[Hóa] Luyện đề, ôn thi ĐH-CĐ 2011

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 793
  • Views 176,351

T

thuhang297

ban đầu dùng dung dịch ở nhiệt độ bình thường chỉ có axit metaacrylic làm nhạt màu dung dịch
còn HCOOH và CH3COOH.cho +dung dịch Brom đun nóng hoặc thêm NaOH
HCOOH:kết tủa đó gạch Cu2O
mình tưởng nhóm -CHO trong HCOOH cũng có khả năng làm mất màu Br2 chứ.
Còn đề bài ko cho Cu(OH)2 làm sao có kết tủa đỏ gạch được. Bài này là một câu trong đề thi thử.Mình nghĩ hay là đáp án sai nhỉ vì chẳng có cách nào!!:(
 
D

doannhuai

mình tưởng nhóm -CHO trong HCOOH cũng có khả năng làm mất màu Br2 chứ.
Còn đề bài ko cho Cu(OH)2 làm sao có kết tủa đỏ gạch được. Bài này là một câu trong đề thi thử.Mình nghĩ hay là đáp án sai nhỉ vì chẳng có cách nào!!:(
Binh thuong andehit td voi dd Br2 tao HBr va axit cacboxylic tuong ung
neu nhom -CHO cua HCOOH tac dung voi dd B r2 thi ra cai j ???
HCOOH hk tac dung voi dd Br2....minh nghi z:-SS:D
 
Q

quynhan251102

mình tưởng nhóm -CHO trong HCOOH cũng có khả năng làm mất màu Br2 chứ.
Còn đề bài ko cho Cu(OH)2 làm sao có kết tủa đỏ gạch được. Bài này là một câu trong đề thi thử.Mình nghĩ hay là đáp án sai nhỉ vì chẳng có cách nào!!:(
hic.là do mình nhầm vì đang nghĩ đễn thuốc thử là Cu(OH)2.bài này nếu dùng dung dịch brom thì không nhận được.nghĩ nên dùng Cu(OH)2
 
Q

quynhan251102

HCOOH + br2 đun nóng mà ----> (COOH)2
..............................................................[
nhưng mình đang nghĩ ở nhiệt độ thường đã xảy ra phản ứng rùi vì trong HCOOH có nhóm CHO mà.thế nên mới không nhận biết được.nếu nó chỉ phản ứng khi đun nóng thì dễ ui ^^
@thanhduc +mướp:phản ứng vẫn xảy vì trong HCOOH có nhóm chức andehit,thế nên có phản ứng tráng gương đó
 
Q

quynhan251102

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1447418&posted=1#post1447418

Sang đây nữa nhé :x



Cái này k pu chứ nhỉ. Nó chỉ pu cộng với Br2 khi H-C k no mà

Ak. Mp thấy câu này trong sách ^^

So sánh tính axit của:
CH3COOH, Cl-CH2COOH, Cl2-CHCOOH, Cl3C-COOH, Giai thích.
sắp xếp:Cl3C-COOH>Cl2-CH-COOH>Cl-CH2-COOH>Ch3COOH
axit cacboxylic càng nhiều nhóm hút e(hiệu ứng -I)càng làm tăng tính axit do liên kết O-H càng dễ tách
 
S

silvery21

1;Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 tan vừa hết trong dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch X chỉ gồm 2 muối. Cô cạn dung dịch X thu được 58,35g muối khan. Nồng độ phần trăm của CuCl2 trong dung dịch X là
A. 9,48%. B. 10,26%. C. 8,42% . D. 11,2%.

2;Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 11,424lít khí CO2 ở đktc và 9,09g H2O. Số mol của axit oleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,01mol. B. 0,015mol. C. 0,02mol. D. 0,005mol.

3;a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 5a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và Vlít khí CO2 ở đktc. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(b + 7a). B. V = 22,4(4a - b). C. V = 22,4(b + 3a). D. V = 22,4.(b + 6a).

4;Cho hỗn hợp X gồm 0,1mol Na và 0,2mol Ba vào 300 ml dung dịch FeCl2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,5g. B. 14g. C. 16,8g. D. 21g.
 
