[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,835

V

vanglai

tớ làm thử bạn coi sao nha
hì, lâu roài honk làm, quên hít trơn:-S
560ml khí Y = > 448ml khí Z
= > V khí giảm là V H2 hoặc anken
= > VH2= 560-448=112 ml(loại trường hợp anken vì khi qua bình brom thì V khí tiếp tục giảm)
n anken dư= 448- 280= 168
= > n anken ban đầu= 168+112= 280
khí ra khỏi bình là ankan và .... hic
cái chỗ đó tớ chả hỉu cái chi hết:((

cậu quên điều kiện phản ung xảy ra hoàn toàn nên=> H2 pu hết Anken du. hỗn hợp sau chỉ gồm 2 ankan
làm giống maruco => Vanken=280 ml
VH2=112ml
Vakan=168 ml

đề phải là % V(so mol) chứ !?????????:confused:
 
T

takitori_c1

Tiếp
1. a mol chất béo X có thể cộng tối đa vs 4a mol Br2. Đốt cháy hoantoan a mol X thu đc b mol H2O và V lit CO2
Viết Biểu thức liên hệ giữa V với a và b ?

2. Hoà tan m ( g) hh gồm Cu và Fe3O4 vào HCl dư. Sau pu còn lại 8,32g chất rắn k tan và dd X
Cô cạn dd X thu đc 61.92g cran khan
m=?

3. Thêm từ từ dd NaOH aM vào 100ml dd AlCl3 2M đến khi ktua cực đại thì đã dùng hết 300ml NaOH nói trên
Nếu tiến hành ngược lại với lượng các chất trên thì kluong ktua thu đc ?
Giải thích
A. Nhỏ hơn TN trc
B.Lớn hơn TN trc
C.Bằng TN trc
D. Bằng 0

4. Cho m g hh gồm Al, Fe, Zn, Mg ( trong đó Fe chiếm 25.866% về kluong ) td vs dd HCl dư giải phóng 12.32lit H2 dktc
Nếu cho m g X td Cl2 dư thì thu đc (m + 42,6g ) hh muối
m=?

Mấy câu này thi thử ở moon :)

1, chất béo X có thể cộng tối đa vs 4a mol Br2 nên trong X có 7 lk pi --> [TEX]C_nH_{2n-12}O_6 ---> n_{CO2}=b+6a[/TEX]

2,
[TEX]Fe_3O4 +8HCl --> FeCl_2+2FeCl_3 + 4H2O[/TEX]
[TEX]Cu+ 2FeCl_3--> 2FeCl_2 + CuCl_2[/TEX]

Gọi[TEX] n_{Fe3O4}=x--> n_{Cu}=x --> n_{FeCl_2} =3x[/TEX]

Từ m muối khan = 61.92g ta đc x= 0.12 mol-- m= 43,84g

3, Chọn D ( hình như đáp án là C )

4, [TEX]n_{Fe}= n_{Cl^-} - 2n_{H2} = 0.1 mol[/TEX]
--> m = 56. 0,1 :25.866% =21,65 g
 
Last edited by a moderator:
L

lamtrang0708

X,Y là 2 hidrocacbon mạch thẳng chưa ko quá 4 liên kết pi trong phân tử.chia 1 hh X,Y thành 2 phần = nhau
PI đốt cháy hoàn toàn thu đc 26,4 g CO và 8,1g H20
PII cho lội qua dung dịch nc Brom thấy có 64 g Brom thoát ra và ko có khí thoát ra khỏi bình
1) tính tổng số mol X,Y có trong hh đầu
2) xđ CTPT ,CTCT có thể có của X,Y
3) tính % theo sô mol của mỗi chất trong hh đầu
 
T

traimuopdang_268

3, Chọn D ( hình như đáp án là C )
Câu này m cũng chọn là D < ktua =0 > nhưng mà đáp án là C < K hiểu :| >

1. a mol chất béo X có thể cộng tối đa vs 4a mol Br2. Đốt cháy hoantoan a mol X thu đc b mol H2O và V lit CO2
Viết Biểu thức liên hệ giữa V với a và b ?

