[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,822

B

bunny147

bài này giải theo maruko là đúng rồi ,nhưng t chỉ thắc mắc ở 2 chỗ của đề bài :
- 1 :HNO3 thì nó bay hơi nhưng NO3- trong muối thì không bay hơi ,nếu ở trường hợp Kim Loại có liên kết với NO3- thì tính làm sao ?
-2 : bài hỏi khối lượng muối chứ không hỏi khối lượng chất rắn ,và t thấy đại đa số bài toán đều mặc định khi cô cạn chỉ còn muối chứ ko còn các chất như axit hay kiềm ?
Bạn Ju thắc mắc cũng hay ghê, tớ thấy đọc bài của bạn theboy ghi bên trên thì là tính muối sunfat trước. Còn như bài maruko thì tớ hiểu nó như là sẽ ưu tiên cho chất bay hơi hay chất kết tủa, chắc nó gần gần như trong hỗn hợp dd có Na+ , Ca2+ , Cl- , CO32- thì Ca2+ sẽ kết hợp với CO32- tạo muối , hơn nữa trong dung dịch thì các ion phân li ra cả mà nhỉ, sao biết dc cái nào liên kết với cái nào .

2, thì tớ thấy lạ lắm, tớ chả thấy bài nào mà mặc định cô cạn chỉ còn muối, như axit thì tớ biết 1 số axit bay hơi, còn như nếu có kiềm dư thì cô cạn vẫn ra rắn cơ mà .
 
J

junior1102

Thực sự là t ko biết H2SO4 nó có ở dạng rắn không :|

đúng là trong một số trường hợp khi kiềm dư thì cô cạn sẽ vẫn tính khối lượng kiềm ,nhưng axit dư mà tính luôn khối lượng axit thì t không rõ nữa :| . Đến đây lại nảy ra 1 điều thú vị : Cô cạn và làm khan ^^
 
N

nhoc_maruko9x

Theo mình nghĩ thì nếu ở điều kiện thường mà tồn tại dạng rắn thì khi cô cạn sẽ còn lại. Các axit như sunfuric, nitric ở đk thường đều là dạng lỏng (khan chứ ko xét trong dung dịch). Bazo thì dĩ nhiên ở dạng rắn rồi. Còn axit photphoric hay benzoic lại ở dạng rắn, liệu khi cô cạn có ở lại không nhỷ? :D
bài này giải theo maruko là đúng rồi ,nhưng t chỉ thắc mắc ở 2 chỗ của đề bài :
- 1 :HNO3 thì nó bay hơi nhưng NO3- trong muối thì không bay hơi ,nếu ở trường hợp Kim Loại có liên kết với NO3- thì tính làm sao ?
-2 : bài hỏi khối lượng muối chứ không hỏi khối lượng chất rắn ,và t thấy đại đa số bài toán đều mặc định khi cô cạn chỉ còn muối chứ ko còn các chất như axit hay kiềm ?
Chỉ axit HNO3 bay hơi chứ muối nitrat dĩ nhiên ko thể dễ dàng bay hơi như thế dc, nên việc xét TH KL có lk với NO3- ko cần thiết :D Trong dung dịch còn H+ thì sẽ coi như còn axit, còn ko có H+ thì mới xét đến việc tạo muối, như bạn bunny nói, toàn là ion hết biết cái nào lk với cái nào :D
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

tớ có bài này các bạn giải thích hộ nha
Cho từ từ 100 gam dung dịch Na2CO3 a% vào 100 gam dung dịch HCl b% thu được 195,6 gam dung dịch muối. Mặt khác, nếu cho rất từ từ 50 gam dung dịch HCl b% vào 100 gam dung dịch Na2CO3 a% thu được 150 gam dung dịch chỉ chứa 2 muối
Hiệu số a- b có giá trị là:
A. 3,3%
B. 5,7%
C. 8,9%
D. 15,3%
hic, đúng cái phần mình lơ mơ:((
 
J

junior1102

^^

tớ có bài này các bạn giải thích hộ nha
Cho từ từ 100 gam dung dịch Na2CO3 a% vào 100 gam dung dịch HCl b% thu được 195,6 gam dung dịch muối. Mặt khác, nếu cho rất từ từ 50 gam dung dịch HCl b% vào 100 gam dung dịch Na2CO3 a% thu được 150 gam dung dịch chỉ chứa 2 muối
Hiệu số a- b có giá trị là:
A. 3,3%
B. 5,7%
C. 8,9%
D. 15,3%
hic, đúng cái phần mình lơ mơ:((

ở phản ứng 1 : khi cho Na2CO3 vào HCl thì sẽ không có phản ứng trung gian tạo NaHCO3 , sản phẩm tạo thành là khí CO2 , nCO2 = 200-195,6 / 44 = 0,1 mol -> nNa2CO3 = 0,1 mol -> a = 10,6% .

