[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,345

T

thanh_cong2493

nhiet phan hoan toan m gam mot muoi amnoni cua axit cacbonic sau do dan toan bo san pham vao 50 gam dung dich H2SO4 19,6% chi tao ra mot muoi axit co nong do 21,49%.Gia tri cua m la
A. 7,9 B.9,6 C.14,4 D.11,25
 
D

daquy1993

cảm ơn câu trả lời của mọi người trong câu hỏi trc của mình,mấy bạn giải dùm mình câu này nhé:
1. Cho m gam FeO,Fe3O4,Fe2O3 + HCl 2M đượcđung dịch Y tỉ lệ nFe2+ : nFe3+ =1:2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau.Cô cạn phần một thu đc m1 gam muối khan,Sục Cl2 dư vào phần 2 được m2 gam muối.
m2-m1= 0.71 . Tính thể tích HCl
a.240ml b.80ml c.320 ml d.160ml

2.m gam hỗn hợp cùng số mol FeS2,Fe3O4 + 500ml HNO3 khi đun nóng đc dd A khí B gồm 0.32mol NO2 và 0.32 mol NO. Tính m và nồng độ mol HNO3
a. 28.16 và 3.2 b.14,08 và 1.6M c.17,6 và 3M d.28,16 và 3M
Mình có thắc mắc này,khi cho hỗn hợp Fe Cu tác dụng HNO3 thì Cu khử Fe3+ trước hay tác dụng axit trc,tương tự cho hỗn hợp các kim loại khác thì chúng có khử Fe3+ chứ.ví dụ hỗn hợp Mg và Fe tác dụng HNO3 thì Mg dư có khử Fe3+ ko.
cảm ơn các bạn nhiều!
 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

Giúp mình bài này với, thanks các cậu nhiều;)
1) Đốt cháy hoàn toàn 2.76 gam hỗn hợp X gồm [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX],[TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOCH3[/TEX], Ch3OH thu được 2.688 lit CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2.76 gam X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0.96 gam CH3OH. Công thức của [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX] là:
A. C2H5COOH
B. CH3COOH
c. C2H3COOH
D.C3H5COOH
 
A

acsimet_91

Giúp mình bài này với, thanks các cậu nhiều;)
1) Đốt cháy hoàn toàn 2.76 gam hỗn hợp X gồm [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX],[TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOCH3[/TEX], Ch3OH thu được 2.688 lit CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2.76 gam X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0.96 gam CH3OH. Công thức của [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX] là:
A. C2H5COOH
B. CH3COOH
c. C2H3COOH
D.C3H5COOH

Gọi [TEX]n_{C_xH_yCOOH}=a; n_{C_xH_yCOOCH_3}=b; n_{CH_3OH}=c[/TEX]

[TEX]n_{NaOH}=0,03; n_{CO_2}=0,12[/TEX]

[TEX]a+b=0,03[/TEX]

[TEX]b+c=0,03[/TEX]

\Rightarrow [TEX]a=c[/TEX]

\Rightarrow Coi như hỗn hợp chỉ có [TEX](a+b) mol C_xH_yCOOCH_3; a mol H_2O[/TEX] ( chỉ áp dụng khi định lượng :D )

NX: [TEX]n_{CO_2} > n_{H_2O}[/TEX] (trong ban đầu còn có H_2O)

\Rightarrow [TEX]C_xH_yCOOCH_3[/TEX] là este ko no.

+ Nếu là [TEX]C_3H_5COOH:[/TEX]

[TEX]n_{C_3H_5COOCH_3}=0,024[/TEX]

[TEX]a+b=0,024[/TEX]

[TEX]4.0,024+ a=0,1[/TEX] (loại)

[TEX]a=0,004; b=0,02[/TEX]

[TEX]m=m_{C_3H_5COOCH_3}+m_{H_2O}=2,472[/TEX] (loại vì khác 2,76)

+ Nếu là [TEX]C_2H_3COOH:[/TEX]

[TEX] \Rightarrow n_{C_2H_3COOCH_3}=0,03[/TEX]

Ta có hệ : [TEX]a+b=0,03[/TEX]

[TEX]3.0,03+a=0,1 [/TEX]

[TEX]a=0,01; b=0,02[/TEX]

