[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

Q

quangsaigon

Toan CO2

Chi CO2 hấp thụ hoàn toàn qua 4,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78 g.cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được thấy kết tủa tăng ,tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 18,85 g.số mol Co2 là?
 
A

acidnitric_hno3

Chi CO2 hấp thụ hoàn toàn qua 4,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78 g.cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được thấy kết tủa tăng ,tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 18,85 g.số mol Co2 là?
Có Ca2+ sau tất cả các phản ứng có kết tủa hết
=> mCaCO3 = 9g=> nCaCO3 = 0,09mol
=> mBaCO3 = 9,85g
=> nBaCO3 = 0,05mol
=> nCO2 = 0,14 mol
Sao chẳng sử dụng đến 3,78g nhỉ?
 
H

hoi_a5_1995

Có Ca2+ sau tất cả các phản ứng có kết tủa hết
=> mCaCO3 = 9g=> nCaCO3 = 0,09mol
=> mBaCO3 = 9,85g
=> nBaCO3 = 0,05mol
=> nCO2 = 0,14 mol
Sao chẳng sử dụng đến 3,78g nhỉ?

Cậu ơi giải thích cặn kẽ hơn để tớ hiểu được hok vì tớ lại hiểu thế này ( cách cậu giải nhanh hơn :D:D)
100x + y/2(100 +197) = 18,85 (1)
x + y /2 = 0,09
=> x = 0,04
y=0,1

Còn nếu để sử dụng dữ kiện m bình tăng thì ta có : 44(x + y) -100x =3,78 (2)
lấy (1)(2) giâir
 
A

acidnitric_hno3

Hì hì, cá chắc là bạn trên kia cắt xén bớt đề!
Cái này chắc là đốt hidrocacbon nào đó rồi dẫn sản phẩm vào dd ...như trên....
@ Hoi_a5_1995:
Cách của mình có gì đâu, suy luận thôi ( làm kiểu máy móc của thi trắc nghiệm ấy mà)
Có sau tất cả các phản ứng có kết tủa CaCO3 và BaCO3
=> nCaCO3 = nCa(OH)2 = 0,09 => mCaCO3 = 9 gam
=> mBaCO3 =18,85 - 9= 9,85g
=> nBaCO3 = 0,05mol
=> nCO2 = 0,09 + 0,05 = 0,14 mol ( bảo toàn Cacbon)
 
A

acidnitric_hno3

Tiếp nhé các bạn
Câu 51. Cho các phản ứng sau:

a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →.

c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → d) Cu + dung dịch FeCl3 →.

e) CH3CHO + H2 → f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 →

g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →.

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:

A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, c, d, e, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, d, e, f, g.

Câu 52. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 5. B. 7. C. 8. D. 6.

Câu 53. Cho các phản ứng:

Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 2H2S + SO2 3S + 2H2O.

2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O 4KClO3 + SO2 3S + 2H2O.

O3 → O2 + O.

Số phản ứng oxi hoá khử là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 54. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 11. B. 10. C. 8. D. 9.

Câu 55. Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxO­y + H2O Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 45x - 18y. B. 46x - 18y. C. 13x - 9y. D. 23x - 9y.

Câu 56. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ.

A. nhận 13 electron. B. nhường 13 electron. C. nhường 12 electron. D. nhận 12 electron.

Câu 57. Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3. 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là:

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. B. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.

C. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 58.

Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 59. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.


 
H

hoi_a5_1995

Câu 51. Cho các phản ứng sau:

a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →.

c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → d) Cu + dung dịch FeCl3 →.

e) CH3CHO + H2 → f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 →

g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →.

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:

A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, c, d, e, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, d, e, f, g.

Câu 52. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 5. B. 7.(bao gồm Fe, FeO,Fe(OH)2,, Fe3O4,Fe(NO3)2,FeSO4,FeCO3) C. 8. D. 6.

Câu 53. Cho các phản ứng:

Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2; 2H2S + SO2; 3S + 2H2O.

2NO2 + 2NaOH; NaNO3 + NaNO2 + H2O ;4KClO3 + SO2 3S + 2H2O.

O3 → O2 + O.

Số phản ứng oxi hoá khử là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 54. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 11. B. 10. C. 8. D. 9.

Câu 55. Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxO­y + H2O Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 45x - 18y. B. 46x - 18y. C. 13x - 9y. D. 23x - 9y.

Câu 56. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ.

A. nhận 13 electron. B. nhường 13 electron. C. nhường 12 electron. D. nhận 12 electron.

Câu 57. Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3. 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là:

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. B. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.

C. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 58.

Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 59. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Tớ làm hơi ẩu có gì sai chỗ nào sai sót thì sửa lại cho tớ ( kèm giải thích nhé):D Thanks very much:)>-
 
A

acidnitric_hno3

Câu 56. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ.

A. nhận 13 electron. B. nhường 13 electron. C. nhường 12 electron. D. nhận 12 electron.
Câu 59. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Bài này hoi_a5_1995 nhầm thì phải:D
Các chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là : Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+
=> C
Câu 58.

Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Các chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là: S, FeO, SO2, N2, HCl => C

___________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Câu 53. Cho các phản ứng:

Ca(OH)2 + Cl2---> CaOCl2; 2H2S + SO2---->3S + 2H2O.

2NO2 + 2NaOH----> NaNO3 + NaNO2 + H2O ;4KClO3 + SO2----> 3S + 2H2O.

O3 → O2 + O.

Số phản ứng oxi hoá khử là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
 
N

namnguyen_94

Mình xin phép post vài bài để mọi người tham khảo và góp ý nha:D:D

Câu 1: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 3,36.
C. 13,44.
D. 8,96.

Câu 2 (A-07): Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) -->
b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) -->
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) -->
d) Cu + dung dịch FeCl3 -->
e) CH3CHO + H2 (Ni, to) -->
f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 -->
g) C2H4 + Br2 -->
h) glixerol + Cu(OH)2 -->
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. a, b, c, d, e, h.
B. a, b, d, e, f, g.
C. a, b, d, e, f, h.
D. a, b, c, d, e, g.

Câu 3 (A-07): Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.

Câu 4: Cho x mol Fe vào cốc chứa y mol HNO3, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A chứa 2 muối và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa x, y trong thí nghiệm là đúng:

A. y > 4x.
B. y < 8/3x.
C. 8/3 < y < 4x.
D. 8/3x ≤ y ≤ 4x.

Dùng cho câu 5,6,7: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH4NO3). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2(đktc).

Câu 5: Giá trị của x là
A. 110,35.
B. 45,25.
C. 112,20.
D. 88,65.
Câu 6: Giá trị của y là
A. 47,35.
B. 41,40.
C. 29,50.
D. 64,95.
Câu 7: Giá trị của V là

A. 11,76.
B. 23,52.
C. 13,44.
D. 15,68.

Dùng cho câu 8,9: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 48,45 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi

Câu 8: Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 trong Y là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,4.
D. 0,3.
Câu 9: Tổng nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch B là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,4.
D. 0,3.

Câu 10: Cho 1,4g sắt phản ứng với 30ml dung dịch AgNO3 2M. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng bạc thu được sau phản ứng là:

A. 5,4g Ag.
B. 6,48g Ag.
C. 8,1g Ag.
D. 10,8g Ag.
 
D

drthanhnam

Câu 1: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 3,36.
C. 13,44.
D. 8,96.
mỗi phần X có 11 gam
Phần 1:nO=(15,8-11)/16=0,3 mol
Dùng bảo toàn e. Số mol e(KL cho)= số mol e nhận =2nO=nHCl
=>nHCl=0,6 mol=>nH2=0,3 mol=> V=6,72 (l)

Câu 2 (A-07): Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) -->
b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) -->
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) -->
d) Cu + dung dịch FeCl3 -->
e) CH3CHO + H2 (Ni, to) -->
f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 -->
g) C2H4 + Br2 -->
h) glixerol + Cu(OH)2 -->
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. a, b, c, d, e, h.
B. a, b, d, e, f, g.
C. a, b, d, e, f, h.
D. a, b, c, d, e, g.
Chỉ cần để ý phản ứng d và g. Các phản ứng khác không cần quan tâm.
Câu 3 (A-07): Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Chỉ xét những hợp chất sắt 2 hoặc sắt 0.
Câu 4: Cho x mol Fe vào cốc chứa y mol HNO3, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A chứa 2 muối và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa x, y trong thí nghiệm là đúng:

A. y > 4x.
B. y < 8/3x.
C. 8/3 < y < 4x.
D. 8/3x ≤ y ≤ 4x.
dd chứa 2 muối là a(mol) Fe(NO3)2 và b (mol)Fe(NO3)3. Fe tan hết.
số mol NO tạo thành là y/4
số mol NO3- trong dd muối là 3y/4
Dùng bảo toàn điện tích. ta sẽ có hệ phương trình sau:
a+b=x
2a+3b=3y/4
Do a, b >0 nên ta dêx có bất phương trình:
2(a+b) <2a+3b< 3(a+b)
<=>2x<3y/4 < 3x
<=>8x/3 <y < 4x
 
D

drthanhnam

Dùng cho câu 5,6,7: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH4NO3). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2(đktc).