ở phản ứng 2 : 2 muối ở đây là NaCl là NaHCO3 .

phản ứng :

Na2CO3 + HCl -> NaCl + NaHCO3
0,1 mol -> 0,1 mol

50 gam dung dịch HCl có 3,65 gam HCl -> 100 gam dd HCl có 7,3 gam HCl -> b = 7,3%

-> a-b = 10,6 - 7,3 = 3,3%
 
Q

qminhhp

các bạn làm giúp mình vs

[FONT=&quot] X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được quặng Z, từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1/m2 là
[/FONT] A. 5:2. B.4:3 . C.2:5 . D. 3:4
 
Last edited by a moderator:
L

lankuter

Coi Fe trong các quặng X,Y,Z là chất tan
ta có %mFe (X)=60*(56*2) =42%
%mFe (Y)=69.6*(56*3)=50.4
%mFe (Z)=(100-4)*0.5=48
m1/m2=(50.4-48)/(48-42)=2/5
 
Q

quynhan251102

[FONT=&quot] X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được quặng Z, từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1/m2 là
[/FONT] A. 5:2. B.4:3 . C.2:5 . D. 3:4
0,5 tấn gang chưa 4% cacbon=>m Fe=0,48 tấn
m1 tấn quặng X: mFe2O3=m1*60%
Fe2O3=>2Fe
160`````112
0,6m1------>0,42m1
m 2 tấn quặng Y:m Fe3O4=m2*69,6%
fe3O4-----=>3Fe
232-------------168
m2*69,6%==>0,504m2
có :m1+m2=1
0.42m1+0,504m2=0,48
=>m1=2/7 tấn
m2=5/7 tấn
 
T

thanh1056

nhờ mọi người giúp em một số câu sau

Câu 1: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
Câu 3: Ancol no đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH3OH B. 9,4 gam ; CH4O
C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O

thanks mọi người nhiều. Mong mọi giải đáp chi tiết và nhanh chóng vì em sắp kiểm tra rồi
 
H

hoangkhuongpro

Câu 1: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.
do nCO2=0.15 nH2O=0.2\Rightarrow 2 ancol là no ,đơn chức có n trng bình =0.4/0.15=2.6666 thì 2 ancol là C2 và C3
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
nCO2=nH2O=0.4\Rightarrow ancol kg no có 1 lk pi :bảo toàn mC và mH thì đc nO =(7.2-0.4*14)/16=0.1\Rightarrow C4H8O\Rightarrow D phù hợp!
Câu 3: Ancol no đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH3OH B. 9,4 gam ; CH4O
C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O
?????????:hình như có vấn đề câu này ý :mọi người xem giùm nha
 
T

thanh1056

Câu 1: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.
do nCO2=0.15 nH2O=0.2\Rightarrow 2 ancol là no ,đơn chức có n trng bình =0.4/0.15=2.6666 thì 2 ancol là C2 và C3
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
nCO2=nH2O=0.4\Rightarrow ancol kg no có 1 lk pi :bảo toàn mC và mH thì đc nO =(7.2-0.4*14)/16=0.1\Rightarrow C4H8O\Rightarrow D phù hợp!
Câu 3: Ancol no đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH3OH B. 9,4 gam ; CH4O
C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O
?????????:hình như có vấn đề câu này ý :mọi người xem giùm nha

Câu 1: tại sao từ nCO2=0.15 nH2O=0.2( do phản ứng đốt este hóa) lại suy ra dc ancol no, CO2 và H20 là do este đốt cháy chứ có phải là do ancol đốt đâu


anh giải câu 3 với đáp án là gì
em giải ra câu B nhưng ko phải là 9.4g
 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

Câu 3: Ancol no đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH3OH B. 9,4 gam ; CH4O
C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O

Dễ xác định dc X là [TEX]C_2H_5OH[/TEX]

[TEX]nC = 0,4 mol[/TEX]

[TEX]nH = 1,4 mol[/TEX]