:) số liên kết pi là: 4+3=7 => ct: CnH2n-12O -----> n CO2 + (n-6)H2O
=> V=22,4*( b+6a)
Giải thích kỹ cho t bài này đc k. <cứ dính đến liên kết là m lại đơ :( >
 
Q

quynhan251102

chất béo là trieste=>3 liên kết pi trong chức este
a mol X+tối đa 4a mol Br2=>có 4 liên kết pi trong gốc
=>tổng số liên kết pi =7
bài này làm theo CT nCO2-nH2O=(k-1)n chất sẽ nhanh hơn.không cần thiết lập CT chất
nCO2=6a+b(k=7)
=>V CO2=(6a+B)*22,4
 
N

no.one

Mấy câu trong đề thi thử @};-
Câu 1
Hòa tan 9,52 g hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeS2 trong dung dich HNO3 đặc dư thu được 1,568 lit khí NÒ và dung dịch X .Cho dung dịch X phản ứng với Ba(OH)2 dư , lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu đc khối lượng chất rắn là
  • 0,932g
  • 14,053
  • 12,734
  • 10,692
Câu2
Độ tan của MgSO4 trong nước ở 20 độ C là 35,5g và ở 50 độ C là 50,4g.Đun nóng 400g dung dịch MgSO4 bão hòa ở 20 độ --> 40 độ thì khối lượng muối MgSO4 cần hòa tan thêm để tạo dung dịch muối bão hòa ở 50 độ là
  • 43,98g
  • 120,16
  • 34,84
  • 59,6
Câu 3
Đốt cháy hoàn toàn m g FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu đc khí X.Hấp thụ hết X vào 0,5 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu đc dung dịch Y và 21,7 g kết tủa .Cho Y dung dịch NaOH , thấy xuất hiện thêm kết tủa .Giá trị của m là
  • 11,6
  • 6
  • 9
  • 12
Câu 4
Dung dịch X chứa 0,05 mol [TEX]CO3^{2-}; 0,2 mol Na^+ ; 0,6 mol Br^- , x mol NH4^+[/TEX].Cho 1, 08 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ ( g/sử nước bay hơi k đáng kể ) Khối lượng phần dung dịch giảm tối đa so với tổng khối lượng của 2 dung dịch đem trộn là
  • 11,686
  • 14,950
  • 19,350
  • 13,522
Câu5
Cho m(g) hỗn hợp Al và Fe vào 0,2lits dung dịch CuSO4 0,525 M thu đc 7,84 g chất rắn A gồm 2 kim loại .Cho A vào dung dịch HNO3 2M dư thu đc sản phẩm khử là NO duy nhất .Số lít dung dịch HNO3 2M đã tham gia phản ứng là
  • 0,18
  • 0,135
  • 0,17
  • 0,33
 
N

nhoc_maruko9x

1 số câu trong đề thi thử CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2011


2;Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là
0,88 mol B. 0,64 mol C. 0,94 mol D. 1,04 mol
Xét hh đầu có [TEX]FeO[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{FeO} = n_e = 3n_{NO} = 0.06*3 = 0.18[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{FeO} = 12.96g \Rightarrow m_{Fe_2O_3} = -1.6g[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Fe_2O_3} = -0.01[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Fe} = n_{FeO} + 2n_{Fe_2O_3} = 0.16[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Fe^{3+}} = 0.16[/TEX]

[TEX]...Fe + 2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}[/TEX]

[TEX]0.08....0.16[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{HNO_3}[/TEX] dư [TEX]= (0.23-0.08)*8/3 = 0.4[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{HNO_3} = 0.4 + 0.24 = 0.64[/TEX]
 
T

thao_won

Mấy câu trong đề thi thử @};-
Câu 1

Hòa tan 9,52 g hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeS2 trong dung dich HNO3 đặc dư thu được 1,568 lit khí NO2 và dung dịch X .Cho dung dịch X phản ứng với Ba(OH)2 dư , lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu đc khối lượng chất rắn là
  • 0,932g
  • 14,053
  • 12,734
  • 10,692
P/ư của [TEX]Fe_3O_4[/TEX] dễ oài nhá ,còn p/ư của [TEX]FeS_2[/TEX]

[TEX]FeS_2 + 14H^+ + 15 NO_3^- \to Fe^{+3} + 2SO_4^{-2} + 15NO_2 + 7H_2O[/TEX]

Gọi x và y là số mol[TEX] Fe_3O_4[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX]

Lập hệ phương trình \Rightarrow [TEX]y =0,002 \Rightarrow nSO_4^{-2} = 0,004 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow mBaSO_4 =0,932[/TEX]

[TEX]nFe^{+3} = 0,122[/TEX] mol

[TEX]\Rightarrow mFe_2O_3 = 9,76g[/TEX]

\Rightarrow Khối lượng chất rắn [TEX]= 9,76 + 0,932 = 10,692[/TEX] g
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

[/LIST]
P/ư của [TEX]Fe_3O_4[/TEX] dễ oài nhá ,còn p/ư của [TEX]FeS_2[/TEX]

[TEX]FeS_2 + 14H^+ + 15 NO_3^- \to Fe^{+3} + 2SO_4^{-2} + 15NO_2 + 7H_2O[/TEX]

Gọi x và y là số mol[TEX] Fe_3O_4[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX]

Lập hệ phương trình \Rightarrow [TEX]y =0,002 \Rightarrow nSO_4^{-2} = 0,004 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow mBaSO_4 = 0,932[/TEX]
Sai rùi, xem lại đi nhé, đáp án D mới chính xác ^^!
 
