[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,334

P

phoxanh2

trong một cốc chứa 0.01 mol Na+; 0.015 mol Ca2+; 0.01 mol Mg2+; 0.045 HCO3-; 0.045 Cl-. Để làm mềm nước cứng đều dùng các cách:
A. đun nóng, Na2CO3,Na3PO4 B.đun nóng, Ca(OH)2,Na3PO4
C.HCl, Na2CO3,Na3PO4 D. Na2CO3,Na3PO4, NaOH
nước cứng này thuộc loại nào giải thích kỹ cái nha
 
K

kiburkid

1, Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metyl amin, đimetyl amin, etyl metyl amin bằng O2 vừa đủ sau đó cho sản phẩm cháy qua dd H2SO4 đặc dư, khối lượng dung dịch H2SO4 tăng 11,52 gam và thấy thoát ra 10,752 lít hỗn hợp khí. Mặt khác trung hoà dung dịch chưa m gam hỗn hợp X cần xài V lít dung dịch HCl 1M. V là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,05


2, Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 vào 250ml dd NaOH 1M và đung nóng thu đc dd Y và 4,48l hỗn hợp Z gồm 2 khí đều làm xanh giấy quỳ ẩm. Tỉ khối hơi của Z với H2 là 13,75. Cô cạn Y thu đc khối lượng chất rắn là
A. 16,3
B. 15,7
C. 14,3
D. 8,9
 
L

lantrinh93

có 1 loại thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm ,thiếc , chì để làm sạch thủy ngân có lẫn tạp chất trên ngưòi ta dùng
A.đung dịch HNO3
B.dung dihc5 H2S04 đặc nóng
C.dung dihc5 MgS04
D,dung dịch Na0H


mình chọn D , lại trớt quớt nữa , đáp án C :((

ko hiểu giải thích giúp mình với
 
K

kiburkid

có 1 loại thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm ,thiếc , chì để làm sạch thủy ngân có lẫn tạp chất trên ngưòi ta dùng
A.đung dịch HNO3
B.dung dihc5 H2S04 đặc nóng
C.dung dihc5 MgS04
D,dung dịch Na0H


mình chọn D , lại trớt quớt nữa , đáp án C :((

ko hiểu giải thích giúp mình với


Cả kẽm, thiếc, chì đều tạo kết tủa với MgSO4
Chì tác dụng w NaOH khó khăn y như thèng Sắt vậy
 
N

nhoc_maruko9x

1, Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metyl amin, đimetyl amin, etyl metyl amin bằng O2 vừa đủ sau đó cho sản phẩm cháy qua dd H2SO4 đặc dư, khối lượng dung dịch H2SO4 tăng 11,52 gam và thấy thoát ra 10,752 lít hỗn hợp khí. Mặt khác trung hoà dung dịch chưa m gam hỗn hợp X cần xài V lít dung dịch HCl 1M. V là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,05
Bài này nhớ không nhầm là làm nhiều rồi, đáp án sai, ra 0.16l thì phải.

2, Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 vào 250ml dd NaOH 1M và đung nóng thu đc dd Y và 4,48l hỗn hợp Z gồm 2 khí đều làm xanh giấy quỳ ẩm. Tỉ khối hơi của Z với H2 là 13,75. Cô cạn Y thu đc khối lượng chất rắn là
A. 16,3
B. 15,7
C. 14,3
D. 8,9
Hai chất này là [tex]CH_3COONH_4[/tex] và [tex]HCOONH_3CH_3[/tex]

Từ tỉ khối hơi tính được [tex]n_{NH_3} = 0.05[/tex], [tex]n_{CH_3NH_2} = 0.15[/tex]

\Rightarrow NaOH dư = 0.05

Chất rắn là 0.05 [tex]CH_3COONa[/tex], 0.15 [tex]HCOONa[/tex] và 0.05 [tex]NaOH.[/tex]
 