Câu 5: Giá trị của x là
A. 110,35.
B. 45,25.
C. 112,20.
D. 88,65.
nNO3-=3nNO=3.0,35=1,05
Vậy KL muối=mKL+nNO3-=23,55+62.1,05=88,65
Câu 6: Giá trị của y là
A. 47,35.
B. 41,40.
C. 29,50.
D. 64,95.
Kết tủa lớn nhất.
nOH-=nNO3-=1,05
=>y=23,55+17.1,05=41,4 gam
Câu 7: Giá trị của V là

A. 11,76.
B. 23,52.
C. 13,44.
D. 15,68.
Bảo toàn e:
n(e cho)=n (e nhận)=3nNO=nHCl=1,05
=>V=1,05/2 .22,4=11,76 lit
 
D

drthanhnam

Dùng cho câu 8,9: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 48,45 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi

Câu 8: Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 trong Y là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,4.
D. 0,3.
Chất rắn A gồm 3 KL là Ag, Cu, Zn.
2 muối là : Al(NO3)3 và Zn(NO3)2
A+HCl dư-->0,15 mol H2 => nZn(dư)=0,15 mol
=>dd sau phản ứng có 0,2 mol Al3+ và 0,05 mol Zn2+
Bảo toàn điện tích:
nNO3-=0,2.3+0,05.2 =2nCu +nAg=0,7
Mặt khác: 0,15.65 + 64nCu+108nAg=48,45
Giải ra được nCu=0,25 nAg=0,2 (gần bằng)
Vậy nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 là 0,25/0,5=0,5 M
Câu 9: Tổng nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch B là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,4.
D. 0,3.

Muối gì vậy bạn?
Câu 10: Cho 1,4g sắt phản ứng với 30ml dung dịch AgNO3 2M. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng bạc thu được sau phản ứng là:

A. 5,4g Ag.
B. 6,48g Ag.
C. 8,1g Ag.
D. 10,8g Ag.
nFe=0,025
nAgNO3=0,06
Fe+2AgNO3--> Fe(NO3)2+2Ag
0,025--0,05------------->0,05
AgNO3+Fe(NO3)2---->Fe(NO3)3+Ag
0,01----->0,01----------------->0,01
Vậy lượng bạc tạo thành là: 0,06.108=6,48 gam
 
A

acidnitric_hno3


Tiếp nào các bạn!
Câu 11. Khi nhiệt phân các chất sau: NH4NO2, NH4HCO3, MgCO3, KMnO4, NaNO3. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hoá khử là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3

Câu 12. Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2g) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu?
A. ( m ) gam B. (m + 3,2) gam C. (m + 1,6) gam D. (m + 0,8)gam

Câu 13. Cho m (g) Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6g kim loại. Xác định giá trị của m?
A. 1,6 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam.

Câu 14. Trộn 8,1 gam bột Al với 10 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất 90%. Hỗn hợp sau phản ứng được hoà tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO, N2 theo tỷ lệ mol là 2: 1. Thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) là
A. 3,78 lít. B. 2,016 lít. C. 5,04 lít. D. 1,792 lít.

Câu 15. Để hòa tan hoàn toàn 10 gam bột hỗn hợp Fe, Mg, Zn cần 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HCl có nồng độ tương ứng là 0,8M và 1,2M. Sau khi phản ứng xong, lấy 1/2 lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng (phản ứng hoàn toàn). Sau khi phản ứng kết thúc trong ống còn lại 14,08 gam chất rắn. Khối lượng a là
A. 25,20 gam. B. 15,20 gam. C. 14,20 gam. D. 15,36 gam

Câu 16. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng
dư thu được được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 55,2 gam muối khan. Nếu cho dung
dịch B tác dụng với Cl2 dư thì được 58,75 gam muối. Giá trị của m là
A.39,2 gam B. 46,4 gam C. 23,2 gam D. 15,2 gam
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 82,8 gam B. 57,4 gam C. 79 gam D. 104,5 gam
 
A

acidnitric_hno3

Câu 11. Khi nhiệt phân các chất sau: NH4NO2, NH4HCO3, MgCO3, KMnO4, NaNO3. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hoá khử là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3
[TEX]NH_4NO_2 ---(t0) -----> N_2 + 2H_2O[/TEX] Phải
[TEX]NH_4HCO_3 ---(t0) ----> NH_3 + CO_2 + H_2O[/TEX]Không phải
[TEX]MgCO_3 ---> MgO + CO_2[/TEX] Không phải
[TEX]KMnO_4 ---(t0) ---> K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2[/TEX] Phải
[TEX]NaNO3 ---(t0) ---> NaNO_2 + O_2[/TEX] Phải
=> D. 3!
 