B

bunny147

Bun cũng tính ra D, bé Thảo quên tính Fe2O3 rồi ^^
Mấy cái độ tan là họcơở cái chỗ nào thế nhỉ, sao đi học từ lớp 10 tới giờ chưa bao giờ được thầy giáo dạy :|
Câu 4
Dung dịch X chứa 0,05 mol Co3 2- , 0,2 mol Na+ , 0,6 Br- ,x Nh4+ .Cho 1, 08 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ ( g/sử nước bay hơi k đáng kể ) Khối lượng phần dung dịch giảm tối đa so với tổng khối lượng của 2 dung dịch đem trộn là
11,686
14,950
19,350
13,522
Giải :
n NH4+ = 0,5 mol
n Ba(OH)2 = 0,108 mol
NH4+ + OH- --> NH3 + H2O
Ba2+ + Co3 2- --> BaCO3
m dd giảm = m NH3 + m BaCO3 = 13,522g
Chà, ko biết có pư gì khác xảy ra nữa không nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Thịt trước 2 câu này.

Mấy câu trong đề thi thử @};-
Câu2
Độ tan của MgSO4 trong nước ở 20 độ C là 35,5g và ở 50 độ C là 50,4g.Đun nóng 400g dung dịch MgSO4 bão hòa ở 20 độ --> 40 độ thì khối lượng muối MgSO4 cần hòa tan thêm để tạo dung dịch muối bão hòa ở 50 độ là
  • 43,98g
  • 120,16
  • 34,84
  • 59,6
400g [TEX]MgSO_4[/TEX] ở 20 độ có 104.8g [TEX]MgSO_4.[/TEX]

Gọi khối lượng cần hoà thêm là m.

[tex]\Rightarrow \frac{m+104.8}{400-104.8} = 0.504[/tex]

[tex]\Rightarrow m = 43.98g[/tex]

Câu 3
Đốt cháy hoàn toàn m g FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu đc khí X.Hấp thụ hết X vào 0,5 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu đc dung dịch Y và 21,7 g kết tủa .Cho Y dung dịch NaOH , thấy xuất hiện thêm kết tủa .Giá trị của m là
  • 11,6
  • 6
  • 9
  • 12
đem trộn là
  • 11,686
  • 14,950
  • 19,350
  • 13,522
[tex]4FeS_2 + 11O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2[/tex]

[tex]n_{BaSO_3} = 0.1[/tex]

Thêm OH- thấy thêm kết tủa, nên kết tủa bị hoà tan.

[tex]SO_2 + 2OH^- \rightarrow SO_3^{2-} + H_2O (1)[/tex]

[tex]SO_2 + SO_3^{2-} + H_2O \rightarrow 2HSO_3^- (2)[/tex]

[tex]n_{SO_2(1)} = 0.5n_{OH^-} = 0.1[/tex]

[tex]n_{SO_2(2)} = 0.15 - 0.1 = 0.05[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{SO_2} = 0.15[/tex]

[tex]\Rightarrow m = 9g.[/tex]
đem trộn là? :-?
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

. Cho bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Chất rắn X + dc vs FeCl3. Kết luận nào sai:
A. Y chứa tối đa 3 muối
B. X phải chứa Fe
C. Trong X luôn có Cu
D. X chắc chắn có Ag


Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2) .Trong đó bình 1 đựng dung dịch (1) là NaOH có thể tích 38 ml nồng độ CM = 0,5. Trong đó bình 2 chứa dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl tổng khối lượng chất tan 258,2 gam. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân cho đến khi bình (2) vừa có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Lấy dung dịch sau phản ứng :
- Ở bình (1): định lượng xác định thấy nồng độ NaOH sau điện phân là 0,95M.
- Ở bình (2) đem phản ứng với lượng dư bột Fe. Hỏi sau phản ứng khối lượng bột Fe bị tan ra là m gam, và thoát ra một khí duy nhất là NO có thể tích x (lít) được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 16,8 và 4,48 B. 11,2 và 4,48 C. 7,47 gam và 2,99 D. 11,2 gam và 6,72

Thử 2 câu này nhá :)
 
A

ari_10

Bài 1: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn bới dd HCl 32,85%, Sau pư thu được dd X trong đó có nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều thấy cho pư xảy ra hoàn toàn thu được dd Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. NỒng độ phần trăm các muối CaCl2 và MgCl2 rèon dd Y tương ứng là??