C

chontengi

1 nung nóng 39,2 gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 rồi cho luồng khí H2 đi qua ,thu đc hỗn hợp Y chứa Fe và Fe3O4 .hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 dặc nóng,dư chỉ thu đc 100 gam một muối sunfat trung hòa ,thành phần %FeO trong X là
A 81,64 B18,37 C 36,73 D 33,33


muối là Fe(3+) có n = 0,25 --> nFe(bđ) = 0,5

72a + 160b = 39,2

a + 2b = 0,5

--> a = 0,1 ; b =0,2

--> %Fe = 18,37 %


2.cho 23,8 gam hỗn hợp X gồm Al ,Fe,Cu tác dụng vừa hết với 14,56 lit Cl2 thu đc hỗn hợp muối Y .mặt khác cứ 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu đc 0,2 mol H2 .phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A 53,78 B 22,69 C 23,53 D 35,3


27a + 56b + 64c = 23,8

3a + 3b + 2c = 1,3

0,25 mol ......................0,2 mol H2
(a + b + c) mol.............0,8(a + b + c)

--> 3a + 2b = 2.0,8(a + b + c)

a = c = 0,2

b = 0,1

%Fe = 23,53 %
 
L

luckywin0012

thầy sơn ơi.em có ý kiến là trong câu 16 của đề tự luyên số 19 thì đáp án của thầy là 3 nhưng mà nếu đúng là phải là 1.vì ZnS và FeS sinh ra trong môi trường axit thì nó lại tan trở lại a.
 
L

luckywin0012

em cũng có một ý kiến về câu 21 ở đề tự luyên số 19.câu phát biểu a là:nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao là chưa chính xác mà phải là oxit sắt ở nhiệt độ cao ạ
 
H

ha_oai

4a 2s22p6>co 8 e o lop L
5D
10B
19A
32c,18B,36B,46C,48Dvi anilin thuoc amin nhung do nhan hut dien tu nen tinh bazo yeu ko lam doi mau qui tim
cac cau con lai ngạ tinh lam tu lam nha.hihi
lần sau viết bài có dấu nha bạn :)
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Để thủy phân 7,2gam este X cần 0,2 mol NaOH. Khi thủy phân 4,38 gam este X bằng xút thì thu được 4,92 gam muối duy nhất. Biểt rằng 1 trong 2 chất (ancol hoặc axit) tạo thành este là đơn chức. M este = 146. Ct este

M tìm ra CH3OOCC2H4COOCH3
 
T

thanhduc20100

1) Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam HNO3, thu được 1.568 lit NO2(đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9.76 gam chất rắn. Nồng độ % của dung dich HNO3 có giá trị là:
A.47.2% B.46.2% C.46.6% D.44.2%


Để thủy phân 7,2gam este X cần 0,2 mol NaOH. Khi thủy phân 4,38 gam este X bằng xút thì thu được 4,92 gam muối duy nhất. Biểt rằng 1 trong 2 chất (ancol hoặc axit) tạo thành este là đơn chức. M este = 146. Ct este

M tìm ra CH3OOCC2H4COOCH3
Cậu tìm ra đáp án rồi, vậy ý cậu hỏi bài này là gì vậy:-??
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

1) Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS trong 63 gam HNO3, thu được 1.568 lit NO2(đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9.76 gam chất rắn. Nồng độ % của dung dich HNO3 có giá trị là:
A.47.2% B.46.2% C.46.6% D.44.2%
Kia là [tex]FeS_2[/tex] mà cậu ơi, [tex]FeS[/tex] ra mol lẻ kinh người T_______T

[tex]\left\{n_{Fe_3O_4}+15n_{FeS_2} = n_e = 0.07\\1.5n_{Fe_3O_4}+0.5n_{Fe_2S} = n_{Fe_2O_3} = 0.061[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{Fe_3O_4} = 0.04;\tex{ }n_{FeS_2} = 0.002[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{NO_3^-} = 0.336 \Rightarrow n_{HNO_3}[/tex] phản ứng = 0.406

Phản ứng sinh ra 0.002*2 = 0.004 mol [tex]H_2SO_4.[/tex]

NaOH phản ứng với muối là 0.336, còn dư 0.064, phản ứng với [tex]H_2SO_4[/tex] còn lại 0.056 \Rightarrow [tex]HNO_3[/tex] dư 0.056.

Vậy tổng là 0.462 mol.
 