Đặt Y là[TEX] C_nH_{2n+1}OH[/TEX]

Gọi số mol X và Y là x và y

\Rightarrow

[TEX]2x + yn = 0,4[/TEX]

[TEX]6x + 2y ( n+1) = 1,4[/TEX]

[TEX]\Rightarrow y ( 2 -n) = 0,2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n < 2 [/TEX]

\Rightarrow Y là [TEX]CH_3OH[/TEX] với [TEX]n = 1[/TEX]

Thay [TEX]n = 1[/TEX] vào hệ phương trình phía trên

[TEX]\Rightarrow x = 0,1 ; y = 0,2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m = 11 g[/TEX]

Kết quả điêu thế ~.~
 
T

thanh1056

em hỏi 1 câu hỏi nhỏ
nếu cho hh gồm 2 hidrocacbon có M trung bình, biết M của từng hidrocacbon thì dùng pp đường chéo ta biết dc tỉ lệ M1-Mx, Mx-M2
(MX: M trung bình, M1, M2: là M của từng hidrocacbon biết M1>Mx,M2<Mx)
thì cái tỉ lệ M1-Mx trên Mx-M2 có suy ra dc tỉ lệ khối lượng M1 trên M2 ko?
 
T

thanh1056

Dễ xác định dc X là [TEX]C_2H_5OH[/TEX]

[TEX]nC = 0,4 mol[/TEX]

[TEX]nH = 1,4 mol[/TEX]

Đặt Y là[TEX] C_nH_{2n+1}OH[/TEX]

Gọi số mol X và Y là x và y

\Rightarrow

[TEX]2x + yn = 0,4[/TEX]

[TEX]6x + 2y ( n+1) = 1,4[/TEX]

[TEX]\Rightarrow y ( 2 -n) = 0,2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n < 2 [/TEX]

\Rightarrow Y là [TEX]CH_3OH[/TEX] với [TEX]n = 1[/TEX]

Thay [TEX]n = 1[/TEX] vào hệ phương trình phía trên

[TEX]\Rightarrow x = 0,1 ; y = 0,2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m = 11 g[/TEX]

Kết quả điêu thế ~.~

em cũng giải ra kết quả 11g giống, em cứ tưởng là mình sai chứ

anh chỉ cho em làm cách nào để xác định Y là C2H5OH dc ko
em nhìn đáp án đề rồi thử làm trên máy mới biết Y

còn tìm m của X em dùng BTKL thì có dc ko
 
Last edited by a moderator:
H

hoangkhuongpro

Câu 1: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH.B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.
do nCO2=0.15 nH2O=0.2\Rightarrow 2 ancol là no ,đơn chức
uhm sai cái củ chuối quá :có tỉ lệ nH;nC=0.4/0.15=8/3\Rightarrow ete là C3H8O :
còn tại sao bj nó no ta dựa vào tc :ancol và ete là đồng phân của nhau.....nhìn vào đáp án thi thấy đáp án D phù hợp
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
nCO2=nH2O=0.4\Rightarrow ancol kg no có 1 lk pi :bảo toàn mC và mH thì đc nO =(7.2-0.4*14)/16=0.1\Rightarrow C4H8O\Rightarrow D phù hợp!
Câu 3: Ancol no đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH3OH B. 9,4 gam ; CH4O
C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O
câu này a kg tính cụ thể ra nhưng nhìn vào đề thấy rằng n ancol=nH2O-nCO2(vì no mà )=0.7-0.4=0.3=nO\Rightarrow m ancol=mH+mC+mO=0.7*2+0.3*16+0.4*12=11 (khác đáp án) nên kg hiểu sao nữa!!!!!!!!!
 
N

nhoc_maruko9x

em hỏi 1 câu hỏi nhỏ
nếu cho hh gồm 2 hidrocacbon có M trung bình, biết M của từng hidrocacbon thì dùng pp đường chéo ta biết dc tỉ lệ M1-Mx, Mx-M2
(MX: M trung bình, M1, M2: là M của từng hidrocacbon biết M1>Mx,M2<Mx)
thì cái tỉ lệ M1-Mx trên Mx-M2 có suy ra dc tỉ lệ khối lượng M1 trên M2 ko?
[TEX]\frac{M_1-M_x}{M_x-M_2}[/TEX] là tỉ lệ số mol [TEX]\frac{n_{M_2}}{n_{M_1}}[/TEX]

[TEX]\frac{M_2(M_1-M_x)}{M_1(M_x-M_2)}[/TEX] là tỉ lệ khối lượng.
 
