[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,369

N

nhoc_maruko9x

Bài 2: Hoà tan 4 g hỗn hợp gồm Fe và 1 KL hoá trị II vào dd HCl thì thu được 2,24 lít khí hidro. Nếu chỉ dùng 2,4 g KL hoá trị II cho vào dd HCl thì dùng không hết 500 ml dd HCl 1M. KL hoá trị II là: A.Ca B.Mg C. Ba D. Sr.
[tex]n_{HCl} = 0.5 \Rightarrow n_M < 0.25 \Rightarrow M > 9.6[/tex]

[tex]n_{H_2} = 0.1 \Rightarrow \overline{M} = 40 \Rightarrow M < 40[/tex]

Vậy M là Mg.
Bài này dĩ nhiên cần có dữ kiện sau mới giải được. Còn nếu giải kiểu nhìn đáp án ta thấy thì ;)) Đáp án đề này nên sửa thành:
A.Ca B.Mg C. Ba D. Be
thì hay hơn.
 
T

toi_yeu_viet_nam

Bài 1:A,B là các kim loại hoạt động hoá trị II. Hoà tan hỗn hợp gồm 23,5 g muối cacbonat của A và 8,4 gam muối cacbonnat của B bằng dd HCl dư, sau đó cô cạn và điện phân nóng chảy hoàn toàn các muối thì thu được 11,8 g hỗn hợp KL ở catot và V lít khí ở anot. Biết khối lượng nguyên tử của A bằng khối lượng oxit của B. Hai KL A, B là:
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Sr và Ba D. Ba và Ra.

nhìn cái này thì đoán đc ngay đáp án này
ko thì có ACl2,BCl2 là muối đem dp
viết chung là ACl2 =>A +Cl2
....................(8,4/(A+71)).....(như thế này)
tương tự B cũng vậy đc 1 pt ẩn là A,B
tiếp có:A=BO===>giải hệ==>A,B


Bài 2: Hoà tan 4 g hỗn hợp gồm Fe và 1 KL hoá trị II vào dd HCl thì thu được 2,24 lít khí hidro. Nếu chỉ dùng 2,4 g KL hoá trị II cho vào dd HCl thì dùng không hết 500 ml dd HCl 1M. KL hoá trị II là: A.Ca B.Mg C. Ba D. Sr.

số mol hh=00,1==>M_TB=40
thêm cái đằng sau M>9,604
==>buộc pải là Mg

(nhìn quân số 2,4 thì yên tâm hơn nữa hehe)

Bài 3: Trộn 100 ml dd HCl 1M với 100 ml dd Ba(OH)2 1M được dd X. Thêm vào X 3,24 g Al. Thể tích hidro thoát ra là:
A. 3,36 l B. 4,032 l C. 3,24 l D. 6,72 l

Tổng số mol H+=0,1
tổng số mol (OH-)=0,2
==>OH- dư 0,1,số mol Al=0,12==>Al dư
Al+(OH-)+H2O===>(3/2)H2
0,1...0,1...................0,15===>VH2=3,36l
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

vấn đề ở đây là bài tập trắc nghiệm thì có thủ thuật giải riêng ;)) còn làm như maruko thì những bài ngắn ko sao ,còn những bài dài thì 90p không đủ để gặm đâu ;))

thủ thuật riêng để giải bài tập trắc nghiệm chính là đi từ đáp án ;))
 
T

toi_yeu_viet_nam

Cái phần kim loại đẩy nhau trong dãy điện hóa và bài tập về muối sắt mình kém kinh khủng!!Mí bạn mod có thể cho nhìu bài tập dạng này để trao đổi đc k
 
N

nhoc_maruko9x

vấn đề ở đây là bài tập trắc nghiệm thì có thủ thuật giải riêng ;)) còn làm như maruko thì những bài ngắn ko sao ,còn những bài dài thì 90p không đủ để gặm đâu ;))

thủ thuật riêng để giải bài tập trắc nghiệm chính là đi từ đáp án ;))
Thì dĩ nhiên tớ đi thi cũng làm như cậu thôi ;))
Nhưng vấn đề là bài đó đáp án ko hay. Bài toán mà lại ra thừa dữ kiện thì đúng là chẳng hay tý nào, học sinh ko suy nghĩ được hết mà lại phải dựa vào đáp án :|
Còn đi thi cứ có những câu như thế thì càng nhanh, thí sinh đi thi chỉ cốt ăn điểm chứ quan trọng gì cách làm :))
 
G

gacon.linh93

Mọi người thử làm bài nà nha
HH khí A gồm [TEX]O_2 va O_3[/TEX] [TEX]d_{A/H_2} = 19,2[/TEX]. hh hơi B gồm [TEX]CH_4 va CH_3COOH[/TEX]. Số mol hhA cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hh B là ?
 