N

nobitaro

1. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là?
2. Cho 6,0 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HCl 18,25% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối A và hiđro thóat ra. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch muối sẽ là?
3. Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch đến 1000C thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 1000C là 17,4 gam. Giá trị của a là


cần gấp các bạn giúp với :((
 
K

kiburkid

1.Cho m gam hỗn hợp M gồm hai axit X, Y (Y nhiều hơn X một nhóm -COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra (m + 8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là
A. HOCO-CH2-COOH và 30,0.

B. HOCO-CH2-COOH và 19,6.
C. HOCO-COOH và 18,2.

D. HOCO-COOH và 27,2.


2.
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch HNO3 đặc.
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(5) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (6) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 3.


3.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là
A. 80.

B. 20.

C. 60.

D. 40.



4. Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 11,20.

B. 14,56.

C. 15,68.

D. 17,92.


5.
Cho 8,96 lít hỗn hợp 2 khí H2 và CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 0,2 mol Al2O3 và 0,3 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. X phản ứng vừa đủ trong 0,5 lít dung dịch HNO3 có nồng độ a M (sản phẩm khử là khí NO duy nhất). Giá trị của a là
A. 2,00.

B. 2,80.

C. 3,67.

D. 4,00.



 
C

chontengi

1. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là?
m = 0,1.7 + 0,3.2 = 7,6

n sau pư = 0,24

--> H = 0,24/0,3.100= 80

2. Cho 6,0 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HCl 18,25% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối A và hiđro thóat ra. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch muối sẽ là?
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2

m dd HCl = 100

m dd sau pư = 100 + 6 - 0,5 = 105,5

mMgCl2 = 23,75

C% = 22,5
 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

Nung 316 gam KMnO4 một thời gian còn lại 300 gam chất rắn X. Cho dung dich HCl dư tác dụng hoàn toàn với 300 gam chất rắng X thu được V lít khí Cl2( đktc) .Giá trị của V là:
A/8.96 B.112 C.11.2 D.89.6
 
A

acsimet_91

Nung 316 gam KMnO4 một thời gian còn lại 300 gam chất rắn X. Cho dung dich HCl dư tác dụng hoàn toàn với 300 gam chất rắng X thu được V lít khí Cl2( đktc) .Giá trị của V là:
A/8.96 B.112 C.11.2 D.89.6

[TEX]n_{KMnO_4}=2[/TEX]

Bảo toàn khối lượng:

[TEX]n_{O}=\frac{316-300}{16}=1[/TEX]

Bảo toàn e:

[TEX]n_{Cl_2}=\frac{5n_{KMnO_4}-2n_{O}}{2}=4 \Rightarrow V_{Cl_2}=89,6[/TEX]


3.

Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là

A. 80.

B. 20.

C. 60.

D. 40.


Gọi [TEX]n_{FeS_2}=x; n_{Cu_2S}=y[/TEX]

[TEX]200x + 320y=72[/TEX]

Bảo toàn S: [TEX]2x+y= 1,5x + 2y [/TEX]

[TEX]x=0,2; y=0,1 \Rightarrow m=40[/TEX]

4. Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 11,20.

B. 14,56.

C. 15,68.

D. 17,92.

Gọi [TEX]n_{Ba}=x[/TEX] (x là số mol Ba ứng vs m(g) Ba)

[TEX]n_{Al_{td}}=\frac{8,1-2,7}{27}=0,2[/TEX]

[TEX] \Rightarrow n_{Ba}=x=0,1[/TEX]

Khi trộn vs 0,2 mol Ba: ( \Rightarrow [TEX]OH^-[/TEX] dư \Rightarrow Al tan hết)

Bảo toàn e: [TEX]n_{H_2}=\frac{2n_{Ba}+3n_{Al}}{2}=0,65[/TEX]

[TEX] \Rightarrow V=14,56[/TEX]
5.
Cho 8,96 lít hỗn hợp 2 khí H2 và CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 0,2 mol Al2O3 và 0,3 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. X phản ứng vừa đủ trong 0,5 lít dung dịch HNO3 có nồng độ a M (sản phẩm khử là khí NO duy nhất). Giá trị của a là

A. 2,00.

B. 2,80.

C. 3,67.

D. 4,00.

[TEX]n_{H_2+CO}=0,4[/TEX] \Rightarrow CuO bị khử hết

Trong X có [TEX]0,3mol Cu, 0,2 mol Al_2O_3[/TEX]