S

silvery21

mấy bạn xem giùm t 1 số câu này nhe'

1;Khi cho chất A Ct C3H5Br3 +NaOH dư --> chất hcơ X . biết X +Na và có pư tráng gương . có mấy CTCT tmđb của X ? ( có pt :) )

2;nung hh KClO3; KMnO4; Zn 1 tzan . lấy hh rắn cho vào dd H2SO4 loãng thu đc hh khí . tên các khí ( ptrình)?

3; cho chất hcơ X CTPT C6H6O2 . biết X + KOH theo tỉ lệ 1:2 . số đồng phân cấu tạo của X là ?

4; m gam Fe+ dd gồm H2SO4 và HNO3--> dd X và 0,2 mol NO (duy nhất ).
Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu đc thêm 1,792l NO (duy nhất ) và dd Y.
DD Y htan vừa hết 8,32 gam Cu ko có khí bay ra . m=??

5. sơ đồ : CH3COOH--> axit cloaxetic---> glyxin . cần thêm các chất p/ư nào ( có pt nhé)
A: Cl2 và amin
B: HCl và muối amoni
C: H2 và NH3
D: Cl2 và NH3

6: đốt 0,1 mol chất béo thu đc nCO2-nH20=0,6. hỏi 1 mol chất béo có thể cộng hợp tối đa bao nhiêu mol Br2
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

^^

mấy bạn xem giùm t 1 số câu này nhe'

1;Khi cho chất A Ct C3H5Br3 +NaOH dư --> chất hcơ X . biết X +Na và có pư tráng gương . có mấy CTCT tmđb của X ? ( có pt :) )

X có + Na được -> X có nhóm OH , X có phản ứng tráng gương -> X có nhóm CHO tạo bởi 2 nhóm OH cùng đính vào 1 C

-> X có thể có các công thức :
HO-CH2-CH2-CH(OH)2 -> HO-CH2-CH2-CHO + H2O
CH3-CH(OH)-CH(OH)2 -> CH3-CH(OH)-CHO + H2O

2;nung hh KClO3; KMnO4; Zn 1 tzan . lấy hh rắn cho vào dd H2SO4 loãng thu đc hh khí . tên các khí ( ptrình)?

Câu này hơi rối nhỉ :
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
4KClO3 -> 3KClO4 + KCl
KClO3 -- nhiệt phân có xúc tác MnO2 --> KCl + O2
2Zn + O2 -> 2ZnO

như vậy ,khả năng hỗn hợp rắn sẽ có K2MnO4 ,MnO2 ,KClO4 ,KCl ,MnO2 ,ZnO ,nếu phản ứng với H2SO4 loãng thì t thấy chỉ có thể tạo khí Cl2 và O2 ,nhưng dạng này t ko chắc :|

3; cho chất hcơ X CTPT C6H6O2 . biết X + KOH theo tỉ lệ 1:2 . số đồng phân cấu tạo của X là ?

X + KOH theo tỉ lệ 1:2 -> X có 2 nhóm OH cùng đính vào vòng phenol -> công thức cấu tạo của X có 3 dp lần lượt là 1-2,1-3,1-4 .
4; m gam Fe+ dd gồm H2SO4 và HNO3--> dd X và 0,2 mol NO (duy nhất ).
Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu đc thêm 1,792l NO (duy nhất ) và dd Y.
DD Y htan vừa hết 8,32 gam Cu ko có khí bay ra . m=??

ở phản ứng 1 : Tổng số mol NO = 0,28 mol -> số mol e mà Fe đã cho là 0,84 mol
nCu = 0,13 mol -> nFe3+ = 0,26 mol -> số mol e mà Fe đã cho để lên +3 là 0,78 mol -> còn 0,06 mol e là Fe cho để lên Fe+2

-> tổng số mol Fe = 0,26 + 0,06/2 = 0,29 mol = 16,24 gam

5. sơ đồ : CH3COOH--> axit cloaxetic---> glyxin . cần thêm các chất p/ư nào ( có pt nhé)
A: Cl2 và amin
B: HCl và muối amoni
C: H2 và NH3
D: Cl2 và NH3
Cl2 xúc tác ánh sáng và NH3

phản ứng : CH3COOH + Cl2 - (as) ->CH2ClCOOH + HCl
CH2ClCOOH + 2NH3 -> H2N-CH2-COOH + NH4Cl