T

thanhduc20100

4;Cho hỗn hợp X gồm 0,1mol Na và 0,2mol Ba vào 300 ml dung dịch FeCl2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,5g. B. 14g. C. 16,8g. D. 21g.
Na--->NaOH
0.1----->0.1
Ba---->Ba(OH)2
0.2----->0.2
Fe + 2OH- ----> Fe(OH)2
0.25<---0.5------->0.25
m=0.25*90=22.5

2;Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 11,424lít khí CO2 ở đktc và 9,09g H2O. Số mol của axit oleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,01mol. B. 0,015mol. C. 0,02mol. D. 0,005mol.
Do 2 axit panmititic và steearic đều có tỉ lệ số mol CO2=H2O
Số mol CO2=0.51
Số mol H2O=0.505
Nên số mol oleic=0.51-0.505=0.005
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

1;Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 tan vừa hết trong dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch X chỉ gồm 2 muối. Cô cạn dung dịch X thu được 58,35g muối khan. Nồng độ phần trăm của CuCl2 trong dung dịch X là
A. 9,48%. B. 10,26%. C. 8,42% . D. 11,2%.
[TEX]n_{Cu} = x[/TEX]

[TEX]Fe_2O_3 + 6H^+ => 2Fe^{3+} + 3H_2O[/TEX]

[TEX]Cu + 2Fe^{3+} => Cu^{2+} + 2Fe^{2+}[/TEX]

Tan vừa hết [TEX]=> n_{Fe_2O_3} = n_{Cu} = x[/TEX]

[TEX]2n_{CuCl_2} = n_{FeCl_2} = 2x[/TEX]

[TEX]=> 135*x + 127*2x = 58.35[/TEX]

[TEX]=> x = 0.15[/TEX]

[TEX]=> n_{HCl} = 0.9 => m_{dd} = 0.9*36.5:0.1825 + 0.15*64 + 0.15*160 = 213.6g[/TEX]

=> %[TEX]CuCl_2 = 9.48[/TEX]%
 
B

bunny147

1;Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 tan vừa hết trong dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch X chỉ gồm 2 muối. Cô cạn dung dịch X thu được 58,35g muối khan. Nồng độ phần trăm của CuCl2 trong dung dịch X là
A. 9,48%. B. 10,26%. C. 8,42% . D. 11,2%.

Giải
Gồm 2 muối : CuCl2 và FeCl2
n FeCl2 = 2nCuCl2
n CuCl2 = 0,15 mol
n FeCl2= 0,3 mol
=> m = 0,15.(64+160) = 33,6 mol ; n HCl = 0,9 mol
m dd = 33,6 + 0,9.36,5/(18,25%) = 213,6 g
=> % CuCl2 = 9,48%


3;a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 5a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và Vlít khí CO2 ở đktc. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(b + 7a). B. V = 22,4(4a - b). C. V = 22,4(b + 3a). D. V = 22,4.(b + 6a).

Câu này mình làm nhưng ko dám chắc ^^
CT chung của chất béo ( rút ko biết sai gì ko )
CnH2n -(4+2k)O6
a mol td với 5a mol Br2 => k = 5
n CO2 - n H2O = 7a <=> V/22,4 - b = 7a
<=> V = 22,4(7a + b)
 
S

silvery21

1;Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C = C trong phân tử) thu được Vlít khí CO2 ở đktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m; a và V là

[TEX]A. m = \frac{{4V}}{5} + \frac{{7a}}{9}[/TEX]
[TEX]B. m = \frac{{5V}}{4} + \frac{{7a}}{9}[/TEX]


2;Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, cần phải dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế được axit axetic?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.


Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 10g một loại chất béo cần 1,2g NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng xà phòng nguyên chất có thể thu được là
A. 1028kg. B. 1038kg. C. 1048kg. D. 1058kg.


4;giải thích rõ cho t câu này nhé:

Chất X là một anđehit mạch hở chứa a nhóm chức anđehit và b liên kết C=C ở gốc hidrocacbon. Công thức phân tử của chất X có dạng nào sau đây?

A. CnH2n-2a-2bOa. B. CnH2n-a-bOa. C. CnH2n+2-2a-2bOa. D. CnH2n+2-a-bOa.


Cậu : Hỗn hợp A gồm CuSO4; FeSO4; Fe2(SO4)3 có phần trăm khối lượng của S là 22%. Lấy 50g hỗn hợp A hòa tan vào nước, sau đó thêm dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 17g. B. 18g. C. 19g. D. 20g.


6;Khi cho 0,03mol CO2 hoặc 0,09mol CO2 hấp thụ hết vào 120ml dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa thu được đều như nhau. Nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là
A. 1M. B. 1,5M. C. 0,5M. D. 2M.


7;Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Al,Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư ta thu được 10,08lít khí SO2 ở đktc, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65,3g. Giá trị của m là
A. 25g. B. 18g. C. 22,1g. D. 16,4g.







 
P

phocai9a1

4;giải thích rõ cho t câu này nhé:

Chất X là một anđehit mạch hở chứa a nhóm chức anđehit và b liên kết C=C ở gốc hidrocacbon. Công thức phân tử của chất X có dạng nào sau đây?