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 5,94g Al vào dd NaOH dư thu được khí X. CHo X tác dụng hết với axít HCl thu được khí Y. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g g KClO3 có xúc tác thu được khí Z. Cho toàn bộ 3 khí X,Y,Z trên vào bình kín rồi đốt cháy để pư xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ thường, thu được dd T. Nồng độ phần trăm chất tan trong T là?

Mọi người thử 2 bài này nhé!
 
B

bunny147

. Cho bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Chất rắn X + dc vs FeCl3. Kết luận nào sai:
A. Y chứa tối đa 3 muối
B. X phải chứa Fe : tớ nghĩ nó sai, ko chứa thì thôi chứ .
C. Trong X luôn có Cu
D. X chắc chắn có Ag

Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2) .Trong đó bình 1 đựng dung dịch (1) là NaOH có thể tích 38 ml nồng độ CM = 0,5. Trong đó bình 2 chứa dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl tổng khối lượng chất tan 258,2 gam. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân cho đến khi bình (2) vừa có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Lấy dung dịch sau phản ứng :
- Ở bình (1): định lượng xác định thấy nồng độ NaOH sau điện phân là 0,95M.
- Ở bình (2) đem phản ứng với lượng dư bột Fe. Hỏi sau phản ứng khối lượng bột Fe bị tan ra là m gam, và thoát ra một khí duy nhất là NO có thể tích x (lít) được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 16,8 và 4,48 B. 11,2 và 4,48 C. 7,47 gam và 2,99 D. 11,2 gam và 6,72

Thử 2 câu này nhá :)
Tớ thử nhé .( định không làm mà thấy tò mò quá ^^)
n NaOH = 0,019 mol .
Bình 1, thực chất là điện phân nước => n NaOH không đổi
=> V dd = 0,02 lit
=> m H2O pư = 18g => n H2O = 1 mol
=> n e trao đổi = 2 mol
Vì mắc nối tiếp nên n e trao đổi b1 = b2 = 2 mol .
Sau điện phân B2 hòa tan Fe tạo khí NO => NaCl thiếu .
n Cu2+ = 1 mol => m Cu(NO3)2 = 188 g
=> n NaCl = 1,2 mol
H2O --> 2H+ + 1/2O2 + 2e
=> n H+ tạo thành = (2-1,2) = 0,8 mol
=> V NO = 4,48 lit
m = 16,8 g
-> chọn A
Coi dùm tớ nha , sao bài này dài thế =.=

Bài của bạn ari mình nhớ là làm ở đâu đó trong diễn đàn rồi =.= , hình như ko tên cũng có làm nữa hay sao đó, địa loại bài này tự chọn lượng chất là xong thôi
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Cho bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Chất rắn X + dc vs FeCl3. Kết luận nào sai:
A. Y chứa tối đa 3 muối
B. X phải chứa Fe : tớ nghĩ nó sai, ko chứa thì thôi chứ .
C. Trong X luôn có Cu
D. X chắc chắn có Ag

Câu này có thể làm rõ hơn ko

Có thể tranh luận đấy :)

Đáp án bài bạn ari ở đây
 
Last edited by a moderator:
T

tsukushi493

Cho bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Chất rắn X + dc vs FeCl3. Kết luận nào sai:
A. Y chứa tối đa 3 muối
B. X phải chứa Fe
C. Trong X luôn có Cu
D. X chắc chắn có Ag

X chứa Ag, Cu là chắc rồi

Nếu Fe hết:
Fe + 2AgNO3 => Fe(NO3)2 + 2Ag
AgNO3 + Fe(NO3)2=> Fe(NO3)3 + Ag

Mà sau pu thu đc hỗn hợp rắn nên chắc chắn Fe dư trong X. ;)

Vậy A sai tức đáp án đúng với đề bài mà
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

X chứa Ag, Cu là chắc rồi

Nếu Fe hết:
Fe + 2AgNO3 => Fe(NO3)2 + 2Ag
AgNO3 + Fe(NO3)2=> Fe(NO3)3 + Ag

Mà sau pu thu đc hỗn hợp rắn nên chắc chắn Fe dư trong X. ;)

Haha, câu hỏi của bài là đáp án nào sai, thế mà bạn cho cả 4 đáp án đều đúng! ;))
- Trong dd chứa tối đa 3 muối. Vì giả sử chứa 4 muối tức là trong X chỉ có Ag. Mà chỉ có Ag thì ko thể phản ứng với [TEX]FeCl_3[/TEX] được. Cũng dễ thấy không thể vừa có [TEX]Ag^+[/TEX] vừa có [TEX]Fe^{2+}[/TEX] trong dung dịch.
\Rightarrow A đúng.