[TEX]m_{C_2H_3COOCH_3} + m_{H_2O}=2,76[/TEX] (đúng)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Giúp mình bài này với, thanks các cậu nhiều;)
1) Đốt cháy hoàn toàn 2.76 gam hỗn hợp X gồm [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX],[TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOCH3[/TEX], Ch3OH thu được 2.688 lit CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2.76 gam X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0.96 gam CH3OH. Công thức của [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX] là:
A. C2H5COOH
B. CH3COOH
c. C2H3COOH
D.C3H5COOH
Theo mình nên làm thế này.
Do không no nên có thể loại luôn A và B.
Do phản ứng vừa đủ với 0.03 mol NaOH nên [tex]n_{axit} + n_{este} = 0.03[/tex]

[tex]n_{CO_2} - n_{H_2O} = 0.02[/tex] mà [tex]n_{axit} + n_{este} = 0.03[/tex] nên [tex]n_{ancol} = 0.01 \Rightarrow n_{este} = 0.02, n_{axit} = 0.01[/tex]

Từ [tex]n_{CO_2}[/tex] dễ dàng tính ra [tex]\overline{C} = 3.667[/tex] \Rightarrow Axit là [tex]C_2H_3COOH.[/tex]

Dữ kiện 2.76g và 0.03 mol [tex]CH_3OH[/tex] không cần thiết cho bài này.
 
Last edited by a moderator:
Q

quocmen15

Giúp tớ mấy câu nhé các bạn:D
1. Đốt cháy hoàn toàn 1 hh X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2,Cu2S thu được 0,15mol SO2. Hoà tan chất rắn còn lại gồm Fe(III)ôxit và Đồng(II)oxit vào HCL vừa đủ, thu được dd Y. Điện phân dd Y cho tới khi hết Ion Cu 2+. Tính điện lượng đã tiêu tốn. Giả thiết H=100%
Đ/á 24125C
2 Cho 0,1 mol este [tex]\C_nH_2n+1COOC_mH_2m+1[/tex] vào cốc đựng 30ml dd ROH có nồng độ 20%(d=1,2g/l). Sau khi phản ứng xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn cô cạn chất rắn và đem đốt hết. Sau phản ứng chi thu được 9,54g [tex]\R_2CO_3[/tex] và 8,26g hh [tex]CO_2[/tex] và [tex]H_2O[/tex], Vậy R=?? và axit tạo este ban đầu là:
Đ/a Na và [tex]CH_3COOH[/tex]
3. Đốt cháy hoàn toàn 1 hh X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2,Cu2S thu được 0,15mol SO2. Hoà tan chất rắn còn lại gồm Fe(III)ôxit và Cu(I)oxit. Hấp thụ hết SO2 vào dd Br vừa đủ được dd Z có nồng độ loãng. Cho toàn bộ Y vào Z, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn không tan là
Đ/a: 1.6g
Câu 4: Thêm HCL đặc, dư vào dd K2CrO4 thì tại sao dd có màu xanh?
Và cho tơ hởi phản ứng nhiệt phân phức đồng nói riêng và các phản ứng nhiệt phân phức kim loại với NH3 như thế nào vậy:p
 
Last edited by a moderator:
Y

yacame

Giúp mình bài này với, thanks các cậu nhiều;)
1) Đốt cháy hoàn toàn 2.76 gam hỗn hợp X gồm [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX],[TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOCH3[/TEX], Ch3OH thu được 2.688 lit CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2.76 gam X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0.96 gam CH3OH. Công thức của [TEX]{C}_{x}{H}_{y}COOH[/TEX] là:
A. C2H5COOH
B. CH3COOH
c. C2H3COOH
D.C3H5COOH
gọi [TEX]n_{{C}_{x}{H}_{y}COOH} =a[/TEX]
[TEX]n_{{C}_{x}{H}_{y}COOCH3}=b[/TEX], Ch3OH=c
nCO2> nH2O nên lôại A và B rùi
từ n_CO2 => 0.12 = a(x+1) + b(x+2) +c
từ nNaOH => 0.03= a+b
từ n_rượu => 0.03=b+ c
ốp 3 cái vào tính ra x=2 => C
 