B

bluerose9xhn

Hòa tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 57,4 gam
B. 104,5 gam
C. 82,8 gam
D. 79 gam
 
A

acidnitric_hno3

Hòa tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 57,4 gam
B. 104,5 gam
C. 82,8 gam
D. 79 gam
Có nFeCl2 = nNaF = 0,2mol
Có NaF k tạo kết túa => chỉ có FeCl2 pu
Ag+ + Cl- ---> AgCl
..........0,4--------->0,4
Fe2+ + Ag+ ---> Fe3+ + Ag
0,2---------------------------->0,2
=> m kt = 57,4+ 21,6 = 79g
=> D

 
S

smileandhappy1995

Câu 13. Cho m (g) Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6g kim loại. Xác định giá trị của m?
A. 1,6 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam.
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Mình dảnh mình làm 1 chút


Tiếp nào các bạn!

Câu 12. Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2g) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu?
A. ( m ) gam B. (m + 3,2) gam C. (m + 1,6) gam D. (m + 0,8)gam


axxit chỉ p/u 0.1mol=nO2
[tex] n_{O}[/tex]=1/2nO2 = 0.1\2x1.6=0.8 (g)
==>m+0.8


Câu 13. Cho m (g) Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6g kim loại. Xác định giá trị của m?
A. 1,6 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam.
[tex] Mg^0 - 2e --> Mg^+2[/tex]
0.2................0.4
[tex] 2Fe^+3 + 2e-->Fe^+2[/tex]
.................0.2............0.1
................0.2
nFe=0.1 mol
==> mMg=0.2x24=4.8g

Câu 15. Để hòa tan hoàn toàn 10 gam bột hỗn hợp Fe, Mg, Zn cần 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HCl có nồng độ tương ứng là 0,8M và 1,2M. Sau khi phản ứng xong, lấy 1/2 lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng (phản ứng hoàn toàn). Sau khi phản ứng kết thúc trong ống còn lại 14,08 gam chất rắn. Khối lượng a là
A. 25,20 gam. B. 15,20 gam. C. 14,20 gam. D. 15,36 gam

ta có: [tex]\frac{a-14.08}{16}=0.07[/tex]
==> a=..15,20..
 
Last edited by a moderator:
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Câu 3 (A-07): Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.

Chỉ xét những hợp chất sắt 2 hoặc sắt 0.
Chỉ xét những hợp chất sắt 2 hoặc sắt 0. không phải chỉ như vậy

[tex] Fe , FeO , Fe(OH)_2 , Fe_3O_4, Fe(NO_3)_2 ,FeSO_4, FeCO_3[/tex]

Để ý cái [tex] A + H^+ NO_3^- [/tex] trường hợp đó nữa
 
T

tieuvan95

bài 1
nguyên tử Na có 11p, 12n, 11e.hãy tính khối lượng nguyên tử Na và tính tỉ số khối lượng của hạt nhân nguyên tử Na với khối lượng toàn nguyên tử Na
bài 2
a/bao nhiêu mol electron sẽ có điện tích là 1C
b/ 1 mol electron có điện tích là bao nhiêu
bài 3
biết rằng nguyên tử Fe có 26p, 30n, 26e
a/tính khối lượng nguyên tử Fe và tính tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử đó.từ đó rút ra nhận xét
b/tính khối lượng ion Fe2+, nhận xét
bài 4
tính khối lượng(bằng gam)của 1 mol proton, 1 mol nơtron, 1 mol electron
a/tính khối lượng của electron có trong 1kg Fe
b/tính khối lượng Fe chứa 1kg electron
bài 5
bán kính nguyên tử H xấp xỉ 0,53 ăngcrong, còn bán kính hạt nhân nguyên tử H bằng 1,5.10^-15m.hãy tính tỉ lệ thể tích của nguyên tử so với thể tích của hạt nhân
 
Top Bottom