G

gacon.linh93

Cái phần kim loại đẩy nhau trong dãy điện hóa và bài tập về muối sắt mình kém kinh khủng!!Mí bạn mod có thể cho nhìu bài tập dạng này để trao đổi đc k
Đáp ứng nhu cầu của bạn mình mạn phép đưa bài này lên, mọi người cùng nghiên cứu nha
Cho 1,572g hh bột gồm [TEX]Al,Fe,Cu[/TEX] tác dụng ht với 40 ml dd [TEX]CuSO_4[/TEX] 1M thu được dd Y và hh Z gồm 2 KL. Cho dd [TEX]NH_3[/TEX] dư vào dd Y, lấy kết tủa nung trong kk được 1,82 g 2 oxit. Cho Z tác dụng ht với [TEX]AgNO_3[/TEX] thì lượng [TEX]Ag [/TEX] thu được lớn hơn Z là 7,336 g. Khối lượng của [TEX]Fe[/TEX] trong hh ban đầu là?
 
N

nhoc_maruko9x

Mọi người thử làm bài nà nha
HH khí A gồm [TEX]O_2 va O_3[/TEX] [TEX]d_{A/H_2} = 19,2[/TEX]. hh hơi B gồm [TEX]CH_4 va CH_3COOH[/TEX]. Số mol hhA cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hh B là ?
[TEX]CH_4 + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]C_2H_4O_2 + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow 2CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]CH_4 + 2O_2 \rightarrow CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]C_2H_4O_2 + 2O_2 \rightarrow 2CO_2 + 2H_2O[/TEX]

Vậy viết gọn lại:

[TEX]B + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow ...[/TEX]

[TEX]B + 2O_2 \rightarrow ...[/TEX]

Xét 1 mol A có 0.6 mol oxy và 0.4 mol ozone.
\Rightarrow có thể đốt cháy 0.6 mol B.
Vậy cần 1.667 mol A để đốt cháy 1 mol B.
 
T

toi_yeu_viet_nam

Mọi người thử làm bài nà nha
HH khí A gồm [TEX]O_2 va O_3[/TEX] [TEX]d_{A/H_2} = 19,2[/TEX]. hh hơi B gồm [TEX]CH_4 va CH_3COOH[/TEX]. Số mol hhA cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hh B là ?
[TEX]\frac{[/TEX]

easycapture2.700x0.jpg
 
G

gacon.linh93

[TEX]CH_4 + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]C_2H_4O_2 + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow 2CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]CH_4 + 2O_2 \rightarrow CO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]C_2H_4O_2 + 2O_2 \rightarrow 2CO_2 + 2H_2O[/TEX]

Vậy viết gọn lại:

[TEX]B + \frac{4}{3}O_3 \rightarrow ...[/TEX]

[TEX]B + 2O_2 \rightarrow ...[/TEX]

Xét 1 mol A có 0.6 mol oxy và 0.4 mol ozone.
\Rightarrow có thể đốt cháy 0.6 mol B.
Vậy cần 1.667 mol A để đốt cháy 1 mol B.
Cách làm của bạn hay, có thể s ửdụng rộng rãi, nhưng với bài này mình có cách làm sau:
[TEX]d{A/H_2} = \frac{32x+48y}{2(x+y)} = 19,2[/TEX]
\Rightarrow x=1,5y
Do [TEX]O_3[/TEX] có thể chuyển ht về [TEX]O_2[/TEX] nên ta coi hh A gồm mình [TEX]O_2[/TEX], khi viết ptpu
[TEX]CH_4 + 2O_2------->[/TEX]
[TEX]CH_3COOH + 2O_2 --------->[/TEX]
Ta thấy 1 mol B cần 4mol ng tử [TEX]O[/TEX]
[TEX]n_{O} = 2*1,5y + 3*y = 4 mol[/TEX] \Rightarrow [TEX]y= \frac{2}{3} mol[/TEX]
Vậy [TEX]n_{A} = 1,5* \frac{2}{3} + \frac{2}{3} = 1,67 mol[/TEX]
 
T

traimuopdang_268

Sau khi quan sát
Bổ sung bạn :