6: đốt 0,1 mol chất béo thu đc nCO2-nH20=0,6. hỏi 1 mol chất béo có thể cộng hợp tối đa bao nhiêu mol Br2

các HCHC từ 2 liên kết đôi trở lên thì đốt cháy sẽ cho nCO2 - nH2O / nHC +1 = số liên kết đôi :| -> số liên kết đôi ở chất béo này = 6 + 1 = 7 liên kết -> cộng tối đa 7 mol Br2 ( chắc ko đúng quá )
 
G

gaconthaiphien

Giúp em mấy bài:

Bài 1:A,B là các kim loại hoạt động hoá trị II. Hoà tan hỗn hợp gồm 23,5 g muối cacbonat của A và 8,4 gam muối cacbonnat của B bằng dd HCl dư, sau đó cô cạn và điện phân nóng chảy hoàn toàn các muối thì thu được 11,8 g hỗn hợp KL ở catot và V lít khí ở anot. Biết khối lượng nguyên tử của A bằng khối lượng oxit của B. Hai KL A, B là:
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Sr và Ba D. Ba và Ra.

Bài 2: Hoà tan 4 g hỗn hợp gồm Fe và 1 KL hoá trị II vào dd HCl thì thu được 2,24 lít khí hidro. Nếu chỉ dùng 2,4 g KL hoá trị II cho vào dd HCl thì dùng không hết 500 ml dd HCl 1M. KL hoá trị II là: A.Ca B.Mg C. Ba D. Sr.

Bài 3: Trộn 100 ml dd HCl 1M với 100 ml dd Ba(OH)2 1M được dd X. Thêm vào X 3,24 g Al. Thể tích hidro thoát ra là:
A. 3,36 l B. 4,032 l C. 3,24 l D. 6,72 l
 
J

junior1102

^^

Giúp em mấy bài:

Bài 1:A,B là các kim loại hoạt động hoá trị II. Hoà tan hỗn hợp gồm 23,5 g muối cacbonat của A và 8,4 gam muối cacbonnat của B bằng dd HCl dư, sau đó cô cạn và điện phân nóng chảy hoàn toàn các muối thì thu được 11,8 g hỗn hợp KL ở catot và V lít khí ở anot. Biết khối lượng nguyên tử của A bằng khối lượng oxit của B. Hai KL A, B là:
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Sr và Ba D. Ba và Ra.

Ta có : ACO3 và BCO3 với mA + mB = 11,8 và mACO3 + mBCO3 = 31,9 -> mCO3 = 20,1 = 0,335 mol

-> khối lượng trung bình của M và N = 11,8 / 0,335 = 35,2

kết hợp với dữ kiện A = B + 16 -> suy ra được A là Ca và B là Mg

p/s : bài này nếu làm trắc nghiệm thì có thể đoán luôn là Ca và Mg ,có ít nguyên tố hoá trị 2 khối lượng chênh lệch nhau 16 dv.C lắm .


Bài 2: Hoà tan 4 g hỗn hợp gồm Fe và 1 KL hoá trị II vào dd HCl thì thu được 2,24 lít khí hidro. Nếu chỉ dùng 2,4 g KL hoá trị II cho vào dd HCl thì dùng không hết 500 ml dd HCl 1M. KL hoá trị II là: A.Ca B.Mg C. Ba D. Sr.

dạng này t ko biết là nó cho dữ kiện "Nếu chỉ dùng 2,4 g KL hoá trị II cho vào dd HCl thì dùng không hết 500 ml dd HCl 1M " để làm gì :|

ta có 4 gam hỗn hợp thì có số mol là 0,1 mol

-> M trung bình = 40 -> kim loại hoá trị 2 chỉ có thể là Mg (24 ) vì Ca (40 ) ,Ba (137) , Sr (88) không thoả mãn .

Bài 3: Trộn 100 ml dd HCl 1M với 100 ml dd Ba(OH)2 1M được dd X. Thêm vào X 3,24 g Al. Thể tích hidro thoát ra là:
A. 3,36 l B. 4,032 l C. 3,24 l D. 6,72 l

nAl = 0,12 mol

dung dịch còn dư 0,05 mol Ba(OH)2

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O -> Ba(AlO2)2 + 3H2

nAl phản ứng = 0,1 mol -> nH2 sinh ra = 0,15 mol = 3,36 lít .
 
Top Bottom