Bảo toàn e: [TEX]n_{NO}=\frac{2n_{Cu}}{3}=0,2[/TEX]

Bảo toàn N : [TEX]n_{HNO_3}=2n_{Cu} + 6n_{Al_2O_3} + n_{NO}=2[/TEX]

[TEX]a= 4 (M)[/TEX]

Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỷ lệ mol là 1: 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp khí B, tỷ khối của hỗn hợp A so với B là 0,93 (Biết không khí có 20% O2 và 80% N2). Hiệu suất của phản ứng trên là:
A. 80% B. 84% C. 40% D. 42%

[TEX]d_{A/B}=0,93 \Rightarrow \frac{n_B}{n_A}=0,93[/TEX]

Giả sử ban đầu có [TEX]n_{SO_2}=1; n_{O_2}=1; n_{N_2}=4 \Rightarrow n_A=6[/TEX]

[TEX]2SO_2 + O_2 = 2SO_3[/TEX]
1.............1...............0
2x........x.................2x
1-2x........1-x..........2x

\Rightarrow [TEX]n_B=6-x[/TEX]

\Rightarrow [TEX] \frac{6-x}{6}=0,93 \Rightarrow x=0,42[/TEX]

\Rightarrow [TEX]H=84%[/TEX]

H=84% hay H=42% ý nhỉ? :D . Tự nhiên quên mất cái loại tính hiệu suất mà 2 cái cùng dư rồi. :D . HÌnh như là tính theo cái nào dư ít hơn hả? :D
 
Last edited by a moderator:
L

linus1803

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở. cần vừa đủ 17,92 lít khí O2(đktc). Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là ?
 
A

acsimet_91

2.
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch HNO3 đặc.
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(5) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (6) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 3.
Đếmđược có 4 cái, chẳng biết thiếu cái nào ko :D

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở. cần vừa đủ 17,92 lít khí O2(đktc). Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là ?

[TEX]n_{O_2}=0,8[/TEX]

Gọi CTPT là [TEX]C_nH_{2n+2}O_k[/TEX]

\Rightarrow [TEX]2n + n+1 = k + 5.1,6[/TEX]

\Rightarrow [TEX]3n - k=7[/TEX] \Rightarrow [TEX](k+7)[/TEX] chia hết cho 3 \Rightarrow [TEX]k[/TEX] chia 3 dư 2

[TEX]X + Cu(OH)_2[/TEX] \Rightarrow [TEX]n \geq k \geq 2[/TEX], 2 nhóm OH phải ở cạnh nhau

\Rightarrow [TEX]k=2, n=3[/TEX]

\Rightarrow [TEX]CH_2(OH)-CH(OH)-CH_3[/TEX]

[TEX]m=0,05.98=4,9[/TEX]

(phản ứng này tỉ lệ 1:2 hả? :D. chẳng nhớ nữa, ngại viết lại pt :D)
=============================================================
 
Last edited by a moderator:
N

no.one

Mọi nguoi xem cho tớ vài câu vc

1.Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng H2SO4 đặc nóng dư¬ thu được khí X. Hấp thụ X bằng lượng vừa đủ Vml dung dịch KMnO4 0,05M. V có giá trị là:
A. 188 ml B. 228 ml C. 172 ml D. 280ml

2.: Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 75%. B. 50%. C. 60%. D. 65,25%.

3.: Cho 18,32 gam axit picric vào một bình đựng bằng gang có dung tích không đổi 560cm3 (không có không khí), rồi gây nổ ở 19110C . Áp suất trong bình tại nhiệt độ đó là P atm, biết rằng sản phẩm nổ là hỗn hợp CO, CO2, N2, H2 và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%. P có giá trị là
A. 207,365 B. 211,836 C. 223,635 D. 201,000

4. Cho a gam Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 1 lượng dung dịch HNO3 sao phản ứng thu được dung dịch X. Cho HCl dư vào dung dịch X thì dung dịch thu được hòa tan được tối đa 17,28g Cu. Tính a:
A. 4,176g B. 3,712g C. 4,64g D. 41,76g
 
Top Bottom