- Trong X dĩ nhiên có Ag. Cái này khỏi bàn.
\Rightarrow D đúng.

- Trong X ko chỉ chứa Ag, nên phải có thêm Fe hoặc Cu hoặc cả hai. Dễ thấy chỉ xảy ra trường hợp có Cu hoặc có cả 2, vì nếu chỉ có Fe thì không thể ko có Cu.
\Rightarrow C đúng.

Dùng loại trừ thì B là sai. Còn nếu lập luận tiếp: Trong X ko cần phải có Fe. Vì xét trường hợp [TEX]Cu^{2+}[/TEX] dư thì sau phản ứng Fe đã hết, X còn Ag và Cu bị đẩy ra, vẫn có khả năng phản ứng với [TEX]FeCl_3.[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Haha, câu hỏi của bài là đáp án nào sai, thế mà bạn cho cả 4 đáp án đều đúng! ;))
- Trong dd chứa tối đa 3 muối. Vì giả sử chứa 4 muối tức là trong X chỉ có Ag. Mà chỉ có Ag thì ko thể phản ứng với [TEX]FeCl_3[/TEX] được. Cũng dễ thấy không thể vừa có [TEX]Ag^+[/TEX] vừa có [TEX]Fe^{2+}[/TEX] trong dung dịch.
\Rightarrow A đúng.

Bạn có thể nói rõ là 3 muối nào ko

Hãy xét đến có 3 muối mà trong X lại có kim loại pứ dc vs Fe3+

Xem lại nhé :)

@tsu: mình ko biết bạn chọn đáp án nào nữa :|
 
N

nhoc_maruko9x

Bạn có thể nói rõ là 3 muối nào ko

Hãy xét đến có 3 muối mà trong X lại có kim loại pứ dc vs Fe3+

Xem lại nhé :)

@tsu: mình ko biết bạn chọn đáp án nào nữa :|
Oải nhỷ. Đúng là không thể có 3 muối. Vậy thì bài này rõ ràng có 2 đáp án sai mà?
Mình cho là có tối đa có 3 muối đơn giản vì thấy nó ko thể có 4 muối. Không ngờ 3 muối cũng ko dc nữa. Trong dd ko thể có[TEX] Ag^+[/TEX], thế thì nếu có 3 muối chỉ có thể là [TEX]Cu^{2+}[/TEX], [TEX]Fe^{2+}[/TEX] và [TEX]Fe^{3+}[/TEX]. Nhưng do X phản ứng dc với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] nên chỉ có thể có tối đa 2 muối [TEX]Cu^{2+}[/TEX] và [TEX]Fe^{2+}.[/TEX]
Còn đáp án B cũng sai vì [TEX]Cu^{2+}[/TEX] dư thì đương nhiên Fe hết.
Vậy là thế nào? :-?
 
G

giotbuonkhongten

Oải nhỷ. Đúng là không thể có 3 muối. Vậy thì bài này rõ ràng có 2 đáp án sai mà?
Mình cho là có tối đa có 3 muối đơn giản vì thấy nó ko thể có 4 muối. Không ngờ 3 muối cũng ko dc nữa. Trong dd ko thể có[TEX] Ag^+[/TEX], thế thì nếu có 3 muối chỉ có thể là [TEX]Cu^{2+}[/TEX], [TEX]Fe^{2+}[/TEX] và [TEX]Fe^{3+}[/TEX]. Nhưng do X phản ứng dc với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] nên chỉ có thể có tối đa 2 muối [TEX]Cu^{2+}[/TEX] và [TEX]Fe^{2+}.[/TEX]
Còn đáp án B cũng sai vì [TEX]Cu^{2+}[/TEX] dư thì đương nhiên Fe hết.
Vậy là thế nào? :-?

Tối hôm qua cũng tranh cái đấy, --> đề sai. Lớp m kiểm tra là có tình trạng câu E. Bài này nếu ko có đáp án " Phải có Fe" để mà suy tìm muối cũng hơi mất tg nhỉ :)
 
Top Bottom