A. CnH2n-2a-2bOa. B. CnH2n-a-bOa. C. CnH2n+2-2a-2bOa. D. CnH2n+2-a-bOa.

Số liên kết pi trong X là a+b

Mà nên nhớ rằng CTTQ của tất cả các chất có C,H,O là CnH2n+2-2aOx ( với a là độ bất bão hòa, x là số O)

Vậy thì CT của X là CnH2n+2-2a-2bOa
 
P

phocai9a1

2;Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, cần phải dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế được axit axetic?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Cái này không chắc lắm
CH4---> HCHO----> CH3OH---> CH3COOH

7;Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Al,Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư ta thu được 10,08lít khí SO2 ở đktc, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65,3g. Giá trị của m là
A. 25g. B. 18g. C. 22,1g. D. 16,4g.

m muối= m ion kim loại + m ion SO4

65,3= m + 10,08/22,4*96 ==> m=22,1g
 
T

thao_won

Cậu : Hỗn hợp A gồm CuSO4; FeSO4; Fe2(SO4)3 có phần trăm khối lượng của S là 22%. Lấy 50g hỗn hợp A hòa tan vào nước, sau đó thêm dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 17g. B. 18g. C. 19g. D. 20g.

Số mol S = số mol SO4

=> mSO4 = 50 .22% : 32 . 96 = 33 g

=> m kim loại = 50 - 33 = 17 g
 
V

vantranhien

Lịch sử tìm ra nguyên tố flo
• Giai đoạn trước khi điều chế được flo ở trạng thái tự do
Nhóm halogen có năm nguyên tố: flo, clo, brom, iot và astatin. Đã từ lâu người ta cho rằng chúng rất giống nhau và là một ví dụ cổ điển về các nguyên tố tương tự nhau. Nhưng trong nhóm đó không phải các tính chất luôn luôn biến đổi một cách tuần tự. Ở flo có rất nhiều ngoại lệ trong sự biến đổi tuần tự các tính chất.
Axit flohydrid là một axit yếu tạo thành những muối axit, tác dụng lên thạch anh và các hợp chất chứa oxit silic, trong khi đó thì các axit hidric của các halogen khác hoàn toàn không có những tính chất đặc trưng đó. Tính tan của các muối cũng có sự khác biệt rõ rệt: florua bạc dễ hoà tan, ngược lại các muối canxi của clo, brom và iot thì dễ hòa tan còn fluorit thì rất ít tan. Flo có kích thước nguyên từ và kích thước ion bé cho nên dễ tạo thành những hợp chất phức tạp. Còn đối với những halogen khác thì khuynh hướng này rất ít.
Do có hoạt động hoá học cực kỳ mạnh nên flo là nguyên tố được tách ra ở trạng thái tự do muộn nhất trong các halogen và nó mới có ứng dụng thực tế cách đây không lâu.
Các hợp chất của flo được biết từ lâu. Ngay từ năm 1529 Agricôla đã mô tả khoáng chất fluorit là nguyên liệu dùng làm chất chảy trong luyện kim, là chất mà khi cho thêm vào các quặng thì hạ nhiệt độ nóng chảy của chúng.
Năm 1670, Soanzơvac ở Nurembe đã nhận thấy rằng khi đổ axit sunfuric vào một lọ bằng fluorin thì có một thứ khí sinh ra, ăn mòn chậu thủy tinh. Năm 1746 Macgrap đã mô tả axit flohidric và năm 1771 Prixtơli và Silơ, hai người làm việc độc lập với nhau đã điều chế được axit đó. Ampe rất ngạc nhiên về sự giống nhau giữa axit clohidric và axit flohidric nên đã cho rằng chất này là hợp chất của hidro và một nguyên tố mà người ta chưa biết. Nhiều nhà bác học đã dự đoán rằng axit flohidric là một hợp chất nhưng mãi họ không thể tách nó thành các nguyên tố vì flo rất hoạt động, nó tác dụng được với nước, với thành bình và với các chất khác cùng có trong đó. Tính độc của florua hidro là nguyên nhân làm cho nhiều nhà bác học bị hy sinh tính mạng khi nghiên cứu hợp chất đó. Người ta biết rằng tình trạng ốm yếu của Đevy bắt đầu từ năm 1814, sau những công trình nghiên cứu của ông về flo. Gay-lytxắc và Têna, khi điều chế axit flohidric cũng đã phải chịu nhiều nỗi đau đớn vì những lượng nhỏ florua hidro.
Tuy nhiên các nhà bác học không chịu từ bỏ ý muốn giải quyết một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của hóa học vô cơ và học đã kiên trì tiếp tục làm những thí nghiệm điều chế flo tự do
• Quá trình điều chế Flo tự do của Moatxan

hihi gui may ban doc cho zui hak!
 
Top Bottom