: Cho các pứ : (1): Cl2 +Br2 + H2O …….. (2) Cl2 + KOH t°………
(3) H2O2 t° ….. (4) Cl2 + Ca(OH)2 khan …….
(5) Br2 + SO2 + H2O …….
Số pứ là pứ tự oxi hóa – khử là ?
Câu 13: Cho sơ đồ
But-1-in + HCl X
X + HCl Y
Y + NaOH Z . Vậy Z là
A, CH3CO-C2H5 B, C2H5CH2CHO C, C2H5CO-COH D,C2H5CH(OH)CH2OH
Câu 14: Trong 1 bình kín dung tích 2 lít, người ta cho vào 9,8 gam CO và 12,6 gam hơi nước. Có pứ xảy ra : CO + H2O ↔ CO2 + H2 ở 850°C, hằng số cân bằng của pứ là K = 1.. Nồng độ H2 khi đạt đến trạng thái cân bằng là :
A, 0,22 M B, 0,12M C, 0,14M D, 0,75M
Kính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Hiếu ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực. Dù bạn không cố tình song lực quán tính vẫn khiến mực rơi vào áo em.
Bạn ấy không hề xin lỗi cũng như không chịu chấm dứt ngay việc giải phẫu vật đáng ra nên đưa vào viện bảo tàng từ lâu rồi.
Máu dồn vào tim khiến em đã dùng xấp xỉ 400N tác dụng lên người bạn ấy trong khoảng thời gian xấp xỉ 0,5s. Vì xung của lực bằng độ biến thiên động lượng nên đáng ra bạn ấy phải chuyển động lùi nhưng thật tiếc, bạn ấy béo quá, phản lực tác động lên tay em còn lớn hơn cả 400N kia.
Theo phản xạ tự vệ, bạn ấy lao vào em với vận tốc khá lớn, không một chút do dự. Kết quả là em bị bắn vào tường, mà tường lại nặng hơn em rất nhiều. Tuân theo định luật III Newton, tườg đứng yên, em bật ngược trở lại.
Tuy có hơi đau nhưng do cay cú, em liền áp dụng ngay định luật "Húc". Chỉ tại tội thừa mỡ nên va chạm giữa đầu em và bụng bạn ấy là... va chạm dẻo, lực của em bị triệt tiêu. Liên tiếp sau đó là một chuỗi quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải khiến em bị dao động với tần số lớn.
Đến lúc này, em không còn đủ sức chiến đấu nữa vì theo một vế của định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không tự nhiên sinh ra, trong khi bữa sáng của em lại có hạn. Biết thân biết phận, em đã dựa vào Định luật bảo toàn tính mạng mà tự rút lui ôm hận về nhà.
Hôm nay, em viết bản kiểm điểm này để mong cô tha thứ. Em hứa lần sau nếu có đánh nhau, em sẽ chuẩn bị bữa sáng chu đáo hơn hay ít ra, cũng chọn đứa gầy hơn em làm đối thủ