*nhoc_maruko9x

Vào danh sách những thành viên tham gia tích cực trong pic. Cố gắng lên nhé :x

Mướp sẽ tiếp tục tìm kiếm những người bạn tích cực khác. Cùng cố gắng thật nhiều để chinh phục kiến thức nhá các c :)
 
T

toi_yeu_viet_nam

Đáp ứng nhu cầu của bạn mình mạn phép đưa bài này lên, mọi người cùng nghiên cứu nha
Cho 1,572g hh bột gồm [TEX]Al,Fe,Cu[/TEX] tác dụng ht với 40 ml dd [TEX]CuSO_4[/TEX] 1M thu được dd Y và hh Z gồm 2 KL. Cho dd [TEX]NH_3[/TEX] dư vào dd Y, lấy kết tủa nung trong kk được 1,82 g 2 oxit. Cho Z tác dụng ht với [TEX]AgNO_3[/TEX] thì lượng [TEX]Ag [/TEX] thu được lớn hơn Z là 7,336 g. Khối lượng của [TEX]Fe[/TEX] trong hh ban đầu là?
easycapture3.700x0.jpg

ak!nhưng mà quên cái pu cuối liệu nếu Fe2+ có cộng tiếp ko nhỉ!nhưng cho pu hoàn toàn mà có lẽ là k
 
G

giotbuonkhongten

Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl 0,1M thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

A. V = 1,2 l
B. m = 8,26 g
C. Sau pứ HCl hết
D. Sau pứ Fe ko dư


just simple :)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

A. V = 1,2 l
B. m = 8,26 g
C. Sau pứ HCl hết
D. Sau pứ Fe ko dư
Số mol nhỏ nhất của hh là 4/65 mol \Rightarrow V hidro nhỏ nhất nếu HCl dư là 1.378l
Vậy HCl thiếu. Mà HCl thiếu thì Fe còn dư.
\Rightarrow Đáp án D, B đều ko đúng.
A thì ko kết luận dc vì ko có Cm. Còn C thì dĩ nhiên đúng.
Bài này có bị lừa gì nữa ko đây? :-?
 
T

thg94

Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

A. V = 1,2 l
B. m = 8,26 g
C. Sau pứ HCl hết
D. Sau pứ Fe ko dư

just simple :)
giả sử hỗn hợp chỉ chứa Zn (A)\RightarrownA=4/65

[TEX]Zn + 2HCl \to ZnCl_{2} +H_{2}[/TEX]

0.06

\Rightarrow Zn chưa bị hoà tan hết

thực tế [TEX]n_{hh}>n_{A}[/TEX]

vậy chọn đáp án C
 
J

junior1102

t thì thấy là cả 4 đáp án trên thì 3 cai không thực sự chính xác . Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

Ta có 0,061 < n kim loại < 0,167

A. V = 1,2 l <<--- vì HCl không cho nồng độ nên việc cho V ở đây không có ý nghĩa .
B. m = 8,26 g <--- đúng là mCl- = 4,26 gam = 0,06 mol <--> nó kết hợp với 0,06 mol kim loại để tạo muối ,nhưng số mol kim loại nhỏ nhất là 0,061 mol -> m muối < 8,26 gam .
C. Sau pứ HCl hết <--- số mol kim loại nằm trong khoảng 0,061 < n < 0,167 ,nH2 = 0,06 -> HCl hết ,đúng .
D. Sau pứ Fe ko dư <--- n kim loại đã phản ứng = 0,06 ,trong khi số mol lớn nhất của Zn là 0,061 -> chưa chắc Fe đã có phần tham gia phản ứng :">

như vậy : mỗi C đúng ,còn lại ... thiếu cơ sở pháp lý :">
 
G

giotbuonkhongten

Đọc đề lại thấy thiếu CM :|, già rồi :|

Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl 0,1M thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

A. V = 1,2 l
B. m = 8,26 g
C. Sau pứ HCl hết
D. Sau pứ Fe ko dư
 
N

nhoc_maruko9x

Đọc đề lại thấy thiếu CM , già rồi

Cho 4g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Mg vào V lít dd HCl 0,1M thấy thoát ra 1,344l khí và thu dc m g muối.

Kết luận nào sau ko đúng:

A. V = 1,2 l
B. m = 8,26 g
C. Sau pứ HCl hết
D. Sau pứ Fe ko dư
Thế thì kết luận cuối cùng của mình là cả B và D đều không đúng :D
Dĩ nhiên là về mặt lý thuyết. Vì trong thực tế cho một hỗn hợp bột KL vào thì ko thể chắc chắn thứ tự phản ứng phải là Al - Zn - Fe.
 
Top Bottom