H

hoangkhuongpro

1. Đốt cháy hoàn toàn 1 hh X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2,Cu2S thu được 0,15mol SO2. Hoà tan chất rắn còn lại gồm Fe(III)ôxit và Đồng(II)oxit vào HCL vừa đủ, thu được dd Y. Điện phân dd Y cho tới khi hết Ion Cu 2+. Tính điện lượng đã tiêu tốn. Giả thiết H=100%
có nFeS2=nCu2S=0.05 mol ---->nCu2+=0.1--->nhận 0.2mol e...do chỉ điện phân tới khi Cù+hết nên Fe3 chuyển về Fe2 nên ne nhận nữa là 0.05----->tổng e nhận là 0.25--->điện luôgnj Q=ne*96500=0.25*96500=24125 C
 
N

nhocyeunhohl

may ban ngu the ma cung doi nen hoc hoa cùng nhau.may cau don gian ntn dung psot nen lam gi. to post cho may ban vài bài ma cố gắng làm nha! cho hcl+h2SO4 roy cho cong voi naoh va fe. kimloai 24g. hoi muoi sinh ra bao nhjeu gam?
 
T

thanhduc20100

may ban ngu the ma cung doi nen hoc hoa cùng nhau.may cau don gian ntn dung psot nen lam gi. to post cho may ban vài bài ma cố gắng làm nha! cho hcl+h2SO4 roy cho cong voi naoh va fe. kimloai 24g. hoi muoi sinh ra bao nhjeu gam?
Có ngu mới phải hỏi, bạn chắc là giỏi lắm nhỉ, khi nói người khác thì nên xem lại mình.

giúp mình cái
1) Khi hòa tan hiđoxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dd muối trung hòa có nồng độ 27.21%. Kim loại M là:
A.Zn B.Mg C.Cu D.Fe
P/s: Gặp phải dạng này là died không biết vì sao nữa:(:)((, nên làm chi tiết giúp tớ

Tiên thể có mấy cái này tớ thấy hay nên post các cậu tải về xem thử, chắc giúp ích cho việc thi ĐH
 

Attachments

  • [phuongphaphoctap.tk]10 phuong phap giai hoa _hay_.pdf
    1.5 MB · Đọc: 0
K

kiburkid

*, Thuỷ phân triglixerit trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối natrioleat và natristearat theo tỷ lệ mol 1:2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Kiên hệ giữa a,b,c là
A. b-c=2a
B. b-c=3a
C. b-c=4a
D. b=c-a


**, Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol là đổng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình được Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 19,1gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hoá hết m gam hỗn hợp X bằng CuO dư, lấy sản phẩm đem tráng bạc thì khối lượng Ag thu được là
A. 43,2g
B. 64,8g
C. 75,6g
D. 86,4g
 
K

kiburkid

giúp mình cái
1) Khi hòa tan hiđoxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dd muối trung hòa có nồng độ 27.21%. Kim loại M là:
A.Zn B.Mg C.Cu D.Fe
P/s: Gặp phải dạng này là died không biết vì sao nữa:(:)((, nên làm chi tiết giúp tớ

Tiên thể có mấy cái này tớ thấy hay nên post các cậu tải về xem thử, chắc giúp ích cho việc thi ĐH


M(OH)2 + H2SO4 = MSO4 + 2H2O
x...................x...........x mol

mM(OH)2 = x(M + 34) (g)
mddH2SO4 = 490x (g)
=> mdd (sau ph.ư) = x(M + 34) + 490x = x(M + 524) (g)
mMSO4 = x(M + 96) (g)

C%MSO4 = 27,21% => x(M + 96) / x(M + 524) = 27,21/100 => M = 64 (Cu)
 
N

nhoc_maruko9x

*, Thuỷ phân triglixerit trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối natrioleat và natristearat theo tỷ lệ mol 1:2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Kiên hệ giữa a,b,c là
A. b-c=2a
B. b-c=3a
C. b-c=4a
D. b=c-a
Bài này có thể nhớ công thức rồi làm. Nhưng mà như thế thì hơi vất. Chỉ cần nhớ là gốc oleic có 2 liên kết [tex]\pi[/tex], gốc stearic có 1 liên kết [tex]\pi[/tex] \Rightarrow X có 4 liên kết [tex]\pi.[/tex]

Khi đốt chất hữu cơ mạch hở X chỉ chứa C, H, O, có n liên kết [tex]\pi[/tex] thì [tex]n_{CO_2} - n_{H_2O} = (n-1)n_X[/tex]

[tex]\Rightarrow b - c = 3a[/tex]

**, Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol là đổng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình được Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 19,1gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hoá hết m gam hỗn hợp X bằng CuO dư, lấy sản phẩm đem tráng bạc thì khối lượng Ag thu được là
A. 43,2g
B. 64,8g
C. 75,6g
D. 86,4g
[tex]n_{CO_2} = 0.25 \Rightarrow m_{H_2O} = 19.1 - 0.25*44 = 8.1 \Rightarrow n_{H_2O} = 0.45 \Rightarrow n_X = 0.2 \Rightarrow \overline{C} = 1.25 \Rightarrow CH_3OH;\tex{ }C_2H_5OH[/tex]

[tex]\overline{C} = 1.25;\tex{ }n_{CO_2} = 0.25 \Rightarrow n_{CH_3OH} = 0.15;\tex{ }n_{C_2H_5OH} = 0.05[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{Ag} = 0.7=75.6g[/tex]
 
K

kiburkid

***, A là hợp chất hữu cơ có ct C4H9O2N. Cho 10,3g A phản ứng w 200ml NaOH 1M thu được hơi chất X có tỉ khối hơi so w H2 = 15,5 và ddY. Cho Y p/ư w HCl vừa đủ thu được khối lượng chất rắn sau khi cô cạn là
A. 11,7
B. 15,25
C. 18,9
D. 18,25


****, Hoà tan 20,8 gam jhooxn hợp FeS, FeS2, S bằng HNO3 đặc nóng dư được 53,76 lít NO2 (sp khử duy nhất). Cho A td w Ba(OH)2 dư, lọc lấy kết tủa nung đên m ko đổi đc khối lượng chất rắn là
A. 85,9
B. 16
C. 10,7
D. 8,2
 
G

giotbuonkhongten

***, A là hợp chất hữu cơ có ct C4H9O2N. Cho 10,3g A phản ứng w 200ml NaOH 1M thu được hơi chất X có tỉ khối hơi so w H2 = 15,5 và ddY. Cho Y p/ư w HCl vừa đủ thu được khối lượng chất rắn sau khi cô cạn là
A. 11,7
B. 15,25
C. 18,9
D. 18,25


****, Hoà tan 20,8 gam jhooxn hợp FeS, FeS2, S bằng HNO3 đặc nóng dư được 53,76 lít NO2 (sp khử duy nhất). Cho A td w Ba(OH)2 dư, lọc lấy kết tủa nung đên m ko đổi đc khối lượng chất rắn là
A. 85,9
B. 16
C. 10,7
D. 8,2
Qui về Fe và S, giải hệ --> nFe = 0,2 , nS = 0,3
m = Fe2O3 + mBaSO4 = 16 + 0,3.233 = A 85,9g
 
G

giotsuong_93

cho hh A gồm 0.15mol Mg ,0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO3 2M thu đc hh X gồm 0,05 N20 và ,01,1 mol N0 và còn laịi 2,8 gam kim loại .tính giá trị của V :(:(:(
 
N

nhoc_maruko9x

cho hh A gồm 0.15mol Mg ,0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO3 2M thu đc hh X gồm 0,05 N20 và ,01,1 mol N0 và còn laịi 2,8 gam kim loại .tính giá trị của V :(:(:(
2.8g KL là Fe. Mg phản ứng hết.

[tex]n_e = 2n_{Fe} + 2n_{Mg} = 0.9[/tex]

[tex]8n_{N_2O} + 3n_{NO} = 0.7 \Rightarrow n_{NH_4NO_3} = \fr{0.9-0.7}{8} = 0.025[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{HNO_3} = 2n_{N_2O} + n_{NO} + 2n_{NH_4NO_3} + n_e = 1.15 \Rightarrow V = 0.575M[/tex]
 
G

giotsuong_93

cho Ancol X,andehit Y, axitcacboxylic Z có số nguyên tử H bằng nhau trong phân tử thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hỏi .đốt cháy hoàn toàn 3 hh này với số mol bằng nhau thu được số mol C02 bằng 8: 9số mol H20 .tim CTPT của X,Y,Z
 
Last edited by a moderator:
B

broboy9x

X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8,96 lít hydro(đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH thì thu được 12,32 lít khi hydro(dktc).Giá tri của m là
A 13,7 B.58,85 C.57,5 D.21,8
 
Top Bottom